Fresh from the Press

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

7 gợi ý để cải thiện chiến lược tiếp thị nội dung cho năm 2020

Marketing nói chung và Content Marketing nói riêng đang có nhiều thay đổi. Theo đó, các phương thức quảng cáo truyền thống sẽ không còn phát huy tác dụng như trước đây nữa. Làm sao bạn có thể chắc chắn rằng chiến lược tiếp thị nội dung của bạn không bị “lạc hậu” và vẫn hoạt động hiệu quả?

Sẽ có lúc bạn cần điều chỉnh kế hoạch của mình cho 12 tháng tới và bây giờ chính là thời điểm hoàn hảo để suy nghĩ về việc đó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra 7 lời khuyên giúp bạn tìm ra những gì bạn cần cải thiện trong năm 2019.

1. Hiểu đúng những điều cơ bản

Sẽ là một ý hay để bắt đầu năm mới bằng việc review lại chiến lược hiện tại của bạn. Chọn một thời gian thích hợp để họp team, cùng nhau thảo luận về những hoạt động hiệu quả trong năm 2019 và những gì cần cải thiện trong năm 2020.

Nhìn nhận kỹ hơn về chiến lược có thể giúp bạn hiểu ra liệu các kế hoạch này có còn phù hợp trong 12 tháng tới hay không. Bạn có thể phác thảo kế hoạch của mình để dễ dàng trình bày chúng với các nhóm khác nhau.

Theo báo cáo gần đây của CMI, chỉ có 39% các nhà tiếp thị B2B ghi lại dữ liệu về chiến lược tiếp thị nội dung của họ. Điều này có nghĩa là phần đông các marketer vẫn chưa thể chứng minh kế hoạch tiếp thị nội dung của họ được thiết lập như thế nào để đem lại giá trị cho công ty.

Cách dễ dàng nhất để sửa đổi và cải thiện chiến lược tiếp thị nội dung mỗi năm là đầu tư thời gian vào việc ghi lại dữ kiện về kế hoạch tiếp thị nội dung. Một phân tích tổng quan đơn giản về chiến lược vẫn có thể giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về những việc mình đã làm.

2. Cải thiện chiến lược phân phối của bạn

Phân phối nội dung là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị nội dung. Một nội dung được đánh giá là hay khi và chỉ khi nó được hiển thị đúng đối tượng. Phân phối nội dung đang thay đổi và điều này yêu cầu các nhà tiếp thị dành nhiều thời gian hơn để tìm ra chiến lược phù hợp nhằm tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ.

Hãy xem lại dữ liệu thống kê để tìm được các kênh hoạt động tốt nhất của bạn và khám phá thói quen của đối tượng trong việc tìm kiếm và xem nội dung. Bạn có thể bắt đầu bằng việc trả lời một số câu hỏi sau:

–          Những kênh nào là kênh hoạt động hiệu quả nhất?

–          Khách truy cập ghé thăm trang thông qua hành trình nào?

–          Người dùng có xu hướng sử dụng thiết bị nào để tìm kiếm và xem nội dung?

–          Khoảng thời gian nào là tốt nhất để tiếp cận khán giả?

–          Thông điệp nào được sử dụng tốt hơn khi quảng bá nội dung?

–          Tần suất lý tưởng cho việc quảng bá nội dung?

Những câu hỏi này có thể giúp bạn cập nhật chiến lược tiếp thị nội dung của mình và điều chỉnh nó theo nhu cầu khách hàng. Họ sẽ giúp bạn cải thiện chiến lược thông qua việc phân phối nội dung, đảm bảo rằng kế hoạch của bạn hiệu quả nhất có thể.

3. Tập trung vào kênh hoạt động tốt nhất của bạn

Tiếp thị nội dung đang thay đổi. Chúng ta không cần phải có mặt trên càng nhiều kênh càng tốt. Bạn cần tìm ra các kênh hoạt động tốt nhất để sử dụng chúng một cách chiến lược hơn. Tìm các kênh mà đối tượng mục tiêu của bạn dành nhiều thời gian nhất và đưa ra chiến lược để tiếp cận họ.

Vận dụng kinh nghiệm đã có của năm trước để dùng đúng kênh vào đúng thời điểm. Đừng ngại sử dụng một kênh mà bạn chưa hiểu nhiều về nó. Có thể tất cả các đối thủ của bạn đều sử dụng Twitter, nhưng không có nghĩa bạn cũng phải tham gia vào mạng xã hội này nếu nó không đem lại kết quả như mong muốn.

Hãy bắt đầu năm 2020 với cách tiếp cận chiến lược hơn và sử dụng nguồn lực của bạn cho các kênh hoạt động tốt nhất.

4. Thu hẹp đối tượng của bạn

Tiếp thị nội dung không nhất thiết là tiếp cận càng nhiều người càng tốt. Kể cả khi bạn không nhắm đến một chiến dịch quy mô lớn để tăng độ nhận diện của mình, bạn vẫn có một đối tượng mục tiêu đã được định sẵn.

Trong tiếp thị hiện đại, chúng ta không hy vọng rằng ai đó sẽ chịu khó lắng nghe thông điệp của chúng ta bằng việc cố gắng nhồi nhét vào tai họ. Đã đến lúc đặt mục tiêu cụ thể hơn và có chiến thuật nội dung phù hợp để tăng tỷ lệ thành công cho quảng cáo của bạn.

Đừng sợ tập trung vào một đối tượng mục tiêu hẹp hơn nếu điều này giúp bạn cải thiện tỷ lệ tham gia hoặc chuyển đổi của mình.

Trong thực tế, thị trường ngách có thể là chìa khóa thành công của bạn. Nó chứng minh rằng bạn thực sự hiểu đối tượng của mình và sẽ giúp bạn gia tăng tỉ lệ ROI cho những nỗ lực tiếp thị nội dung của mình.

5. Đừng tạo nội dung chỉ bởi vì nó trông có vẻ hay ho

Việc đưa ra các ý tưởng nội dung mới hàng ngày là rất tốt. Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra rằng có quá nhiều nội dung trên các kênh phân phối đến nỗi người dùng không đủ thời gian để tiêu thụ nó. Vì vậy, trước khi tạo nội dung tiếp theo, hãy nghĩ về các mục tiêu mà bạn muốn đạt được từ nó:

–          Nó có phù hợp với mục tiêu tiếp thị của bạn không?

–          Nó có liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn không?

–          Nó có cung cấp những điều mới mẻ và hữu ích cho khán giả của bạn không?

Nhiều nhà tiếp thị đang dành nhiều thời gian hơn để cập nhật lại nội dung cũ thay vì tạo nội dung mới. Cập nhật những nội dung hoạt động tốt nhất của bạn là một cách để duy trì một chiến lược SEO hiệu quả

Nếu bạn đã có một bài đăng blog rất thành công vào đầu năm 2019, bạn có thể xem lại mức độ liên quan của nó cho năm 2020 và cập nhật nó khi cần thiết. Bằng cách này, bạn vừa duy trì vị trí SEO tốt, lại vừa có thể thêm nó vào lịch trình quảng bá nội dung mới.

Các nội dung cũ vẫn cần thời gian để được cập nhật thường xuyên, cho nên hãy coi nó như một phần trong chiến lược của bạn thay vì chỉ tạo ra nội dung mới.

6. Dành thời gian và ngân sách để thử nghiệm

Thật tuyệt vời khi sử dụng hầu hết thời gian để tập trung vào các kênh hoạt động tốt nhất, tuy nhiên việc bạn dùng một phần nhỏ thời gian và ngân sách để thử nghiệm các ý tưởng mới vẫn sẽ đem lại những kết quả hữu ích.

Hãy tìm các kênh phân phối mới nổi và các chiến thuật quảng cáo xu hướng để bắt đầu thử nghiệm chúng. Chắc chắn bạn sẽ thu được những bài học kinh nghiệm và có thể nó sẽ mở ra một cơ hội lớn để bắt kịp và dẫn đầu sự thay đổi của công nghệ làm ảnh hưởng đến marketing.

Bạn có thể tiến hành thử nghiệm công nghệ giọng nói, AI, Snapchat hay bất cứ thứ gì khác mà bạn nghĩ rằng nó phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.

7. Đặt khán giả của bạn lên hàng đầu

Cách tốt nhất để đảm bảo rằng chiến lược tiếp thị nội dung của bạn vẫn sẽ thành công trong 12 tháng tới là tiếp tục lắng nghe nhu cầu của khách hàng.

Nếu đối tượng hoặc mục tiêu của bạn thay đổi trong 12 tháng vừa rồi, thì bạn cần phản ánh những thay đổi này trên chiến lược tiếp thị nội dung của mình.

Dành thời gian để tìm hiểu sâu hơn các dữ liệu để hiểu thêm hành vi khách hàng và những gì họ cần từ bạn. Có thể bạn nghĩ rằng mình đã hiểu rất rõ khách hàng của mình, tuy nhiên sẽ có lúc bạn phải ngạc nhiên. Bạn phải luôn quan sát và chú ý đến những sự thay đổi trong hành vi khách hàng, liệu nó có liên quan đến các công nghệ mới, sản phẩm mới hay thậm chí là thói quen mới hay không.

Tóm lại, cách tốt nhất để bắt đầu là review lại các chiến thuật tiếp thị nội dung mà bạn đã sử dụng vào năm 2019, cùng team phân tích các chiến dịch trong quá khứ, kể cả những thành công và những điểm cần cải thiện. Tiếp theo, hãy tìm các kênh hoạt động tốt nhất và điều chỉnh chiến lược của bạn theo hướng dành nhiều thời gian hơn cho chúng. Cuối cùng, không bao giờ ngừng lắng nghe khách hàng và luôn linh hoạt để giải quyết mọi sự thay đổi trong thói quen của họ.

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

video marketing
Công cụ Marketing, Content Marketing, Digital Marketing

4 sai lầm phổ biến thường mắc phải khi làm Video Marketing

Video marketing đang trở thành xu hướng tiếp thị kỹ thuật số tất yếu mà tất cả chúng ta đều không thể phủ nhận. Nó không chỉ là một hình thức quảng bá truyền thông tuyệt vời cho các doanh nghiệp mà còn là kênh cung cấp nội dung hữu ích đến với khách hàng, những người thích xem video để nhận được các lời khuyên, thông tin sản phẩm dịch vụ, hoặc đơn giản là phục vụ cho nhu cầu giải trí.

Có khoảng 4 tỷ lượt xem mỗi ngày trên Youtube và con số này vẫn tăng lên không ngừng, vì vậy Video Marketing rõ ràng là một hoạt động cực kì hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.

Bất kỳ loại hình tiếp thị và quảng cáo nào đều luôn có những rủi ro và sai lầm, Video Marketing cũng không phải là ngoại lệ. Số liệu thống kê cho thấy cứ 4 tỷ video được xem mỗi ngày thì 1/3 trong số chúng bị tắt đi sau khi người dùng xem chưa đầy 30 giây.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra 4 lỗi phổ biến nhất khi làm video marketing dẫn đến những video này không thu hút người xem. Hãy xem ngay để xem bạn có thể mắc phải những sai lầm nào và sửa chữa chúng nhé, biết đâu bạn sẽ may mắn khi các Video này trở thành cơn sốt trên mạng xã hội.

Sai lầm thứ nhất: Bạn quá đam mê!

Vâng, bạn không nhìn nhầm đâu! Điều này hoàn toàn chính xác, đó là bạn quá đam mê với sản phẩm của mình! Mỗi Video có hai điểm chính để có thể được chia sẻ rộng rãi là HẤP DẪN và NGẮN GỌN.

Có quá nhiều người ngoài kia lao đầu vào Video Marketing với 101 ý tưởng và 1001 điều họ muốn nói. Sẽ thật tuyệt nếu bạn làm công việc của mình bằng sự đam mê, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần phải làm một video thật dài về sản phẩm của mình! Tại sao? Bởi vì sẽ không có ai xem nó!

Để chắc chắn rằng bạn không quá nhiệt tình trong khi lên kế hoạch làm một video marketing, những người làm truyền thông hay marketing luôn phải đặt giới hạn thời gian nghiêm ngặt trước khi bắt đầu. Các thống kê về Video Marketing cho thấy rằng thời lượng ngắn luôn tốt hơn dài, vì số lượng người xem sẽ giảm đi một phần ba sau 30 giây đầu tiên. Lời khuyên cho các marketer là nên nhắm đến thời lượng 1 phút cho các Video nhằm mục đích thu hút người xem. Tuy nhiên, kéo dài nội dung video đến khoảng 2 phút được đánh giá là khá ổn cho những sản phẩm phức tạp hoặc hướng dẫn sử dụng trang web.

Nếu bạn có suy nghĩ, “Điều này thật bất khả thi! Làm thế nào có thể giải thích sản phẩm chỉ trong vòng một phút?” thì sau đây là một vài ví dụ để bạn thay đổi suy nghĩ của mình.

Sau khi dành ra 51 giây để xem video trên, giờ đây bạn đã biết toàn bộ số liệu thống kê về Video Marketing!

…và chỉ với 57 giây, bạn biết chính xác cách sử dụng ứng dụng này.

Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể thực hiện được các Video ngắn gọn và súc tích như trên. Ngoài ra, hầu hết các Agency về mảng video marketing sẽ giúp bạn dễ dàng làm nó theo giới hạn thời gian nhất định vì việc làm video thường được tính phí theo phút.

Sai lầm phổ biến thứ hai: Bạn không thực sự truyền thông cho nó

Tạo ra một video là thực sự rất tốn thời gian và mệt mỏi. Sau khi hoàn thành nó, tất cả những gì bạn muốn làm là ngồi xuống nghỉ ngơi và xem đi xem lại kiệt tác của mình.

Tuy nhiên, nó được gọi là video marketing bởi vì đó là sự kết hợp giữa Video và các chiến dịch Tiếp thị. Thật sự ngạc nhiên khi nhiều người không truyền thông, quảng cáo cho video của họ. Họ chỉ đơn giản là tải chúng lên youtube hay các mạng xã hội và cầu nguyện nó sẽ có nhiều lượt xem.

Những nội dung trên mạng Internet cần phải được tối ưu hóa SEO để cải thiện khả năng tiếp cận người dùng. SEO phải luôn là mục tiêu hàng đầu trong tâm trí của bạn khi tạo tiêu đề và phần mô tả cho video. Bạn cũng nên lưu ý đảm bảo đầy đủ thông tin gồm địa chỉ web, cách thức liên hệ trong phần mô tả.

Ngoài ra, các tag trên Youtube rất hữu ích cho mục đích SEO. Hãy nghĩ về bất kỳ từ khóa nào mà những khách hàng tiềm năng của bạn có thể đang tìm kiếm, sau đó biến chúng thành các tag cho video tiếp thị, giống như cách bạn làm đối với những bài viết blog.

Tất nhiên, Youtube không phải là nền tảng duy nhất để đăng tải video. Hãy thử tham khảo các nền tảng khác như Vimeo, Wistia, Brightcove và các mạng xã hội như Facebook, Instagram.

Sai lầm thứ ba: Nội dung video không có tên thương hiệu

Khi bắt đầu làm marketing bằng video, nó rất dễ bị xem như một dự án riêng biệt, nhưng phải nhớ kỹ rằng nó giống như những sản phẩm tiếp thị nội dung khác, phải nằm trong một chiến dịch tiếp thị nội dung tổng quát của cả công ty/thương hiệu.

Nếu bạn đang làm việc trong một Agency về tiếp thị nội dung thì chắc chắn bạn sẽ không muốn video của mình không chuyên nghiệp với tiến độ chậm khủng khiếp, màu sắc tệ hại và không có một hiệu ứng tuyệt vời nào cho khách hàng của mình cả.

Bạn cũng sẽ muốn từ chối việc tạo ra những video mang tính chất chung chung, đại trà, thương hiệu nào cũng có thể dùng được và gây lúng túng khi xem. Nếu bạn chưa hiểu lắm thì dưới đây là parody video về “Thương hiệu chung” của kênh Dissolve, và nó sẽ là một ví dụ hay ho về những gì chúng tôi vừa mới đề cập ở trên

Có thể hiểu được rằng bạn không muốn video của mình quá giống với những thứ đang tràn lan trên Internet, bạn muốn nó trở nên thật sự nổi bật. Sẽ luôn là ý hay nếu bạn muốn làm các sản phẩm marketing trở nên thú vị hơn, nhưng bạn luôn cần chú vào màu sắc thương hiệu, thông điệp và đối tượng hướng đến.

 Sai lầm thứ 4: Không có sự rõ ràng

Nếu bạn đã mắc phải lỗi đầu tiên và lỗi thứ 3 thì lỗi này sẽ xảy ra rất tự nhiên.

Nếu người tạo video quá tập trung vào nó thì họ sẽ có xu hướng cố gắng nhắm đến TẤT CẢ các nhóm khán giả : khách hàng mới, khách hàng hiện tại, bạn bè của khách hàng, thương hiệu có tiềm năng trở thành đối tác hay bất cứ ai có thể xem video của họ. Thật không may, một video nhắm đến mọi nhóm đối tượng như vậy là điều không thể. Giống với hầu hết các nội dung tiếp thị khác, những video cần phải có lời kêu gọi hành động rõ ràng và điều này chỉ có thể đạt được hiệu quả tối đa khi nó nhắm đến một nhóm đối tượng nhất định.

Bên cạnh đó, một điều cần luôn luôn phải làm rõ khi làm video là thông điệp ẩn chứa trong video của bạn. Người chịu trách nhiệm làm ra video sẽ cần phải quyết định loại video mà họ muốn làm. Một video về tin tức? Khuyến mãi? Hướng dẫn? Tất cả các loại video đều mang lại sự hữu ích của riêng chúng, nhưng nếu bạn kết hợp tất cả chúng thành một thì sẽ rất dễ gây phản tác dụng, gây nhầm lẫn cho người xem.

Trên đây là 4 sai lầm phổ biến nhất mà mọi người vẫn thường xuyên phạm phải. Chúc các bạn tạo ra những Video Marketing hiệu quả và không mắc phải những sai lầm trên nhé!

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Bật mí 22 quy luật marketing bất hủ

Là những chuyên gia marketing hàng đầu thế giới, chuyên nghiên cứu, tư vấn marketing cho các công ty danh tiếng, Al Ries và Jack Trout đã rút ra được 22 quy luật marketing bất biến theo thời gian. Dù thị trường có thay đổi thế nào, vài trò của khách hàng có lớn đến đâu và mức độ cạnh tranh gay gắt ra làm sao thì các quy tắc này vẫn giữ nguyên giá trị của nó.

Một số quy luật đã nêu gần như đi ngược với tiêu chí, tôn chỉ hoạt động, thông lệ và bản sắc của một số công ty.

Nhưng phải nhớ rằng, 22 quy luật này có tính bất biến, nếu vi phạm chúng, bạn sẽ chuốc lấy rủi ro. Hãy kiên nhẫn áp dụng, những quy luật này sẽ đưa bạn đến thành công.

1. Quy luật tiên phong

quy luật marketing

 

Trở thành người dẫn đầu sẽ hiệu quả hơn trở thành người giỏi nhất. Vấn đề cơ bản trong marketing là tạo ra những chủng loại sản phẩm mới mà công ty của bạn là người đi đầu. Xuất hiện đúng thời điểm và ý tưởng không quá tồi. Khi đó, việc đi vào tâm trí khách hàng sẽ dễ hơn so với việc thuyết phục khách hàng là sản phẩm, dịch vụ của bạn tốt hơn người đi trước.

Trong môi trường cạnh tranh ngày nay, một sản phẩm ra đời với tinh thần “tôi cũng thế” sẽ có rất ít hy vọng trở thành một thương hiệu lớn, sinh lời. Nếu muốn đưa thương hiệu đầu tiên của một chủng loại sản phẩm hoàn toàn mới ra thị trường, bạn phải chọn cho thương hiệu đó một cái tên dễ trở thành phổ biến. Và khi đã trở thành phổ biến, nhiều tên thương hiệu bắt đầu được sử dụng để chỉ cả dòng sản phẩm.

Marketing là cuộc chiến về quan niệm, suy nghĩ, không phải là một cuộc chiến về chất lượng.

2. Quy luật chủng loại

quy luật marketing

 

Nếu bạn không thể trở thành người tiên phong trong một chủng loại sản phẩm nào đó, hãy chọn một sản phẩm mới mà bạn có thể trở thành người tiên phong.

Nếu sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn không phải là thương hiệu đầu tiên đi vào tâm trí khách hàng, bạn hãy kiên nhẫn, tìm một mặt hàng hay sản phẩm khác.

Sau khi IBM thành công vang dội trong thị trường máy tính, bảy công ty khác đổ xô vào lĩnh vực này nhưng không thể cạnh tranh nổi. Tuy nhiên, DEC cho ra đời máy tính mini và đã dẫn đầu lĩnh vực máy tính này. Dell bước chân vào lĩnh vực này là công ty đầu tiên bán máy tính qua điện thoại và đã có chỗ đứng vững chắc.

Điều này trái ngược hoàn toàn với tư duy marketing truyền thống là hướng vào thương hiệu. Nhưng lúc này bạn phải tạm quên về thương hiệu mà hãy nghĩ đến sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm mới lạ, chứ không phải là sản phẩm tốt hơn.

3. Quy luật ghi nhớ

quy luật marketing

Được khách hàng nhớ đến đầu tiên sẽ hiệu quả hơn là xuất hiện đầu tiên trên thị trường.

Việc xuất hiện sớm nhất trên thị trường chỉ quan trọng nếu điều đó cho phép thương hiệu của bạn được mọi người nhớ đến trước tiên. Quy luật ghi nhớ phát sinh từ quy luật nhận thức.

Bạn cần phải giành được chỗ đứng trong tâm trí của khách hàng trước khi giành chỗ đứng trên thị trường. Một khi tâm trí đã định hình điều gì thì khả năng thay đổi tâm trí vô cùng khó khăn, thậm chí hầu như không thể.
Khó khăn của Apple trong việc giành chỗ đứng trong tâm trí của khách hàng được giải quyết một phần nhờ cái tên đơn giản và dễ nhớ của nó, và nhất là nhờ nỗ lực marketing ở quy mô lớn.

Bạn cần phải có nguồn tài chính ổn định và tương đối để thiết kế và chế tạo sản phẩm, xây dựng hệ thống dịch vụ, tổ chức họp báo, tham dự triển lãm, chạy quảng cáo v.v… tìm mọi cách để đưa ý tưởng, hình ảnh thương hiệu vào tâm trí khách hàng tiềm năng.

4. Quy luật nhận thức

quy luật marketing

 

Marketing không phải là cuộc chiến về sản phẩm mà là cuộc chiến về nhận thức.

Tất cả những gì tồn tại trong thế giới marketing chỉ là nhận thức. Tất cả các thứ khác đều là ảo tưởng. Nhiều sai lầm trong marketing xuất phát từ ảo tưởng rằng chúng ta đang đua tranh về chất lượng sản phẩm.

Khách hàng Nhật nhận thức về xe gắn máy hiệu Honda là chất lượng chứ không phải là xe hơi hiệu Honda. Trái lại, nhận thức của khách hàng Mỹ là chất lượng xe hơi hiệu Honda rất đáng tin cậy.

Khách hàng cũng thường đưa ra những quyết định mua hàng dựa theo nhận thức của số đông “tất cả mọi người đều bảo như thế”. Cho nên, việc thay đổi nhận thức của khách hàng là một vấn đề. Việc nghiên cứu cơ chế hình thành nhận thức của khách hàng là việc quan trọng trong chương trình marketing.

5. Quy luật tập trung

 

Vũ khí mạnh mẽ nhất trong marketing là gắn được một từ ngữ vào tâm trí khách hàng.

Bạn mở đường vào tâm trí khách hàng bằng cách thu hẹp diện tập trung của khách hàng vào một điểm, một từ hay một cụm từ duy nhất nhưng phải cô đọng, súc tích mà mô tả được đặc tính sẵn có trong sản phẩm của bạn đồng thời hướng vào lợi ích của khách hàng.

Từ “Groupware” (phần mềm nhóm) đã mang lại cho Lotus vị thế vững vàng lâu dài trong thị trường phần mềm cũng giống như từ “overnight” (ý nói “ngay lập tức”) cho Federal Express và “safety” (an toàn) cho Volvo.

6. Quy luật độc quyền

quy luật marketing

 

Hai công ty không thể có chung một ấn tượng trong tâm trí khách hàng tiềm năng.

Khi một công ty đã gắn được một từ hay một cụm từ vào sản phẩm của mình, chiếm được một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng thì thật là vô ích cho các đối thủ cạnh tranh khi họ nỗ lực để sở hữu từ hay cụm từ đó.

Volvo đã gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng với thuộc tính “safety”. Các công ty khác như Mercedes-Benz và GM cũng nỗ lực tổ chức những chiến dịch marketing nhấn mạnh tiêu chí “safety” nhưng không thành công.

Thuộc tính “nhanh” đã thuộc về McDonald’s. Burger King tổ chức chiến dịch quảng cáo với khẩu hiệu “Best food for fast times” (Thức ăn phù hợp nhất cho thời đại tốc độ) đã làm cho Burger King tuột dốc thê thảm. Làm như vậy là vi phạm quy luật độc quyền và vô tình củng cố thêm vị thế của đối thủ cạnh tranh, làm nổi bật các tính chất ưu việt của họ hơn nữa.

7. Quy luật nấc thang

quy luật marketing

 

Chiến lược bạn sử dụng tùy thuộc vào việc bạn đang ở nấc thang nào.

Tất cả các sản phẩm đều “không được sinh ra bình đẳng”. Đối với mỗi chủng loại sản phẩm, tâm trí khách hàng lại đặt ra một thang sản phẩm khác nhau. Bạn phải biết được thương hiệu của bạn nằm ở nấc thang nào để có chiến lược marketing phù hợp.

Bản tính con người luôn kén chọn. Họ chỉ chấp nhận dữ liệu thông tin mới nếu dữ liệu đó phù hợp với thang chất lượng mà họ đặt ra.

Avis chỉ đứng thứ hai trong thị trường cho thuê xe. Họ nỗ lực quảng cáo: “Finest in rent-a-cars” (dịch vụ cho thuê xe tốt nhất).

Khách hàng nghi ngờ suốt 13 năm liên tục, Avis đã tiêu tốn rất nhiều tiền nhưng không hiệu quả. Khi ITT mua lại Avis, họ thừa nhận vị trí của mình trên thang sản phẩm và thay đổi quảng cáo: “Avis sắp trở thành số 1”. Avis đã thành công.

8. Quy luật song đôi

quy luật marketing

 

Cuối cùng, mọi thị trường đều trở thành một cuộc đua song mã.

Lúc ban đầu, bất kỳ ngành hàng mới nào cũng là một chiếc thang nhiều bậc. Dần dần, chiếc thang này chỉ còn là sự cạnh tranh giữa 2 bậc trên cùng.

Ý thức được rằng marketing cuối cùng cũng sẽ là cuộc đua song mã có thể giúp bạn hoạch định chiến lược phát triển trong ngắn hạn.

Trước đây, Royal Crown tiến hành nâng cấp để diệt Coke và Pepsi, nhưng cuối cùng thương hiệu bị tiêu diệt lại là Royal Crown. Khi ở vị trí thứ ba, lẽ ra họ nên tìm một chỗ trú chân thích hợp, tập trung vào sản phẩm của mình để từng bước sinh lợi từ đó.

Hiện nay đang có 130 thương hiệu máy tính xách tay trên thị trường. Và quy luật song đôi dự đoán rằng rất ít thương hiệu trong số này có khả năng tồn tại lâu dài.

9. Quy luật đối nghịch

quy luật marketing

 

Nếu bạn muốn nhắm vào vị trí thứ hai, chiến lược của bạn sẽ phụ thuộc vào người tiên phong.

Cho dù sản phẩm hay dịch vụ tiên phong có hùng mạnh đến mức nào, vẫn luôn có cơ hội cho một sản phẩm hay dịch vụ khác có thể xếp ở vị trí thứ hai lật ngược tình thế.

Bạn phải khám phá ra bản chất của sản phẩm tiên phong, sau đó hãy cung cấp cho khách hàng tiềm năng cái đối lập với bản chất đó. Nói cách khác, đừng cố gắng làm tốt hơn công ty đi trước bạn, mà cố gắng tạo sự khác biệt.

Nhưng bạn đừng ở mức đơn giản là chấm dứt cạnh tranh. Quy luật đối nghịch như một thanh kiếm hai lưỡi. Đầu tiên bạn tập trung nhấn mạnh vào điểm yếu của sản phẩm cạnh tranh sao cho khách hàng thừa nhận điểm yếu đó. Sau đó, hãy nhanh chóng lật lại lưỡi kiếm.

Những năm thành công của Burger King là những năm họ ở thế tấn công vào sản xuất hàng loạt và rán thịt (thay vì nướng thịt) như McDonald’s.

Nhưng sau đó họ bỏ qua quy luật đối nghịch, ngừng tấn công McDonald’s, lợi nhuận của Burger King sụt giảm và khó quay trở lại vị trí họ đã từng nắm giữ.

10. Quy luật phân chia

quy luật marketing

Theo thời gian, một chủng loại sản phẩm sẽ phân chia và trở thành hai hoặc nhiều chủng loại.

Thương trường được xem như một biển hàng hóa không ngừng mở rộng. Ban đầu, một ngành hàng chỉ gồm một loại sản phẩm duy nhất, nhưng theo thời gian, sản phẩm này sẽ tự chia nhỏ thành nhiều loại sản phẩm khác. Mỗi phân nhánh lại có thương hiệu đứng đầu riêng, thương hiệu này hiếm khi trùng với thương hiệu đứng đầu của chủng loại sản phẩm gốc.

Nhiều công ty đã sai lầm khi cố gắng lấy tên thương hiệu nổi tiếng của một chủng loại sản phẩm để sử dụng cho các sản phẩm khác.

Bạn nên nhanh chóng khai thác một chủng loại sản phẩm mới và sẵn sàng dành thời gian và cam kết theo đuổi cho đến khi chủng loại sản phẩm đó đủ mạnh để phát triển.

11. Quy luật viễn cảnh

quy luật marketing

Hiệu ứng marketing chỉ phát huy tác dụng sau một thời gian dài.

Nhiều hoạt động marketing, kết quả trong dài hạn thường đối lập hoàn toàn với kết quả trong ngắn hạn.

Việc giảm giá sẽ làm tăng doanh thu trong ngắn hạn nhưng nếu giảm giá dài hạn sẽ kéo theo việc giảm doanh thu. Khách hàng đã quen và suy nghĩ “không nên mua hàng ở mức giá bình thường” hay mức giá thường ngày người bán đặt ra quá cao.

Hình thức khuyến mãi bằng phiếu thưởng, thẻ cào, xổ số may mắn sẽ làm tăng doanh thu trong dài hạn. Tuy nhiên, khi ngừng đợt khuyến mãi doanh thu sẽ tụt giảm ngay. Như vậy có nghĩa là phiếu thưởng không phải để tăng doanh thu nhưng để giữ doanh thu khỏi tụt giảm.

Phiếu thưởng như một chất ma túy. Nếu không phát hành phiếu thưởng, không giảm giá thì sao? Trong hoạt động bán lẻ, kẻ chiến thắng là những công ty thực hiện “ngày nào cũng bán giá thấp”.

12. Quy luật mở rộng

quy luật marketing

Việc mở rộng thêm nhãn hiệu thường là một áp lực không thể cưỡng lại được.

Việc mở rộng thêm các sản phẩm là quá trình diễn ra liên tục gần như không cần bất cứ nỗ lực có ý thức nào từ phía các công ty.

Nhưng trong dài hạn và trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, mở rộng số lượng sản phẩm gần như hiếm khi đạt hiệu quả mong muốn.

Chiến lược mở rộng sản phẩm như dựng một cái lều to chứa tất cả mọi thứ. IBM đã dựng một cái lều như vậy, không có mặt hàng nào trên thị trường máy tính mà không lọt vào cái lều IBM được, đây là thực đơn để nấu món…thảm họa.

Đôi khi nhiều hơn là ít đi và ít hơn tức nhiều thêm. Mở rộng sản phẩm quá nhiều cuối cùng có thể dẫn đến suy thoái và rơi vào quên lãng. Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, muốn thành công bạn phải thu hẹp diện tập trung để xây dựng một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng.

13. Quy luật hy sinh

quy luật marketing

Để có được thứ gì đó, bạn phải từ bỏ một thứ khác.

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, để thành công, bạn buộc phải hy sinh một trong ba thứ sau: dòng sản phẩm mới, thị trường mục tiêu hoặc sự thay đổi liên tục.

Để thành công, bạn không nên mở rộng mà phải thu hẹp dòng sản phẩm. Federal Express chỉ chuyên vào một dịch vụ duy nhất: bưu điện nhỏ, vận chuyển ngay lập tức (overnight). Họ đã thành công khi đưa khái niệm “ngay lập tức” vào tâm trí khách hàng. Nhưng khi F.E. trở thành công ty vận tải hàng không hoạt động trên toàn cầu nhưng không có vị thế toàn cầu, họ đã thua lỗ nặng.

Pepsi-Cola hy sinh mọi thứ, chỉ trừ thị trường dành cho tuổi teen, Pepsi đã xóa được khoảng cách doanh thu với Coke. Nhưng khi Pepsi mở rộng cái lều “danh mục sản phẩm”, họ đã ngã gục trước cám dỗ này.

Cách tốt nhất để duy trì một vị thế ổn định là kiên quyết đi theo con đường đã chọn, hy sinh sự thay đổi liên tục, vì bám theo những chuyển biến của thị trường bạn sẽ bị đánh bật khỏi hành trình bạn đang đi.

14. Quy luật đặc tính

quy luật marketing

Bất cứ một đặc tính sản phẩm nào cũng có một đặc tính đối nghịch và hiệu quả đi kèm.

Muốn thành công, bản phải có ý tưởng tạo cho sản phẩm của mình một đặc tính riêng mà bạn có thể dồn sức phát triển. Mức độ quan trọng của đặc tính này là phải đối nghịch với đặc tính sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Mỗi đặc tính tùy thuộc theo từng đối tượng khách hàng.

Burger King đã không thành công khi cố giành giật đặc tính “fast” từ tay McDonald’s. Nhưng họ nhìn thấy một đặc tính khác mà McDonald’s đang sở hữu: trẻ em (thể hiện qua các cửa hàng).

Burger King có cơ hội định vị họ là người “phục vụ cho nhóm khách hàng trưởng thành”, quả là một thị trường không nhỏ.

15. Quy luật thành thật

quy luật marketing

Khi bạn thừa nhận một nhược điểm, khách hàng tiềm năng sẽ cho bạn một ưu điểm.

Sự thành thật sẽ làm người nghe bớt giận và chấp nhận ngay. Ngược lại, những nhận định tích cực sẽ bị soi xét một cách đầy nghi hoặc, nhất là trong quảng cáo.

Hãy mạnh dạn thừa nhận nhược điểm của mình và sau đó biến nhược điểm đó thành điểm mạnh vượt trội.

Khi Scope bước chân vào thị trường với sản phẩm kem đánh răng “có hương thơm”, họ đã đánh trúng điểm yếu của Listerine, loại kem đánh răng “có mùi bệnh viện”.

Listerine không thanh minh về mùi vị của mình mà thành thật trong các mẩu quảng cáo của họ với khẩu hiệu “mùi vị mà bạn ghét đến hai lần trong ngày”. Điều này nảy sinh một nhận thức trong tâm trí của khách hàng là Listerine “diệt rất nhiều vi khuẩn”. Khủng hoảng đã trôi qua nhờ sự can thiệp của một liều thuốc “thành thật”.

16. Quy luật đòn then chốt

Trong mỗi tình huống, chỉ cần một hành động duy nhất sẽ mang lại nhiều kết quả đáng kể.

Một số người làm marketing xem thành công là tổng thể những nỗ lực đơn lẻ được thực hiện một cách hoàn hảo. Họ luôn tin rằng cách tốt nhất để phát triển kinh doanh là nhúng mũi vào mọi lĩnh vực.

Nhưng những bài học kinh nghiệm chứng minh rằng điều duy nhất mang lại hiệu quả trong marketing là đánh một đòn then chốt.

Người Nhật đánh G.M bằng dòng sản phẩm cực bình dân với các loại xe nhỏ Toyota, Datsun, Honda.

Người Đức đánh G.M bằng dòng sản phẩm cao cấp, đắt tiền như Mercedes và BMW. Và cuối cùng Ford ra một đòn nữa, đánh vào tuyến giữa của G.M với mẫu xe hiệu châu Âu Taurus và Sable. GM hầu như suy yếu trên khắp mặt trận.

Coke chỉ có một đòn duy nhất, áp dụng quy luật hy sinh, bỏ sản phẩm New Coke ra, định vị lại thương hiệu Coca-Cola cổ điển là “sản phẩm đích thực”, tạo dựng ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Đó là “đòn then chốt” để cạnh tranh với Pepsi.

17. Quy luật không thể dự đoán

quy luật marketing

Nếu không phải là người lập kế hoạch của đối thủ cạnh tranh, bạn không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra.

Ẩn chứa trong các kế hoạch marketing là một giả định về tương lai. Tuy nhiên, những giả định này thường không chính xác. Vậy chúng ta cần phải làm gì để xử lý tốt nhất những cái “không thể dự đoán được?”

Tận dụng sự thay đổi trên thị trường, chúng ta có thể kiểm soát cái gọi là “xu hướng”. Ví dụ, người Mỹ ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe. Xu hướng này có thể mở đường cho sự ra đời một số sản phẩm mới.

Bám theo xu hướng là một công cụ hữu hiệu để đương đầu với tương lai vốn không thể tiên đoán. Bạn phải tạo cho tổ chức của bạn khả năng linh động thật lớn. Khi làn sóng thay đổi tràn đến và lan vào lĩnh vực kinh doanh của bạn, bạn phải sẵn sàng nhanh chóng thay đổi nếu muốn tồn tại trong dài hạn.

Ngày hôm qua, General Motors chậm phản ứng với xu thế xe hơi loại nhỏ, điều đó đã bắt công ty phải trả giá khá đắt ngày hôm nay.

18. Quy luật thành công

Thành công thường dẫn đến kiêu ngạo, và kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại!

Khi đã thành công, con người có xu hướng ít khách quan hơn.

Nhưng trong kinh doanh, sự khách quan là yếu tố vô cùng quan trọng và thiết yếu. Thành công thường là nguyên nhân chết người ẩn đằng sau sự xuất hiện ồ ạt những thương hiệu mới mở.

Có người cho rằng, sự thành công đến từ cái tên của thương hiệu. Thành công đã thổi phồng cái tôi con người lên, họ gắn cái tên nổi tiếng lên các sản phẩm khác, hậu quả: thành công đến sớm, thất bại kéo dài.

Sai lầm xảy đến khi cái tôi bị đưa vào quá trình marketing. Người làm marketing tài năng phải có khả năng tư duy như khách hàng, đặt mình vào vị trí khách hàng, không áp đặt quan điểm chủ quan của mình vào chiến lược marketing.

Để khỏi bị rơi vào “cái bẫy thành công”, nếu bạn là CEO, bạn không nên giao phó hoàn toàn công tác marketing cho cấp dưới, mà phải “vi hành”. Bạn phải tập trung thời gian, toàn tâm, toàn ý vào marketing.

19. Quy luật thất bại

Thất bại là điều cần được dự báo và chấp nhận.

Có vẻ như người Nhật thường có khả năng nhận ra sai lầm từ sớm và nhanh chóng tiến hành thay đổi cần thiết. Kiểu quản lý đồng thuận của họ có xu hướng tiêu diệt cái tôi cá nhân, nên họ chấp nhận cái sai có vẻ dễ chịu hơn.

Ở Wal-Mart sẽ không có ai bị trừng phạt nếu thử nghiệm thất bại, chỉ trách những người lặp lại cùng một sai lầm.

Thật khó trở thành người đi đầu trong một dòng sản phẩm mới nếu bạn không dám đưa ra những quyết định táo bạo. Môi trường lý tưởng là các nhà quản lý đánh giá một ý tưởng dựa vào các khía cạnh tích cực của chính ý tưởng, chứ không phải đánh giá xem, ý tưởng đó sẽ đem lại lợi ích cho ai. Có như thế mới tạo ra tinh thần tập thể và mọi người sẽ biết quên mình vì tập thể.

20. Quy luật cường điệu

Tình hình thực tế thường trái ngược hoàn toàn với những gì giới truyền thông đưa tin.

Nếu mọi thứ vẫn đang diễn tiến tốt đẹp, không công ty nào cần đến sự cường điệu, họ cường điệu khi công ty rơi vào tình huống khó khăn.

Không sản phẩm nước ngọt nào được báo chí thổi phồng như New Coke, nhưng chỉ hai tháng sau Coca-Cola phải quay trở về với sản phẩm truyền thống.

Sau chiến tranh, trực thăng được ca ngợi như một phương tiện cá nhân tối ưu, không cần làm đường sá, xe hơi sẽ lỗi thời.

Sự thổi phồng, xét về bản chất, không chỉ là tuyên bố rằng sản phẩm mới sẽ thành công mà còn hứa hẹn thay đổi cả một ngành nghề.

Không hẳn không có chút sự thật nào trong sự cường điệu, nhưng nhìn chung cường điệu vẫn là cường điệu. Cuộc cách mạng thực sự không đến vào lúc thị trường đang lên cao trào. Cuộc cách mạng thực sự sẽ đến mà không báo trước, vào những lúc bất ngờ nhất.

21. Quy luật gia tốc

quy luật marketing

Các chương trình thành công thường không được xây dựng dựa vào những mốt nhất thời, mà dựa vào khuynh hướng.

Mốt là một con sóng, còn xu thế là thủy triều.

Mốt được tạo thành bởi sự cường điệu, còn xu thế rất ít được thổi phồng. Mốt dễ nhìn thấy, lên xuống rất nhanh, mau tan. Xu thế thì như thủy triều hình như vô hình, nhưng mãnh liệt, dữ dội và kéo dài.

Hiện tượng ngắn hạn có thể mang lại lợi nhuận tức thời nhưng không đủ sức làm lợi cho công ty về mặt lâu dài. Khi mốt biến mất, công ty rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Đứng trước một ngành nghề đang phát triển nhanh chóng, với tất cả các đặc điểm của mình. Việc tốt nhất bạn nên làm là dội nước lạnh lên cái mốt đó. Nghĩa là, bạn hãy cố gắng làm suy yếu nó. Một trong những cách duy trì nhu cầu dài hạn là không bao giờ thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu đó. Xu thế dài hạn là cái đem lại lợi nhuận và hiệu quả nhất trong một chiến lược marketing.

22. Quy luật nguồn lực

Một ý tưởng sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về mặt tài chính.

Ý tưởng hay nhất thế giới cũng không thể trở thành hiện thực nếu nó không nhận được đủ nguồn tài chính tương xứng.

Steve Jobs và Steve Wozniak có ý tưởng vĩ đại. Nhưng chính nhờ 91.000 USD của Mike Markkula mà máy tính của Apple có tên trên bản đồ kinh tế thế giới.

Ý tưởng mà không có nguồn tài chính để thực hiện là ý tưởng vô dụng. Hãy sẵn sàng cho đi thật nhiều để đổi lấy tài trợ.

Trong marketing, người giàu thường sẽ giàu hơn vì họ có đủ nguồn lực để phát triển ý tưởng của họ thành một ý niệm trong tâm trí khách hàng. Các nhà marketing thành công là người biết ứng trước khoản đầu tư của họ.

Họ sẽ mất từ hai đến ba năm không lợi nhuận, đó là thời gian quay vòng toàn bộ số tiền thu được và đầu tư trở lại vào marketing. Nếu muốn thành công, bạn phải tìm ra số tiền mình cần để quay vòng những bánh xe marketing đó.

 

Nguồn: Tổng hợp từ cuốn sách “22 quy luật bất biến trong Marketing” của Al Ries và Jack Trout

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

ý tưởng content marketing
Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

95 ý tưởng để sáng tạo nội dung dễ dàng hơn bao giờ hết (P2)

Levica mời bạn tìm hiểu thêm về các ý tưởng sáng tạo nội dung còn lại trong phần tiếp theo.

61. Chia sẻ những kĩ thuật hiệu quả nhất trong ngành nghề của bạn

Khách hàng và đối tác của bạn luôn có thể làm mọi việc tốt hơn, an toàn hơn, ít rủi ro hơn hoặc hiệu quả hơn. Dành thời gian để phác thảo và nhấn mạnh các thủ thuật tốt nhất trong ngành sẽ thực sự giúp khách hàng của bạn cải thiện trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Ví dụ: Dưới đây là 21 kỹ thuật SEO bạn có thể sử dụng ngay bây giờ từ Brian Dean tại Backlinko.com.

62. Hỏi khách hàng về những gì họ muốn

Bạn đang cạn kiệt về ý tưởng sáng tạo nội dung? Chỉ cần hỏi khách hàng những gì họ muốn nghe từ bạn. Bạn có thể làm điều này qua email, phương tiện truyền thông xã hội hoặc khảo sát trực tuyến. Nếu bạn có nhiều thời gian gặp mặt các khách hàng của mình, hãy hỏi trực tiếp họ.

63. Viết một bản Hướng dẫn cho người mua hàng

Bạn muốn giới thiệu cho khách hàng mua những gì? Hãy nói với họ về điều đó và giới thiệu cho họ các mặt hàng hoặc dịch vụ mới mà có thể họ chưa biết nhiều về chúng.

Ví dụ, Wine Folly có một hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu mua rượu vang.

64. Cùng hợp tác để viết về một bài blog

Làm việc với các chuyên gia hoặc chủ doanh nghiệp để tạo ra một bài đăng blog hoặc bản hướng dẫn mang tính toàn diện. Chèn tên và logo của các doanh nghiệp cộng tác trên đó rồi đăng lên tất cả các mạng xã hội của bạn.

65. Liệt kê danh sách những nhân vật ảnh hưởng truyền thông xã hội

Tìm những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong ngành của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội và lập danh sách những nhân vật đó. Bài viết sẽ bao gồm một mô tả ngắn gọn hoặc lý do tại sao bạn lại chọn những người này, kèm theo đường link dẫn về profile của họ.

Ví dụ: Danh sách 50 nhân vật ảnh hưởng truyền thông xã hội có giá trị nhất năm 2015.

66. Liệt kê các công cụ và sản phẩm thiết yếu

Khách hàng của bạn cần thêm điều gì nữa? Những sản phẩm nào sẽ giúp họ cải thiện cuộc sống hoặc kinh doanh của họ? Điều gì sẽ giúp họ làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn, an toàn hơn hay đem về nhiều lợi nhuận hơn?Ví dụ: Dollar Shave Club nổi tiếng với sản phẩm dao cạo râu, nhưng họ cũng có nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân khác nữa. Mỗi sản phẩm đều có một trang riêng với các thông tin về thành phần, các mẹo sử dụng và thông tin bổ sung.

67. Tạo các checklist

Người tiêu dùng rất thích các checklist. Các checklist sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề, dự đoán vấn đề và đảm bảo chúng ta không phạm lỗi. Bạn có thể thêm rất nhiều giá trị cho khách hàng bằng việc tạo ra và chia sẻ các checklist.

Ví dụ: Bài viết của Levica “Content Marketing Plan-P6: 54 Checklist quan trọng trong biên tập nội dung (Bao gồm Template)“.

68. Liệt kê các tác giả yêu thích của bạn

Bạn đang theo dõi một blogger, một tác giả hoặc nhà báo nào đó và bạn thấy điều này rất thú vị? Viết một bài đăng về những người bạn theo dõi, tại sao và những gì khách hàng của bạn cũng có thể nhận được khi theo dõi họ.

69. Trưng bày sản phẩm trong tình huống hoặc địa điểm bất thường

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều thông tin về Ikea hacks – sử dụng các sản phẩm của Ikea theo những cách mà nhà sản xuất không dự định ban đầu.Liệu rằng sản phẩm của bạn có được sử dụng theo những cách kỳ lạ hoặc độc đáo nào không?Tại sao bạn không viết về nó hoặc khuyến khích khách hàng của bạn gửi ảnh và bài viết về những cách sử dụng độc đáo sản phẩm của bạn?Ví dụ: Tham khảo concept của Travalocity Roaming Gnome.

70. Viết Hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu

Cần phải khẳng định một lần nữa, đừng bao giờ giả định rằng bạn biết rõ những gì khách hàng của bạn biết. Tại sao không dành thời gian để viết một hướng dẫn chi tiết cho những người mới bắt đầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?

71. Tóm tắt các bài viết phổ biến trong năm

Tìm các bài đăng có bình luận nhiều nhất, được chia sẻ nhiều nhất hoặc được bàn luận nhiều nhất và viết một bản tóm tắt cuối năm. Đây là một ý tưởng hay để tạo thêm tương tác cho bài viết cũ, đồng thời gây hứng thú cho người đọc bằng các chủ đề hot.

72. Tạo một khóa học trực tuyến

Làm thế nào để khởi động một doanh nghiệp? Cách thuê CPA? Làm thế nào để tìm một chuyên gia tiếp thị? Làm thế nào để làm sắc một lưỡi cắt Lawnmower? Có vô vàn ý tưởng để bạn bắt đầu tạo một khóa học trực tuyến.

Ví dụ: Copyblogger Media đã tạo ra một số tài nguyên đào tạo tốt nhất để tiếp thị nội dung trên website của họ.

73. Viết về nguồn cảm hứng

Điều gì truyền cảm hứng cho các công việc hiện tại của bạn? Điều gì thúc đẩy bạn làm việc mỗi ngày? Điều gì sẽ truyền cảm hứng cho khách hàng của bạn? Hãy chia sẻ chúng.

74. Tạo một bản trình chiếu

Nếu bạn đã có một buổi thuyết trình, hội thảo hoặc workshop, hãy chuyển nội dung trên PowerPoint của bạn thành bản trình bày Slideshare. Sau đó đăng chúng lên và kèm link trong hồ sơ LinkedIn của bạn.

Tham khảo hướng dẫn về Slideshare cùng với một số ví dụ tuyệt vời để truyền cảm hứng cho bạn.

75. Tạo cây quyết định

Giúp mọi người quyết định khi nào, điều gì hoặc làm thế nào để họ đưa ra quyết định bằng cách tạo một “cây” quyết định trực quan. Trong đó, những người chọn câu trả lời “Có” sẽ theo mũi tên bên phải còn những người trả lời “Không” sẽ theo mũi tên bên trái và đi sang quyết định tiếp theo.

76. Kể về lịch sử lý thú của bạn

Chắc chắn có một điều gì đó thu hút khi nói về lịch sử của ngành công nghiệp, doanh nghiệp hoặc sản phẩm của bạn. Mọi người rất thích nghe kể về lịch sử, những điều kì lạ hay những chuyển biến trong suốt quá trình. Hãy viết một bài viết với lối kể chuyện hấp dẫn, thêm vào đó vài điều thú vị về lịch sử của bạn.

77. Những sự thật thú vị

Dịch vụ của bạn giúp khách hàng tiết kiệm hàng ngàn đô la hoặc hàng ngàn giờ mỗi tuần / tháng / năm? Hay sản phẩm của bạn được làm bằng nguyên liệu hữu cơ nhập khẩu từ nơi rất xa?

Kênh Discovery có rất nhiều các chương trình về những sự thật đáng ngạc nhiên. Hãy viết một bài cho riêng bạn.

Ví dụ: Tham khảo 10 sự thật đáng ngạc nhiên về xe Muscle của Mỹ.

78. Tạo một danh sách các trích dẫn nổi tiếng

Mọi người rất thích đọc các trích dẫn. Bạn có thể tự nhận thấy điều này bằng cách tìm kiếm trên Twitter cho #quotes.Dành thời gian để nghiên cứu và tìm ra một vài trích dẫn từ các nhân vật lịch sử, các nhà lãnh đạo và các nhà tư tưởng trong lĩnh vực của bạn rồi viết một bài viết tổng hợp các #quotes nổi tiếng từ những người này.

79. Tạo các hình ảnh gồm các trích dẫn cho phương tiện truyền thông xã hội

Bạn đã có một danh sách các trích dẫn tuyệt vời, hãy lấy từng câu một và biến chúng thành các hình ảnh trích dẫn để đăng trên Instagram, Facebook hoặc Twitter.Bạn có thể sử dụng Wordswag và Adobe Spark để tạo ra một hình ảnh trích dẫn rất nhanh chóng mà không cần phải biết quá nhiều về thiết kế.

80. Khác biệt về văn hóa

Có thể bạn đang kinh doanh trên thị trường toàn cầu, hoặc có những người khác trên toàn thế giới đang làm công việc giống bạn, chỉ khác nhau về mặt văn hóa. Thế giới đang thu hẹp và rất có thể trang web của bạn sẽ có lưu lượng truy cập từ khắp nơi trên thế giới. Tại sao không viết một bài về những sự khác biệt trên?

81. Tạo một Infographic theo chủ đề

Bạn thích uống cà phê, uống bia? Bạn thích đi dạo với chú chó cưng của mình, hay đơn giản là bạn thích ngủ?

Với mỗi chủ đề, sẽ luôn có một Infographic cho điều đó. Hoặc, ít nhất là có thể có. Nếu bạn đam mê một thứ gì đó mà người khác cũng đam mê, bạn có thể biến nó thành một infographic và chia sẻ với mọi người.

Ví dụ: Bài viết của Levica “INFOGRAPHIC – 19 Thống kê về content marketing để dẫn dắt chiến lược 2018“.

82. Tạo một Infographic thông tin

Lấy dữ liệu từ một cuộc thăm dò, khảo sát hoặc dữ liệu trước đó mà bạn đã thu thập và đưa nó vào một infographic đẹp mắt.

Nếu Photoshop không phải là điểm mạnh của bạn, bạn có thể thuê dịch vụ ngoài để thiết kế. Bạn cũng có thể sử dụng Piktochart để tạo một infographic miễn phí bằng các mẫu có sẵn của họ.

Infographics nhận được nhiều lượt chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội hơn bất kỳ loại nội dung nào khác. Chúng đáng giá để bạn bỏ tiền.

Theo dõi Daily Infographic hàng ngày để nhận được nhiều ví dụ và cảm hứng.

83. Liệt kê những nội dung hay nhất của bạn

Quay trở lại phân tích trang web của bạn. Sắp xếp để xem được các bài viết có nhiều lượt truy cập nhất ở trên cùng. Hãy lập danh sách 10, 25 hoặc thậm chí 50 bài đăng hàng đầu của bạn từ trước đến nay.

Ví dụ: Tham khảo những bài viết tốt nhất của farnamstreetblog.com.

84. Những cái tên ẩn chứa điều thú vị

Tại sao công ty của bạn lại có cái tên như hiện tại? Giống như lịch sử và sự thật thú vị, mọi người thường bị thu hút bởi cách các công ty quyết định tên. Hãy cho chúng tôi biết bạn đã quyết định như thế nào nhé!

85. Nói những điều bí mật

Mỗi ngành công nghiệp đều có những bí mật của nó. Những điều mà người trong cuộc biết, người ngoài thì không.Thời điểm nào tốt nhất để mua hàng? Làm thế nào để có được thỏa thuận tốt nhất? Làm thế nào để tránh đợi lâu khi mua hàng?Bí mật ngành công nghiệp của bạn là gì? Ví dụ: Tham khảo bài viết về 13 điều Nhân viên bán hàng tại trung tâm mua sắm sẽ không nói với bạn.

86. Bài học kinh nghiệm

Hãy suy nghĩ về thời điểm khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp hoặc kinh doanh. Bạn bây giờ khác lúc trước như thế nào?Bạn đã học được bài học gì? Chúng ta đều có những bài học kinh nghiệm cho chính mình, có thể là những bài học rất đắt giá.Viết một bài đăng hoặc ghi lại video của chính bạn và nói với độc giả của bạn một trong số những bài học kinh nghiệm mà bạn đã nhận được và tác động của nó đối với bạn.Tôi đã từng theo dõi Jeff Goins một thời gian và là một trong những người đầu tiên mua cuốn sách mới của ông, The Art of Work.Ví dụ: Mặc dù cuốn sách ra mắt của Jeff Goins thành công, anh ấy đã không lọt vào danh sách NT Best Seller. Đây là bài viết của Jeff về những bài học kinh nghiệm của mình.

87. Chia sẻ những thủ thuật

Ngày nay, mọi người luôn tìm kiếm những thủ thuật cho mọi việc trong cuộc sống. Mọi người rất thích những kinh nghiệm, thủ thuật hoặc lối tắt, đó là cách để họ có được kết quả nhanh chóng, vượt lên trước đối thủ cạnh tranh mà không lãng phí thời gian.Ví dụ: Tham khảo danh sách các thủ thuật tăng trưởng mà mọi startup cần biết trên trang ahrefs.com

88. Ai hoặc điều gì có ảnh hưởng lớn nhất đến bạn

Các khách hàng có thể cũng quan tâm đến ai hoặc điều gì đã ảnh hưởng đến bạn. Có thể từ một cuốn sách? Một người thân thành công? Một giáo viên hay quản lý cũ? Hãy nghĩ về những gì đã truyền cảm hứng hoặc làm ảnh hưởng sâu sắc đến bạn hiện nay.

Ví dụ: Tham khảo danh sách của Tim Ferriss về những cuốn sách đặc biệt có ảnh hưởng đến các tỷ phú, tác giả bán chạy nhất và các thần đồng khác

89. Tìm kiếm những bài viết tốt của người khác theo xu hướng truyền thông xã hội

Buzzsumo là một trong những công cụ miễn phí hiệu quả để làm điều này. Nó cho phép bạn tìm kiếm một chủ đề và tìm các bài đăng được chia sẻ nhiều nhất trên phương tiện truyền thông xã hội có liên quan đến chủ đề đó. Hãy nhập một vài từ khóa cho ngành nghề của bạn và xem kết quả tìm kiếm. Một khi bạn thấy những gì đang phổ biến, hãy viết các bài có liên quan của riêng mình.

Ví dụ: Dưới đây là 3 kết quả đầu tiên khi bạn search từ khóa “growth hacking”.

90. Xác định thuật ngữ chuyên ngành của bạn

Mỗi ngành công nghiệp đều có các thuật ngữ và từ viết tắt mà người ngoài, thường là khách hàng và đối tác, không thể hiểu được. Hãy dành thời gian để viết chúng ra và giải thích bằng từ ngữ thông thường.

Ví dụ: Investopedia có một danh sách dài từ A đến Z với hơn 13.000 thuật ngữ tài chính.

91. Tạo một series email

Đăng ký một dịch vụ tiếp thị qua email như Mailchimp hoặc ConvertKit. Sau đó, bạn có thể tạo một loạt email tự động gửi đến những người đăng ký của bạn trong một khoảng thời gian.

Ví dụ: Nếu bạn có một bài blog dài, mang tính hướng dẫn, bạn có thể chia nó thành 5 – 7 email riêng biệt, tùy vào nội dung. Phần giới thiệu có thể được gửi đi vào ngày đầu tiên. Phần 1 có thể được gửi đi 3 ngày sau đó. Phần 2 được gửi đi một vài ngày sau phần 1, v.v.

Cách này còn được gọi là nội dung dạng “nhỏ giọt”, một series email là một cách tuyệt vời để lôi kéo khách truy cập đăng ký nhận bản tin của bạn.

Ví dụ: Tham khảo trang của Ramit Sethi – bậc thầy của series email.

92. Viết về các hoạt động từ thiện của bạn

Bạn có hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi hoặc nhận con nuôi? Bạn có tài trợ cho một bệnh viện địa phương?Tại sao không viết một bài về những gì bạn làm và tại sao bạn lại làm như vậy? Ngoài việc để khán giả biết thêm một chút về bạn, bạn sẽ còn được chú ý hơn về những điều bạn quan tâm ngoài giờ làm việc.

93. Trả lời câu hỏi trên Quora bằng cách sử dụng bài viết trên blog hiện tại của bạn

Quora là một trang web phổ biến mà bạn thể có câu trả lời cho bất cứ điều gì. Bạn có thể thiết lập để nhận thông báo khi ai đó đăng câu hỏi liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bạn. Nhưng thay vì trả lời một cách thông thường thì bạn có thể lấy một bài đăng blog có sẵn và trích dẫn một đoạn trong bài viết để trả lời cho câu hỏi. Sau đó chèn link để người đọc có thể đi đến bài viết gốc của bạn. Hãy cho người ta thấy rằng họ có thể biết thêm nhiều thông tin chi tiết hơn khi truy cập đường link.

94. Đăng lại một bài blog cũ lên LinkedIn

Tương tự như việc sử dụng các nội dung sẵn có trên Quora, bạn cũng có thể tái sử dụng nội dung trên LinkedIn. Khi một podcast đã được xuất bản trên trang web của bạn một thời gian, bạn có thể đăng lại nội dung đó trên LinkedIn.Bằng cách đăng bài lên trang web trước, bạn sẽ nhận được truy cập nhờ vào việc tìm kiếm bằng Google. Tuy nhiên, việc đăng nó lại trên LinkedIn sẽ giúp bạn nhận được nhiều sự quan tâm hơn.Bạn cũng có thể hêm lời kêu gọi hành động ở phía dưới để dẫn mọi người đến trang web của bạn.

95. Bắt đầu bằng “Tại sao”

Cá nhân hóa bài viết để đưa ra lý do tại sao bạn lại làm công việc hiện tại. Bạn đam mê điều gì? Vấn đề nào bạn muốn giải quyết và kết quả mà bạn đang tìm kiếm là gì? Đâu là thách thức lớn nhất của bạn? Ví dụ: Simon Sinek đã đề xuất trong TED Talk của mình, hãy luôn bắt đầu với câu hỏi Tại sao.

Trên đây 95 ý tưởng tiếp thị nội dung sáng tạo và các mẹo để giúp bạn bắt đầu tạo nội dung có giá trị cho trang web hoặc blog của mình. Hy vọng rằng chúng sẽ đem đến nhiều gợi ích có giá trị và giúp bạn sáng tạo ra những nội dung thật tuyệt vời!

Levica lược dịch và biên tập từ  supersimpl.com

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

95 ý tưởng để sáng tạo nội dung dễ dàng hơn bao giờ hết (P1)

Trong sáng tạo nội dung, sẽ khá nhiều lần bạn bị rơi vào tình trạng “bí” ý tưởng. Bạn không biết viết gì hay phải bắt đầu từ đâu. Đừng quá lo lắng nhé! Dưới đây là tổng hợp 95 ý tưởng tiếp thị nội dung mà bạn có thể sử dụng để tạo ra những nội dung hữu ích trên trang web/blog/mạng xã hội của mình (bao gồm ví dụ cụ thể). Hãy xem qua và áp dụng ngay nhé!

1. Chuyển những bài viết phổ biến nhất của bạn thành dạng trình chiếu

Hãy sử dụng các công cụ phân tích trang web để tìm các bài đăng phổ biến nhất của bạn. Mặc dù cách này sẽ có kết quả tốt nhất nếu bài viết thuộc kiểu danh sách, tuy nhiên bạn vẫn có thể áp dụng cho những dạng bài khác. Sau đó, hãy biến nó trở thành một bài trình chiếu PowerPoint và đăng lên Slideshare.

2. Bài viết liệt kê các lợi ích

Cho dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực pháp luật hay đang quản lý một phòng tập gym/phòng tập yoga, bạn đều có thể viết ra một danh sách những lợi ích mà người đọc sẽ nhận được khi làm (hoặc không làm) một điều gì đó có liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Điều này sẽ có hiệu quả hơn thay vì bạn chỉ tập trung vào những lợi ích mà họ sẽ được nhận trực tiếp khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn.

Ví dụ: đối với phòng tập gym, bạn có thể tập trung vào lợi ích từ lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống,…

Những bài viết về doanh nghiệp hoặc các trường hợp thực tế thường khá khó viết và tốn thời gian. Bằng cách nói về những điều mà bạn biết thay vì “bạn là ai?” hoặc “bạn làm gì?” sẽ giúp bạn tốn ít thời gian và có được nội dung chất lượng hơn.

Ví dụ: Để kích thích người đọc sử dụng Inbound Marketing, Levica đã có bài viết “Inbound Marketing là gì? Tại sao doanh nghiệp cần làm Inbound Marketing?”

3. Chia sẻ về những việc cần tránh

Tương tự như các bài viết về lợi ích, hãy tạo ra danh sách những điều không nên làm hoặc những sản phẩm không đáng mua. Tuy nhiên, bạn đừng nên đề cập đến những đối thủ cạnh tranh của mình vì đó là một nước đi sai lầm!

Ví dụ: “10 điều tuyệt đối không nên làm khi giận dữ”

“7 loại đồ ăn tuyệt đối tránh xa nếu bạn muốn có được vóc dáng thon gọn”

Hoặc là: “7 loại đồ uống cần tránh để bảo vệ sức khỏe của bạn (#2 sẽ làm bạn ngạc nhiên)”

 

4. Viết về danh sách những điều “Must-Do”

Điều gì sẽ giúp mọi người đạt đến thành công trong lĩnh vực/thị trường của bạn? Chẳng hạn, nếu bạn muốn bài viết của mình có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, chắc chắn phải có một danh sách các yếu tố quan trọng được mà bạn cần phải thực hiện để đạt được điều đó. Vậy điều gì sẽ giúp người khác thành công khi họ bắt đầu trong lĩnh vực mà bạn am hiểu?

Ví dụ: Jane Friedman có một bài viết chi tiết về những điều bạn phải làm nếu bạn muốn xuất bản cuốn sách của mình.

5. Nêu bật một câu hỏi mỗi tuần

Có thể bạn đã có sẵn mục “Những câu hỏi thường gặp” liên quan đến sản phẩm dịch vụ trên trang web của mình, nhưng tại sao bạn không sử dụng những chủ đề đó và biến chúng thành các bài viết khác nhau để đăng lên blog/ website của mình?

Hãy thu thập câu hỏi từ khách hàng thân thiết và nêu bật một trong số đó mỗi tuần. Bạn có thể giải đáp các câu hỏi về sản phẩm dịch vụ hoặc những câu hỏi khác về doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ: trang web Care.com luôn đăng một câu hỏi mới trên trang Facebook của họ mỗi tuần.

 

6. Các bài viết tổng hợp nội dung hàng tuần

Chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến những thứ đang xảy ra hàng ngày trong lĩnh vực kinh doanh của mình, hoặc những sự kiện trong cộng đồng có liên quan đến công việc làm ăn của bạn. Vậy tại sao bạn không đánh dấu lại những bài viết liên quan và hữu ích từ báo chí, blog, trang web trong tuần? Sau đó, dành ra một vài phút vào ngày thứ 6 và tổng hợp các thông tin nhận được trong một bài blog ngắn theo kiểu liệt kê với tiêu đề, tóm tắt nội dung, liên kết tới bài đăng gốc và một số câu làm nổi bật ý chính của bài viết.

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng phương pháp gửi email hàng tuần cho khách hàng với những bài viết tốt nhất mà bạn tổng hợp được trong tuần giống với trang Digital Marketing Brief.

7. Dự đoán xu hướng trong tương lai

Có thể bạn không quen với việc dự đoán xu hướng trong ngành của mình, nhưng bạn lại có hiểu biết và kinh nghiệm về những sự thay đổi nhiều hơn so với những khách hàng của bạn.

Hãy dành một chút thời gian mỗi tháng hoặc mỗi quý để tóm tắt những xu hướng, sự thay đổi trong ngành của bạn và đưa ra một vài dự đoán trong tương lai gần.

Ví dụ:

+ Bài đăng của Digipublic chỉ ra 5 xu hướng mới của digital marketing mà họ tin rằng có thể thức đẩy kinh doanh trong tương lai.

+ Bài đăng của Levica chỉ ra 7 dự đoán về xu hướng digital marketing năm 2019

+ Bài năng của Levica chỉ ra Dự báo trải nghiệm khách hàng năm 2020

8. Quảng bá các mặt hàng theo mùa

Đừng chỉ tập trung vào việc thông báo các mặt hàng hay đợt giảm giá của bạn. Hãy dẫn lối để khách hàng cảm nhận được hương vị đặc trưng của thời tiết theo mùa.

Ví dụ: Hãy nhìn quảng cáo của Starbuck cho loại thức uống Pumpkin Spice của mình hàng năm. Có phải Mùa Thu sắp đến rồi không? Bạn sẽ phải thốt lên điều này ngay lập tức khi bạn nhìn thấy quảng cáo của họ.

9. Thông báo về những thay đổi sắp tới

Khách hàng có thích sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không?

Nếu bạn đang không thực hiện những chiến dịch sale và xúc tiến liên tục thì tại sao lại không thử tạo ra một hình thức quảng cáo mới, phát hành sản phẩm hay một sự kiện đặc biệt.

Trên thực tế, bạn sẽ thường có doanh thu cao hơn nếu sử dụng hình thức quảng cáo bằng chuỗi email gửi đến khách hàng. Hãy cho “thượng đế” của mình biết được những điều mới hay sự kiện sắp diễn ra trong tương lai. Làm như vậy sẽ giúp họ nắm bắt được thông tin mà không cần phải mất quá nhiều thời gian tìm kiếm.

Cập nhật những thông tin mới thường xuyên kết hợp với “giáo dục” người tiêu dùng sẽ giúp giữ chân những khách hàng và khiến họ tiếp tục mua sắm sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của công ty bạn.

10. Ghi lại chuyến mua hàng thú vị

Bạn đang có sẵn các địa chỉ cung cấp sản phẩm địa phương? Bạn thường xuyên đi săn lùng những món đồ hiếm? Hay bạn luôn tìm cách mua cho bằng được những món hàng độc đáo và đặc biệt?

Vậy thì tại sao không lấy điện thoại ra và ghi hình lại khoảnh khắc “đi săn” đó trong chuyến mua sắm của bạn. Việc này thực sự rất hữu ích nếu như bạn đang thuộc ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống hoặc các sản phẩm có nguồn gốc địa phương.

Chúng tôi cá là khách hàng của bạn sẽ rất chăm chú xem video về những món đồ bạn tìm thấy được ở đâu đó hay làm thế nào mua được những nguyên liệu tốt.

11. Chia sẻ về những buổi hội nghị sắp diễn ra

Nếu bạn không sử dụng những mạng xã hội đang phát triển rất mạnh hiện nay như Instagram, Tiktok hay Snapchat thì bạn đang bỏ lỡ những cơ hội rất lớn. Những mạng xã hội này có số lượng người dùng không hề nhỏ và phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Số lượng các thương hiệu, nhãn hàng dùng những nền tảng này để tương tác với khách hàng là rất đáng kể. Nếu công ty đang chuẩn bị có một hội nghị sắp tới thì với vai trò một nhà tiếp thị, bạn nên bắt đầu xây dựng khách hàng và thu hút lượt theo dõi của mình trên các nền tảng này ngay và luôn!

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng Snapchat để ghi lại chuyến đi tham dự hội nghị của bạn. Những nơi bạn đi, những người bạn gặp, người phát ngôn, địa điểm, nhà hàng, kể cả những rủi ro và sai lầm bạn mắc phải.

12. Không bỏ qua những khoảnh khắc “Behind The Scenes”

Cho dù các đồng nghiệp của bạn đang ở trong nhà ăn, công xưởng, hay là phòng họp đi chăng nữa sẽ vẫn luôn luôn có những khoảnh khắc “phía sau màn ảnh” thú vị và thu hút những khách hàng của bạn.

Sử dụng mạng xã hội để đăng những bài viết kèm ảnh hay video theo kiểu “Cách chúng tôi tạo ra sản phẩm XYZ?”, “Quy trình sản xuất được thực hiện như thế nào?”, sẽ khiến người tiêu dùng gần gũi hơn với thương hiệu. Bạn cũng có thể sử dụng ảnh một người đồng nghiệp đang ngủ gật để đạt được sự chân thật nhất về “cảnh hậu trường”.

Nếu bạn để ý kĩ thì sẽ thấy những người nổi tiếng và nhạc sĩ luôn luôn làm điều này. Bây giờ bạn cũng có thể làm điều tương tự.

13. Sử dụng tính năng “stories” trên instagram

Doanh nghiệp của bạn đã có tài khoản instagram nhưng mạng xã hội này ít phổ biến hơn Facebook và khó để marketing hơn? Đừng lo lắng bởi vì Instagram có một tính năng được rất nhiều người dùng sử dụng và quan tâm hơn tất cả. Hãy ghi lại tất cả những khoảng khắc làm việc, sản xuất, buôn bán, sự kiện,… Sau đó, đăng tải tất cả chúng trên tính năng Stories của Instagram.

Đăc biệt, những “câu chuyện” trên Instagram chỉ tồn tại trong vòng 24h nên bạn có thể thoải mái cập nhật nó liên lục vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

14. Biến những status trên Facebook thành Stories

Như chúng tôi vừa đề cập ở trên, bạn có thể đưa những status, hình ảnh, video ngắn lên tính năng stories trên Instagram hoặc Facebook thay vì đăng chúng trên Newfeed như thường lệ. Hơn thế nữa những tính năng này nổi bật ở đầu giao diện của hai mạng xã hội này nên người theo dõi tài khoản của bạn sẽ chú ý đến chúng, đồng thời bạn cũng có thể biết được ai đã xem tin tức của mình trên Stories.

Bạn muốn tiết kiệm thời gian? Hãy sử dụng nhiều phương tiện truyền thông nhất có thể, cùng một nội dung nhưng bạn có thể đăng tải chúng trên tất cả các kênh truyền thông của mình.

 

15. Viết một bản tóm tắt về sự kiện

Bạn đã từng bỏ lỡ những sự kiện, những buổi workshop bổ ích hay các buổi ra mắt sản phẩm mới? Chắc chắn các khách hàng tiềm năng của bạn cũng như vậy, họ từng bỏ lỡ các sự kiện, chương trình do nhãn hàng tổ chức.

Ghi chú lại những gì đã diễn ra vào một bản tóm tắt. Sau đó đăng tải chúng lên sau sự kiện.

Travis từ công ty Extra Pack of Peanuts, đã đăng tải lại những kinh nghiệm học được tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 2013. Anh ấy không chỉ ghi chú lại sự kiện mà còn thêm vào một vài suy nghĩ của bản thân và những kinh nghiệm đã học được sau Hội nghị.

16. Viết về một cuộc khảo sát và kết quả

Bỏ qua vấn đề chính thức hay không chính thức của các cuộc khảo sát, bạn có thể tiến hành phân tích các nhóm người tiêu dùng, khách hàng hoặc nhà cung cấp, tổng hợp kết quả và viết bài đăng lên blog của bạn. Sẽ có nhiều thông tin rất thú vị mà khách hàng muốn được biết từ những cuộc khảo sát này đấy nhé!

Trang Social Media Examiner luôn làm một bản báo cáo phân tích ngành Tiếp thị Truyền thông Xã hội rất chi tiết mỗi năm. Hãy đọc thử ngay xem nó có gì hay ho nhé!

17. Tạo ra các bài viết dạng Toplist

Các bài viết dạng Toplist luôn cho bạn một loạt các ý tưởng để có thể tạo ra vô số danh sách những điều liên quan đến doanh nghiệp của mình. Chúng có thể bao gồm: những xu hướng, thông tin chi tiết, lời khuyên, điều nên làm, điều nên tránh, trải nghiệm,…

Ví dụ: Một số bài viết của Levica dạng Toplist:

5 ý tưởng marketing thông minh cho ngành đồ uống, nước giải khát

8 ý tưởng marketing thương mại điện tử giúp đột phá doanh số

5 công thức tạo ra bài viết bán hàng lôi cuốn

7 công thức tạo tiêu đề “Sát Thủ”

18. Sử dụng kỹ thuật Skyscraper – kỹ thuật nhà chọc trời

Brian Dean của Backlinko.com là cha đẻ của ý tưởng kỹ thuật nhà chọc trời – một cách để khiến các bài đăng trên trang blog của bạn có thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm google.

Tiền đề của việc này là bạn phải tìm ra bài viết đứng vị trí #1 đối với từ khóa mà bạn đang muốn kéo rank. Hãy phân tích bài viết đó để hiểu rõ lí do tại sao nó ở vị trí #1. Sau đó, bạn hãy cố gắng để tạo ra một bài viết tốt hơn.

Khi bắt đầu với từ khóa “ý tưởng tiếp thị nội dung”, chúng tôi tìm được bài đăng tốt nhất cho cụm từ khóa này chỉ bao gồm 50 ý tưởng khá cơ bản. Vì vậy, chúng tôi đã quyết đinh tăng chúng lên thành 75 ý tưởng. Và bây giờ, bạn đang đọc bài viết hoàn chỉnh nhất với 95 ý tưởng tiếp thị nội dung.

Hãy thúc đẩy bản thân để viết được những nội dung hay hơn với nhiều ý tưởng hơn.

19. Chia sẻ 1 mẹo hay mỗi ngày

Bạn đang bí ý tưởng marketing sáng tạo trên Twitter? Hãy ghi lại những mẹo hay trong cuộc sống hàng ngày và lên lịch đăng tải chúng mỗi ngày, trong vòng một tháng.

Ví dụ: @ittotd đăng một mẹo về công nghệ thông tin mỗi ngày.

20. Phỏng vấn chuyên gia trong ngành

Bạn có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại hoặc thậm chí qua email. Hãy cân nhắc để thực hiện cả những cuộc phỏng vấn dài và series các cuộc phỏng vấn ngắn hơn.

Bạn cũng có thể gửi một danh sách các câu hỏi cho các chuyên gia và tổng hợp tất cả các câu trả lời của họ trong một hoặc nhiều bài viết. Ví dụ: Mary Fernandez đã thực hiện rất tốt điều này cho bài đăng “Những lời khuyên tốt nhất cho người mới bắt đầu từ 13 doanh nhân thành đạt”

21. Theo dõi các dự đoán xu hướng trong tương lai

Bạn đã từng viết một bài viết về các xu hướng trong tương lai chưa?

Nếu đã được 6 tháng hoặc một năm kể từ khi bạn viết bài viết đó, hãy dành một chút thời gian để xem lại nó, phân tích và viết một bài viết cập nhật.

Chính xác những gì đã xảy ra? Dự đoán xu hướng của bạn sai ở đâu? Tại sao?

Rand Fishkin, chuyên gia SEO và là người đồng sáng lập của Moz, đã hình dung những xu hướng của SEO và Marketing năm 2016 bằng việc nhìn lại những dự đoán của mình vào năm 2015. Bạn có thể sử dụng chúng như hai bài viết riêng biệt.

22. Bài viết từ các Guest Blogger

Tìm các chuyên gia hoặc chủ doanh nghiệp từ nhiều ngành kinh doanh, thương mại liên quan và mời họ viết bài chia sẻ kiến thức để đăng tải lên trang blog của bạn.

Những người như vậy sẽ đánh giá rất cao sự tận tâm của bạn với các khách hàng và sẽ đóng một phần công sức trong vai trò tiếp thị bằng cách chia sẻ bài viết với độc giả của họ. Khi bạn đạt được một số thành công nhất định, rất có thể bạn sẽ nhận được nhiều lời đề nghị viết bài lên blog của mình từ những Guest Blogger khác.

Ví dụ: Trang blog của Michael Hyatt có khá nhiều bài viết của các guest blogger

 

23. Nội dung hướng dẫn cách làm từng bước

Cho dù bạn là một người làm bánh hay một nhân viên kế toán, hãy nghĩ đến các khía cạnh thuộc lĩnh vực kinh doanh của mình mà khách hàng có thể học hỏi.

Họ có thể hưởng lợi được gì từ những video ngắn hướng dẫn cách làm theo từng bước mà bạn cho họ xem?

Bạn có thể tham khảo cách làm của Gretchen Price bởi Gretchen’s Bakery có hàng tấn video hướng dẫn cách làm bánh.

24. Thông tin chi tiết vòng đời của các sản phẩm

Bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm? Hãy dành thời gian để làm những video hoặc bài viết cung cấp thông tin về quá trình sản phẩm được làm ra một cách chi tiết từ đầu đến cuối.

Ví dụ: Chương trình How It’s Made cực kì thịnh thành được xây dựng dựa trên những nội dung về quá trình hình thành sản phẩm.

25. Ghi lại chuyến thăm quan doanh nghiệp của bạn

Mọi người rất thích xem cảnh hậu trường hoặc chỗ làm việc của doanh nghiệp bởi vì đó không phải là nơi ai cũng được phép vào. Nếu công ty không tổ chức những chuyến tham quan ở nơi làm việc, sản xuất (như ở các nhà máy bia), vậy thì tại sao bạn lại không làm ra một video ghi lại chuyến tham quan xung quanh khu vực làm việc của công ty mình và đăng lên website?

Ví dụ: Công ty bia Victory Brewing đã tổ chức một tour du lịch tham quan nhà máy sản xuất của họ thông qua màn hình.

26. Bài viết đánh giá sản phẩm

Nếu bạn là chủ một nhà hàng, tại sao lại không tiến hành review những loại bia rượu được sử dụng?

Bạn là chủ một tiệm bánh mì? Hãy review những loại pho-mát và sô-cô-la. Còn nếu là một phòng gym? Các thiết bị tập thể hình. Có rất nhiều thứ liên quan đến công việc kinh doanh của bạn mà bạn có thể review, hơn nữa, những bài viết này thường thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem.

Ví dụ: Một cậu bé tên Evan kiếm được hơn 1 triệu đô la/năm nhờ review các sản phẩm đồ chơi trên Youtube.

27. Kết hợp những bài viết cũ, lỗi thời

Kiểm tra Google Analytics của bạn và tìm ra một số bài đăng nhận được ít lượt truy cập, quá cũ, lỗi thời hoặc không được liên quan cho lắm.

Kết hợp tất cả chúng lại, sửa đổi cho phù hợp vào một bài viết mới với nhiều thông tin hữu ích hơn, thêm vào một vài ví dụ cập nhật và đăng lại.

Chuyển hướng các địa chỉ url cũ sang những liên kết mới. Bằng cách này công cụ tìm kiếm Google sẽ hiển thị bài viết của bạn ở vị trí cao hơn.

Đây là một đoạn hướng dẫn ngắn giúp bạn sửa chữa các nội dung cũ và hoạt động không mấy hiệu quả.

28. Những Podcast phỏng vấn

Podcast là việc ghi âm kỹ thuật số một chương trình phát thanh hoặc chương trình tương tự, phát trên Internet để tải xuống máy nghe nhạc cá nhân.

Hình thức Podcasting đã và đang bùng nổ trong vài năm trở lại đây và sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai. Bạn hãy xem sự phát triển đáng ngạc nhiên về dịch vụ TV tự chọn như Netflix, Amazon Prime và các hình thức tương tự khác.

Radio theo yêu cầu đang rất thịnh hành và chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn biết một vài ý tưởng về cách tận dụng lợi thế của nó. Một trong số những cách đầu tiên chính là phát hành những podcast phỏng vấn

Ví dụ: Chúng tôi đã phát hành chuỗi podcast “Remarkable podcast” với những cuộc gặp gỡ chuyên gia, nhà tiếp thị thành công trong ngành.

Chúng tôi đang cố gắng để tìm hiểu điều gì khiến podcast trở nên thu hút các đối tượng và cách xây dựng nội dung khiến mọi người lắng nghe cuộc trò chuyện.

Một vài ví dụ cho các loại podcast phỏng vấn là Starve the Doubts với Jared Easley, Hack the Entrepreneur với Jon Nastor và Side Hustle Show với Nick Loper..

Một vài kênh podcast khác cũng rất thú vị là The Tim Ferriss ShowSelf-Made Man from Mike Dillard.

29. Podcast mẹo hàng ngày hoặc hàng tuần

Nếu bạn không muốn tập trung vào làm những series podcast dài hơi thì bạn có thể nghĩ đến phương án làm những podcast với độ dài vào khoảng 10-15 phút hàng tuần hoặc ngày ngày. Nội dung trong đó sẽ là những đoạn chia sẻ ngắn về những mẹo trong cuộc sống, câu chuyện hoặc một bài học bổ ích.

Chương trình The $100 MBA Show là một chuỗi podcast hàng ngày gồm tất tần tật mọi thứ về kinh doanh.

30. Chuyển các bài viết trên blog của bạn thành podcast

Bạn hãy chuẩn bị cho mình một chiếc mic hoặc một thiết bị thu âm đủ tốt, sau đó thu âm lại một số bài viết hay nhất của bạn.

Đăng tải các bản ghi đó lên iTunes dưới dạng những podcast hoặc chỉ cần đăng các tệp âm thanh lên trang blog để người đọc có thể nghe hoặc tải xuống.

Gợi ý: bạn có thể sử dụng micro Audio-Technica ATR2100-USB được bán ở Amazon với giá không quá $80. Nó là một trong những micro phổ biến nhất dành cho podcasting bởi chất lượng tốt đi kèm giá thành không quá cao.

31. Biến podcast thành những bài đăng trên trang blog hoặc sách

Bạn có thể làm ngược lại với ý tưởng ở trên bằng cách viết lại nội dung có trong các tập podcast thành bài đăng trên blog.

Bạn có thể viết lại chính xác những lời trong podcast hoặc dựa trên nội dung có trong đó để viết thành một bài blog.

Harry Duran thuộc Podcast Junkies thậm chí còn làm hơn thế bằng cách cho xuất bản một cuốn sách. Nó có tên “ Around the Podcast Campfire: Conversations With 25 Of The Most Interesting Podcasters In The Known Podverse”.

32. Xây dựng những podcast dựa trên vị trí địa lý

Mark Bologna (sống tại New Orleans, LA) sở hữu một podcast về New Orleans. Series podcast có tên “Beyond Bourbon Street” – Một tuyển tập những điều cần biết về New Orleans.

Bạn cũng có thể làm điều tương tự với nơi bạn đang sinh sống, khu vực, tỉnh thành hoặc quốc gia.

Thậm chí bạn có thể phỏng vấn những nhà lãnh đạo địa phương, lãnh đạo của các doanh nghiệp địa phương hoặc bất kỳ nhóm người thú vị nào đó mà người khác sẽ muốn lắng nghe.

33. Tổ chức các buổi podcast “Hỏi & Đáp”

Một trong những lợi ích lớn nhất của hình thức podcasting là bạn có thể trò chuyện trực tiếp với khán giả của mình với tư cách như một chuyên gia. Đó là một cách tuyệt vời để nâng tầm ảnh hưởng và tăng lượt theo dõi rất hiệu quả.

Bạn cũng có thể lấy câu hỏi từ podcast rồi thu lại câu trả lời để xuất bản. Pat Flynn và Gary Vaynerchuck đã thực hiện điều này rất tốt.

Ví dụ: Lucas Apps tạo ra podcast “Triangle Tactical”, nơi giải đáp mọi thắc mắc của khán giả về súng, phụ kiện và cách bắn súng.

34. Biến những podcast thành video để đăng tải lên Youtube

Có rất nhiều cách để bạn tái sử dụng lại nội dung. Một trong số những cách đó là bạn có thể sử dụng file âm thanh của podcast và chỉnh sửa thêm, biến nó thành một video để có thể đăng tải lên Youtube. Hoặc đơn giản hơn là có thể sử dụng dịch vụ TunesToTube để thực hiện việc này nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Đối với hình ảnh, bạn có thể dùng tiêu đề, đoạn mô tả, kết hợp nhiều hình ảnh để biến chúng thành một video rất dễ dàng.

Có thể bạn nghĩ rằng “Sẽ chẳng có ai nghe nó”. Trên thực tế, rất nhiều khách hàng ở nước ngoài của chúng tôi thường xuyên nghe Audio của chúng tôi thông qua youtube vì không có nhiều tùy chọn có sẵn cho họ.

35. Biến các video trên Youtube thành các podcast

Một lần nữa, bạn có thể tái sử dụng nội dung bằng cách làm ngược lại với mục ở trên. Nếu bạn đã có sẵn những video thì chỉ cần tách phần âm thanh và đăng tải nó lên podcast.

Có rất nhiều khóa học trực tuyến biến các video bài giảng của họ thành các file âm thanh. Không phải ai cũng có thời gian để xem hết các video của bạn, nhưng họ có thể bật các file âm thanh trong lúc đang thực hiện một công việc khác.

36. Đề xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ hàng đầu của bạn

Không phải khách hàng nào cũng mua mọi thứ mà bạn bán. Có một số người có thể thích thú và quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn nhưng hiện tại họ không nhận thấy điều đó.

Dành thời gian để làm nổi bật những sản phẩm được đánh giá tốt nhất, best seller, hoặc các dịch vụ phổ biến nhất.

Tất cả chúng ta đều khá khó khăn khi đưa ra quyết định mua hàng. Và đánh giá của người mua trước về sản phẩm sẽ ít nhiều làm thay đổi đến quyết định cuối cùng.

Nhà tư vấn kinh doanh David Baker đã làm một điều rất tuyệt vời là liệt kê ra tất cả các dịch vụ của mình một cách chi tiết. Ông mô tả phần “Đánh giá kinh doanh tổng hợp” của mình như là một dịch vụ hàng đầu và là nơi mà hầu hết các công ty đều sử dụng. Điều này rất dễ hiểu đối với các khách hàng mới.

37. Viết về những điều “bạn có biết”

Tìm kiếm những điều thú vị, thứ mà không phải ai cũng biết, sự kiện hay ho hoặc những người có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực, doanh nghiệp của bạn và viết về chúng.

38. Làm rõ những quan niệm sai lầm

Hãy viết một bài viết về những điều mà mọi người hay lầm tưởng hoặc sai lầm liên quan đến ngành nghề của bạn.

Việc này có thể giúp bạn bổ sung thêm nội dung cho phần “Những câu hỏi thường gặp và thậm thí là có thêm những khách hàng mới.

Ví dụ: Khi tìm kiếm cụm từ “car care myths” (sai lầm trong bảo dưỡng xe hơi), thì kết quả một bài viết của Chandler Auto Repair đã xuất hiện ở trang nhất kết quả tìm kiếm Google.

39. Liên kết nội dung với một sự kiện nóng

Hãy thường xuyên cập nhật tin tức trên báo đài và tìm cách liên hệ những sự kiện nổi bật với công việc của bạn. Bạn cần lưu ý nên cẩn thận không đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm hoặc không đi quá xa khiến cho việc liên hệ trở nên vô nghĩa.

Bên cạnh đó, những vấn đề gây tranh cãi cũng là một trong những thứ nên cẩn thận.

Nếu như bạn viết quan điểm riêng của bản thân về một chủ đề gây tranh cãi thì nên chuẩn bị sẵn tinh thần để hứng chịu những phản ứng dữ dội từ các khách hàng không hài lòng hoặc có suy nghĩ trái ngược.

Một ví dụ điển hình là Cộng đồng tiếp thị luôn trở nên rất “sôi động” mỗi khi Google thực hiện cập nhật về cách xác định kết quả tìm kiếm. Sau đây một bài viết trên Search Engine Land vào về chủ đề “Thuật toán Google Mobilegeddon”.

40. Thực hiện một Case Study

Hãy phỏng vấn một khách hàng hoặc đối tác có nhiều kinh nghiệm và biến nó thành một case study. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chốt được các deal triển vọng trong tương lai.

Trang web shopify gần đây đã đăng một case study với tựa đề “Cách chúng tôi xây dựng một doanh nghiệp thương mại điện tử từ con số 0 và tạo ra doanh thu $922.16 trong vòng 3 ngày”.

Bài viết này đã có hơn 3.000 lượt chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội.

41. Truyền tải một Case Study trực tiếp

Bạn đang giúp đối tác của mình giải quyết vấn đề khó khăn trong kinh doanh? Bạn đang thử nghiệm một số hoạt động tiếp thị mới? Thay vì chờ đến khi nó kết thúc mới viết blog, bạn nên ghi lại toàn bộ quá trình đó. Trình bày mọi thứ cho đọc giả về cách mà bạn thực hiện, kinh nghiệm và nhiều thứ hơn nữa.

Sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter hay kết hợp các kênh truyền thông để cập nhật thông tin thường xuyên hàng ngày và hàng tuần.

Chúng tôi đảm bảo với bạn rằng mọi người sẽ rất thích thú theo dõi quá trình thực hiện của bạn.

42. Làm nổi bật đối tác hoặc khách hàng của bạn

Bạn hãy phỏng vấn khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, sau đó dành thời gian để làm nổi bật họ trên trang web/blog của mình. Viết về tiểu sử, tính cách, câu chuyện, những điểm độc đáo và kể cả các thành tựu đáng chú ý của họ.

Một khi bạn làm cho khách hàng của mình cảm thấy quan trọng, họ sẽ gắn kết lâu dài với công ty. Mọi người rất thích đọc những điều về chính họ, ngoài ra họ sẽ chia sẻ bài viết với gia đình, bạn bè cũng như các mối quan hệ khác. Việc này sẽ giúp sản phẩm dịch vụ của bạn được nhiều người biết đến và tăng cao khả năng tiếp thị.

43. Tạo ra một bài viết mang tính tổng hợp cao

Cách làm này gần giống như bài viết tổng hợp hàng tuần ở mục 6. Những bạn sẽ không tổng hợp theo tuần mà bạn sẽ tạo ra một bài viết tổng hợp lớn hơn bao gồm các bài báo hoặc tài nguyên cho một chủ đề cụ thể.

Mọi người rất thích chia sẻ và liên kết đến các bài viết tổng hợp hữu ích này. Đây là một cách tăng traffic rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

44. Tạo cuộc thăm dò ý kiến trên Facebook

Khảo sát những đối tượng trên trang Facebook bằng cách hỏi ý kiến và cách nhìn nhận của họ về một vấn đề cụ thể. Hãy theo dõi cuộc thảo luận và comment để nhận được nhiều ý kiến hơn. Sau đó, bạn có thể tổng hợp kết quả và viết một bài viết khi nó kết thúc.

45. So sánh & đánh giá nhiều sản phẩm dịch vụ với nhau

Khách hàng rất muốn đọc những bài viết so sánh các sản phẩm có cùng chức năng đến từ nhiều nhãn hàng khác nhau. Phân tích điểm mạnh điểm yếu của nhiều loại sản phẩm dịch vụ sẽ làm họ rất thích thú.

Ví dụ: Đây là một bài viết so sánh chất lượng của các dịch vụ host trên wordpress dành cho các doanh nghiệp nhỏ và blogger

Ngoài việc sử dụng các biểu đồ và đồ thị, bài viết trên cũng có thể được chuyển thành nội dung dưới dạng infographic.

46. Phản hồi một bài viết hoặc một bài báo

Sau khi đọc một bài viết thú vị, tin tức gây tranh cãi thì tại sao bạn lại không dành ra một chút thời gian để viết một bài phản hồi về nó và đăng lên trang web của mình.

Đừng sợ phải bộc lộ quan điểm trái ngược. Bài viết của bạn chỉ cần đảm bảo không quá khích, ở mức độ an toàn để không khiến khách hàng phải suy nghĩ lại về việc hợp tác với bạn.

47. Tạo các video về mẹo hay hàng tuần

Hãy sử dụng chiếc smartphone của bạn, bật chế độ máy quay và ghi hình chính mình. Bây giờ, dành ra 3-5 phút để nói về một mẹo trong cuộc sống hay một kinh nghiệm sống của chính bạn. Sau đó hãy đăng nó lên youtube và nhúng sang website của mình.

Đừng luôn nghĩ rằng phải có một máy quay thật tốt hay một chiếc điện thoại flagship mới có thể quay video và đăng tải nó lên youtube. Chỉ cần bạn tập trung vào nội dung mà mình nói đến, cách kể chuyện lôi cuốn, chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống và một chiếc smartphone tầm trung đã quá đủ để làm việc này.

Ví dụ: Tham khảo trang knitfreedom.com với một loại các Knitting Videos

48. Đưa ra ý kiến về những điều luật mới nhất

Bạn có thể chọn ra một vài điều luật mới được bổ sung, sửa đổi ở địa phương, tỉnh thành hay quốc gia có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Viết ra những ý kiến riêng và cung cấp thêm thông tin về nó sẽ khiến cho khách hàng của bạn cảm thấy hữu ích.

49. Tìm kiếm những người nổi tiếng hay có sức ảnh hưởng ở khu vực sinh sống

Có rất nhiều người nổi tiếng xuất thân từ nhiều tỉnh, thành phố khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu những người nổi tiếng ở gần khu vực mình đang sống hoặc gia đình của họ. Những người đó có thể là một vận động viên, chính trị gia, diễn viên, giám đốc của một tổ chức phi lợi nhuận,… Hãy liên lạc với họ để phỏng vấn, ghi lại những ý chính và viết bài đăng lên website của bạn.

50. Liên lạc với những ngôi sao nổi tiếng nhất

Điều này có thể khiến bạn mất một ít thời gian và công sức. Tuy nhiên, đừng ngần ngại liên hệ với họ.

Một trong những cách tốt nhất để thực hiện điều này là hãy truy cập vào hiip.asia. Chính thức ra mắt vào tháng 4-2016, Hiip là công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ “Influencer marketing”, giúp doanh nghiệp kết nối với hơn 1.000 người ảnh hưởng. Bằng việc phân tích và chọn lựa dựa trên dữ liệu mạng xã hội, Hiip đã hỗ trợ Galaxy Distribution quảng bá thành công bộ phim Kỷ băng hà 5 tại Việt Nam.

51. Trả lời một câu hỏi phổ biến

Bạn có thể nghĩ rằng hầu hết các câu hỏi phổ biến đã được trả lời. Nhưng có thể bạn lại có một câu trả lời khác cho những câu hỏi phổ biến này. Những câu trả lời dựa trên kinh nghiệm thực tế của riêng bạn sẽ mang lại giá trị khác biệt cho người đọc.

Hàng ngày có vô vàn những câu hỏi về cách luộc trứng, nướng khoai tây, khởi nghiệp hay cách xây dựng một trang web chuyên nghiệp. Vậy những điều phổ biến mà mọi người thường tìm kiếm trong ngành nghề của bạn là gì? Hãy thử suy nghĩ và đưa ra câu trả lời cho chúng nhé.

52. Nói rõ vào quá trình hình thành và phát triển công ty của bạn

Dành thời gian để viết về lịch sử của công ty, những chuyển biến, nhảy vọt và cả những thăng trầm. Đây là một chủ đề rất hay nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương đã tồn tại hàng thập kỷ hoặc doanh nghiệp của bạn đã đi trên một con đường mà hầu hết mọi người đều khó tin.Ví dụ: Xem quá trình hình thành và phát triển của Ford Motor Company trong tóm tắt sau.53. Sử dụng xu hướng tìm kiếm để tìm ý tưởng cho nội dungBạn có thể nhìn vào các chủ đề xu hướng trên Twitter hoặc các trang truyền thông xã hội khác, sau đó tìm một chủ đề xu hướng có liên quan đến ngành hoặc doanh nghiệp của bạn và viết một bài về nó.Hãy chắc rằng bạn sẽ đăng bài viết trên các nền tảng phương tiện truyền thông xã hội có liên quan, liên kết trở lại trang web của bạn và đừng quên bao gồm các hashtag liên quan.

54. Đăng bài hướng dẫn dưới dạng PDF

Sản phẩm của bạn có phức tạp không? Có cần bảo trì không? Hãy đăng tải tất cả các tài liệu có liên quan lên trang web của bạn để khách hàng có thể tải xuống.

Ví dụ: Trang Mailchimp.com có ​​khá nhiều hướng dẫn trên trang của họ.

55. Tạo một nơi lưu trữ các bản tin cũ của bạn

Nếu bạn đã thực hiện gửi các bản tin trong một khoảng thời gian thì bạn có thể dễ dàng dành thời gian để lấy các bài viết phổ biến nhất và đăng chúng cho những khách hàng mới, những người có thể chưa bao giờ nhìn thấy chúng.Ví dụ: Charged (một bản tin email hàng tuần về bối cảnh công nghệ và khởi nghiệp) đã thực hiện rất tốt việc cung cấp các bản tin cũ trong phần lưu trữ của họ.

56. Theo dõi số liệu thống kê để chia sẻ

Nắm bắt những xu hướng và số liệu thống kê, sau đó biến chúng thành một infographic hoặc loạt biểu đồ và đồ thị. Chèn logo và thông tin công ty của bạn ở phía dưới và khuyến khích mọi người chia sẻ trên internet và các kênh truyền thông xã hội.Ví dụ: eMarketer đã làm rất tốt trong việc xuất bản các biểu đồ và đồ thị liên quan đến marketing.

57. Tạo Lịch sự kiện

Bạn đang định tham gia vào rất nhiều sự kiện? Bạn là một networker chuyên nghiệp? Bạn đang làm trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, công ty sự kiện hoặc kinh doanh ăn uống? Tại sao không dành thời gian để tạo ra một lịch sự kiện cho cộng đồng? Sẽ là một ý hay đấy!

58. Khuyến khích các video từ khách hàng

Mời khách hàng của bạn thu hình chính họ khi sử dụng sản phẩm của bạn. Sau đó yêu cầu họ gửi những video này cho bạn để đăng lên website hoặc các trang mạng xã hội. Cách tốt nhất để làm điều này là tổ chức các cuộc thi hoặc Giveaway.

59. Viết hướng dẫn từ A đến Z

Chọn một chủ đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn và tạo ra một hướng dẫn từ A đến Z về vấn đề đó.

Ví dụ: Bạn có thể tham khảo hướng dẫn từ A đến Z để tạo ra một thương hiệu dễ nhớ của Neil Patel.

60. Viết bài đánh giá sách

Bạn là một độc giả cuồng nhiệt? Hãy lấy một webcam, thu hình chính mình và đánh giá một cuốn sách mà bạn mới đọc. Bạn cũng có thể thu âm bằng mic và đăng nó dưới dạng podcast, hoặc viết nó ra và đăng lên blog của bạn.

Ví dụ: Brainpickings.org là một blog rất thành công được xây dựng gần như hoàn toàn bằng các bài đánh giá sách và bài tiểu luận.

 


(Xem tiếp phần 2)

Levica lược dịch và biên tập từ  supersimpl.com

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

5 xu hướng Instagram Marketing sẽ bùng nổ vào năm 2019

Có thể nói rằng, Instagram là một trong những kênh marketing quan trọng và hiệu quả nhất hiện nay. Nền tảng này cực kì tiềm năng cho tiếp thị nội dung và quảng cáo, song song với các hoạt động truyền thông và dịch vụ khách hàng. Nó cũng có khả năng thúc đẩy sự tương tác và đem về lợi tức đầu tư ở mức khá cho các marketer, thương hiệu và doanh nghiệp.

Kể từ khi được ra mắt lần đầu vào năm 2010, Instagram đã có những bước phát triển nhanh chóng và đột phá. Từ biểu đồ phân tích dưới đây của Statista, ta có thể thấy mạng chia sẻ ảnh và video do Facebook sở hữu này đã đạt mốc 1 tỷ người dùng hàng tháng vào tháng 6/2018.

instagram marketing

Đây thực sự là một con số quá ấn tượng, đặc biệt là trong ngành tiếp thị. Điều này có nghĩa là chúng ta có khả năng tiếp cận đến một lượng lớn người dùng trên toàn thế giới và nhắm đến các khách hàng tiềm năng của mình.

Hơn nữa, mỗi ngày trên Instagram có hơn 4 tỷ lượt thích và mỗi hình ảnh được đăng trên nền tảng này nhận được lượng tương tác trung bình cao hơn 23% so với Facebook. Chính vì vậy, Instagram trở thành một kênh marketing mà tất cả chúng ta đều không thể bỏ qua. Ngay dưới đây sẽ là 5 xu hướng marketing được dự kiến sẽ bùng nổ trên Instagram vào năm 2019 mà bạn cần biết.

IGTV đóng vai trò chủ chốt

Ra mắt vào tháng 6/2018, IGTV là nền tảng video mới dành riêng cho người dùng di động. Không giống như YouTube và các nền tảng phát video khác, IGTV được thiết kế dành riêng cho việc phát lại video theo chiều dọc, vậy nên nó rất phù hợp với các nhà tiếp thị và nhà sản xuất nội dung đang nhắm đến người dùng điện thoại.

Tại sao lại là màn hình dọc? Instagram đang muốn khuyến khích mọi người tạo nội dung video dành riêng cho thiết bị di động. Chúng ta thường có thói quen cầm và sử dụng smartphone theo chiều dọc, vì thế nếu video được định dạng vừa vặn theo hướng dọc thì sẽ dễ dàng theo dõi hơn.

Ví dụ: Chipotle là một trong những công ty đầu tiên tạo và phân phối video trên Instagram

Kênh IGTV của Chipotle: https://www.instagram.com/chipotle/channel/?hl=vi

instagram marketing

 

Các thương hiệu lớn khác cũng đều đã có mặt trên IGTV. SocialChain đang sản xuất và phân phối 1 hình thức podcast định kỳ. Tất cả các tập phim được quay và upload trên IGTV theo chiều dọc. Đây là một ví dụ tuyệt vời của một công ty thích nghi nhanh chóng với các xu hướng mới nhất trong truyền thông xã hội và có những hành động phù hợp.

Kênh IGTV của SocialChain: https://www.instagram.com/socialchain/channel/?hl=vi

 

So với các dạng video ngắn từng được Instagram phát triển như trước đây thì kênh IGTV đã cho phép người dùng đăng tải những video có thời lượng dài hơn. Giới hạn thời gian tối đa cho mỗi video đăng trên IGTV là 10 phút cho người dùng thông thường và 1 tiếng cho những tài khoản nổi tiếng.

Patrick Whatman – giám đốc inbound marketing của Spendesk cho rằng: Chúng ta sẽ nhanh chóng nhận ra sự tăng trưởng của các nội dung dạng dài. Đây là một phần nằm trong kế hoạch của Facebook. Họ hiểu rõ thanh thiếu niên và người trẻ rất thích xem các vloggers trên Youtube. Họ cũng biết những người này thích xem video trên điện thoại. Vì vậy, để cạnh tranh trực tiếp với Youtube, họ xây dựng một định dạng cho phép các vlogger tạo video cho màn hình dọc – loại màn hình phù hợp với những người trẻ thích xem clip trên xe bus hoặc trong ô tô.

Ông cũng nói thêm: Instagram sẽ tìm cách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng IGTV. Những video dạng dài này sau đó sẽ được cắt bớt để sử dụng trong Stories và trên newfeed

Những thương hiệu nhỏ sẽ “thống trị” nền tảng Instagram

Nếu bạn là người sử dụng instagram đã lâu và theo dõi quá trình phát triển của ứng dụng thì chắc chắn bạn sẽ nhận ra một điều: các công ty và thương hiệu nhỏ đang hoạt động rất mạnh mẽ trên nền tảng xã hội phổ biến này. Điểm khác biệt của instagram chính là nền tảng này mạnh về tương tác và kể câu chuyện thương hiệu (storytelling). Đây là lý do tại sao nó trở thành một trong những kênh phân phối nội dung tốt nhất cho các doanh nghiệp nhỏ.

Một trong những thương hiệu nhỏ thành công nhất nhờ vào Instagram là MVMT – một nhà thiết kế đồng hồ thời trang. MVMT đã cực kì chuẩn xác khi lưa chọn Instagram làm kênh marketing chính của mình. Những nội dung chất lượng trên nền tảng này đã mang lại cho họ tỷ lệ tương tác cao gấp hai lần và nhận biết và gợi nhớ thương hiệu mạnh hơn 75% so với các nền tảng khác.

Kênh instagram của MVMT: https://www.instagram.com/mvmt/

Ngoài ra còn có rất nhiều công ty và thương hiệu hoạt động như các công ty truyền thông. Họ tạo ra và duy trì các cộng đồng người theo dõi và người hâm mộ để chia sẻ các tin tức và thành tựu của họ.

Một trong những thương hiệu này là @Dunk, một cộng đồng bóng rổ thu hút hàng triệu người theo dõi. Thành công của thương hiệu không chỉ phụ thuộc vào cộng đồng khổng lồ này mà còn về chất lượng nội dung mà nó quảng bá thông qua Instagram.

instagram marketing

 

Quảng cáo trên Instagram Stories

Sử dụng Instagram Stories là một trong những cách hữu hiệu nhất giúp người dùng thông thường hoặc các nhà tiếp thị truyền đạt thông điệp trực tiếp đến người xem của họ. Với mẩu tin quảng cáo trên Instagram Stories, bạn có thể chèn các banner của mình vào giữa các Stories của người khác khi stories đang chạy. Tùy chọn trả phí trên Instagram cho phép các banner này hiển thị toàn màn hình, vì vậy quảng cáo của bạn sẽ được truyền tải một cách có hiệu quả đến người xem.

Tuy nhiên hãy nhớ rằng, để quảng cáo mang lại ROI lớn, bạn cần ưu tiên đầu tư về mặt thiết kế, giao diện sao cho thật bắt mắt. Bạn cũng nên nhắm mục tiêu và tạo ra những nội dung phù hợp với những gì khán giả muốn xem, nghe hoặc mua. Hiện tại thì người dùng đã chăm sử dụng Instagram Stories hơn, các doanh nghiệp cũng đang tận dụng lợi thế này để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.

Dữ liệu từ Socialbakers (trang web thống kê của Facebook) cho thấy rằng các doanh nghiệp đã bắt đầu quảng cáo trên Instagram nhiều hơn bao giờ hết. Tỷ lệ vị trí đặt quảng cáo trên Instagram ngày càng tăng, đạt 43% vào 3/2018. Điều này có nghĩa là trong số quảng cáo mà các nhà tiếp thị đã chạy trên Facebook và Instagram thì có gần một nửa số đó chọn Stories ads.

instagram marketing

Trong năm 2019, ba loại hình tiếp thị sau vẫn sẽ tiếp tục là xu hướng của các marketers vì chúng đang hoạt động rất tốt:

  • Influencer marketing: Influencer marketing trên Instagram, khi được thực hiện một cách chính xác, sẽ thu hút sự tham gia nhiều nhất cho các doanh nghiệp. Làm việc với các influencer phù hợp có thể giúp thương hiệu tiếp cận khán giả mới, tạo ra khách hàng tiềm năng chất lượng cao và tăng ROI đáng kể.

Việc chọn được influencer phù hợp sẽ giúp bạn tương tác với khán giả hiện tại của mình một cách chân thực hơn, bên cạnh đó, nó cũng giúp mở rộng phạm vi tiếp cận các đối tượng mới cho nhãn hàng của bạn. Dù đây không phải là một xu hướng mới, nhưng Influencer marketing vẫn đem lại sự hiệu quả cho chiến lược marketing và là một hình thức không thể bỏ qua trong năm 2019

  • Quảng cáo video: Các nghiên cứu dự đoán rằng video sẽ chiếm 81% lưu lượng truy cập internet vào năm 2021 và xu hướng này rất dễ thấy trên phương tiện truyền thông xã hội, với sự thành công của video và video trực tiếp trên các nền tảng như Instagram. Các nhà xuất bản truyền thông và các trang web thể thao, như ESPN và Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia, đã thấy rõ sự tăng lên ở mức độ tương tác với video của họ trên Instagram. Vào năm 2019, dự đoán rằng ngày càng sẽ càng có nhiều quảng cáo video từ các thương hiệu trên Instagram.
  • Các loại định dạng khác: Các chuyên gia dự đoán rằng các thương hiệu sẽ sử dụng nhiều loại định dạng hơn nữa trên Instagram. Giám đốc điều hành Socialbakers Yuval Ben-Itzhak cho rằng: Năm 2018 thực sự là năm của Instagram Stories và chúng tôi thấy các thương hiệu ngày càng ưa chuộng sử dụng “định dạng” Stories. Vào năm 2019, chúng ta sẽ thấy các thương hiệu sử dụng nội dung dựa trên sự tương tác nhiều hơn thay vì chỉ các bài đăng quảng cáo.

Thương mại điện tử trên instagram – Cơ hội thúc đẩy mua hàng với người tiêu dùng

Mặc dù Instagram chưa phải là nền tảng cung cấp các tính năng thương mại điện tử, nhưng chúng ta có thể nói rằng đây là một kênh thân thiện với thương mại điện tử. Có rất nhiều tính năng mua sắm đã được thiết lập và dự đoán sẽ có nhiều sự phát triển hơn nữa ở lĩnh vực này trong tương lai.

Cách dễ dàng nhất và hiệu quả nhất để bán các mặt hàng trên Instagram là qua các bài đăng bán hàng, được hiển thị dưới dạng ảnh hoặc stories. Các bài đăng này được đặc trưng bằng một biểu tượng túi mua sắm nhỏ xuất hiện ở góc của màn hình. Khi người dùng thấy biểu tượng này, họ có thể nhấn vào và truy cập chi tiết sản phẩm. Instagram mở ra một trang mới trong ứng dụng, nơi họ có thể xem thêm chi tiết về giá cả và tính chất mặt hàng. Bằng cách chạm vào nút Shop Now, người dùng được đưa thẳng đến trang sản phẩm trên trang web của người bán, nơi họ thực sự có thể mua hàng.

Vì Instagram là nền tảng dựa trên hình ảnh, các bài đăng bán hàng này cho phép bạn tăng doanh thu và tiếp thị sản phẩm của mình một cách hiệu quả.

Có nhiều tính năng bạn có thể sử dụng để thử nghiệm việc bán hàng của mình trên Instagram. Bạn có thể sử dụng các bài đăng bán hàng ở trên, bên cạnh đó, bạn có thể gắn thẻ các sản phẩm trong stories. Vì mỗi đối tượng người xem đều khác nhau, tốt hơn hết là bạn nên thử nghiệm một số tính năng để hướng tới đối tượng phù hợp với chiến lược và mục tiêu tổng thể của bạn.

Tính năng tương tác: Dành nhiều thời gian hơn cho Instagram

Có rất nhiều tính năng có sẵn trên Instagram giúp các nhà tiếp thị dễ dàng tăng tương tác, nhận thức thương hiệu và tầm ảnh hưởng như dạng câu hỏi, thanh cảm xúc và cuộc thăm dò ý kiến.

Truyền thông xã hội là một phần quan trọng không thể thiếu trong các chiến lược tiếp thị và Instagram là một trong những kênh truyền thông xã hội phổ biến nhất hiện nay. Đây là nền tảng không thể bỏ qua bởi bất kỳ nhà tiếp thị nào, chính vì vậy bạn cần phải cập nhật các xu hướng mới nhất để có những kế hoạch hành động hiệu quả trên mảnh đất “màu mỡ” này.

 

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

5 cách lựa chọn dạng nội dung và chủ đề phù hợp với mục tiêu tiếp thị

Là một nhà tiếp thị nội dung, bạn cần hiểu rõ một nội dung bạn tạo ra nằm ở vị trí nào và hỗ trợ được gì cho mục tiêu tiếp thị tổng quát. Bạn phải luôn trả lời được những câu hỏi như “Tại sao bạn lại chọn chủ đề này?” hoặc “Bạn mong đợi kết quả gì từ nội dung này”. Tuy nhiên, việc trả lời các câu hỏi trên lại không đơn giản nếu bạn không nghiên cứu cẩn thận.

Bài viết này sẽ cung cấp các dạng nội dung phù hợp với mục tiêu tiếp thị để bạn có thể tham khảo và ứng dụng.

1. Đặt mục tiêu chi tiết cho từng nội dung tiếp thị

Để tạo ra một nội dung thành công, bạn phải bắt đầu từ mục tiêu đã được vạch ra trước đó. Bạn không thể đi ngay vào việc sáng tạo ra bất cứ nội dung nào nếu không biết mục tiêu nội dung đó là gì.

Vậy làm sao để nhận định được mục tiêu? Hãy nghĩ đến các kết quả mà bạn đang mong đợi. Ngoài ra, việc liệt kê tất cả các mục tiêu nội dung sẽ giúp bạn biết được mình có đang tạo nội dung phù hợp vào đúng thời điểm hay không.

5 cách lựa chọn dạng nội dung và chủ đề phù hợp với mục tiêu tiếp thị

Để dễ dàng thiết lập mục tiêu chi tiết cho những bài blog, video, infographics,…của mình, bạn nên tham khảo mục tiêu tổng quát mà công ty đang muốn hướng tới khi thực hiện tiếp thị nội dung. Các mục tiêu tiếp thị nội dung phổ biến nhất là:

  • Tạo khách hàng tiềm năng
  • Bán hàng
  • Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng
  • Nhận diện thương hiệu
  • Tần suất truy cập
  • Sự trung thành của khách hàng
  • Sự truyền miệng/ phản ứng của công chúng
  • Bán thêm và bán chéo sản phẩm

Với một mục tiêu tiếp thị cụ thể, ta cần tạo ra được những nội dung phù hợp để có hiệu quả truyền thông tốt nhất. Dưới đây là những nội dung bạn có thể sử dụng đối với từng mục tiêu khác nhau và KPIs mẫu để bạn đo lường chúng:

Mục đích công ty: Tạo ra khách hàng tiềm năng | Mục tiêu nội dung: Gửi biểu mẫu, đăng ký dùng thử

Từ số liệu ở biểu đồ trên, có thể thấy rằng việc “tạo ra khách hàng tiềm năng” là một trong số các mục tiêu quan trọng nhất. Nội dung được tạo ra cần hướng đến việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tiếp cận những người có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ của công ty. Nhìn chung, thông qua nội dung mà bạn tạo ra, những người này sẽ biết đến thương hiệu của bạn và phần nào tương tác với nhãn hàng.

Các dạng nội dung thường được sử dụng:

  • Ebook: Việc đưa khách hàng điền thông tin vào một form ngắn để nhận được ebook là một cách làm khá phổ biến. Điều này giúp ta có thể tiếp cận dễ dàng hơn với người dùng thông qua thông tin thu thập được. Đồng thời bạn cũng có thể khuyến khích mọi người chia sẻ ebook của mình bằng các nút “viral”
  • Sách trắng (white papers):  Sách trắng là một báo cáo mang tính thuyết phục, có thẩm quyền, chuyên sâu về một vấn đề nào đó và cung cấp giải pháp cho người đọc. Một nhà tiếp thị nội dung tạo ra các sách trắng để giáo dục khách hàng của họ về một vấn đề cụ thể hoặc thúc đẩy một phương pháp nào đó. Giống như ebook, sách trắng yêu cầu các thông tin từ phía người muốn tải xuống như tên, địa chỉ email, địa chỉ, số điện thoại để tải xuống. Bằng cách này, bạn sẽ có thể thu thập được khách hàng tiềm năng.
  • Case study: CMI báo cáo rằng 63% các Marketer Anh tin rằng sử dụng các case study đem lại hiệu quả cho các chiến dịch tiếp thị.

KPIs mẫu: số lượt tải xuống, phần trăm khách hàng tiềm năng chất lượng.

Mục đích công ty: Nhận diện thương hiệu | Mục tiêu nội dung: Tạo ra các lượng truy cập từ các trang giới thiệu (referral traffic)

Đối với mục tiêu tạo ra referral traffic, nội dung cần tập trung vào tạo dựng backlinks, vì nó sẽ thu hút được rất nhiều lượt truy cập. Có nhiều nơi để giúp bạn kéo được lượng truy cập. Vì vậy việc của bạn là tạo ra nội dung hấp dẫn để tăng Referral Traffic.  Blog, forum, mạng xã hội và Youtube là nơi rất tốt để bạn nghiên cứu kéo Referral Traffic về website của mình.

Các dạng nội dung thường được sử dụng: infographics, các bài viết Roundup, bài viết khách (guest posts), Nội dung skyscraper.

KPIs mẫu: Lượt truy cập, đăng ký bản tin.

Bạn có thể xem lượng truy cập giới thiệu đến từ nguồn nào thông qua Google Analytics, sau đó phân tích và vạch ra kế hoạch mà bạn thấy sẽ đem lại kết quả tối ưu

Mục đích công ty: Nhận diện thương hiệu | Mục tiêu nội dung: tạo ra lượt truy cập tự nhiênCác nội dung được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm đồng nghĩa với việc nó được tạo ra dựa trên việc kết hợp các từ khóa tối ưu. Thông thường những bài viết đó sẽ bao gồm các từ khóa dài và nhắm mục tiêu nằm ở trang đầu của kết quả tìm kiếm.

Các dạng nội dung thường được sử dụng: các bài đăng dài, video được tối ưu hóa trên Youtube

KPIs mẫu: Vị trí trên trang kết quả tìm kiếm, lượng truy cập tự nhiên

Ví dụ: Bài đăng của Brian Dean về “lý do Google ghét trang web của bạn” trên trang Backlinko.com

Bài đăng này xếp ở vị trí đầu tiên khi người nào đó tìm kiếm từ khóa này. Brian muốn đẩy bài viết cho keyword này bởi vì anh ấy nhận ra những thành viên trên các diễn đàn đang tìm kiếm nó rất nhiều. Nhờ vào việc bài viết được hiển thị ở vị trí đầu tiên, trang Backlinko.com sẽ thu hút được nhiều lượng traffic tự nhiên hơn khi người dùng tìm kiếm từ khóa này.

5 cách lựa chọn dạng nội dung và chủ đề phù hợp với mục tiêu tiếp thị

Mục đích công ty: tần suất truy cập | Mục tiêu nội dung: tăng lượt tương tác, lượt chia sẻ, lượt xem.

Với mục tiêu này, bạn chủ yếu nên tạo ra các nội dung nhằm mục đích thu hút những người dùng sẵn có của mình.

Các dạng nội dung thường được sử dụng: Câu chuyện về thương hiệu, Vlogs hai chiều (UGC-style)

KPIs mẫu: Tỷ lệ người đọc trở lại, lượt xem trang, số lượng truy cập mỗi tháng, thời gian sử dụng trang web, lượt chia sẻ trên các kênh xã hội, lượt bình luận và người dùng đăng ký.

Ví dụ: Chuỗi bài “Taking Note” của Evernote

Evernote đã rất thành công với việc xây dựng một cộng đồng người dùng năng động và tích cực. Phần lớn sự tham gia này được thúc đẩy bởi các nội dung chất lượng của Evernote. Evernote hiểu rõ người dùng củamình, vì vậy họ đã tạo ra các chủ đề nội dung, như chuỗi “Taking Note”. Và tất nhiên, người dùng rất yêu thích những nội dung và cách làm này của Evernote.

Mục tiêu công ty: Nhận diện thương hiệu | Mục tiêu nội dung: Tăng lượt chia sẻ trên các phương tiện xã hội

Nội dung được tạo ra để nhận diện thương hiệu không nhất thiết phải gắn chặt với doanh nghiệp. Bằng cách khám phá những chủ đề mang tính chất Viral, nội dung quảng cáo có thể được lan truyền đến nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Các dạng nội dung thường được sử dụng: bài viết viral trên các trang mạng xã hội, bài đăng hữu ích, troll hài hoặc mang tính nhân văn

KPIs mẫu: Lượt chia sẻ trên mạng xã hội, số người theo dõi, lượt xem bài viết.

Ví dụ 1: Bài đăng thú vị dưới đây đã có 310 lượt chia sẻ trên LinkedIn. Một bài đăng mang tính chất hài hước, vui vẻ sẽ kích thích người đọc chia sẻ nhiều hơn trên các trang mạng xã hội của họ.

2. Sử dụng những nội dung phù hợp cho những chặng khác nhau trong chu kì mua hàng

 

66% Các nhà tiếp thị B2B cho rằng “Phát triển nội dung định hướng theo giai đoạn mua hàng/sở thích của người mua” là một trong những thách thức lớn nhất trong việc định hướng, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Chìa khóa để phát triển đúng loại nội dung ở các giai đoạn khác nhau là hiểu rõ các giai đoạn đó. Inbound Marketing xác định 3 giai đoạn trong hành trình mua hàng như sau:

Giai đoạn 1: Nhận thức của khách hàng

Đây là thời điểm khách hàng nhận diện được thương hiệu/công ty của bạn. Trong suốt giai đoạn này, khách hàng sẽ xác định được những vấn đề mà họ cần phải giải quyết và đưa ra nội dung liên quan.

Ví dụ: Nếu công ty của bạn đang có giải pháp về xử lý đơn hàng cho doanh nghiệp nhỏ, thì khách hàng tiềm năng của bạn, trong giai đoạn nhận thức, họ sẽ cần một hệ thống quản lý đơn hàng.

Từ nhu cầu trên, người dùng sẽ thực hiện tìm kiếm các cụm từ như “giải pháp quản lý đơn hàng tốt nhất cho doanh nghiệp nhỏ”.

Khi các khách hàng tiềm năng tìm thấy dịch vụ của bạn, nếu quan tâm, họ sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 2 trong hành trình mua hàng, đó là giai đoạn đánh giá.

Giai đoạn 2: đánh giá

Trong giai đoạn đánh giá, khách hàng sẽ tìm hiểu kĩ hơn về những giải pháp mà bạn có thể làm cho họ, nhưng vẫn muốn biết liệu đó có phải lựa chọn tốt nhất hay không.

Quay trở lại ví dụ về giải pháp quản lý đơn hàng, trong giai đoạn đánh giá, chắc chắn khách hàng sẽ so sánh dịch vụ của bạn với dịch vụ tương tự của các doanh nghiệp khác. Có thể họ sẽ google “nên chọn giải pháp của công ty X hay công ty Y”.

Tiếp theo, nếu khách hàng vẫn cảm thấy thích sản phẩm của bạn, họ sẽ bước vào chặng cuối cùng trong hành trình mua hàng – Giai đoạn mua hàng.

Giai đoạn 3: Mua hàng

Đến bước này, khách hàng đã sẵn sàng để mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Tiếp tục phân tích ví dụ về giải pháp quản lý đơn hàng, những người trong giai đoạn mua hàng sẽ được cho đăng kí bản dùng thử miễn phí hoặc phiên bản demo.

Kết hợp nội dung tiếp thị với từng giai đoạn mua hàng khác nhau sẽ đảm bảo được nội dung của bạn liên quan đến những điều cụ thể mà khách hàng đang quan tâm.

32% các nhà tiếp thị B2B phân đoạn bài viết của mình dựa trên các giai đoạn của chu kỳ mua. Làm như vậy sẽ giúp họ cung cấp đúng loại nội dung cần thiết cho người mua của từng giai đoạn liên quan.

Biểu đồ về hành trình mua hàng của các khách hàng dưới đây cho ta thấy sự khác nhau giữa các nội dung tiếp thị của từng giai đoạn.

5 cách lựa chọn dạng nội dung và chủ đề phù hợp với mục tiêu tiếp thị

Còn dưới đây là “phễu” hành trình người mua cùng các loại nội dung được thể hiện trong từng chặng khác nhau mà bạn có thể tham khảo.

Khi Buzzsumo phân tích những nội dung hoạt động tốt nhất (B2B) từ năm 2015, họ nhận thấy rằng những loại nội dung sau đây có kết quả tương tác tốt nhất trong các giai đoạn mua khác nhau:

5 cách lựa chọn dạng nội dung và chủ đề phù hợp với mục tiêu tiếp thị

3. Chọn chủ đề dựa trên dựa trên nhu cầu của khách hàng

Sự thấu hiểu tâm lý khách hàng và hành trình mua hàng ở trên rất khó để ứng dụng vào nội dung nếu như bạn không chọn đúng chủ đề đi kèm với chúng.

Tiếp tục với ví dụ về giải pháp đơn hàng ở mục 2. Giả sử bạn đã nghiên cứu tất cả mọi thứ: mục tiêu tiếp thị, hành trình mua hàng và chọn được vài nội dung để phát triển. Bạn quyết định sẽ cung cấp sách trắng cho khách hàng ở chặng đầu tiên, một case study cho chặng 2 và tư vấn miễn phí cho khách hàng ở chặng cuối cùng.

Vậy, bạn sẽ cần điều gì tiếp theo?

Hãy chọn các chủ đề phù hợp để tạo ra nội dung tiếp thị! Bạn muốn cung cấp sách trắng cho khách hàng trong giai đoạn nhận diện thương hiệu, nhưng chủ đề bạn cần viết là gì?

Để tìm ra đúng chủ đề, bạn cần suy nghĩ như một khách hàng thực thụ. Sau khi làm điều này, bạn sẽ hiểu được tâm lí khách hàng và xác định nhu cầu thực sự của họ.

63% các nhà tiếp thị B2B sử dụng chân dung khách hàng (buyer personal) để tạo ra nội dung; 40% trong số họ sử dụng chúng trong các phân đoạn tiếp thị; 60% hiệu quả được cải thiện nhờ nội dung phù hợp với chân dung khách hàng.

4. Cân bằng các thể loại nội dung quảng cáo khác nhau

Thay vì chỉ tập trung vào một thể loại nội dung duy nhất, bạn hãy tạo sự mới mẻ cho người đọc bằng cách sử dụng các hình thức nội dung khác nhau. Để đem đến kết quả tuyệt vời hơn, nhà tiếp thị B2B cần có nhiều cách thức truyền tải thông tin như: eBooks, Webinars, Case Studies, Videos,…

Ngoài việc thu hút các phân khúc đối tượng khác nhau, việc kết hợp nhiều loại nội dung trong chiến lược tiếp thị cũng sẽ giúp bạn thu hút thêm một lượng lớn truy cập.

Ví dụ: Nhà tiếp thị nội dung Jay Baer sửa đổi mục tiêu cho tất cả các video dài 5 phút, từ series “Jay today”, thành 8 định dạng khác nhau và sử dụng trên toàn bộ chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội của mình:

“Tôi đã chuyển những video 5 phút trở thành

 

Một video trên Youtube

 

Một video trên trang Facebook của tôi

 

Môt tập âm thanh trên iTunes

 

Một tập video trên iTunes

 

Một tập trên trang video của riêng tôi, JayToday.TV

 

Bài đăng blog (mỗi tuần một lần)

 

Bài đăng trên linkedIn

 

Bài đăng trên Medium

 

Bài đăng trên G+

 

2-3 tweét

 

2 lượt share trên LinkedIn”

5. Định hướng về thể loại nội dung

“Thể loại nội dung” và “Kiểu nội dung” rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên 2 khái niệm này có những điểm khác biệt:

  • Format – thể loại nội dung: Một nội dung có thể được thể hiện dưới nhiều thể loại: ảnh, video, link, bài viết, ebook, event,… Cần cân nhắc kỹ càng các đặc tính của từng thể loại sao cho phù hợp nhất với thông điệp nội dung cần truyền tải.
  • Content type – kiểu nội dung: Riêng yếu tố về câu chữ cũng đã có rất nhiều cách thể hiện. Một thông điệp ở dạng text có thể ở dạng tips, phỏng vấn, quote…

Bảng tuần hoàn về các yếu tố trong Content Marketing sau đây của Chris Lake đưa ra các gợi ý hữu ích về thể loại và kiểu nội dung. (Các khối màu cam biểu thị thể loại nội dung; trong khi các khối màu hồng biểu thị kiểu nội dung).

Dựa trên bảng phân loại trên, các sự kiện (Event – ô thứ 5) sẽ thuộc “thể loại nội dung”, trong khi đó, một cuộc phỏng vấn (Interview – ô thứ 19) thuộc nhóm “kiểu nội dung”

Khi đã nắm bắt được Format (thể loại)mà các đối tượng bạn nhắm đến sử dụng nhiều nhất, bạn sẽ cần nghiên cứu một số kiểu nội dung (Content Type) thuộc thể loại đó. Lưu ý rằng chắc chắn sẽ có một số sự trùng lặp giữa hai khái niệm.

Khi nghiên cứu kĩ càng các thể loại nội dung và phương tiện truyền thông xã hội khác nhau, bạn cũng sẽ tự định hướng lại việc chọn các kiểu nội dung phù hợp.

Trên đây là 5 phương thức để bạn xác định mục tiêu và chủ đề cho nội dung của mình một cách dễ dàng hơn. Hi vọng rằng chúng sẽ giúp bạn tạo ra được các nội dung thu hút và hiệu quả nhất.

Levica tổng hợp & lược dịch từ Neilpatel

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

 

Công cụ Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

18 nguồn miễn phí để nghiên cứu đối thủ/thị trường

Tại sao lại cần phải tự nghiên cứu thị trường?

Tự nghiên cứu là quá trình quan trọng mà bạn thường cần phải tự làm nhằm phục vụ việc học tập hay làm việc. ví dụ bạn làm proposal để đề xuất cho khách hàng hay đang lên chiến lược marketing cho một sản phẩm, kế hoạch truyền thông thì việc tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu được xu hướng cung-cầu, hiểu được những thông tin cơ bản về người dùng là cần thiết để có cơ sở dựa trên đó mà xây dựng chiến lược / kế hoạch.

Tuy nhiên một trong những vấn đề mà bạn thường gặp phải trong quá trình tự nghiên cứu là làm sao để có được các nguồn đáng tin cậy và đầy đủ để hỗ trợ quá trình thu thập dữ liệu? Dưới đây Tú xin chia sẻ một số công cụ miễn phí mà bản thân hay dùng để tìm kiếm nhiều loại thông tin khác nhau phục vụ cho mục tiêu lên chiến lược, kế hoạch và định hướng cơ bản.

* FREE là các công cụ không yêu cầu trả bất cứ chi phí gì để truy cập và sử dụng toàn bộ dữ liệu và thông tin.

* FREEMIUM là các công cụ có cung cấp dữ liệu cơ bản miễn phí nhưng đôi khi muốn truy cập các tính năng cao hơn, tải hoặc thu thập nhiều dữ liệu hơn thì phải trả phí.

Các công cụ so sánh, đối chiếu

Đây là các công cụ dùng để đối chiếu và so sánh các website, các nền tảng, các hệ thống. Phù hợp cho các nghiên cứu cạnh tranh, nghiên cứu đối thủ, rút ra các thông tin phù hợp cho việc phát triển sản phẩm hay xây dựng chiến lược cạnh tranh, truyền thông.

1. Google Trends

Cho phép tìm kiếm và so sánh các từ khóa và mức độ từ khóa đó được tìm kiếm theo thời gian. Bạn có thể lọc từ khóa đó theo địa điểm, theo khu vực, theo ngành để có được các thông tin chi tiết hơn. Ví dụ nhập từ khóa GO VIET và GRAB để thấy mức độ tìm kiếm của 2 thương hiệu này và các từ khóa được tìm kiếm trong thời gian qua. Tuy nhiên với công cụ này cho một số ngôn ngữ có dấu như tiếng Việt sẽ cần phải cẩn thận vì nó có thể lẫn những từ khóa khác vào ví dụ từ khóa “GO VIET” là bao gồm cả những từ như “Gỗ Việt” (tên một thương hiệu khác) và GO-VIET.

Chi phí: FREE
Loại thông tin: xu hướng tìm kiếm, sự phổ biến dựa trên lượt tìm kiếm, sự quan tâm qua nền tảng tìm kiếm
Truy cập: Google Trends

2. NerdyData

Bạn có thể xem đây giống như là Google nhưng mà cho source code của website. Tức là bạn có thể tìm kiếm bất cứ thông tin nghiên cứu thị trường nào có trong source code của một website nào đó (thay vì là nội dung). Ví dụ khi vào website vnexpress tôi kiểm tra source code và tìm thấy Google Analytics ID là UA-41193011 và search ID này thì biết rằng vnexpress còn sử dụng GA ID này cho 9 website khác. Tương tự khi tôi tìm kiếm vnecdn.net là server CDN của vnexpress thì tôi thấy nó còn được dùng cho hơn 400 websites khác.


Chi phí: FREEMIUM
Loại thông tin: đoạn mã hay các elements xuất hiện trong backend code của các website được hệ thống này index
Truy cập: NerdyData

3. SimilarWeb

Công cụ kiểm tra web traffic ưa thích của mọi người. Công cụ này cung cấp tương đối chi tiết các thông tin từ số lượng traffic hàng tháng và chẻ nhỏ những thông số đó ra theo kênh, địa điểm và nguồn gốc các traffic đó. Công cụ này cũng cho phép so sánh nhiều website với nhau. Cũng như những công cụ kiểm tra web traffic khác, dữ liệu của SimilarWeb không phải thông tin chính gốc và chính xác thường sẽ luôn có độ chênh lệch, ít thì 20% – 30% nhiều thì có khi rất rất xa. Một số website sẽ có biểu tượng Google Analytics thì tức là dữ liệu đó đã được xác thực với Google Analytics của website đó và thường là chính xác hơn. Cá nhân tôi thì chẳng thấy lợi lộc gì từ việc phơi bày traffic của mình ra cho đối thủ tìm cả nên khuyên là đừng nên ai làm thế trừ khi bạn là số 1 trên thị trường và bạn muốn chứng thực điều đó.

Chi phí: FREEMIUM
Loại thông tin: thông tin ước lượng về traffic
Truy cập: SimilarWeb

4. Alexa

Trước khi chúng ta có SimilarWeb thì chúng ta có Alexa. Công cụ này cho phép xem các thông tin ước lượng về website traffic của trang web và một thời thứ hạng của Alexa từng được xem như thước đo về mức độ phổ biến của trang web đó. Tuy rằng mức độ tin tưởng của Alexa ngày nay không còn như xưa nhưng thật ra cũng chẳng có gì chỉ ra SimilarWeb chính xác hơn Alexa và ngược lại cho nên có nhiều nguồn để đối chiếu vẫn tốt hơn.

Chi phí: FREEMIUM
Loại thông tin: thông tin ước lượng về traffic
Truy cập: Alexa Vietnam Top Sites

Một số nguồn khác để tham khảo thêm về web traffic: TrafficEstimateStatCropWeb Informer

5. Datanyze

Là công cụ cung cấp thông tin ước lượng về thị phần của các nền tảng ứng dụng khác nhau trên thế giới. Được phân chia thành rất nhiều category khác nhau và trong đó bạn có thể chia nhỏ ra theo quốc gia và so sánh với một đối thủ khác. Hữu ích để xác định mức độ phổ biến của các

Chi phí: FREEMIUM
Loại thông tin: thông tin ước lượng về thị phần các nền tảng kỹ thuật được sử dụng bởi các website
Truy cập: Datanyze

6. Net Market Share

Website này cho bạn thấy được các thông tin về thị phần của các thiết bị, hệ điều hành, trình duyệt, hay bộ máy tìm kiếm trên các nền tảng khác nhau.

Chi phí: FREEMIUM
Loại thông tin: thông tin ước lượng về thị phần của các thiết bị, hệ điều hành, trình duyệt, bộ máy tìm kiếm
Truy cập: Net Market Share

Các nguồn thông tin tổng hợp tại Việt Nam

Các nguồn thông tin chính thống cho thị trường Việt Nam được cung cấp bởi chính phủ. Các báo cáo này được thực hiện bởi các cơ quan hành pháp và được chia sẻ công khai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân và công dân Việt Nam có thể truy cập được các thông tin cần thiết.

7. Tổng cục thống kê

Website chính thức của tổng cục thống kê Việt Nam với các thông tin về hành chính, dân số, đất đai, tài chính, đầu tư, xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp và nhiều chỉ số khác. Bạn có thể lọc các chỉ số này theo năm, theo vùng lãnh thổ và chỉ tiêu. Tuy nhiên chỉ có vấn đề là giao diện website và bộ lọc nhìn rất cũ kỹ và có thể không thật sự thân thiện người dùng lắm.

Chi phí: FREE
Loại thông tin: thông tin tổng hợp về Việt Nam
Truy cập: Website Tổng Cục Thống Kê

8. Cục thống kê thành phổ Hồ Chí Minh

Website của cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh có một số dữ liệu về kinh tế, tiêu dùng, đầu tư và một số chỉ tiêu chủ yếu khác của riêng thành phố này. Hữu ích nếu bạn cần một số dữ liệu chỉ của khu vực thành phố Hồ Chí Minh không thôi. Tuy nhiên dữ liệu trên trang này lại nằm dưới dạng các báo cáo pdf nên bạn có thể phải tự trích lọc ra.

Chi phí: FREE
Loại thông tin: thông tin tổng hợp về khu vực Hồ Chí Minh
Truy cập: Website Cục Thống Kê HCM

9. Cục thống kê thành phố Hà Nội

Website của cục thống kê thành phố Hà Nội có một số dữ liệu về kinh tế, tiêu dùng, đầu tư và một số chỉ tiêu chủ yếu khác của riêng thành phố này. Hữu ích nếu bạn cần một số dữ liệu chỉ của thủ đô không thôi. Tuy nhiên dữ liệu trên trang này lại nằm dưới dạng các báo cáo pdf nên bạn có thể phải tự trích lọc ra.

Chi phí: FREE
Loại thông tin: thông tin tổng hợp về khu vực Hà Nội
Truy cập: Website Cục Thống Kê Hà Nội

* Ngoài ra nếu bạn cần thông tin thống kê chi tiết của các tỉnh thành khác ngoài Hồ Chí Minh và Hà Nội thì cục thống kê cũng có các website nhỏ ở từng tỉnh và cung cấp các số liệu địa phương. Đáng tiếc là website tổng cục thống kê lại không có một danh mục chứa tất cả các website của từng tỉnh để người dùng có thể tìm kiếm nên việc tìm kiếm phải dựa vào Google. Bạn có thể tìm kiếm với cú pháp “cục thống kê + tên tỉnh / thành phố” để tìm được kết quả (thường nằm trong top 10).

10. Bộ tư pháp

Website của bộ tư pháp có chứa dữ liệu và thống kê theo từng năm về các thông tin dân sự như số lượng đăng ký kết hôn, khai sinh, nhận nuôi, giao dịch dân sự, v.v… Các thông tin này cũng nằm trong báo cáo và do đó bạn phải tự trích lọc ra.

Chi phí: FREE
Loại thông tin: thông tin tổng hợp về các vấn đề dân sự và hành pháp của Việt Nam
Truy cập: Website Bộ Tư Pháp

11. Tổng Cục Dân Số & Kế Hoạch Hóa Gia Đình

Wbsite của tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình có các thông tin khá chi tiết về dân số, gia đình, giới tính, trẻ em, tỉ lệ sinh sản và tử vong của dân số. Tuy nhiên các thống kê này có vẻ chưa được cập nhật từ năm 2015 đến nay. Nguồn tham khảo phụ thêm.

Chi phí: FREE
Loại thông tin: thông tin tổng hợp về dân số và kế hoạch hóa, gia đình của Việt Nam
Truy cập: http://gopfp.gov.vn/so-lieu

Các nguồn thông tin tổng hợp toàn cầu và các khu vực (bao gồm cả Việt Nam)

12. Index mundi

Website tổng hợp thông tin về nhâu khẩu học, môi trường, kinh tế và rất nhiều đầu mục khác. Website này sử dụng dữ liệu mới và được cập nhật từ các nguồn có thể coi là chính thống như CIA World Factbook và UN Data. Việc tổng hợp này tiện dụng nhưng nếu cần xem chi tiết hơn và một số so sánh biểu đồ thì nên xem nguồn gốc.

Chi phí: FREE
Loại thông tin: thông tin tổng hợp ở Việt Nam và các vùng lãnh thổ khác
Truy cập: Indexmundi

13. CIA World FactBook

Cơ sở dữ liệu về nhân khẩu học của đại đa số các quốc gia và lãnh thổ trên thế giới được cập nhật bởi cơ quan tình báo Mỹ CIA. Đa số các thông tin đều được cập nhật hàng năm và theo Tú là có tính chính xác cao. Ngoài ra còn có thể xem biểu đồ so sánh theo năm để thấy sự thay đổi. Một cơ sở dữ liệu rất hữu ích nếu bạn cần các thông tin chung về kinh tế, dân sự và các thông tin vĩ mô.

Chi phí: FREE
Loại thông tin: thông tin tổng hợp ở Việt Nam và các vùng lãnh thổ khác
Truy cập: CIA World FactBook

14. UN Data / UNStats

Website của cục thống kê trực thuộc liên hợp quốc và cũng như CIA World Factbook cung cấp các thông tin khá đầy đủ về nhân khẩu học, kinh tế, dân sự của rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nguồn dữ liệu của UN Data lại có các bộ lọc tương đối tốt giúp việc tìm kiếm tương đối dễ dàng. Thậm chí còn có cả API kết nối nếu bạn cần lấy những dữ liệu này về một cách tự động cho hệ thống của bạn.

Chi phí: FREE
Loại thông tin: thông tin tổng hợp ở Việt Nam và các vùng lãnh thổ khác
Truy cập: data UN và UN Stats

15. World Bank Data

Website của tổ chức Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) chứa rất nhiều nguồn dữ liệu về dân số, tài chính, kinh tế của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Được cập nhật khá đầy đủ và có các tính năng tạo thành biểu đồ / đồ thị khá rõ ràng và chi tiết. Ngoài ra World Bank cũng cho phép bạn download các nguồn dữ liệu này xuống dưới dạng Excel hoặc CSV.

Chi phí: FREE
Loại thông tin: thông tin tổng hợp ở Việt Nam và các vùng lãnh thổ khác
Truy cập: Data World Bank

16. Statista

Website tổng hợp các nội dung nghiên cứu và visualize các kết quả này thành các chart phù hợp, tiện lợi để sử dụng trong các presentation. Có thông tin phủ rộng ở gần như tất cả các mảng và nhiều nghiên cứu thị trường và thông tin theo từng năm, khu vực hay quốc gia. Dữ liệu về mặt chính xác thì cũng tùy vì có một số lấy từ những nguồn chính thống nhưng một số dữ liệu thì từ những nguồn nghiên cứu độc lập nên chưa hoàn toàn kết luận được về mức độ xác thực. Một số thông tin được chia sẻ FREE nhưng một số thông tin cần phải trả phí mới tiếp cận được.

Chi phí: FREEMIUM
Loại thông tin: thông tin tổng hợp nhiều chủ đề khác nhau
Truy cập: Statista

17. Gapminder

Gapminder Foundation là tổ chức được thành lập với mục tiêu là chống lại sự thiếu hụt nghiêm trọng về kiến thức xã hội của đại chúng bằng cách cung cấp các thông tin tổng hợp và các nội dung được chứng thực bởi dữ liệu. Có nhiều nguồn thông tin cấp độ toàn cầu cũng như địa phương được chia ra thành nhiều ngách như kinh tế, giáo dục, môi trường, sức khỏe, dân số, v.v… Gapminder cũng cung cấp một công cụ bạn có thể download để xây dựng những đồ thị từ các dữ liệu này.

Chi phí: FREE
Loại thông tin: thông tin tổng hợp nhiều chủ đề khác nhau
Truy cập: Gapminder

18. Internet Live Stats

Bạn muốn biết mỗi giây có thêm bao nhiêu người dùng internet mới, bao nhiêu website mới, bao nhiêu email được gửi đi, bao nhiêu lần tìm kiếm trên Google, bao nhiêu video views trên Youtube, v.v… Trang web này sẽ là nguồn thông tin hữu dụng nếu bạn cần những chỉ số tổng quan về internet và các nền tảng.

Chi phí: FREE
Loại thông tin: thông tin ước lượng và tổng hợp về nhiều nền tảng internet phổ biến
Truy cập: Internet Live Stats

Hi vọng bài viết tổng hợp này sẽ mang lại cho các bạn những công cụ hữu ích hỗ trợ bạn tốt hơn trong việc thu thập thông tin, dữ liệu để phục vụ việc tự nghiên cứu cho kế hoạch và chiến lược của mình. Nếu có những công cụ và nguồn dữ liệu nào hữu ích nhưng chưa được đề cập hãy comment lại bên dưới để Tú có thể cập nhật thêm danh sách.

Nguồn: conversion.vn

Công cụ Marketing, Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

INFOGRAPHIC: Làm thế nào đo lường hiệu quả Content Marketing?

Content Marketing mang đến hiệu quả to lớn trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Tuy nhiên làm sao để biết nội dung tiếp thị của bạn có hiệu quả hay không? Đây là bài toán hóc búa mà rất nhiều marketer gặp phải khi thực hiện các kế hoạch sản xuất nội dung marketing cho doanh nghiệp. Trên thực tế, chỉ có 21% B2B marketers dám khẳng định họ đã thành công trong việc đo lường hiệu quả của tiếp thị nội dung mang lại. Nhưng liệu chúng ta nên bắt đầu đo lường từ đâu khi hiện còn chưa có một tiêu chuẩn chung thống nhất nào?

Để bắt đầu, trước tiên hãy đặt ra câu hỏi: Mục tiêu của bạn là gì?

Mỗi dạng content marketing trong một giai đoạn nhất định sẽ có mục tiêu riêng. Ví dụ: khi bạn xây dựng content cho giai đoạn nhận biết thì mục tiêu chính đó là thu hút sự chú ý của người dùng đối với thương hiệu. Bạn cần xác định rõ mình đang ở đâu trong các giai đoạn mua hàng, từ đó định hướng được mục tiêu cụ thể trước khi tiến hành đo lường, đánh giá hiệu quả content marketing.

Dưới đây Levica xin giới thiệu và hướng dẫn cho bạn cách đo lường hiệu quả content marketing ứng với từng giai đoạn cụ thể trong quá trình mua hàng.

1. Giai đoạn nhận biết

Ở giai đoạn này, mục tiêu chính mà content marketing cần đạt được là tăng mức độ nhận biết thương hiệu.

Một vài số liệu có thể theo dõi hàng ngày để biết nội dung của bạn có đạt hiệu quả không, chính là lượt view, lượt truy cập, thứ hạng trên bảng kết quả tìm kiếm,… Bạn cũng có thể gán giá trị tiền tệ cho từng hoạt động của mình. Chẳng hạn, khi sử dụng Facebook hay Twitter để quảng bá nội dung, cuối mỗi chiến dịch, hãy tính toán lượng tiếp cận. Đồng thời, sử dụng công cụ quảng cáo để xác định ngân sách tạo ra lượng khách hàng tiềm năng đó là bao nhiêu.

2. Giai đoạn xem xét

Mục tiêu chính của content marketing giai đoạn này là thúc đẩy khách hàng tiềm năng tương tác với nội dung thông qua việc đọc, bình luận, chia sẻ, v.v… Hiệu quả của nội dung tiếp thị lúc này sẽ được đo lường bằng các chỉ số như: tổng số lượt xem trang, time on site, tỷ lệ bỏ trang, số lượt tải nội dung,…

3. Giai đoạn quyết định chuyển đổi

Trong giai đoạn này, mục tiêu mấu chốt mà content marketing của bạn cần đạt được là tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng. Để đo lường hiệu quả, bạn có thể chú ý vào các chỉ số như: số lượng khách hàng đồng ý cung cấp thông tin, điền vào form mẫu, trả lời tin nhắn/email, doanh số bán hàng,… Tùy vào mục đích bạn muốn khách hàng chuyển nổi mà sẽ có những chỉ số tương ứng phù hợp để xem xét, đo lường. Ví dụ, nếu bạn muốn khách hàng cung cấp thông tin cá nhân cho công ty mình thì chỉ số đo lường hiệu quả content marketing tương ứng sẽ là số lượng khách hàng điền vào form mẫu.

*** Mời bạn đọc Infographic bên dưới để hiểu rõ hơn về cách đo lường hiệu quả Content Marketing.

đo lường hiệu quả content marketing

 

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Làm sao để đo lường hiệu quả video content marketing?

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

INFOGRAPHIC: 5 lý do khiến cho nội dung của bạn không viral

Sản xuất nội dung viral là điều ai cũng mong muốn nhưng không phải người nào cũng làm được. Có rất nhiều sai lầm dẫn đến việc nội dung không thể lan truyền. Việc tìm ra gốc rễ vấn đề sẽ giúp bạn sớm cải thiện tình hình và khiến nội dung trở nên thu hút hơn. Infographic bên dưới sẽ chỉ ra các nguyên nhân trực tiếp khiến cho khán giả quay lưng với nội dung của bạn và cách khắc phục tương ứng.

Sau đây là 1 vài nguyên nhân sơ bộ:

  • Thiếu cảm xúc hấp dẫn
  • Không đáng để chia sẻ
  • Không đúng lúc
  • Thiết kế kém
  • Phân phối kém

Hãy xem thông tin chi tiết trong Infographic để biết thêm chi tiết.

 

5 lý do khiến nội dung không viral

 

Nếu vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Skip to toolbar