Lựa chọn chủ đề

Bạn hãy xem xét các câu hỏi dưới đây ở giai đoạn đầu của quá trình biên tập. (Mẹo: Yêu cầu những cộng tác viên/người viết bài gửi một tiêu đề nháp/phác thảo ngắn gọn cho các phần nội dung trước khi họ bắt đầu viết để bạn có thể hướng họ đi đúng hướng và tiết kiệm thời gian cho họ).

  • Chủ đề này có phù hợp với chiến lược nội dung của chúng ta không? Liệu người đọc/khách hàng của chúng ta có quan tâm đến nó không?
  • Chúng ta hoặc đối thủ đã đề cập đến chủ đề này một cách toàn diện trong quá khứ chưa? Liệu có bổ sung thêm bất cứ điều gì mới và thú vị để tạo được ít nhiều tiếng vang cho nội dung trên website không?
  • Các khía cạnh đề cập có thể được điều chỉnh để thú vị hơn không?

Cấu trúc & Định dạng bài viết

Cách người viết trình bày, tổ chức nội dung và ý tưởng là một phần quan trọng trong quá trình chỉnh sửa. Hãy tự hỏi những câu hỏi này để xác định lại liệu nội dung có được cấu trúc và định dạng một cách tối ưu hay chưa.

  • Đây có phải là định dạng chuẩn cho nội dung này không? Chủ đề này sẽ được thể hiện tốt hơn dưới dạng ebook hay một bài đăng blog? Nếu đây là một bài đăng trên blog, nó nên được định dạng như một danh sách liệt kê, đối lập hay ở dạng ghép nối, v.v.
  • Mạch văn của nội dung có logic không? Các chương / tiêu đề / luận điểm có được tổ chức theo thứ tự hợp lý và tự nhiên dẫn dắt người đọc trong toàn bộ nội dung không?
  • Những ý lớn của nội dung có được chia nhỏ bằng cách xuống dòng và thêm tiêu đề để thuận mắt giúp người đọc dễ lướt nhanh hơn không?
  • Các đề mục có thú vị, hấp dẫn và rõ ràng không?
  • Có phải tất cả các ý chính gắn liền với chủ đề đều được đề cập trong bài viết không?
  • Các tiêu đề có được định dạng nhất quán không? – Không chỉ trong nội dung này, mà còn ở các nội dung khác? Các tiêu đề khác nhau (H2 (header 2) vs H3 vs H4) có được định dạng để biểu thị phân cấp nội dung không?
  • Định dạng tổng thể bài viết nhìn như thế nào? Liệu nó giúp người đọc lướt dễ dàng không?
  • Các điểm / thống kê / ý tưởng quan trọng đã được bôi đậm để thu hút sự chú ý của độc giả chưa?
  • Các hình ảnh và đồ thị có được bố trí ở vị trí thích hợp không?
  • Các hình ảnh có chất lượng và thú vị không?

Viết bài

Phần này khá quan trọng vì những lý do rất hiển nhiên. Dưới đây là những điều bạn cần xem xét khi đánh giá bài viết của mình.

  • Nội dung có được viết tốt không?
  • Bài viết có thú vị, mang tính giải trí và dễ đọc không?
  • Liệu nội dung có phải là kể lại một câu chuyện không?
  • Liệu các phần chuyển đoạn có được diễn đạt tốt và trôi chảy không?
  • Ngữ pháp được sử dụng có đúng không?
  • Đoạn giới thiệu có thu hút được sự chú ý của người đọc không? Liệu nó có đủ thú vị để người đọc tiếp tục đọc không? (Mẹo: Hãy nhớ rằng 10% độc giả không cuộn xuống để đọc hết bài báo)
  •  Đoạn giới thiệu có khái quát hóa được phần nội dung còn lại trong bài và chỉ ra giá trị mà người đọc sẽ nhận được thông qua bài viết không?
  • Giọng văn có phù hợp với nội dung được trình bày không?
  • Cách hành văn và thuật ngữ được sử dụng có phù hợp với đối tượng mục tiêu đang được nhắm tới không?
  • Ý kiến từ bài viết có phù hợp với thông điệp chung của tất cả các nội dung và của công ty không?
  • Tuy nhiên, liệu chúng ta vẫn cho phép phong cách viết riêng của tác giả được tỏa sáng?

Các yếu tố hỗ trợ

Đây là một số cân nhắc bổ sung để làm cho nội dung của bạn từ tốt trở thành tuyệt vời.

  • Chúng ta đã đưa ra các ví dụ (thực tế hoặc giả thiết) để minh họa cho các luận điểm của chúng ta chưa?
  • Chúng ta đã sử dụng các dữ liệu, thống kê hay các trích dẫn để hỗ trợ, bổ sung ý cho các luận điểm của chúng ta chưa?
  • Có các yếu tố hỗ trợ khác để nâng cao nội dung không? (ví dụ như SlideShare, video, hình ảnh, v.v …)

Quyền sở hữu tư liệu

Bất kỳ nhà biên tập giỏi nào cũng cần phải đảm bảo được rằng mình đã ghi rõ quyền tác giả hoặc đã trích nguồn tư liệu. Đây là những gì bạn cần phải suy nghĩ về vấn đề này:

  • Các thống kê, dữ liệu, trích dẫn, ý tưởng, vv đã được ghi đúng nguồn gốc?
  • Dữ liệu có được giải thích chính xác và không bị mất ý khi dịch từ nguồn ban đầu?
  • Trong phần trích dẫn, chúng ta có ghi đúng chính tả tên và chức danh / công ty của họ không?
  • Có phải chúng ta đã tạo liên kết các trích dẫn của mình về trang nguồn? (Mẹo: Gửi cho họ một số liên kết sẽ giúp xây dựng mối quan hệ và tăng cường liên kết ngoài trang – outbound link cho website của bạn)
  • Chúng ta có thực sự được phép sử dụng những hình ảnh đó không?

Lựa chọn Tiêu đề

Tiêu đề / đề mục của nội dung thường là ấn tượng đầu tiên mà người đọc dành cho nội dung của bạn (khi nghĩ về các chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội, kết quả tìm kiếm, v.v.), do đó, bạn cần phải dành thời gian và suy nghĩ cẩn thận khi lựa chọn nó. Dưới đây là những điều cần xem xét khi lựa chọn tiêu đề.

  • Tiêu đề có hấp dẫn và thú vị đủ để mọi người click vào và đọc bài không?
  • Tiêu đề có phản ánh chính xác nội dung bên trong không? Hay nó quá giật gân/gây hoài nghi?
  • Tiêu đề có ngắn gọn và súc tích không? (Mẹo: Hãy nhớ rằng tiêu đề dài hơn sẽ bị cắt bỏ trong kết quả của công cụ tìm kiếm)
  • Từ khóa dùng ở tiêu đề có đủ để nhận biết mà không quá nặng nề cũng như phá hỏng trải nghiệm của độc giả hay không?

Hướng dẫn phong cách viết

Các hướng dẫn bằng văn bản đóng vai trò là cơ sở tham chiếu khi có các thắc mắc về ngữ pháp và chấm câu trong bài viết. Một bản hướng dẫn trả lời các câu hỏi đại loại như: khi nào bạn phải sử dụng loại tiêu đề này cho tiêu đề và đề mục bài báo; khi nào bạn viết hoa từ “internet”; hoặc khi nào bạn phải sử dụng “dấu phẩy” theo chuẩn. Bạn có thể áp dụng kiểu đã được thiết lập sẵn tùy theo mỗi loại/nhóm phong cách viết, hoặc có thể tự tạo ra một kiểu riêng cho phép mượn ý tưởng từ các trường phái tư duy khác nhau và giải quyết bất kỳ vấn đề cụ thể nào cho ngành hoặc công ty của bạn. Điều quan trọng là phải nhất quán trên tất cả nội dung bạn xuất bản.

  • Có bất cứ điều gì mâu thuẫn với hướng dẫn phong cách của chúng ta không? (Mẹo: Nếu bạn không có hướng dẫn phong cách nào, bạn có thể tải xuống bản hướng dẫn của HubSpot và tùy chỉnh nó theo ý thích của mình.)

Điểm kết thúc

Bạn gần xong rồi! Nhưng đừng bỏ qua những bước quan trọng cuối cùng này.

  • Liệu bài viết có liên kết nội bộ với các tài nguyên khác, trang đích hoặc các bài viết khác trên blog?
  • Các liên kết đó có được kiểm tra để xác nhận rằng không có trường hợp bị hỏng link (die link) và chúng dẫn người đọc đến đúng trang cần đến không?
  • Nội dung đã được kiểm tra chính tả chưa?
  • Có phải tên của bất kì công ty nào xuất hiện trong bài viết đều đã được tham chiếu chính tả và viết đúng kiểu không?
  • Nội dung có chứa bất kỳ thông tin nhạy cảm hoặc gây tranh cãi nào mà bạn cần phải có sự chấp thuận của người khác trước khi xuất bản không? (ví dụ như phòng pháp chế hoặc bộ phận PR của công ty)
  • Có bất kỳ số liệu thống kê hoặc trích dẫn nào (v..v) được sử dụng đã được kiểm tra thực tế không?
  • Bài báo có được nghiên cứu kỹ lưỡng không?
  • Có thẻ mô tả meta decription súc tích và rõ ràng không? (khi thích hợp)
  • Bài viết có được gắn thẻ với các thẻ thích hợp không? (khi thích hợp)
  • Ngày xuất bản / thời gian đã được kiểm tra kép để chúng ta không vô tình lập kế hoạch cho 9 giờ tối thay vì 9 giờ sáng không?
  • Liệu có thêm cách nào để làm cho nội dung trở nên được phát tán không? (ví dụ: thêm nút ‘Ghim’ vào hình ảnh độc quyền / đồ họa / biểu đồ, thêm vào các liên kết tweet, các nút chia sẻ trên mạng xã hội, v.v …)
  • Có bao gồm lời kêu gọi hành động (CTA) nào không nếu thích hợp?

Kiểm tra hoàn thiện cuối cùng

Tất cả các chỉnh sửa trọng tâm của bài viết đã được thực hiện, bây giờ bạn hãy ngồi xem lại nội dung của mình một cách toàn diện. Sau đó hãy tự hỏi những câu hỏi cuối cùng này.

  • Nội dung có bất cứ điều gì có thể gây hại cho bất kỳ đối tác, các bên liên quan, đối tượng hoặc cho chính công ty không?
  • Nội dung có gây khó chịu cho một số đối tượng trong số những người xem của chúng ta không? Nếu có, điều đó có đáng không?
  • Có phải chúng ta đã tiến hành kiểm tra lại các tính toán toán học mà chúng ta tự thực hiện không?
  • Nội dung có đi ngược lại với sứ mệnh, triết lý, mục tiêu của công ty không, v.v …?
  • Chúng ta có bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để xây dựng mối quan hệ với những người có ảnh hưởng, lãnh đạo ngành công nghiệp, v.v không?

Bạn có thể tự do điều chỉnh danh sách biên tập này! Tải xuống nội dung này trong file Word (Phiên bản tiếng Anh) Tại đây.

Levica lược dịch từ Evernote

Xem thêm các phần khác của Content Marketing Plan:

Content Marketing Plan-P.1: Đánh giá thực trạng và thiết lập mục tiêu

Content Marketing Plan-P2: Tạo Diện mạo người mua của bạn (Bao gồm template)

Content Marketing Plan-P3: Làm thế nào để tạo ra thật nhiều ý tưởng cho nội dung

Content Marketing Plan-P4: Làm thế nào để tạo lịch biên tập nội dung (Bao gồm Template)

Content Marketing Plan-P5: 10 bí kíp giúp phát triển nội dung

Content Marketing Plan-P6: 54 Checklist quan trọng trong biên tập nội dung (Bao gồm Template)

Content Marketing Plan-P7: 17 mẫu hình ảnh cho mạng xã hội của Hubspot

Content Marketing Plan-P8: 05 mẫu Infographic tuyệt vời của Hubspot

Content Marketing Plan-P9: 05 mẫu Ebook miễn phí của Hubspot

Content Marketing Plan-P10: Download Free mẫu SlideShare của Hubspot

 Content Marketing Plan-P11: Free mẫu kịch bản Video của Hubspot

Content Marketing Plan-P12: Download Free mẫu Blog của Hubspot

Content Marketing Plan-P13: Chiến lược quảng cáo nội dung trên các kênh trả tiền – bởi Simon Penson

Content Marketin Plan-P14: 10 mẹo giúp xúc tiến nội dung hiệu quả – Kieran Flanagan

Content Marketing Plan – P15 (END): Quảng bá nội dung hiệu quả – Kelvin Newman

 

Related Post