Tag: tiếp thị giới thiệu

tiếp thị giới thiệu
Công cụ Marketing, Kinh nghiệm marketing

8 chiến lược giới thiệu giúp bạn gấp đôi doanh số bán hàng

Chiến dịch giới thiệu (referrals) là một trong những phần quan trọng nhất trong chiến lược bán hàng thành công. Trong thực tế, không có cách nào đáng tin cậy hơn để phát triển bất kỳ doanh nghiệp thông qua tìm kiếm nguồn giới thiệu. Nhưng chỉ khi nó được thực hiện một cách có hệ thống, thì đây là một phương pháp thông minh.

Không may, hầu như những người bán hàng đều sử dụng phương pháp lỗi thời, bất chấp thành công hay thất bại để có được các cơ hội kinh doanh. Không có gì ngạc nhiên khi việc giới thiệu gây cảm giác sợ hãi và sự trì hoãn cho nhiều người.

Nhưng giới thiệu không phải là “tai ương” của đời bạn. Thay vào đó, chúng có thể khiến việc bán hàng của bạn tốt hơn. Hãy cùng theo dõi 8 chiến lược giới thiệu một cách hệ thống như một phần trong việc tiếp cận bán hàng. Có thể giúp bạn tăng gấp đôi doanh số trong vòng 1 năm.

Các chiến lược giới thiệu

1. Ngừng gọi là “giới thiệu”

2. Vượt qua nỗi sợ của việc hỏi

3. Diễn đạt nó như một yêu cầu giúp đỡ

4. Tận dụng toàn bộ mạng lưới của bạn

5. Nhận đặc điểm cụ thể về giới thiệu lý tưởng của bạn

6. Yêu cầu một giới thiệu mỗi ngày

7. Có trách nhiệm với những con số

8. Tổ chức các sự kiện độc quyền, chỉ tham gia khi được mời

1. Ngừng gọi là “giới thiệu”

Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng nó đúng: Yêu cầu cho “giới thiệu” không phải là cách tốt nhất để nhận lại nhiều hơn. Nhiều khách hàng của bạn không chắc ý nghĩa của thuật ngữ này. Họ có thể nghĩ bạn cần một tài liệu tham khảo hay cho là bạn chỉ đang tìm kiếm tên và số điện thoại. Nhưng cái bạn thực sự muốn là một lời giới thiệu. Vậy, tại sao không yêu cầu chúng một cách trực tiếp?

Bằng cách dừng cuộc nói chuyện về cơ hội kinh doanh và đơn giản yêu cầu lời giới thiệu, bạn sẽ làm nó tiến triển nhiều hơn trong một thời gian ngắn. Thử áp dụng cách này trong thời gian tới khi bạn săn tìm các khách hàng tiềm năng thông qua các lời giới thiệu. Khách hàng của bạn hay bạn bè sẽ hiểu ngay lập tức cái bạn cần.

Để biết nhiều hơn về chiến lược giới thiệu này, xem qua đoạn video sau:

2. Vượt qua nỗi sợ của việc hỏi

Nếu bạn sợ khi yêu cầu “giới thiệu”, thì không phải chỉ có mình bạn đâu. Nhiều nhân viên bán hàng do dự khi bắt đầu cuộc trò chuyện với khách hàng tiềm năng để yêu cầu một lời giới thiệu. Một cách duy nhất để vượt qua nỗi sợ này là hỏi bằng mọi cách. Hãy suy nghĩ về nó theo cách này: bạn sẽ không bao giờ đánh mất cơ hội kinh doanh nếu yêu cầu lời giới thiệu, nhưng bạn không hề biết được bao nhiêu cơ hội sẽ vụt mất khi không hỏi.

Mang trong mình tư duy này và đây là thời gian để vượt qua nỗi sợ khi yêu cầu giới thiệu – hãy làm nó đi nào. Nỗi sợ của việc yêu cầu giới thiệu là một mất mác cơ hội lớn. Buộc bản thân vượt qua nỗi sợ và rồi bạn sẽ cảm ơn chính mình.

3. Diễn đạt nó như một yêu cầu giúp đỡ

Khi bạn yêu cầu giới thiệu, điều này quan trọng để diễn đạt nó thành một yêu cầu giúp đỡ. Tại sao? Vì con người thích giúp người khác, đặc biệt là khi họ đã biết và thích những người đó.

Bắt đầu yêu cầu của bạn cho việc giới thiệu bằng cách nói “Tôi tự hỏi rằng tôi có thể nhận sự giúp đỡ của bạn về….” Khi bạn làm điều này, bạn sẽ thiết lập một cuộc trò chuyện hữu ích và làm người khác cảm thấy tốt khi giúp bạn.

4. Tận dụng toàn bộ mạng lưới của bạn

Tận dụng thế mạnh mạng lưới mối quan hệ của bạn. Điều này đặc biệt đúng khi bạn nhắc đến việc giới thiệu. Đừng giới hạn bản thân chỉ trong một nhóm mạng lưới của bạn khi yêu cầu những lời giới thiệu. Các khách hàng hiện tại là một nguồn giới thiệu tuyệt vời, nhưng chỉ ở một mức độ nào đó thôi/ họ chỉ là một trong những mạng lưới mối quan hệ của bạn thôi.

Những khách hàng cũ của bạn, các kết nối trong ngành, đồng nghiệp trước đây và hiện nay, bạn bè, thành viên gia đình, người quen xã hội, những người bạn chung – tất cả đều là nguồn giới thiệu đầy hữu ích. Càng nhiều người mà bạn yêu cầu lời giới thiệu, đơn giản và dễ hiểu, bạn càng nhận được nhiều hơn các cơ hội kinh doanh.

5. Nhận thông tin cụ thể về giới thiệu lý tưởng của bạn

Một trong những sai lầm lớn nhất của nhân viên bán hàng là không rõ ràng về loại giới thiệu họ muốn. Thông thường, nhân viên bán hàng nói “Vậy bạn biết những ai nào? Bạn nghĩ ai có thể là đối tượng phù hợp với những gì tôi cung cấp” điều này đặt tất cả áp lực lên người giúp bạn. Thay vào đó bạn nên cụ thể về khách hàng tiềm năng lý tưởng của bạn trông thế nào.

Khi bạn yêu cầu một sự giới thiệu, hãy cho ví dụ rõ ràng về loại khách hàng tiềm năng bạn quan tâm trong việc kết nối. Chia sẻ thông tin như nghề nghiệp cụ thể của họ, công ty họ đang làm việc, lĩnh vực kinh doanh của họ, doanh thu trung bình hay những thông tin quan trọng khác. Sau đó, hãy để người đó nghĩ về ai trong mạng lưới của họ phù hợp để giới thiệu cho bạn

6. Yêu cầu một giới thiệu mỗi ngày

Điều này có vẻ như rất mất thời gian, nhưng nó thực sự mất bao lâu để yêu cầu chỉ một lời giới thiệu? Bạn có thể hoàn thành việc này chỉ trong vòng 15 phút. Do đó hãy khiến thời gian này là 15 phút quan trọng nhất trong mỗi ngày làm việc của bạn.

Khi bạn yêu cầu một sự giới thiệu mỗi ngày làm việc, bạn yêu cầu 5 lần cho mỗi tuần và cuối cùng có khoảng 250 yêu cầu trong vòng một năm. Một con số cực lớn! Tưởng tượng xem bao nhiêu khách hàng tiềm năng lý tưởng bạn có thể kết nối với họ từ 250 yêu cầu giới thiệu mỗi năm.

7. Có trách nhiệm với những con số

Đừng chỉ nói rằng bạn sẽ yêu cầu một sự giới thiệu mỗi ngày – hãy lập một kế hoạch, bám sát và thực hiện theo. Không chịu trách nhiệm trước những con số là một trong những lý do phổ biến nhất khiến nhân viên bán hàng không đạt hiệu quả kinh doanh nhờ việc giới thiệu. Nếu mục tiêu của bạn là 5 lần giới thiệu mỗi tuần, thì hãy tạo một hệ thống giúp bạn có trách nhiệm với con số đó mỗi tuần.

Điều quan trọng là đảm bảo rằng các mục tiêu của bạn thực tế và sử dụng lịch trực tuyến hoặc hệ thống CRM đáng tin cậy, giúp theo dõi các giới thiệu của bạn. Chịu trách nhiệm với chiến lược giới thiệu mới này sẽ dẫn đến gia tăng doanh số bán hàng.

8. Tổ chức các sự kiện độc quyền, chỉ tham gia khi được mời

Chiến lược này là cách tiếp cận tốt nhất để thu hút khách hàng mới. Để chiến lược này hiệu quả, hãy đảm bảo rằng sự kiện của bạn mang lại cảm giác rất “độc quyền”/chỉ dành riêng cho họ. Mời khách hàng cực kì tiềm năng và khách hàng đến một địa điểm cao cấp. Bằng cách mời cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, bạn thậm chí sẽ thấy những khách hàng tốt nhất của mình bắt đầu bán hàng cho bạn đấy. Đó là nơi mà phép thuật xảy ra.

Những sự kiện này cũng là một cơ hội hoàn hảo để yêu cầu mọi người trong mạng lưới của bạn giới thiệu cho những người có thể nhận được giá trị từ sự kiện. Bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng mọi người yêu thích cơ hội nhận lời mời cho bạn bè và đồng nghiệp của họ đến một sự kiện “độc quyền”.

Bạn sẽ dùng chiến lược nào trong số 8 chiến lược mạnh mẽ này để gấp đôi doanh thu của mình, thông qua các lượt giới thiệu trong năm tới? Chia sẻ suy nghĩ và mục tiêu của bạn bên dưới bài viết nhé.

Levica lược dịch từ blog.hubspot.com

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Ý tưởng Marketing

5 phần thưởng nên sử dụng cho chiến dịch referral marketing

Phần thưởng là một yếu tố rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự thành công của chiến dịch tiếp thị giới thiệu. Nếu bạn không “trao thưởng” xứng đáng cho người dùng, thì họ sẽ thiếu động lực để giới thiệu thương hiệu của bạn. 

Vậy phần thưởng cho chiến dịch referral marketing trên Facebook Messenger thế nào là phù hợp? Nếu vẫn đang băn khoăn thì hãy tham khảo các gợi ý dưới đây của Levica!

I. Thế nào là 1 phần thưởng phù hợp cho chiến dịch referral marketing?

Nói về phần thưởng cho chiến dịch referral marketing thì có rất nhiều cách để lựa chọn. Tuy nhiên, một trong những lựa chọn tồi tệ nhất mà bạn có thể làm đó là: tặng những món quà không hề liên quan đến bản sắc thương hiệu. 

Tại sao lại như vậy?

Hãy suy nghĩ lại mục đích khi thực hiện chiến dịch referral marketing! Có phải bạn muốn sản phẩm/dịch vụ của mình sẽ được nhiều người biết đến và sử dụng thông qua các lượt chia sẻ, giới thiệu? Vậy mà bạn lại tặng thưởng một món quà chẳng hề “ăn nhập” gì với thương hiệu. Đó chẳng phải là sai lầm cực kỳ ngớ ngẩn hay sao?

Bài học cần khắc cốt ghi tâm là: “Đừng bao giờ tặng iPhone cho người giới thiệu nếu bạn là một doanh nghiệp kinh doanh giày dép. Bởi vì chẳng có mối liên hệ nào giữa phần thưởng và công ty của bạn cả.” Người tham gia có thể sẽ giới thiệu thương hiệu của bạn vì phần thưởng đắt giá nhưng điều đó không giúp bạn có thêm khách hàng tiềm năng và nâng cao doanh số.

Khi thực hiện một chiến dịch tiếp thị giới thiệu, đừng cố gắng “hối lộ” mọi người bằng những món quà hấp dẫn trong khi họ không hề quan tâm đến công ty bạn. Thay vào đó, hãy tặng những gì gần gũi và phù hợp với thương hiệu. Ví dụ, nếu kinh doanh thuốc điều trị bệnh tim, bạn có thể tặng các thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ tim mạch cho người tham gia chương trình referral marketing. Phần thưởng mang giá trị thương hiệu sẽ là yếu tố giúp thúc đẩy sự kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Đọc đến đây, có lẽ nhiều bạn vẫn sẽ thắc mắc: “Phần thưởng liên quan đến thương hiệu cụ thể là phần thưởng như thế nào?” Hãy cứ bình tĩnh! Để giúp bạn trả lời câu hỏi trên, trong phần tiếp theo, Levica sẽ đưa ra 5 gợi ý phần thưởng cho chiến dịch referral marketing trên Facebook Messenger. Cùng tham khảo nhé!

II. 5 phần thưởng nên chọn cho chiến dịch referral marketing trên Facebook Messenger

1. Sản phẩm miễn phí

Đây là sự lựa chọn khá phổ biến của các doanh nghiệp khi thực hiện chiến dịch tiếp thị giới thiệu. Có rất nhiều sản phẩm của công ty mà bạn có thể chọn làm quà tặng. Nhưng hãy bảo đảm rằng sản phẩm đó thật sự chất lượng và có giá trị tương xứng với những việc người tham gia phải thực hiện để được nhận quà.

Ví dụ, công ty dao cạo râu Harry đã thực hiện chương trình tiếp thị giới thiệu tặng quà theo 4 cột mốc quan trọng:

  • Giới thiệu 5 người bạn = nhận được kem cạo râu miễn phí
  • Giới thiệu 10 người bạn = nhận dao cạo râu miễn phí
  • Giới thiệu 25 người bạn = nhận dao cạo râu cao cấp miễn phí
  • Giới thiệu 50 người bạn = nhận dao cạo râu miễn phí trong vòng 1 năm

Harry's milestone Referral Viral Loops

 

Lưu ý, khi tặng quà cho chiến dịch referral marketing, bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách thức:

+ Chạy chiến dịch viral tặng quà giveaway

+ Chạy chiến dịch referral với các “cột mốc” quà tặng

Để hiểu rõ hơn về 2 phương pháp tặng quà tiếp thị giới thiệu này, bạn có thể xem thêm bài viết:

Cách sử dụng Facebook Messenger cho chiến dịch referral marketing

2. Giảm giá

Rất nhiều công ty thương mại điện tử đã lựa chọn hình thức giảm giá sản phẩm để làm quà tặng cho chương trình tiếp thị giới thiệu. 

Muốn đạt được hiệu quả viral tối ưu, Levica khuyên bạn nên tặng mã giảm giá cho cả người giới thiệu và người được giới thiệu. Đây chính xác là những gì mà Airbnb đã làm. Công ty này tặng cho người giới thiệu và những ai chấp nhận lời mời ưu đãi giảm giá 25USD/lần đặt chỗ.

airbnb Referral Viral Loops

 

3. Nội dung/sản phẩm độc quyền

Quà tặng đắt tiền sẽ tạo ra động lực lớn, kích thích mọi người chia sẻ, giới thiệu. Điều đó là không thể phủ nhận. Nhưng giá trị của phần thưởng đôi khi lại không nằm ở trị giá của nó. Có những thứ mà dù có tiền thì khách hàng cũng không thể mua được. 

Phải, thứ mà Levica muốn nói đến ở đây chính là các nội dung/sản phẩm độc quyền. 

Những sản phẩm/nội dung số lượng có hạn như vậy chắc chắn sẽ là “mồi câu” cực tốt, giúp doanh nghiệp dẫn dụ người dùng tích cực tham gia chương trình referral marketing.

Tại sao lại thế?

Đơn giản vì những tặng phẩm đó là “hàng độc”, không được bày bán đại trà. Và mọi người đa số ai cũng bị thu hút bởi những thứ độc đáo, hạn chế về số lượng.

Bạn muốn mua ư?

Công ty chúng tôi không bán.

Cách duy nhất để bạn có được tặng phẩm đặc biệt này là tham gia chương trình giới thiệu!

4. Quyền được sử dụng sớm sản phẩm/dịch vụ

Hầu hết chúng ta đều muốn cạnh tranh và vượt trội hơn người khác. Cảm giác là người đầu tiên bao giờ cũng tạo hưng phấn cho khách hàng. Do đó, việc cho phép người tham gia chương trình referral marketing được sử dụng sớm sản phẩm/dịch vụ chưa chính thức ra mắt là một chiêu thức tặng quà cực kỳ hấp dẫn.

Bạn có thể tặng khách hàng quyền sử dụng sớm sản phẩm/dịch thông qua chiến dịch bảng xếp hạng. Đây cũng là phương pháp mà Robinhood – một công ty cung cấp ứng dụng giao dịch cổ phiếu đã thực hiện và thành công. Bạn có thể xem hình ảnh bên dưới để hiểu hơn về cách Robinhood thực hiện chiến dịch referral của mình.

Robinhood Referral Viral Loops

Thể lệ chiến dịch bảng xếp hạng khá đơn giản:

  • Đầu tiên, kêu gọi mọi người tham gia bằng cách đăng ký tên, địa chỉ email, số điện thoại,…
  • Sau đó, đưa ra bảng đánh giá xếp hạng. Để lên hạng, người chơi phải chia sẻ, giới thiệu bạn bè của mình.
  • Những người thuộc top cao nhất sẽ chiến thắng và giành được phần thưởng.

5. Vật phẩm mang dấu ấn thương hiệu

Những chiếc áo phông, đôi giày đầy màu sắc, cốc thủy tinh in hình logo công ty,… là món quà giúp bạn quảng bá thương hiệu vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, ngày nay, mọi người thường không thích những gì trông giống quảng cáo. Vì vậy, nếu muốn tặng phần thưởng dạng này, bạn cần thiết kế sao cho món quà trông thật thời trang, hợp mốt và đắt giá.

Ngay bên dưới đây, hãy nhìn qua tặng phẩm mà Hustle (một công ty truyền thông và báo chí tại Mỹ) đã trao cho những người tham gia chương trình referral marketing, bạn sẽ biết được nên tạo ra những phần thưởng mang dấu ấn thương hiệu như thế nào.

Hustle milestone Referral Viral Loops

 

III. Thời gian thực hiện chiến dịch

Thời gian thực hiện sẽ tùy thuộc vào mục đích của chiến dịch referral marketing. Cụ thể như sau:

1. Chiến dịch giới thiệu, tìm người đại sứ thương hiệu

Đây là chiến dịch dài hạn, được thực hiện để tìm kiếm khách hàng mới liên tục dựa trên lượng khách hàng cũ. Do đó, chiến dịch này cần được thực thiện trong thời gian dài với lịch trình và kế hoạch cụ thể. Ví dụ, chương trình giới thiệu của Dropbox đã tồn tại từ những ngày đầu thành lập và vẫn đang là một trong những kênh thu hút khách hàng chính của công ty.

2. Chiến dịch giới thiệu, tặng quà ngắn hạn 

Có 2 lý do để các công ty thực hiện chiến dịch này, đó là: 

  • Phát triển đối tượng khách hàng mục tiêu và thu thập email từ người dùng
  • Thu hút khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng và biến họ trở thành những người tiếp thị cho công ty

Thường thì chiến dịch tặng quà ngắn hạn như vậy sẽ kéo dài trong khoảng từ 2-4 tuần, tùy thuộc vào quy mô của chiến dịch và số lượng phần thưởng. Lý tưởng nhất, một thương hiệu nên tổ chức các chương trình tiếp thị giới thiệu 2 tháng/lần (tức là khoảng 6 lần/năm).

3. Chiến dịch Prelaunch

Các công ty thường sẽ chạy chiến dịch referral marketing để tạo tiếng vang và thu thập khách hàng tiềm năng trước khi ra mắt sản phẩm mới. Một chiến dịch như vậy không chỉ giúp công ty có lợi thế tăng trưởng doanh thu vào ngày đầu tiên sản phẩm trình làng, mà còn cung cấp các phản hồi cần thiết để doanh nghiệp xây dựng sản phẩm tốt hơn.

Levica khuyên bạn nên chạy các chiến dịch prelaunch của mình trong ít nhất 2 tháng để đạt được hiệu quả. Nếu có đủ ngân sách và thật sự cần thiết thì bạn có thể prelaunch lâu hơn. Ví dụ, ứng dụng giao dịch chứng khoán miễn phí Robinhood đã chạy chiến dịch prelaunch trong hơn 1 năm. Kết quả là Robinhood thu thập được một triệu người dùng trước khi ra mắt.

Như đã đề cập ban đầu, phần thưởng là một yếu tố rất quan trọng, quyết định đến “sinh tử” của cả chiến dịch referral marketing. Với những gì mà Levica đã chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thêm ý tưởng quà tặng hấp dẫn cho chương trình tiếp thị giới thiệu của mình. Chúc bạn thành công!

Để chạy chiến dịch referral marketing hiệu quả, bạn có thể đọc thêm các bài viết:

5 cách thúc đẩy chiến dịch referral marketing hiệu quả

Case study – 35K khách hàng tiềm năng trong 20 ngày với chiến dịch referral trên Facebook Messenger

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

5 cách thúc đẩy chiến dịch referral marketing hiệu quả

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng referral marketing (tiếp thị giới thiệu) là một trong những phương pháp tiếp thị tốt nhất giúp doanh nghiệp biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. 

Nhưng để thực hiện thành công chiến dịch referral marketing thì không phải là điều đơn giản. Trong bài viết này, Levica xin chia sẻ với bạn về các cách thức giúp thúc đẩy tiếp thị giới thiệu một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

1. Tận dụng nguồn khách hàng hiện tại để thúc đẩy chiến dịch referral marketing

Tiếp thị giới thiệu là một dạng marketing dựa trên lòng tin. Do đó, có một sự thật hiển nhiên mà bạn cần ghi nhớ: “Khi bạn làm cho khách hàng của mình cảm thấy hài lòng thì xác suất họ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn cho người thân/bạn bè sẽ cao hơn.”

Để lấy lòng khách hàng hiện tại và kích thích họ chia sẻ, giới thiệu sản phẩm, có 2 điều bạn có thể làm, đó là:

Xây dựng email marketing tự động

Hãy gửi email cho khách hàng, đề nghị tặng quà, voucher, mã giảm giá,… nếu họ đồng ý giới thiệu bạn bè đăng ký account/mua hàng trên website của bạn. Đây là 1 trong những cách nhanh nhất để gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng.

Một lời khuyên dành cho bạn là nên xây dựng email cá nhân hóa dựa trên lịch sử mua sắm của khách hàng. Ví dụ, trước đây, khách hàng đã từng xem một sản phẩm trên website nhưng vẫn chưa mua. Bạn có thể thêm voucher giảm giá cho sản phẩm này vào email để kích thích khách hàng tham gia chương trình referral marketing của công ty.

Thời điểm tốt nhất để gửi email referral marketing chính là khi khách hàng vừa hoàn thành việc mua sắm hoặc vừa nhận được hàng. 

Ngoài việc gửi email, bạn có thể thêm tên những khách hàng này vào danh sách đối tượng cần retargeting và gửi cho họ một vài lời nhắc nhở “nên chia sẻ để nhận phần thưởng”.

Quảng cáo đeo bám (retargeting)

Ngoài khách hàng đã mua sản phẩm, bạn cũng có thể thúc đẩy referral marketing thông qua những người đã vào website nhưng lại không mua hàng. Với các đối tượng như vậy, retargeting (quảng cáo đeo bám) là một lựa chọn hợp lý. Dù khách hàng có ở bất cứ đâu trong môi trường trực tuyến thì cũng sẽ bắt gặp các quảng cáo về sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Mục đích chính của retargeting là tăng mức độ, tần suất tiếp cận, từ đó tăng sự quan tâm đến thương hiệu/sản phẩm và khuyến khích người dùng tham gia chương trình referral để đổi lấy mã giảm giá cho sản phẩm.

2. Giúp người truy cập web dễ dàng để lại lời giới thiệu

Nếu muốn chiến dịch referral marketing thành công, hãy đảm bảo rằng người truy cập website có thể chia sẻ, giới thiệu thương hiệu của bạn một cách thuận tiện và dễ dàng nhất. Có khá nhiều cách để bạn có thể làm được điều này. Trong đó, cách đơn giản và hiệu quả nhất là thêm một mục referral riêng trên thanh menu của website. 

Hãy tham khảo cách MeUndies Underwear đã làm dưới đây.

Khi nhấn vào mục “Referral” trên thanh menu của trang MeUndies Underwear, hệ thống sẻ hiển thị một cửa sổ nhỏ để bạn viết giới thiệu trên Email, Twitter hoặc Facebook.

3. Tận dụng mạng xã hội

Với số lượng người dùng đông đảo, các mạng xã hội như Facebook, Instagram sẽ là nơi tuyệt vời để bạn kích hoạt chiến dịch tiếp thị giới thiệu của mình. Tuy nhiên nếu chỉ đăng một bài post để quảng cáo cho chương trình referral marketing thì hiệu quả đạt được sẽ không cao.

Thay vào đó, bạn nên xây dựng các bài đăng với nội dung hấp dẫn liên quan đến thương hiệu của mình trước để kích thích tương tác, sau đó mới đưa ra chương trình referral.

Ví dụ, bạn có thể chạy một chiến dịch giveaway trên Facebook, đề nghị mọi người like và comment địa chỉ email, sau đó dẫn họ đến một trang đích để nhận quà. Đây là một mũi tên bắn trúng hai đích: vừa khiến bài viết có được lượt tương tác cao, tăng nhận biết thương hiệu; vừa giúp bạn thu thập được email khách hàng để sử dụng cho mục đích “truyền phát” chương trình tiếp thị giới thiệu của mình.

4. Bao bì sản phẩm cũng là 1 cách tiếp thị giới thiệu hiệu quả

Mọi người thường thích chia sẻ những thứ trông độc đáo và thu hút. Hiểu được điều này, Trunk Club đã tạo ra các mẫu bao bì sản phẩm ấn tượng, phù hợp với phong cách của thương hiệu. Các tấm hình sản phẩm được chia sẻ rộng rãi trên Instagram và clip đập hộp của khách hàng trên Youtube đã thể hiện được mức độ thành công của Trunk Club qua tiếp thị giới thiệu.

Everland cũng là một ví dụ điển hình khác trong việc sử dụng bao bì để làm referral marketing. Các sản phẩm của Everland được đóng gói cẩn thận trong giấy thủ công, kèm theo đó là sticker của hãng và một lá thư cảm ơn, khuyến khích khách hàng chia sẻ sản phẩm lên mạng xã hội.

5. Sử dụng Facebook Messenger

Sử dụng Facebook Messenger để chạy chiến dịch tiếp thị giới thiệu là một trong những giải pháp marketing hàng đầu được đề xuất cho doanh nghiệp.

Tại sao lại như vậy? Đơn giản là vì nó thật sự hiệu quả. Chỉ cần đưa ra phần thưởng/quà tặng hấp dẫn, nội dung thú vị và một công cụ messenger bot phù hợp để hỗ trợ, bạn sẽ dễ dàng đạt được thành công. Kết quả thực tế từ một số nhãn hàng cho thấy nếu biết phân bổ ngân sách quảng bá chiến dịch hợp lý thì bạn có thể nhận về 35 nghìn khách hàng tiềm năng trong 20 ngày.

Ưu điểm lớn nhất của việc referral marketing bằng Facebook Messenger là có thể giữ sự riêng tư cho người dùng và tất cả các thông điệp tiếp thị đều được truyền tải dễ dàng với tỷ lệ tương tác cao, thời gian phản hồi nhanh.

Cách chạy marketing trên Facebook Messenger khá đơn giản: 

  • Đầu tiên, bạn cần đăng một bài viết về chiến dịch tiếp thị giới thiệu trên Fanpage, sau đó kết nối nó với công cụ Facebook Messenger bot (nên quảng cáo bài post để đạt độ viral cao). 
  • Khi click vào biểu tượng “Send Messenger” trong bài viết, người dùng sẽ có thể tham gia vào chiến dịch referral trong Facebook Messenger và trực tiếp mời các liên hệ của họ.

Để tìm hiểu kỹ hơn về Facebook Messenger và cách sử dụng công cụ này cho chiến dịch tiếp thị giới thiệu, bạn có thể tham khảo thêm những bài viết tiếp theo của Levica về chủ đề này:

Cách sử dụng Facebook Messenger cho chiến dịch referral marketing

Case study – 35K khách hàng tiềm năng trong 20 ngày với chiến dịch referral trên Facebook Messenger

5 phần thưởng nên sử dụng cho chiến dịch referral marketing trên Facebook Messenger

Referral marketing tuy là giải pháp tiếp thị rất tốt nhưng không có nghĩa rằng nó sẽ luôn luôn hiệu quả và giúp bạn thu được lợi nhuận khủng. Muốn thực hiện chiến dịch tiếp thị giới thiệu thành công, bạn phải tối ưu nó trên nhiều kênh, kiểm tra, rà soát và tương tác với khách hàng thường xuyên.

Skip to toolbar