Tag: ý tưởng marketing ngành ngân hàng

Content Marketing, Digital Marketing, Ý tưởng Marketing

Ngành tài chính ngân hàng và 9 ý tưởng marketing đắt giá (Phần 2)

Tiếp nối phần 1, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 4 ý tưởng marketing đắt giá cho ngành tài chính ngân hàng còn lại trong bài viết dưới đây nhé! Bạn đã sẵn sàng để cùng Levica khám phá những idea hay ho chưa? Hãy cùng bắt đầu nào!

6. Cung cấp nội dung hữu ích như một chuyên gia tài chính

Có rất nhiều khách hàng là những kẻ “ngoại đạo” về lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vậy thì với tư cách là 1 công ty trong ngành tài chính, tại sao bạn không dùng những kiến thức chuyên môn của mình để xuất bản những nội dung, thông tin hữu ích và chia sẻ chúng trên các nền tảng như LinkedIn, Facebook, Blog,…? Điều này sẽ giúp ngân hàng của bạn xây dựng được lòng tin đối với khách hàng. Khi có bất kỳ khó khăn gì về tài chính, điều mà người dùng nghĩ đến sẽ là tìm lời khuyên từ công ty của bạn. Như vậy chẳng phải là tuyệt vời lắm sao?

Vậy làm sao để tạo ra các nội dung chuyên môn tuyệt vời? Hãy chú ý một số yếu tố sau:

  • Bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa nội dung hữu ích và nội dung tiếp thị. Content marketing thì tập trung nhấn mạnh vào các yếu tố thúc đẩy bán hàng. Nhưng khi xây dựng content cung cấp giá trị, bạn phải đứng ở vai trò của một bên thứ 3 độc lập để đưa ra kiến thức, kinh nghiệm, thông tin,… hữu ích cho người đọc.
  • Hãy sử dụng ngôn ngữ thật đơn giản, ngắn gọn và rõ ràng. Không ai muốn đọc những thứ quá dài dòng, đặc biệt là đối với lĩnh vực khó hiểu như ngành tài chính. Khi xây dựng nội dung, bạn nên luôn tự đặt câu hỏi: “Tôi có thể làm mọi thứ ngắn gọn hơn nữa không?”
  • Theo dõi đối thủ cạnh tranh để phát hiện ra những “chủ đề nóng” đang thu hút người đọc. Nhưng dù vậy cũng đừng để các đối thủ dẫn dắt bạn. Hãy khác biệt! Hãy gây ngạc nhiên cho người đọc bằng những quan điểm mới, góc nhìn mới, định dạng mới,…
  • Khi đặt tiêu đề cần phải hấp dẫn, mạnh mẽ, đánh đúng vào trọng tâm và tránh những lời sáo rỗng, dài dòng. Bạn có thể tham khảo thêm cách đặt tiêu đề hấp dẫn qua bài viết “7 công thức tạo tiêu đề sát thủ” trên website Levica.
  • Dẫn chứng bằng dữ liệu, kết quả nghiên cứu, con số để củng cố thêm cho các ý kiến, luận đề của bạn.

7. Tham gia vào nền kinh tế chia sẻ (Sharing Economy)

Sharing Economy (nền kinh tế chia sẻ) là một khái niệm mới để chỉ các dịch vụ cho phép khách hàng mua chung, dùng chung, đi chung,… sản phẩm. Mô hình chia sẻ mới này đang trở thành một làn sóng mạnh mẽ trong giới trẻ, lý do chủ yếu là nó giúp khai thác được tối đa các tiềm năng còn ẩn giấu của dịch vụ và làm giảm chi phí cho khách hàng. Theo nghiên cứu của Đại học George Mason thì Sharing Economy có thể gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng bằng cách đưa ra nhiều chọn lựa cải tiến, thuận tiện, giá cả cạnh tranh hơn. Tựu chung lại, nền kinh tế chia sẻ giúp tối đa hóa được lợi nhuận cho cả 2 bên, nhà cung cấp và khách hàng.

Trong bối cảnh Sharing Economy đang phát triển như vậy, không có lý do gì ngân hàng của bạn lại đứng ngoài cuộc. Hãy tham gia vào nền kinh tế chia sẻ thông qua các mối quan hệ hợp tác chiến lược với những doanh nghiệp như Rent The Runway, Spotify, Airbnb, Grab, Lyft… để cúng cố vai trò thương hiệu của bạn đối với khách hàng trong phân khúc quan trọng này.

Ví dụ, trong năm 2013, Citibank đã hợp tác với Motivate – Công ty hàng đầu thế giới về chia sẻ xe đạp để tạo ra hệ thống chia sẻ xe đạp Citibike. Mỗi chiếc xe trong hệ thống này đều được dán nhãn Citibke. Như vậy, khi có khách hàng thuê xe, hình ảnh của Citibank sẽ được quảng bá miễn phí qua các con phố mà không cần tốn bất kỳ chi phí phát sinh nào. Ngoài ra, cũng theo chiến dịch hợp tác này, các khách hàng thân thiết của Citibank được giảm 10% phí thành viên Citibike/năm.

8. Tổ chức trò chơi Scavenger Hunt – Truy tìm kho báu trực tuyến

Scavenger Hunt là trò chơi truy tìm đồ vật, lời giải đáp,… thông qua một số gợi ý cho trước. Ý tưởng marketing ngành tài chính ngân hàng này sẽ thu hút mọi người khám phá nhiều hơn các kênh trực tuyến của bạn. Hãy tận dụng mạng xã hội để cung cấp một số manh mối và hướng người dùng truy cập, tìm kiếm kho báu/câu trả lời ẩn giấu trên website của ngân hàng mình. Người thắng cuộc sẽ nhận được phần thưởng bằng tiền mặt hoặc những món quà bí ẩn mà họ tìm được. Một cuộc thi Scavenger Hunt như vậy sẽ giúp website tăng lượng traffic, đồng thời nâng cao hình ảnh thương hiệu cho ngân hàng/công ty tài chính của bạn.

9. Thách thức quản lý tài chính

Xây dựng cuộc thi thử thách khả năng quản lý gia đình là một ý tưởng hay để mọi người nâng cao ý thức tiết kiệm, đồng thời giúp ngân hàng của bạn “phô bày” được hình ảnh đẹp đẽ trong mắt công chúng. First Tech Credit Union đã chọn một số hộ gia đình để tổ chức một cuộc thi với giải thưởng trị giá 10,000 USD. Phần thưởng được trao cho gia đình đạt được thành công trong 4 hạng mục: giảm nợ, tăng tiết kiệm, tăng tổng giá trị ròng và mức độ tham gia của các thành viên trong gia đình. Chiến dịch nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng và báo giới. Hình ảnh thương hiệu của First Tech Credit Union vì thế cũng nâng cao đáng kể.

Với 9 ý tưởng tiếp thị sáng giá trên đây và đầu óc sáng tạo nhanh nhạy của bản thân, Levica tin rằng bạn sẽ tạo ra được các chiến dịch marketing ngành tài chính ngân hàng thành công trong tương lai. Nếu bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Xem thêm Phần 1 tại đây!

Content Marketing, Digital Marketing, Ý tưởng Marketing

Ngành tài chính ngân hàng và 9 ý tưởng marketing đắt giá (Phần 1)

Tương tự như ngành bất động sản, tài chính ngân hàng là một lĩnh vực khá khô khan và bị ràng buộc bởi rất nhiều quy định pháp lý. Do đó, marketing trong ngành này có thể là một thách thức lớn. Nhưng khó không có nghĩa là không thể. Tiếp thị chưa bao giờ mất đi tầm ảnh hưởng đối với các ngân hàng và công ty tài chính. Để củng cố chiến thuật hiện tại và đặt nền tảng cho kế hoạch tiếp theo, sau đây Levica xin chia sẻ 9 ý tưởng marketing cho ngành ngân hàng giúp bạn tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

1. Nhấn mạnh yếu tố cảm xúc

Những cảm giác vui, buồn, lo lắng, sợ hãi,… sẽ thôi thúc con người thực hiện các hành động tương ứng. Ví dụ, khi cảm thấy bất an về nguồn thu nhập trong tương lai, một người có thể quyết định gửi tiết kiệm để nhận được tiền lãi định kỳ. Do đó, tiếp thị theo cảm xúc là một xu hướng cần được các tổ chức tài chính, ngân hàng đẩy mạnh. Thay vì chỉ tập trung vào khía cạnh giao dịch giữa khách hàng và công ty, bạn nên chuyển sang thực hiện các nội dung, chiến lược marketing kết hợp giữa 2 yếu tố tài chính – cảm xúc.

Hãy tập trung vào các khoảnh khắc trọng đại của khách hàng như: tốt nghiệp, kết hôn, sinh con, nghỉ hưu,… Đây là những dấu mốc quan trọng mà bất cứ người bình thường nào cũng trải qua. Cần đưa ra dạng content marketing liên quan đến các thời điểm này để “dẫn dụ” khách hàng mua sản phẩm tài chính của bạn. Khi bị cảm xúc chi phối thì con người sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.

2. Tặng tiền ngẫu nhiên

Tặng tiền ngẫu nhiên là một ý tưởng không tồi cho ngành tài chính ngân hàng. Nó có thể giúp bạn thu hút được một lượng lớn sự quan tâm chú ý từ phía cộng đồng và giới truyền thông. Mấu chốt để thực hiện thành công ý tưởng marketing này đó là cần tạo ra được phương pháp “tặng tiền” hài hước và bất ngờ.

 

Hiệp hội tín dụng Công nghiệp ở Bellingham, Washington đã thực hiện một chiến dịch khá thú vị mang tên “Tiền thưởng Giáng sinh”. Với chiến dịch này, tờ 20 đô la bất kỳ sẽ có cơ hội “hô biến” thành tờ 50 hoặc 100 đô la khi khách hàng rút tiền tại máy ATM. Đây quả thật là một cách “tặng tiền” độc đáo và mới mẻ.

3. Cung cấp công cụ/phần mềm hỗ trợ tính toán tài chính miễn phí

Người dùng luôn yêu tích các công cụ hữu ích, đặc biệt là khi chúng “được cho không”. Hãy cung cấp những công cụ/phần mềm tài chính miễn phí như: hỗ trợ quản lý thu – chi, tính lãi suất tiết kiệm, kiểm tra kế hoạch tài chính,… Đừng quên yêu cầu người dùng điền tên, số điện thoại, email, địa chỉ,… vào biểu mẫu trước khi sử dụng phần mềm/công cụ. Với cách này, bạn có thể dễ dàng thu thập được các thông tin cá nhân cần thiết của khách hàng.

4. Thu hút ý tưởng từ khách hàng

Hãy để khách hàng trở thành 1 phần trong chiến dịch marketing tài chính ngân hàng của bạn. Thay vì tự mình “vắt óc suy nghĩ” chủ đề cho một sự kiện để tiếp thị, PR cho ngân hàng, tại sao không tổ chức cuộc thi và “nhờ” khách hàng tham gia cung cấp ý tưởng, sau đó tặng thưởng lại cho họ?

TD Bank đã tạo ra một chiến dịch rất độc đáo mang tên #MakeTodayCount. Thay vì tự mình thực hiện các hoạt động xã hội như những ngân hàng khác, TD Bank lại hướng mũi tên về phía cộng đồng bằng cách đưa ra câu hỏi: “Bạn sẽ làm gì để cải thiện xã hội nếu có 30.000 đô la?” Sau khi nhận được rất nhiều câu trả lời, ngân hàng này đã chọn 24 ý tướng hay nhất và tặng cho những người này 30.000 đô la để hiện thực hóa giấc mơ thay đổi cộng đồng của họ. 24 khách hàng được chọn phải hoàn thành nhiệm vụ sau 24h. Và tất cả hoạt động đều được ghi lại trên phương tiện truyền thông xã hội. Sau chiến dịch, TD Bank tạo ra một microsite để lưu giữ những câu chuyện đã xảy ra và tiếp tục nhận được nhiều hiệu ứng tích cực lan truyền trên Youtube và Facebook.

5. Gamification marketing

Levica đã từng đề cập đến Gamification trong một bài viết về marketing cho nhà hàng. Bạn có thể tìm đọc thêm tại đây!

Nói 1 cách dễ hiểu thì Gamification marketing là đem các kỹ thuật, quy tắc, cách thức chơi,… trong game áp dụng vào hoạt động tiếp thị ngoài đời thực.

Vậy làm sao để Game marketing thành công? Hãy học hỏi cách HSBC đã làm!

Để quảng bá cho các dịch vụ tài chính của mình, HSBC tại Úc đã in ngay phía sau biên lai ATM các bước hướng dẫn gấp origami. Như vậy, thay vì quăng ngay biên lai vào sọt rác sau khi nhận được, khách hàng có thể sử dụng chúng để xếp thành những hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu. Mỗi một mẫu hướng dẫn trên biên lai đều đại diện cho một dịch vụ tài chính khác nhau của HSBC. Ví dụ, hướng dẫn cách làm nhà origami quảng cáo cho dịch vụ vay tiền mua nhà; hướng dẫn gấp con heo đại diện cho tài khoản tiết kiệm của ngân hàng; hướng dẫn gấp con chuột đại diện cho dịch vụ internet banking;…

 (Còn tiếp)


Mời các bạn đón xem tiếp phần 2 tại đây!

Skip to toolbar