95 ý tưởng để sáng tạo nội dung dễ dàng hơn bao giờ hết (P1)

Trong sáng tạo nội dung, sẽ khá nhiều lần bạn bị rơi vào tình trạng “bí” ý tưởng. Bạn không biết viết gì hay phải bắt đầu từ đâu. Đừng quá lo lắng nhé! Dưới đây là tổng hợp 95 ý tưởng tiếp thị nội dung mà bạn có thể sử dụng để tạo ra những nội dung hữu ích trên trang web/blog/mạng xã hội của mình (bao gồm ví dụ cụ thể). Hãy xem qua và áp dụng ngay nhé!

1. Chuyển những bài viết phổ biến nhất của bạn thành dạng trình chiếu

Hãy sử dụng các công cụ phân tích trang web để tìm các bài đăng phổ biến nhất của bạn. Mặc dù cách này sẽ có kết quả tốt nhất nếu bài viết thuộc kiểu danh sách, tuy nhiên bạn vẫn có thể áp dụng cho những dạng bài khác. Sau đó, hãy biến nó trở thành một bài trình chiếu PowerPoint và đăng lên Slideshare.

2. Bài viết liệt kê các lợi ích

Cho dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực pháp luật hay đang quản lý một phòng tập gym/phòng tập yoga, bạn đều có thể viết ra một danh sách những lợi ích mà người đọc sẽ nhận được khi làm (hoặc không làm) một điều gì đó có liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Điều này sẽ có hiệu quả hơn thay vì bạn chỉ tập trung vào những lợi ích mà họ sẽ được nhận trực tiếp khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn.

Ví dụ: đối với phòng tập gym, bạn có thể tập trung vào lợi ích từ lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống,…

Những bài viết về doanh nghiệp hoặc các trường hợp thực tế thường khá khó viết và tốn thời gian. Bằng cách nói về những điều mà bạn biết thay vì “bạn là ai?” hoặc “bạn làm gì?” sẽ giúp bạn tốn ít thời gian và có được nội dung chất lượng hơn.

Ví dụ: Để kích thích người đọc sử dụng Inbound Marketing, Levica đã có bài viết “Inbound Marketing là gì? Tại sao doanh nghiệp cần làm Inbound Marketing?”

3. Chia sẻ về những việc cần tránh

Tương tự như các bài viết về lợi ích, hãy tạo ra danh sách những điều không nên làm hoặc những sản phẩm không đáng mua. Tuy nhiên, bạn đừng nên đề cập đến những đối thủ cạnh tranh của mình vì đó là một nước đi sai lầm!

Ví dụ: “10 điều tuyệt đối không nên làm khi giận dữ”

“7 loại đồ ăn tuyệt đối tránh xa nếu bạn muốn có được vóc dáng thon gọn”

Hoặc là: “7 loại đồ uống cần tránh để bảo vệ sức khỏe của bạn (#2 sẽ làm bạn ngạc nhiên)”

 

4. Viết về danh sách những điều “Must-Do”

Điều gì sẽ giúp mọi người đạt đến thành công trong lĩnh vực/thị trường của bạn? Chẳng hạn, nếu bạn muốn bài viết của mình có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, chắc chắn phải có một danh sách các yếu tố quan trọng được mà bạn cần phải thực hiện để đạt được điều đó. Vậy điều gì sẽ giúp người khác thành công khi họ bắt đầu trong lĩnh vực mà bạn am hiểu?

Ví dụ: Jane Friedman có một bài viết chi tiết về những điều bạn phải làm nếu bạn muốn xuất bản cuốn sách của mình.

5. Nêu bật một câu hỏi mỗi tuần

Có thể bạn đã có sẵn mục “Những câu hỏi thường gặp” liên quan đến sản phẩm dịch vụ trên trang web của mình, nhưng tại sao bạn không sử dụng những chủ đề đó và biến chúng thành các bài viết khác nhau để đăng lên blog/ website của mình?

Hãy thu thập câu hỏi từ khách hàng thân thiết và nêu bật một trong số đó mỗi tuần. Bạn có thể giải đáp các câu hỏi về sản phẩm dịch vụ hoặc những câu hỏi khác về doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ: trang web Care.com luôn đăng một câu hỏi mới trên trang Facebook của họ mỗi tuần.

 

6. Các bài viết tổng hợp nội dung hàng tuần

Chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến những thứ đang xảy ra hàng ngày trong lĩnh vực kinh doanh của mình, hoặc những sự kiện trong cộng đồng có liên quan đến công việc làm ăn của bạn. Vậy tại sao bạn không đánh dấu lại những bài viết liên quan và hữu ích từ báo chí, blog, trang web trong tuần? Sau đó, dành ra một vài phút vào ngày thứ 6 và tổng hợp các thông tin nhận được trong một bài blog ngắn theo kiểu liệt kê với tiêu đề, tóm tắt nội dung, liên kết tới bài đăng gốc và một số câu làm nổi bật ý chính của bài viết.

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng phương pháp gửi email hàng tuần cho khách hàng với những bài viết tốt nhất mà bạn tổng hợp được trong tuần giống với trang Digital Marketing Brief.

7. Dự đoán xu hướng trong tương lai

Có thể bạn không quen với việc dự đoán xu hướng trong ngành của mình, nhưng bạn lại có hiểu biết và kinh nghiệm về những sự thay đổi nhiều hơn so với những khách hàng của bạn.

Hãy dành một chút thời gian mỗi tháng hoặc mỗi quý để tóm tắt những xu hướng, sự thay đổi trong ngành của bạn và đưa ra một vài dự đoán trong tương lai gần.

Ví dụ:

+ Bài đăng của Digipublic chỉ ra 5 xu hướng mới của digital marketing mà họ tin rằng có thể thức đẩy kinh doanh trong tương lai.

+ Bài đăng của Levica chỉ ra 7 dự đoán về xu hướng digital marketing năm 2019

+ Bài năng của Levica chỉ ra Dự báo trải nghiệm khách hàng năm 2020

8. Quảng bá các mặt hàng theo mùa

Đừng chỉ tập trung vào việc thông báo các mặt hàng hay đợt giảm giá của bạn. Hãy dẫn lối để khách hàng cảm nhận được hương vị đặc trưng của thời tiết theo mùa.

Ví dụ: Hãy nhìn quảng cáo của Starbuck cho loại thức uống Pumpkin Spice của mình hàng năm. Có phải Mùa Thu sắp đến rồi không? Bạn sẽ phải thốt lên điều này ngay lập tức khi bạn nhìn thấy quảng cáo của họ.

9. Thông báo về những thay đổi sắp tới

Khách hàng có thích sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không?

Nếu bạn đang không thực hiện những chiến dịch sale và xúc tiến liên tục thì tại sao lại không thử tạo ra một hình thức quảng cáo mới, phát hành sản phẩm hay một sự kiện đặc biệt.

Trên thực tế, bạn sẽ thường có doanh thu cao hơn nếu sử dụng hình thức quảng cáo bằng chuỗi email gửi đến khách hàng. Hãy cho “thượng đế” của mình biết được những điều mới hay sự kiện sắp diễn ra trong tương lai. Làm như vậy sẽ giúp họ nắm bắt được thông tin mà không cần phải mất quá nhiều thời gian tìm kiếm.

Cập nhật những thông tin mới thường xuyên kết hợp với “giáo dục” người tiêu dùng sẽ giúp giữ chân những khách hàng và khiến họ tiếp tục mua sắm sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của công ty bạn.

10. Ghi lại chuyến mua hàng thú vị

Bạn đang có sẵn các địa chỉ cung cấp sản phẩm địa phương? Bạn thường xuyên đi săn lùng những món đồ hiếm? Hay bạn luôn tìm cách mua cho bằng được những món hàng độc đáo và đặc biệt?

Vậy thì tại sao không lấy điện thoại ra và ghi hình lại khoảnh khắc “đi săn” đó trong chuyến mua sắm của bạn. Việc này thực sự rất hữu ích nếu như bạn đang thuộc ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống hoặc các sản phẩm có nguồn gốc địa phương.

Chúng tôi cá là khách hàng của bạn sẽ rất chăm chú xem video về những món đồ bạn tìm thấy được ở đâu đó hay làm thế nào mua được những nguyên liệu tốt.

11. Chia sẻ về những buổi hội nghị sắp diễn ra

Nếu bạn không sử dụng những mạng xã hội đang phát triển rất mạnh hiện nay như Instagram, Tiktok hay Snapchat thì bạn đang bỏ lỡ những cơ hội rất lớn. Những mạng xã hội này có số lượng người dùng không hề nhỏ và phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Số lượng các thương hiệu, nhãn hàng dùng những nền tảng này để tương tác với khách hàng là rất đáng kể. Nếu công ty đang chuẩn bị có một hội nghị sắp tới thì với vai trò một nhà tiếp thị, bạn nên bắt đầu xây dựng khách hàng và thu hút lượt theo dõi của mình trên các nền tảng này ngay và luôn!

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng Snapchat để ghi lại chuyến đi tham dự hội nghị của bạn. Những nơi bạn đi, những người bạn gặp, người phát ngôn, địa điểm, nhà hàng, kể cả những rủi ro và sai lầm bạn mắc phải.

12. Không bỏ qua những khoảnh khắc “Behind The Scenes”

Cho dù các đồng nghiệp của bạn đang ở trong nhà ăn, công xưởng, hay là phòng họp đi chăng nữa sẽ vẫn luôn luôn có những khoảnh khắc “phía sau màn ảnh” thú vị và thu hút những khách hàng của bạn.

Sử dụng mạng xã hội để đăng những bài viết kèm ảnh hay video theo kiểu “Cách chúng tôi tạo ra sản phẩm XYZ?”, “Quy trình sản xuất được thực hiện như thế nào?”, sẽ khiến người tiêu dùng gần gũi hơn với thương hiệu. Bạn cũng có thể sử dụng ảnh một người đồng nghiệp đang ngủ gật để đạt được sự chân thật nhất về “cảnh hậu trường”.

Nếu bạn để ý kĩ thì sẽ thấy những người nổi tiếng và nhạc sĩ luôn luôn làm điều này. Bây giờ bạn cũng có thể làm điều tương tự.

13. Sử dụng tính năng “stories” trên instagram

Doanh nghiệp của bạn đã có tài khoản instagram nhưng mạng xã hội này ít phổ biến hơn Facebook và khó để marketing hơn? Đừng lo lắng bởi vì Instagram có một tính năng được rất nhiều người dùng sử dụng và quan tâm hơn tất cả. Hãy ghi lại tất cả những khoảng khắc làm việc, sản xuất, buôn bán, sự kiện,… Sau đó, đăng tải tất cả chúng trên tính năng Stories của Instagram.

Đăc biệt, những “câu chuyện” trên Instagram chỉ tồn tại trong vòng 24h nên bạn có thể thoải mái cập nhật nó liên lục vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

14. Biến những status trên Facebook thành Stories

Như chúng tôi vừa đề cập ở trên, bạn có thể đưa những status, hình ảnh, video ngắn lên tính năng stories trên Instagram hoặc Facebook thay vì đăng chúng trên Newfeed như thường lệ. Hơn thế nữa những tính năng này nổi bật ở đầu giao diện của hai mạng xã hội này nên người theo dõi tài khoản của bạn sẽ chú ý đến chúng, đồng thời bạn cũng có thể biết được ai đã xem tin tức của mình trên Stories.

Bạn muốn tiết kiệm thời gian? Hãy sử dụng nhiều phương tiện truyền thông nhất có thể, cùng một nội dung nhưng bạn có thể đăng tải chúng trên tất cả các kênh truyền thông của mình.

 

15. Viết một bản tóm tắt về sự kiện

Bạn đã từng bỏ lỡ những sự kiện, những buổi workshop bổ ích hay các buổi ra mắt sản phẩm mới? Chắc chắn các khách hàng tiềm năng của bạn cũng như vậy, họ từng bỏ lỡ các sự kiện, chương trình do nhãn hàng tổ chức.

Ghi chú lại những gì đã diễn ra vào một bản tóm tắt. Sau đó đăng tải chúng lên sau sự kiện.

Travis từ công ty Extra Pack of Peanuts, đã đăng tải lại những kinh nghiệm học được tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 2013. Anh ấy không chỉ ghi chú lại sự kiện mà còn thêm vào một vài suy nghĩ của bản thân và những kinh nghiệm đã học được sau Hội nghị.

16. Viết về một cuộc khảo sát và kết quả

Bỏ qua vấn đề chính thức hay không chính thức của các cuộc khảo sát, bạn có thể tiến hành phân tích các nhóm người tiêu dùng, khách hàng hoặc nhà cung cấp, tổng hợp kết quả và viết bài đăng lên blog của bạn. Sẽ có nhiều thông tin rất thú vị mà khách hàng muốn được biết từ những cuộc khảo sát này đấy nhé!

Trang Social Media Examiner luôn làm một bản báo cáo phân tích ngành Tiếp thị Truyền thông Xã hội rất chi tiết mỗi năm. Hãy đọc thử ngay xem nó có gì hay ho nhé!

17. Tạo ra các bài viết dạng Toplist

Các bài viết dạng Toplist luôn cho bạn một loạt các ý tưởng để có thể tạo ra vô số danh sách những điều liên quan đến doanh nghiệp của mình. Chúng có thể bao gồm: những xu hướng, thông tin chi tiết, lời khuyên, điều nên làm, điều nên tránh, trải nghiệm,…

Ví dụ: Một số bài viết của Levica dạng Toplist:

5 ý tưởng marketing thông minh cho ngành đồ uống, nước giải khát

8 ý tưởng marketing thương mại điện tử giúp đột phá doanh số

5 công thức tạo ra bài viết bán hàng lôi cuốn

7 công thức tạo tiêu đề “Sát Thủ”

18. Sử dụng kỹ thuật Skyscraper – kỹ thuật nhà chọc trời

Brian Dean của Backlinko.com là cha đẻ của ý tưởng kỹ thuật nhà chọc trời – một cách để khiến các bài đăng trên trang blog của bạn có thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm google.

Tiền đề của việc này là bạn phải tìm ra bài viết đứng vị trí #1 đối với từ khóa mà bạn đang muốn kéo rank. Hãy phân tích bài viết đó để hiểu rõ lí do tại sao nó ở vị trí #1. Sau đó, bạn hãy cố gắng để tạo ra một bài viết tốt hơn.

Khi bắt đầu với từ khóa “ý tưởng tiếp thị nội dung”, chúng tôi tìm được bài đăng tốt nhất cho cụm từ khóa này chỉ bao gồm 50 ý tưởng khá cơ bản. Vì vậy, chúng tôi đã quyết đinh tăng chúng lên thành 75 ý tưởng. Và bây giờ, bạn đang đọc bài viết hoàn chỉnh nhất với 95 ý tưởng tiếp thị nội dung.

Hãy thúc đẩy bản thân để viết được những nội dung hay hơn với nhiều ý tưởng hơn.

19. Chia sẻ 1 mẹo hay mỗi ngày

Bạn đang bí ý tưởng marketing sáng tạo trên Twitter? Hãy ghi lại những mẹo hay trong cuộc sống hàng ngày và lên lịch đăng tải chúng mỗi ngày, trong vòng một tháng.

Ví dụ: @ittotd đăng một mẹo về công nghệ thông tin mỗi ngày.

20. Phỏng vấn chuyên gia trong ngành

Bạn có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại hoặc thậm chí qua email. Hãy cân nhắc để thực hiện cả những cuộc phỏng vấn dài và series các cuộc phỏng vấn ngắn hơn.

Bạn cũng có thể gửi một danh sách các câu hỏi cho các chuyên gia và tổng hợp tất cả các câu trả lời của họ trong một hoặc nhiều bài viết. Ví dụ: Mary Fernandez đã thực hiện rất tốt điều này cho bài đăng “Những lời khuyên tốt nhất cho người mới bắt đầu từ 13 doanh nhân thành đạt”

21. Theo dõi các dự đoán xu hướng trong tương lai

Bạn đã từng viết một bài viết về các xu hướng trong tương lai chưa?

Nếu đã được 6 tháng hoặc một năm kể từ khi bạn viết bài viết đó, hãy dành một chút thời gian để xem lại nó, phân tích và viết một bài viết cập nhật.

Chính xác những gì đã xảy ra? Dự đoán xu hướng của bạn sai ở đâu? Tại sao?

Rand Fishkin, chuyên gia SEO và là người đồng sáng lập của Moz, đã hình dung những xu hướng của SEO và Marketing năm 2016 bằng việc nhìn lại những dự đoán của mình vào năm 2015. Bạn có thể sử dụng chúng như hai bài viết riêng biệt.

22. Bài viết từ các Guest Blogger

Tìm các chuyên gia hoặc chủ doanh nghiệp từ nhiều ngành kinh doanh, thương mại liên quan và mời họ viết bài chia sẻ kiến thức để đăng tải lên trang blog của bạn.

Những người như vậy sẽ đánh giá rất cao sự tận tâm của bạn với các khách hàng và sẽ đóng một phần công sức trong vai trò tiếp thị bằng cách chia sẻ bài viết với độc giả của họ. Khi bạn đạt được một số thành công nhất định, rất có thể bạn sẽ nhận được nhiều lời đề nghị viết bài lên blog của mình từ những Guest Blogger khác.

Ví dụ: Trang blog của Michael Hyatt có khá nhiều bài viết của các guest blogger

 

23. Nội dung hướng dẫn cách làm từng bước

Cho dù bạn là một người làm bánh hay một nhân viên kế toán, hãy nghĩ đến các khía cạnh thuộc lĩnh vực kinh doanh của mình mà khách hàng có thể học hỏi.

Họ có thể hưởng lợi được gì từ những video ngắn hướng dẫn cách làm theo từng bước mà bạn cho họ xem?

Bạn có thể tham khảo cách làm của Gretchen Price bởi Gretchen’s Bakery có hàng tấn video hướng dẫn cách làm bánh.

24. Thông tin chi tiết vòng đời của các sản phẩm

Bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm? Hãy dành thời gian để làm những video hoặc bài viết cung cấp thông tin về quá trình sản phẩm được làm ra một cách chi tiết từ đầu đến cuối.

Ví dụ: Chương trình How It’s Made cực kì thịnh thành được xây dựng dựa trên những nội dung về quá trình hình thành sản phẩm.

25. Ghi lại chuyến thăm quan doanh nghiệp của bạn

Mọi người rất thích xem cảnh hậu trường hoặc chỗ làm việc của doanh nghiệp bởi vì đó không phải là nơi ai cũng được phép vào. Nếu công ty không tổ chức những chuyến tham quan ở nơi làm việc, sản xuất (như ở các nhà máy bia), vậy thì tại sao bạn lại không làm ra một video ghi lại chuyến tham quan xung quanh khu vực làm việc của công ty mình và đăng lên website?

Ví dụ: Công ty bia Victory Brewing đã tổ chức một tour du lịch tham quan nhà máy sản xuất của họ thông qua màn hình.

26. Bài viết đánh giá sản phẩm

Nếu bạn là chủ một nhà hàng, tại sao lại không tiến hành review những loại bia rượu được sử dụng?

Bạn là chủ một tiệm bánh mì? Hãy review những loại pho-mát và sô-cô-la. Còn nếu là một phòng gym? Các thiết bị tập thể hình. Có rất nhiều thứ liên quan đến công việc kinh doanh của bạn mà bạn có thể review, hơn nữa, những bài viết này thường thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem.

Ví dụ: Một cậu bé tên Evan kiếm được hơn 1 triệu đô la/năm nhờ review các sản phẩm đồ chơi trên Youtube.

27. Kết hợp những bài viết cũ, lỗi thời

Kiểm tra Google Analytics của bạn và tìm ra một số bài đăng nhận được ít lượt truy cập, quá cũ, lỗi thời hoặc không được liên quan cho lắm.

Kết hợp tất cả chúng lại, sửa đổi cho phù hợp vào một bài viết mới với nhiều thông tin hữu ích hơn, thêm vào một vài ví dụ cập nhật và đăng lại.

Chuyển hướng các địa chỉ url cũ sang những liên kết mới. Bằng cách này công cụ tìm kiếm Google sẽ hiển thị bài viết của bạn ở vị trí cao hơn.

Đây là một đoạn hướng dẫn ngắn giúp bạn sửa chữa các nội dung cũ và hoạt động không mấy hiệu quả.

28. Những Podcast phỏng vấn

Podcast là việc ghi âm kỹ thuật số một chương trình phát thanh hoặc chương trình tương tự, phát trên Internet để tải xuống máy nghe nhạc cá nhân.

Hình thức Podcasting đã và đang bùng nổ trong vài năm trở lại đây và sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai. Bạn hãy xem sự phát triển đáng ngạc nhiên về dịch vụ TV tự chọn như Netflix, Amazon Prime và các hình thức tương tự khác.

Radio theo yêu cầu đang rất thịnh hành và chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn biết một vài ý tưởng về cách tận dụng lợi thế của nó. Một trong số những cách đầu tiên chính là phát hành những podcast phỏng vấn

Ví dụ: Chúng tôi đã phát hành chuỗi podcast “Remarkable podcast” với những cuộc gặp gỡ chuyên gia, nhà tiếp thị thành công trong ngành.

Chúng tôi đang cố gắng để tìm hiểu điều gì khiến podcast trở nên thu hút các đối tượng và cách xây dựng nội dung khiến mọi người lắng nghe cuộc trò chuyện.

Một vài ví dụ cho các loại podcast phỏng vấn là Starve the Doubts với Jared Easley, Hack the Entrepreneur với Jon Nastor và Side Hustle Show với Nick Loper..

Một vài kênh podcast khác cũng rất thú vị là The Tim Ferriss ShowSelf-Made Man from Mike Dillard.

29. Podcast mẹo hàng ngày hoặc hàng tuần

Nếu bạn không muốn tập trung vào làm những series podcast dài hơi thì bạn có thể nghĩ đến phương án làm những podcast với độ dài vào khoảng 10-15 phút hàng tuần hoặc ngày ngày. Nội dung trong đó sẽ là những đoạn chia sẻ ngắn về những mẹo trong cuộc sống, câu chuyện hoặc một bài học bổ ích.

Chương trình The $100 MBA Show là một chuỗi podcast hàng ngày gồm tất tần tật mọi thứ về kinh doanh.

30. Chuyển các bài viết trên blog của bạn thành podcast

Bạn hãy chuẩn bị cho mình một chiếc mic hoặc một thiết bị thu âm đủ tốt, sau đó thu âm lại một số bài viết hay nhất của bạn.

Đăng tải các bản ghi đó lên iTunes dưới dạng những podcast hoặc chỉ cần đăng các tệp âm thanh lên trang blog để người đọc có thể nghe hoặc tải xuống.

Gợi ý: bạn có thể sử dụng micro Audio-Technica ATR2100-USB được bán ở Amazon với giá không quá $80. Nó là một trong những micro phổ biến nhất dành cho podcasting bởi chất lượng tốt đi kèm giá thành không quá cao.

31. Biến podcast thành những bài đăng trên trang blog hoặc sách

Bạn có thể làm ngược lại với ý tưởng ở trên bằng cách viết lại nội dung có trong các tập podcast thành bài đăng trên blog.

Bạn có thể viết lại chính xác những lời trong podcast hoặc dựa trên nội dung có trong đó để viết thành một bài blog.

Harry Duran thuộc Podcast Junkies thậm chí còn làm hơn thế bằng cách cho xuất bản một cuốn sách. Nó có tên “ Around the Podcast Campfire: Conversations With 25 Of The Most Interesting Podcasters In The Known Podverse”.

32. Xây dựng những podcast dựa trên vị trí địa lý

Mark Bologna (sống tại New Orleans, LA) sở hữu một podcast về New Orleans. Series podcast có tên “Beyond Bourbon Street” – Một tuyển tập những điều cần biết về New Orleans.

Bạn cũng có thể làm điều tương tự với nơi bạn đang sinh sống, khu vực, tỉnh thành hoặc quốc gia.

Thậm chí bạn có thể phỏng vấn những nhà lãnh đạo địa phương, lãnh đạo của các doanh nghiệp địa phương hoặc bất kỳ nhóm người thú vị nào đó mà người khác sẽ muốn lắng nghe.

33. Tổ chức các buổi podcast “Hỏi & Đáp”

Một trong những lợi ích lớn nhất của hình thức podcasting là bạn có thể trò chuyện trực tiếp với khán giả của mình với tư cách như một chuyên gia. Đó là một cách tuyệt vời để nâng tầm ảnh hưởng và tăng lượt theo dõi rất hiệu quả.

Bạn cũng có thể lấy câu hỏi từ podcast rồi thu lại câu trả lời để xuất bản. Pat Flynn và Gary Vaynerchuck đã thực hiện điều này rất tốt.

Ví dụ: Lucas Apps tạo ra podcast “Triangle Tactical”, nơi giải đáp mọi thắc mắc của khán giả về súng, phụ kiện và cách bắn súng.

34. Biến những podcast thành video để đăng tải lên Youtube

Có rất nhiều cách để bạn tái sử dụng lại nội dung. Một trong số những cách đó là bạn có thể sử dụng file âm thanh của podcast và chỉnh sửa thêm, biến nó thành một video để có thể đăng tải lên Youtube. Hoặc đơn giản hơn là có thể sử dụng dịch vụ TunesToTube để thực hiện việc này nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Đối với hình ảnh, bạn có thể dùng tiêu đề, đoạn mô tả, kết hợp nhiều hình ảnh để biến chúng thành một video rất dễ dàng.

Có thể bạn nghĩ rằng “Sẽ chẳng có ai nghe nó”. Trên thực tế, rất nhiều khách hàng ở nước ngoài của chúng tôi thường xuyên nghe Audio của chúng tôi thông qua youtube vì không có nhiều tùy chọn có sẵn cho họ.

35. Biến các video trên Youtube thành các podcast

Một lần nữa, bạn có thể tái sử dụng nội dung bằng cách làm ngược lại với mục ở trên. Nếu bạn đã có sẵn những video thì chỉ cần tách phần âm thanh và đăng tải nó lên podcast.

Có rất nhiều khóa học trực tuyến biến các video bài giảng của họ thành các file âm thanh. Không phải ai cũng có thời gian để xem hết các video của bạn, nhưng họ có thể bật các file âm thanh trong lúc đang thực hiện một công việc khác.

36. Đề xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ hàng đầu của bạn

Không phải khách hàng nào cũng mua mọi thứ mà bạn bán. Có một số người có thể thích thú và quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn nhưng hiện tại họ không nhận thấy điều đó.

Dành thời gian để làm nổi bật những sản phẩm được đánh giá tốt nhất, best seller, hoặc các dịch vụ phổ biến nhất.

Tất cả chúng ta đều khá khó khăn khi đưa ra quyết định mua hàng. Và đánh giá của người mua trước về sản phẩm sẽ ít nhiều làm thay đổi đến quyết định cuối cùng.

Nhà tư vấn kinh doanh David Baker đã làm một điều rất tuyệt vời là liệt kê ra tất cả các dịch vụ của mình một cách chi tiết. Ông mô tả phần “Đánh giá kinh doanh tổng hợp” của mình như là một dịch vụ hàng đầu và là nơi mà hầu hết các công ty đều sử dụng. Điều này rất dễ hiểu đối với các khách hàng mới.

37. Viết về những điều “bạn có biết”

Tìm kiếm những điều thú vị, thứ mà không phải ai cũng biết, sự kiện hay ho hoặc những người có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực, doanh nghiệp của bạn và viết về chúng.

38. Làm rõ những quan niệm sai lầm

Hãy viết một bài viết về những điều mà mọi người hay lầm tưởng hoặc sai lầm liên quan đến ngành nghề của bạn.

Việc này có thể giúp bạn bổ sung thêm nội dung cho phần “Những câu hỏi thường gặp và thậm thí là có thêm những khách hàng mới.

Ví dụ: Khi tìm kiếm cụm từ “car care myths” (sai lầm trong bảo dưỡng xe hơi), thì kết quả một bài viết của Chandler Auto Repair đã xuất hiện ở trang nhất kết quả tìm kiếm Google.

39. Liên kết nội dung với một sự kiện nóng

Hãy thường xuyên cập nhật tin tức trên báo đài và tìm cách liên hệ những sự kiện nổi bật với công việc của bạn. Bạn cần lưu ý nên cẩn thận không đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm hoặc không đi quá xa khiến cho việc liên hệ trở nên vô nghĩa.

Bên cạnh đó, những vấn đề gây tranh cãi cũng là một trong những thứ nên cẩn thận.

Nếu như bạn viết quan điểm riêng của bản thân về một chủ đề gây tranh cãi thì nên chuẩn bị sẵn tinh thần để hứng chịu những phản ứng dữ dội từ các khách hàng không hài lòng hoặc có suy nghĩ trái ngược.

Một ví dụ điển hình là Cộng đồng tiếp thị luôn trở nên rất “sôi động” mỗi khi Google thực hiện cập nhật về cách xác định kết quả tìm kiếm. Sau đây một bài viết trên Search Engine Land vào về chủ đề “Thuật toán Google Mobilegeddon”.

40. Thực hiện một Case Study

Hãy phỏng vấn một khách hàng hoặc đối tác có nhiều kinh nghiệm và biến nó thành một case study. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chốt được các deal triển vọng trong tương lai.

Trang web shopify gần đây đã đăng một case study với tựa đề “Cách chúng tôi xây dựng một doanh nghiệp thương mại điện tử từ con số 0 và tạo ra doanh thu $922.16 trong vòng 3 ngày”.

Bài viết này đã có hơn 3.000 lượt chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội.

41. Truyền tải một Case Study trực tiếp

Bạn đang giúp đối tác của mình giải quyết vấn đề khó khăn trong kinh doanh? Bạn đang thử nghiệm một số hoạt động tiếp thị mới? Thay vì chờ đến khi nó kết thúc mới viết blog, bạn nên ghi lại toàn bộ quá trình đó. Trình bày mọi thứ cho đọc giả về cách mà bạn thực hiện, kinh nghiệm và nhiều thứ hơn nữa.

Sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter hay kết hợp các kênh truyền thông để cập nhật thông tin thường xuyên hàng ngày và hàng tuần.

Chúng tôi đảm bảo với bạn rằng mọi người sẽ rất thích thú theo dõi quá trình thực hiện của bạn.

42. Làm nổi bật đối tác hoặc khách hàng của bạn

Bạn hãy phỏng vấn khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, sau đó dành thời gian để làm nổi bật họ trên trang web/blog của mình. Viết về tiểu sử, tính cách, câu chuyện, những điểm độc đáo và kể cả các thành tựu đáng chú ý của họ.

Một khi bạn làm cho khách hàng của mình cảm thấy quan trọng, họ sẽ gắn kết lâu dài với công ty. Mọi người rất thích đọc những điều về chính họ, ngoài ra họ sẽ chia sẻ bài viết với gia đình, bạn bè cũng như các mối quan hệ khác. Việc này sẽ giúp sản phẩm dịch vụ của bạn được nhiều người biết đến và tăng cao khả năng tiếp thị.

43. Tạo ra một bài viết mang tính tổng hợp cao

Cách làm này gần giống như bài viết tổng hợp hàng tuần ở mục 6. Những bạn sẽ không tổng hợp theo tuần mà bạn sẽ tạo ra một bài viết tổng hợp lớn hơn bao gồm các bài báo hoặc tài nguyên cho một chủ đề cụ thể.

Mọi người rất thích chia sẻ và liên kết đến các bài viết tổng hợp hữu ích này. Đây là một cách tăng traffic rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

44. Tạo cuộc thăm dò ý kiến trên Facebook

Khảo sát những đối tượng trên trang Facebook bằng cách hỏi ý kiến và cách nhìn nhận của họ về một vấn đề cụ thể. Hãy theo dõi cuộc thảo luận và comment để nhận được nhiều ý kiến hơn. Sau đó, bạn có thể tổng hợp kết quả và viết một bài viết khi nó kết thúc.

45. So sánh & đánh giá nhiều sản phẩm dịch vụ với nhau

Khách hàng rất muốn đọc những bài viết so sánh các sản phẩm có cùng chức năng đến từ nhiều nhãn hàng khác nhau. Phân tích điểm mạnh điểm yếu của nhiều loại sản phẩm dịch vụ sẽ làm họ rất thích thú.

Ví dụ: Đây là một bài viết so sánh chất lượng của các dịch vụ host trên wordpress dành cho các doanh nghiệp nhỏ và blogger

Ngoài việc sử dụng các biểu đồ và đồ thị, bài viết trên cũng có thể được chuyển thành nội dung dưới dạng infographic.

46. Phản hồi một bài viết hoặc một bài báo

Sau khi đọc một bài viết thú vị, tin tức gây tranh cãi thì tại sao bạn lại không dành ra một chút thời gian để viết một bài phản hồi về nó và đăng lên trang web của mình.

Đừng sợ phải bộc lộ quan điểm trái ngược. Bài viết của bạn chỉ cần đảm bảo không quá khích, ở mức độ an toàn để không khiến khách hàng phải suy nghĩ lại về việc hợp tác với bạn.

47. Tạo các video về mẹo hay hàng tuần

Hãy sử dụng chiếc smartphone của bạn, bật chế độ máy quay và ghi hình chính mình. Bây giờ, dành ra 3-5 phút để nói về một mẹo trong cuộc sống hay một kinh nghiệm sống của chính bạn. Sau đó hãy đăng nó lên youtube và nhúng sang website của mình.

Đừng luôn nghĩ rằng phải có một máy quay thật tốt hay một chiếc điện thoại flagship mới có thể quay video và đăng tải nó lên youtube. Chỉ cần bạn tập trung vào nội dung mà mình nói đến, cách kể chuyện lôi cuốn, chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống và một chiếc smartphone tầm trung đã quá đủ để làm việc này.

Ví dụ: Tham khảo trang knitfreedom.com với một loại các Knitting Videos

48. Đưa ra ý kiến về những điều luật mới nhất

Bạn có thể chọn ra một vài điều luật mới được bổ sung, sửa đổi ở địa phương, tỉnh thành hay quốc gia có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Viết ra những ý kiến riêng và cung cấp thêm thông tin về nó sẽ khiến cho khách hàng của bạn cảm thấy hữu ích.

49. Tìm kiếm những người nổi tiếng hay có sức ảnh hưởng ở khu vực sinh sống

Có rất nhiều người nổi tiếng xuất thân từ nhiều tỉnh, thành phố khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu những người nổi tiếng ở gần khu vực mình đang sống hoặc gia đình của họ. Những người đó có thể là một vận động viên, chính trị gia, diễn viên, giám đốc của một tổ chức phi lợi nhuận,… Hãy liên lạc với họ để phỏng vấn, ghi lại những ý chính và viết bài đăng lên website của bạn.

50. Liên lạc với những ngôi sao nổi tiếng nhất

Điều này có thể khiến bạn mất một ít thời gian và công sức. Tuy nhiên, đừng ngần ngại liên hệ với họ.

Một trong những cách tốt nhất để thực hiện điều này là hãy truy cập vào hiip.asia. Chính thức ra mắt vào tháng 4-2016, Hiip là công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ “Influencer marketing”, giúp doanh nghiệp kết nối với hơn 1.000 người ảnh hưởng. Bằng việc phân tích và chọn lựa dựa trên dữ liệu mạng xã hội, Hiip đã hỗ trợ Galaxy Distribution quảng bá thành công bộ phim Kỷ băng hà 5 tại Việt Nam.

51. Trả lời một câu hỏi phổ biến

Bạn có thể nghĩ rằng hầu hết các câu hỏi phổ biến đã được trả lời. Nhưng có thể bạn lại có một câu trả lời khác cho những câu hỏi phổ biến này. Những câu trả lời dựa trên kinh nghiệm thực tế của riêng bạn sẽ mang lại giá trị khác biệt cho người đọc.

Hàng ngày có vô vàn những câu hỏi về cách luộc trứng, nướng khoai tây, khởi nghiệp hay cách xây dựng một trang web chuyên nghiệp. Vậy những điều phổ biến mà mọi người thường tìm kiếm trong ngành nghề của bạn là gì? Hãy thử suy nghĩ và đưa ra câu trả lời cho chúng nhé.

52. Nói rõ vào quá trình hình thành và phát triển công ty của bạn

Dành thời gian để viết về lịch sử của công ty, những chuyển biến, nhảy vọt và cả những thăng trầm. Đây là một chủ đề rất hay nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương đã tồn tại hàng thập kỷ hoặc doanh nghiệp của bạn đã đi trên một con đường mà hầu hết mọi người đều khó tin.Ví dụ: Xem quá trình hình thành và phát triển của Ford Motor Company trong tóm tắt sau.53. Sử dụng xu hướng tìm kiếm để tìm ý tưởng cho nội dungBạn có thể nhìn vào các chủ đề xu hướng trên Twitter hoặc các trang truyền thông xã hội khác, sau đó tìm một chủ đề xu hướng có liên quan đến ngành hoặc doanh nghiệp của bạn và viết một bài về nó.Hãy chắc rằng bạn sẽ đăng bài viết trên các nền tảng phương tiện truyền thông xã hội có liên quan, liên kết trở lại trang web của bạn và đừng quên bao gồm các hashtag liên quan.

54. Đăng bài hướng dẫn dưới dạng PDF

Sản phẩm của bạn có phức tạp không? Có cần bảo trì không? Hãy đăng tải tất cả các tài liệu có liên quan lên trang web của bạn để khách hàng có thể tải xuống.

Ví dụ: Trang Mailchimp.com có ​​khá nhiều hướng dẫn trên trang của họ.

55. Tạo một nơi lưu trữ các bản tin cũ của bạn

Nếu bạn đã thực hiện gửi các bản tin trong một khoảng thời gian thì bạn có thể dễ dàng dành thời gian để lấy các bài viết phổ biến nhất và đăng chúng cho những khách hàng mới, những người có thể chưa bao giờ nhìn thấy chúng.Ví dụ: Charged (một bản tin email hàng tuần về bối cảnh công nghệ và khởi nghiệp) đã thực hiện rất tốt việc cung cấp các bản tin cũ trong phần lưu trữ của họ.

56. Theo dõi số liệu thống kê để chia sẻ

Nắm bắt những xu hướng và số liệu thống kê, sau đó biến chúng thành một infographic hoặc loạt biểu đồ và đồ thị. Chèn logo và thông tin công ty của bạn ở phía dưới và khuyến khích mọi người chia sẻ trên internet và các kênh truyền thông xã hội.Ví dụ: eMarketer đã làm rất tốt trong việc xuất bản các biểu đồ và đồ thị liên quan đến marketing.

57. Tạo Lịch sự kiện

Bạn đang định tham gia vào rất nhiều sự kiện? Bạn là một networker chuyên nghiệp? Bạn đang làm trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, công ty sự kiện hoặc kinh doanh ăn uống? Tại sao không dành thời gian để tạo ra một lịch sự kiện cho cộng đồng? Sẽ là một ý hay đấy!

58. Khuyến khích các video từ khách hàng

Mời khách hàng của bạn thu hình chính họ khi sử dụng sản phẩm của bạn. Sau đó yêu cầu họ gửi những video này cho bạn để đăng lên website hoặc các trang mạng xã hội. Cách tốt nhất để làm điều này là tổ chức các cuộc thi hoặc Giveaway.

59. Viết hướng dẫn từ A đến Z

Chọn một chủ đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn và tạo ra một hướng dẫn từ A đến Z về vấn đề đó.

Ví dụ: Bạn có thể tham khảo hướng dẫn từ A đến Z để tạo ra một thương hiệu dễ nhớ của Neil Patel.

60. Viết bài đánh giá sách

Bạn là một độc giả cuồng nhiệt? Hãy lấy một webcam, thu hình chính mình và đánh giá một cuốn sách mà bạn mới đọc. Bạn cũng có thể thu âm bằng mic và đăng nó dưới dạng podcast, hoặc viết nó ra và đăng lên blog của bạn.

Ví dụ: Brainpickings.org là một blog rất thành công được xây dựng gần như hoàn toàn bằng các bài đánh giá sách và bài tiểu luận.

 


(Xem tiếp phần 2)

Levica lược dịch và biên tập từ  supersimpl.com