Fresh from the Press

Content Marketing, Kinh nghiệm marketing

Cách lập kế hoạch Content Instagram cho doanh nghiệp của bạn (P2)

Hãy cùng Levica tiếp tục khám phá cách lập kế hoạch Content Instagram cho doanh nghiệp của bạn trong phần 2 này để tăng lượt người theo dõi và tăng tương tác cho doanh nghiệp của bạn ngay nào.

—–

Mời các bạn xem thêm phần 1 của bài viết tại đây:

Cách lập kế hoạch Content Instagram cho doanh nghiệp của bạn (P1)

# 3: Cách tạo nội dung  Instagram Marketing của bạn

Nếu bạn là một thương hiệu lớn, một công ty dịch vụ (content marketing agency như Levica) có thể thực hiện việc tạo nội dung cho bạn. Nhiều khả năng, bạn có những nhân viên toàn thời gian chỉ tập trung vào social media, cho dù đó là lập chiến lược, tạo, đăng, thu hút tương tác hay đo lường.

Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ, bạn không có tất cả các nguồn lực này theo sắp xếp của mình. Vì điều này, các doanh nghiệp nhỏ thường thực hiện một trong hai cách tiếp cận để tạo nội dung sau:

  • Họ đăng nội dung mới khi họ có thời gian hoặc nguồn cảm hứng
  • Họ chuẩn bị trước nội dung của mình và đảm bảo rằng họ luôn đăng nội dung mới.

Là một doanh nghiệp nhỏ, điều này không hề dễ dàng được chuẩn bị và có sẵn nội dung mới mỗi ngày. Nếu bạn chủ yếu dựa vào thời gian rảnh rỗi của mình, rất có thể bạn sẽ không đạt được những kết quả tuyệt vời từ Instagram bởi vì:

  • Bạn không đăng đủ nội dung
  • Bạn không đăng nội dung được thiết kế để giúp bạn đạt được mục tiêu Instagram của mình.
  • Bạn không tiếp cận đủ lượng người theo dõi và tham gia tương tác đủ.

Nếu ban đầu bạn muốn thu hút nhiều người theo dõi hơn, bạn nên tập trung vào việc đăng nội dung hấp dẫn như các quote truyền cảm hứng và động lực, ảnh thú cưng dễ thương và các loại nội dung tương tự và có sự liên quan dù chút ít đến thương hiệu của bạn mà mọi người yêu thích trên Instagram.

Nếu bạn đã có một lượng người xem Instagram kha khá và muốn tăng doanh số, bạn sẽ cần một cách tiếp cận khác. Đó là quảng bá sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp của bạn nói chung.

Hãy nhớ rằng: Nếu bạn muốn tạo ra kết quả tuyệt vời từ Instagram và đảm bảo bạn đang làm mọi thứ có thể để đạt được mục tiêu của mình, đây là lời khuyên của Levica: thường xuyên dành thời gian để “brainstorm” những ý tưởng mới, đưa chúng vào lịch đăng mạng xã hội của bạn và tạo nội dung.

Dưới đây là một số điều quan trọng nhất cần ghi nhớ khi tạo content cho Instagram:

  • Luôn ghi nhớ mục tiêu của bạn: Bất cứ khi nào bạn đưa ra một ý tưởng nội dung, hãy tự hỏi nó sẽ giúp bạn đạt được những gì
  • Sử dụng hình ảnh, video và âm thanh chất lượng cao. Cho dù bạn có đang mua ảnh hoặc video clip dạng stock (do các nhiếp ảnh gia khác chụp), hay tự tạo chúng (ngay cả khi từ điện thoại thông minh của bạn), thì nội dung của bạn cần phải có chất lượng cao. Nếu không, hãy xóa nó và thử lại.
  • Đảm bảo nội dung của bạn có kích thước tối ưu cho nền tảng này, đặc biệt nếu bạn đang tạo hoặc chỉnh sửa nội dung bằng công cụ của bên thứ ba. Hầu hết các công cụ hình ảnh cung cấp các tùy chọn kích thước khác nhau, bao gồm các thể loại bài đăng khác nhau cho Instagram.

Nếu bạn muốn tạo video của riêng mình, hãy cân nhắc đầu tư vào một vài thiết bị video (tùy theo điều kiện nào phù hợp): chân máy cho máy ảnh (điện thoại thông minh), bộ đèn và micrô.

Các công cụ giúp tạo Content cho Instagram

Có một số công cụ online miễn phí và trả phí tuyệt vời nơi bạn có thể nhận được các hình ảnh và video clip chất lượng để sử dụng trong các bài đăng trên Instagram của mình. Dưới đây là một vài công cụ bạn có lẽ muốn thử:

Khi nói đến việc tạo hình ảnh trên mạng xã hội, Canva (gói miễn phí và trả phí, từ $12,95 / tháng) là một trong những công cụ phổ biến nhất. Gói miễn phí cung cấp rất nhiều tính năng hữu ích và cho phép bạn truy cập vào rất nhiều mẫu.

Trình chỉnh sửa kéo-thả là dễ dàng để sử dụng. Hình ảnh miễn phí và trả phí có thể truy cập trực tiếp trong trình chỉnh sửa. Canva thuận tiện cho việc tạo hình ảnh truyền cảm hứng, động lực, thêm các watermark (hình mờ) vào bài đăng của bạn, thêm yếu tố kêu gọi hành động (CTA) vào hình ảnh và các đoạn văn bản. Đồng thời làm cho bài đăng của bạn trông đẹp hơn với tất cả các loại bộ lọc và tính năng chỉnh sửa..

Nếu bạn chọn một trong các gói trả phí, bạn có thể lưu các template và cộng tác với các thành viên khác trong nhóm khi tạo nội dung.

# 4: Cách lên lịch Content Marketing cho Instagram của bạn

Khi bạn đã tạo ra nội dung của mình, hãy lên lịch cho các bài đăng trên Instagram để đảm bảo bạn sẽ đăng nội dung mới thường xuyên.

Bạn sẽ tìm thấy nhiều nghiên cứu về thời điểm tốt nhất để đăng lên mạng xã hội, bao gồm cả Instagram. Nhưng thật ra, thời gian tối ưu để bạn đăng sẽ phụ thuộc vào đối tượng của bạn. Cách tốt nhất để tìm ra thời gian nào hiệu quả nhất trên Instagram là bắt đầu đăng và theo dõi cẩn thận kết quả của bạn. Hãy tìm kiếm những ngày và thời gian khi bạn đạt được kết quả tốt nhất.

May mắn thay, Instagram hiện cho phép các ứng dụng của bên thứ ba lên lịch cho nội dung hình ảnh, video và GIF. Nếu bạn sử dụng một số mạng xã hội lớn, Levica khuyên bạn dùng một công cụ như SocialPilot (từ $30/tháng, với bản dùng thử miễn phí 14 ngày). Công cụ này cho phép bạn quản lý tất cả tài khoản của mình từ một nơi. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, nó khá hữu ích và tiết kiệm chi phí vì bạn không phải trả tiền cho nhiều công cụ (và mất thời gian đi từ công cụ này sang công cụ tiếp theo).

SocialPilot cho phép bạn lên lịch các bài đăng trên các mạng xã hội của mình và cung cấp một vài tính năng bổ sung giúp ích cho người dùng Instagram:

  • Tìm hình ảnh miễn phí từ thư viện tích hợp của họ để chia sẻ trên tài khoản Instagram của bạn
  • Tùy chỉnh bài đăng trên Instagram của bạn với các bộ lọc, hiệu ứng, văn bản và các tùy chọn chỉnh sửa khác
  • Watermark hình ảnh của bạn
  • Phối hợp với các thành viên trong nhóm để lập kế hoạch và thực hiện chiến lược nội dung của bạn.

# 5: Cách tối ưu hóa Content Marketing cho Instagram của bạn

Một khi bạn có một lịch trình tốt và nội dung hấp dẫn để đăng, làm thế nào để bạn cải thiện hơn nữa kết quả của mình trên Instagram? Dưới đây là một số cách để tăng khả năng tiếp cận, cải thiện lượng tương tác và gia tăng lượng người theo dõi.

Thêm Hashtags liên quan

Hashtags là một phần cực kỳ quan trọng của Instagram. Các hashtag phù hợp (và số lượng hashtag phù hợp) có thể giúp bạn tiếp cận đối tượng rộng hơn và thu hút nhiều người theo dõi hơn.

Nếu bạn là một thương hiệu lớn được biết đến nhiều, bạn có lẽ không cần phải sử dụng hashtags mọi lúc. Nhưng nếu bạn là một doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ, hãy đảm bảo bạn chú ý nhiều đến hashtag và sử dụng ít nhất một hashtag trong tất cả các bài đăng của bạn. Nếu không, bạn sẽ mất cơ hội tiếp cận nhiều người hơn đấy.

Trước khi Levica chia sẻ một số cách tối ưu nhất để sử dụng hashtags trên Instagram, hãy cùng tìm hiểu các loại hashtag khác nhau trên Instagram:

Hashtags có thương hiệu: Đây là những hashtag bạn tạo ra là duy nhất cho thương hiệu của bạn. Bạn có thể sử dụng chúng để xây dựng thương hiệu của mình và khuyến khích nội dung do người dùng tạo ra (user-generated content). Nếu bạn tạo một hashtag có thương hiệu, hãy chắc chắn rằng nó ngắn gọn, dễ gõ và dễ nhớ. Ở đây, cách Adobe sử dụng các hashtag có thương hiệu với tài khoản của họ:

Các hashtag trong ngành: Đây là các hashtag có liên quan đến một ngành cụ thể như #Photographer. Loại hashtag này thường cực kỳ phổ biến và có hàng chục triệu bài đăng..

Các Niche hashtag (hẹp hơn trong ngành): Nếu #photographer là một hashtag ngành, thì một hashtag như #foodphotographer sẽ là một hashtag hẹp hơn.

Hashtags vị trí: Những hashtag này có thể rất thiết thực cho các doanh nghiệp hoạt động ở một số địa điểm nhất định. Bạn có thể hướng tới đối tượng rộng hơn bằng cách tận dụng các hashtag vị trí như #Hochiminhcity hoặc #Hanoi hoặc nhiều niche hơn với các hashtag cho các vùng lân cận và cộng đồng nhất định. Bạn thậm chí có thể thử kết hợp các vị trí và niches, chẳng hạn như #hochiminhfood hoặc #quan1foodCác hashtag sự kiện: Bất cứ khi nào có một sự kiện đủ lớn xảy ra, thì thường có một hashtag đằng sau nó, chẳng hạn như #fifawwc cho World Cup giành cho nữ..

Hashtags ngày lễ: Hầu hết các ngày lễ đều có hashtags riêng của chúng từ các ngày lễ quốc gia như Giáng sinh, đến các ngày lễ mới lạ như #nationalcupcakenay.

Tốt nhất, bạn nên tận dụng càng nhiều loại hashtag khác nhau càng tốt. Ngoài ra, liên tục thử nghiệm với các hashtag khác nhau để xem chúng ảnh hưởng đến kết quả của bạn như thế nào.

Bây giờ bạn đã biết những loại hashtag nào có thể sử dụng, dưới đây là một số cách hiệu nhất để sử dụng hashtags trên Instagram:

  • Luôn sử dụng hashtags. Mặc dù bạn có thể sử dụng tối đa 30 hashtag, điều đó không có nghĩa đó là cách dùng hiệu quả (cho dù bạn có thể tiếp cận được nhiều người hơn). Các nghiên cứu cho thấy dữ liệu mâu thuẫn về việc sử dụng và tương tác với hashtag. Vì vậy hãy thử nghiệm với số lượng hashtag khác nhau và xem nó ảnh hưởng đến kết quả của bạn như thế nào. Hashtag thứ 21 trở đi thường không hiệu quả và mất đi tác dụng của nó.
  • Nghiên cứu hashtags trước khi dùng chúng. Thực hiện tìm kiếm nhanh các hashtag để xem có bao nhiêu bài đăng sử dụng và thể loại bài đăng nào. Quá nhiều bài đăng có thể khiến nội dung của bạn bị “trôi” mất trong lượng lớn các bài đăng mới cập nhật.
  • Lưu các hashtag có liên quan trong một tài liệu để dễ dàng truy cập. Sau đó, khi bạn tạo một bài đăng, hãy sao chép các hashtag phù hợp nhất cho nội dung đó
  • Vượt xa hơn nữa các hashtag phổ biến. Có thể thật hấp dẫn để chỉ sử dụng các hashtag siêu phổ biến. Nhưng sự thật, có quá nhiều nội dung do đó bài đăng bạn của bạn có thể bị trôi. Hãy kết hợp nhiều loại hashtag khác nhau: hashtags phổ biến, niche hashtags, hashtags vị trí, v.v.

Các công cụ giúp tìm và sử dụng Hashtags Instagram

All Hashtag là một công cụ xác định, tạo và phân tích hashtags. Để bắt đầu sử dụng miễn phí, hãy nhập hashtag/từ khóa và cho biết liệu bạn có muốn tìm kiếm các loại thuộc Top Hashtag (chỉ các hashtag có liên quan phổ biến nhất), hashtags ngẫu nhiên hay Live hashtag.

Kết quả tìm kiếm của bạn sẽ bao gồm hàng chục (thậm chí hàng trăm, trong một số trường hợp) các hashtag, bao gồm cả các hashtag tương tự để xem xét. Bạn có thể sao chép các nhóm hashtag này bằng một cú nhấp chuột để lưu chúng để sử dụng sau (hoặc thêm chúng trực tiếp vào một trong các bài đăng mới của bạn).

Keyhole (từ $29 / tháng, với bản dùng thử 7 ngày miễn phí) là một công cụ hashtag, giám sát trực tuyến và phân tích hoạt động với nhiều nền tảng xã hội bao gồm Instagram. Một tính năng cho phép bạn theo dõi một hashtag trong thời gian thực (real time).

Ngoài việc hiển thị các bài đăng hàng đầu sử dụng các hashtag đó, công cụ này còn phân tích việc sử dụng theo thời gian cho hashtag đó, cho thấy cảm xúc (sentiment) đằng sau các bài đăng cập nhật, tiết lộ những người có ảnh hưởng hàng đầu sử dụng hashtag đó và đưa ra các chủ đề xu hướng khác.

Bạn cũng có thể sử dụng Keyhole để theo dõi hiệu suất của tài khoản Instagram và hashtag của riêng bạn.

Thêm một tính năng, bạn có thể theo dõi các đối thủ của mình để xem chiến lược hashtag của họ đang phát triển như thế nào và bạn có thể học được gì từ họ.Sử dụng độ dài Caption tối ưu cho Content của bạn

Độ dài của caption (đoạn chú thích) trên Instagram của bạn sẽ phụ thuộc một phần vào loại nội dung bạn đăng tải.

Nếu bạn muốn quảng cáo một liên kết trong thông tin giới thiệu (bio) của mình và thu hút lượng truy cập đến nó, thì tốt nhất là giữ cho caption của bạn ngắn gọn và đơn giản. Nó giúp mọi người có thể xem CTA (liên kết kêu gọi hành động) của bạn mà không cần phải đọc một vài đoạn.

Mặt khác, nếu bạn muốn “định hướng nội dung” (educate) hoặc kể một câu chuyện, hãy sử dụng caption dài hơn như TED Talks thực hiện trong bài đăng này.

Một số bài đăng sẽ không yêu cầu yếu tố kêu gọi – CTA, chẳng hạn như một bức ảnh của chú cún Labradoodle (loại cún lai giữa loài Poodle và Labrador) mà ai đó đã đăng tải lên chỉ để giải trí và tăng lượng tương tác. Nhưng nhìn chung, bạn cần thêm yếu tố CTA bất cứ khi nào có thể hoặc bạn sẽ khiến mọi người không thực hiện hành động mà bạn muốn họ thực hiện.

Có một số nơi bạn có thể thêm CTA: trong caption, hình ảnh và bio của bạn. Bất cứ hành động nào bạn muốn mọi người thực hiện như truy cập vào một trang web, mua một cái gì đó, để lại một bình luận… Hãy làm rõ điều đó trong caption và nội dung của bạn, như GoPro làm dưới đây:

Kết luận

Khi bạn là một doanh nghiệp nhỏ mà không có sự nhận diện tên của các thương hiệu hàng đầu, đạt được được kết quả từ mạng xã hội có thể khó khăn và Instagram cũng khó khăn như vậy

Rất nhiều nội dung được trình bày trong hướng dẫn này sẽ giúp bạn tạo và chia sẻ nội dung. Với mục đích thu hút nhiều người theo dõi và lượng tương tác trên Instagram hơn, bao gồm:

  • Sử dụng một lịch đăng bài phù hợp
  • Đăng nhiều thể loại nội dung mỗi ngày
  • Tận dụng đúng cách các kết hợp hashtags.

Mặc dù Instagram chắc chắn có thể bị spam (với tỷ lệ người theo dõi giả, tài khoản giả…), vẫn có rất nhiều người dùng thật đăng nhập mỗi ngày để xem nội dung mới từ bạn bè, người có ảnh hưởng, thậm chí từ các thương hiệu. Tuy bạn có thể thu hút sự chú ý trong số họ với nội dung tuyệt vời và hashtag phù hợp, có một cách khác để tiếp tục phát triển lượng theo dõi và tương tác của bạn chính là tương tác với những người dùng.

Dưới đây là một số cách hiệu quả cho việc tương tác trên Instagram:

  • Sử dụng CTAs trong bài đăng, caption của bạn để khuyến khích mọi người tương tác với nội dung của bạn và để lại các nhận xét.
  • Dành thời gian mỗi ngày để thích các bài đăng, xem các câu chuyện (stories), video và tương tác với những người theo dõi, những người ảnh hưởng có liên quan trong lĩnh vực của bạn, v.v.
  • Thường xuyên tìm kiếm người dùng mới có thể quan tâm đến thương hiệu của bạn và tương tác với họ.

Bạn nghĩ sao về các gợi ý trên? Bạn sẽ tạo một kế hoạch content Instagram cho doanh nghiệp của mình chứ? Bạn có bất cứ lời khuyên tạo nội dung nào khác? Chia sẻ suy nghĩ của bạn với Levica trong các ý kiến ​​dưới đây nhé.

Levica lược dịch từ socialmediaexaminer.com

 

Content Marketing, Kinh nghiệm marketing

Cách lập kế hoạch Content Instagram cho doanh nghiệp của bạn (P1)

Bạn có muốn cải thiện nội dung tự nhiên (Organic content) trên Instagram của mình không? Bạn đang tìm kiếm một hướng dẫn content marketing cho Instagram để làm theo?

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm ra cách lập kế hoạch, tạo và tối ưu hóa nội dung Instagram cho doanh nghiệp của bạn.

# 1: Cách thiết lập chủ đề Content cho tài khoản Instagram của bạn

Bước đầu tiên để quản lý một tài khoản Instagram thành công là lên kế hoạch cho nội dung của bạn. Bởi Instagram là một nền tảng hình ảnh (visual platform), hãy bắt đầu bằng cách xác định giao diện cho tài khoản của doanh nghiệp bạn.

Khi tạo một chủ đề cho Instagram, bạn sẽ cần nghĩ về:

  • Màu sắc
  • Bộ lọc áp dụng cho các hình ảnh của bạn
  • Thể loại nội dung để đăng (chỉ lập ý tưởng sơ bộ ở giai đoạn này)

Hãy xem tài khoản Instagram của Canva. Họ đăng rất nhiều loại nội dung khác nhau nhưng họ “khắt khe” về màu sắc được sử dụng.

Khi bạn cuộn xuống bảng tin (feed) của họ, các màu sắc thay đổi một cách tự nhiên, từ màu tím sang màu đỏ rượu sang bất kỳ màu nào khác mà bạn nghĩ đến.

Các doanh nghiệp khác như Lacoste có một cách tiếp cận khác. Lacoste chủ yếu sử dụng màu sắc thương hiệu của họ là màu trắng và xanh lá cây. Điển hình mỗi dòng trong khung Grid của họ có chứa các bài đăng trông tương tự nhau.

Ví dụ khác về một tài khoản kinh doanh hấp dẫn trên Instagram đến từ nhà bán lẻ quần áo Madewell. Khi bạn cuộn qua các bài đăng của họ, một cảm xúc nhất định xuất hiện: chill, có nắng và thư giãn. Rất nhiều hiệu ứng đó đạt được bằng cách sử dụng màu sắc và hình ảnh ấm áp với bởi bầu trời sáng xanh.

Nếu bạn muốn gây ấn tượng với những người theo dõi Instagram của mình, bạn có thể sắp xếp grid (lưới) Instagram của mình thành một bộ sưu tập hình ảnh, video phức tạp và liên kết với nhau, giống như Lancôme thực hiện với tài khoản Instagram của họ.

Phong cách nội dung hình ảnh Instagram của bạn nên phản ánh thương hiệu của bạn. Để giúp tạo phong cách phù hợp cho doanh nghiệp của mình, hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Những màu sắc nào bạn muốn mọi người liên kết với thương hiệu của bạn? Cân nhắc sử dụng những màu này phần lớn trong các bài đăng trên Instagram của bạn.
  • Những loại nội dung nào bạn muốn đăng? Hình ảnh và video với mọi người, cận cảnh khuôn mặt, sản phẩm, phong cảnh? Tất nhiên, bạn không phải giới hạn bản thân trong một thể loại hình ảnh. Nhưng điều này sẽ giúp ích hơn để có ý tưởng chung về các loại nội dung bạn muốn đăng.
  • Bạn sẽ sử dụng bộ lọc nào? Một cách để phát triển một chủ đề dễ nhận biết trên Instagram là sử dụng một bộ lọc cụ thể cho tất cả nội dung của bạn. Đây là một trong những cách dễ nhất để phát triển phong cách Instagram mang dấu ấn đặc trưng.

# 2: Cách lập kế hoạch Content marketing cho Instagram của bạn

Một khi biết những gì bạn muốn để tài khoản Instagram thể hiện một cách thu hút, bạn đã sẵn sàng bắt đầu lên kế hoạch cho content của mình. Trước khi xem xét các loại nội dung khác nhau, hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn đạt được với Instagram marketing của mình. Có phải bạn muốn bán hàng nhiều hơn? Lượng tương tác nhiều hơn? Nhiều người theo dõi hơn? Đặt mục tiêu là rất quan trọng vì nó định hướng nội dung mà bạn đăng lên Instagram đấy.

Đồng thời xem xét đến lượng thời gian bạn phải dành cho Instagram.

Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ, bạn có lẽ không thuê ai đó để quản lý mạng truyền thông xã hội của mình toàn thời gian. Tương tự như vậy, bạn có lẽ sẽ không giành được nhiều thời gian cho Instagram (đó là lý do tại sao tất cả các kế hoạch ban đầu này rất quan trọng). Hãy thành thật với bản thân về việc bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho Instagram. Do đó bạn biết được có bao nhiêu bài đăng phù hợp để đăng mỗi ngày.

Ngoài ra hãy xem xét những nguồn lực nào bạn có cho tiếp thị Instagram của mình. Bạn có thể đầu tư bao nhiêu vào nội dung Instagram?

Lên kế hoạch cho lịch đăng Instagram

Bây giờ hãy suy nghĩ về việc pha trộn nội dung mà bạn sẽ đăng mỗi ngày (quảng cáo, video, stories, hình ảnh, v.v.). Khiến mọi thứ thú vị bằng cách đăng nhiều nội dung đa dạng, không chỉ lúc nào cũng một loại.

Cho dù bạn là một doanh nghiệp nhỏ hay một thương hiệu lớn, sử dụng lịch đăng để lên kế hoạch cho nội dung của bạn sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Lịch đăng cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong dài hạn và tạo ra kết quả tốt hơn.Bây giờ, hãy cùng xem một số loại nội dung khác nhau mà bạn có thể tạo cho tài khoản Instagram của mình.

Chia sẻ số liệu thống kê và sự kiện trong bài viết của bạn là tuyệt vời cho lượng tương tác và chia sẻ. Bên dưới là ví dụ HubSpot chia sẻ một hình ảnh với kết quả có liên quan từ nghiên cứu của họ.

“81% tin tưởng lời khuyên từ bạn bè và gia đình của họ hơn lời khuyên từ một doanh nghiệp”

Bài đăng về động vật và vật nuôi, các hình ảnh vui nhộn và các thể loại tương tự cũng có hiệu quả để tạo sự tương tác từ khán giả của bạn.

Ngày lễ quốc gia và ngày lễ mới lạ, như nhau đề có thể cung cấp nguồn cảm hứng nội dung cho Instagram. Tạo nội dung theo chủ đề cho các ngày lễ và sự kiện, như trong bài đăng dưới từ Buffer, họ đăng bài kỷ niệm Tháng Tự Hào (Pride month).

Những lời khuyên, mẹo về giáo dục và nội dung khác có thể giúp xây dựng niềm tin với khán giả của bạn. Bài đăng HubSpot dưới đây giải thích tại sao hashtag rất quan trọng trên Instagram.

“Biểu đồ từ nghiên cứu của Hubspot đã chứng tỏ rằng với 1 tỷ người sử dụng Instagram hằng tháng thì có 80% người dùng theo dõi một doanh nghiệp. Và 20% cơ hội kinh doanh. Từ đó họ đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp mới để tham gia Instagram để nắm bắt cơ hội.”

Những câu trích dẫn tạo động lực và thành công như dưới từ Dove rất phổ biến trên các phương tiện truyền thông xã hội, đặt biệt chúng lại rất phù hợp với Instagram. Thêm vào đó, chúng dễ dàng và không tốn kém để tạo ra.

Instagram cũng là một nơi tuyệt vời để bạn làm nổi bật các sản phẩm của mình. Trên thực tế, các thương hiệu và sản phẩm khá phổ biến trên nền tảng này với 80% tài khoản Instagram theo dõi ít ​​nhất một doanh nghiệp.

Bạn có thể hiển thị sản phẩm của mình đang được sử dụng, như GoPro thường làm trên tài khoản Instagram của họ:

Hoặc đơn giản là làm nổi bật một trong những sản phẩm của bạn, như Asos làm ở đây.

Các công cụ giúp lập kế hoạch Content cho Instagram

Một cách để lên kế hoạch content cho Instagram của bạn là sử dụng bảng tính đơn giản hoặc thậm chí tốt hơn là Google Sheets. Nó giúp bạn dễ dàng làm việc với người khác.

Một cách khác là sử dụng một công cụ cộng tác và quản lý dự án như Trello (có sẵn trong các gói miễn phí và trả phí, giá từ $12,50/tháng). Tìm kiếm cụm từ “Lịch Trello social media” và bạn sẽ tìm thấy một vài mẫu có sẵn cho mục đích của mình.

Mặc dù bạn không thể lên lịch cho các bài đăng trên Instagram của mình với Trello, nó vẫn là một công cụ hữu ích cho các giai đoạn lập kế hoạch ban đầu. Gồm xác định loại nội dung sẽ đăng, quyết định khi nào đăng chúng, ghi lại ý tưởng đăng bài nhóm của bạn, v.v.

 

—–

Mời các bạn xem tiếp phần 2 của bài viết tại đây:

Cách lập kế hoạch Content Instagram cho doanh nghiệp của bạn (P2)

Levica lược dịch từ socialmediaexaminer.com

 

Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Chiến lược TikTok Marketing cho Thương hiệu năm 2020

Bắt đầu như một ứng dụng chia sẻ video được xem là khá ổn ở Trung Quốc (tại đây được gọi là Douyin), TikTok đã bùng nổ tại thị trường nước Mỹ, trở thành ứng dụng hot nhất dành cho giới trẻ ở đây. Và như một lẽ dĩ nhiên, nơi nào có thu hút đông người tham gia thì không thể thiếu các nhà tiếp thị thương hiệu được. Nhưng TikTok không hoàn toàn là quảng cáo và cũng không phải là nền tảng tiếp thị trò chơi vì người dùng ứng dụng này rất sáng suốt, bất kể thứ gì không mang lại cho họ cảm giác “thật” đều sẽ không được quan tâm. Tuy nhiên, có một số ví dụ về sự thành công trong việc tiếp thị của các thương hiệu lớn trên nền tảng này. Vậy họ đã làm như thế nào để có thể thành công như thế? Và như thế nào là chiến lược TikTok Marketing?

Vậy chúng ta hãy bắt đầu bài hướng dẫn này ngay nào.

TikTok đã bắt đầu như thế nào?

Musical.ly (phát hành năm 2014) và TikTok (2016) đều là những ứng dụng tương tự nhau cho đến khi ByteDance mua Musical.ly và cả hai ứng dụng này được sát nhập lại với tên gọi chung là TikTok vào tháng 8 năm 2016. Kể từ đó, ứng dụng video thời lượng ngắn đã phát triển một cách rất nhanh chóng và đạt được hơn 1 tỉ lượt tải về trên toàn thế giới.

Nhiệm vụ của họ là “nắm bắt và cho mọi người thấy sự sáng tạo, kiến thức và những khoảnh khắc quý giá của cuộc sống trên khắp thế giới, trực tiếp thông qua điện thoại di động. TikTok cho phép mọi người trở thành nhà sáng tạo và khuyến khích người dùng chia sẻ đam mê và cách sáng tạo của họ thông qua các video.”

Những video dạng ngắn được tạo trong ứng dụng chủ yếu tập trung vào việc ca hát, nhảy hoặc các tiểu phẩm hài, nơi mà người dùng có thể sử dụng các bộ lọc, hiệu ứng, âm nhạc, các công cụ chỉnh sửa và nhiều thứ hơn nữa. Người dùng được khuyến khích tham gia vào các bài đăng ở chế độ xem, thường là bằng cách “trả lời (response)” video hoặc “song ca (duets)”, nơi mà người dùng về cơ bản sẽ sao chép video khác và tự chèn vào đó.

Những ai sử dụng ứng dụng này?

Ứng dụng này hiện nay đang rất đáng ngưỡng mộ khi có 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, trong đó có 26.5 triệu người ở Hoa Kỳ.

Về mặt nhân khẩu học, 60% người dùng hoạt động hàng tháng của Hoa Kỳ trong độ tuổi 16 đến 24. Có sự khác biệt nhẹ khi xét về mặt giới tính, cụ thể là 56% người dùng là nam trong khi số nữ giới là 44%. Và ứng dụng này được sử dụng phổ biến trên hệ điều hành Android hơn là iOS, điều này có thể là do mức độ phổ biến toàn cầu của hai hệ điều hành này.

Nguồn: Ape App Lab

Người dùng Tiktok tham gia rất tích cực, cụ thể họ dành trung bình 52 phút mỗi ngày cho ứng dụng này. 55% người dùng đăng tải video của riêng họ, và 68% người dùng xem video của những người khác.

Từ năm 2016, TikTok đã ghi nhận sự tăng trưởng theo cấp số nhân về số lượng người dùng. Nó đã vượt qua Snapchat chỉ sau một năm ra mắt và phát triển trở thành ứng dụng số một được tải xuống từ App Store và là ứng dụng số ba được tải xuống trên toàn thế giới.

Nguồn: MediaKix

Nếu bạn chỉ khám phá tiềm năng của TikTok với tư cách là một nhà tiếp thị thì vẫn chưa quá muộn. Trong khi một số thương hiệu lớn đã nhúng tay vào chiến lược này và cho chúng ta thấy các ví dụ thành công tiêu biểu thì vẫn còn nhiều chỗ cho sự đổi mới.

Chiến lược TikTok Marketing

Các sản phẩm quảng cáo cho đến nay vẫn còn khá mới. Họ đã tung ra một số hình ảnh hiển thị và video cho các thương hiệu muốn thử nghiệm thị trường hay tìm kiếm những sân chơi mới để tận dụng lại khả năng sáng tạo hiện có của họ.

Các Hashtag được tài trợ, Brand Takeovers, 3D/AR Lenses và nhãn dán cũng có sẵn cho các nhà tiếp thị. Trong khi các video này giống như mô phỏng lại các sản phẩm mà chúng ta đã thấy trên các trang mạng xã hội khác, thì sự tương tác của người dùng trên TikTok lại đạt đến một tầng giá trị khác. Ví dụ, một Tweet gồm một hashtag được tài trợ không đòi hỏi nhiều thời gian và sự đầu tư từ người sáng tạo, cũng như không làm mất nhiều thời gian của người dùng hay người xem. Điều tương tự như vậy đối với những lượt thích, lượt chia sẻ,…

Tuy nhiên, trên TikTok, để một người dùng tương tác với một thương hiệu đòi hỏi một sự đầu tư lớn hơn nhiều. Lên kế hoạch cho video, quay hình, chỉnh sửa và chia sẻ nó sẽ đòi hỏi thời gian của người tạo ra, chưa kể rằng họ có thể cần phải mua sản phẩm của thương hiệu đó trước khi quay để kết hợp chúng vào nội dung video của mình.

Do đó, các thương hiệu nên triển khai những chiến lược khác nhau để đo lường sự thành công của chiến dịch TikTok. Nhìn xa hơn, việc đạt các tiêu chuẩn truyền thông hay thậm chí là các mục tiêu dựa trên hiệu suất (như doanh số, lượt chuyển đổi), các KPI chính thực sự nên xem xét trong TikTok là độ nhận biết và sự tham gia của người hâm mộ. Mặc dù khó có thể xem như là doanh số trực tiếp, nhưng các yếu tố này sẽ đóng vai trò là chất xúc tác cho doanh thu cuối cùng của thương hiệu.

Ví dụ về các chiến dịch thành công

Chìa khóa để có một chiến dịch thành công là tìm cách để những người hâm mộ tương tác với thương hiệu hay sản phẩm của thương hiệu của bạn theo một cách tự nhiên nhất, nhưng cũng làm cho người dùng cảm thấy vui vẻ và sáng tạo. Tạo một thử thách là cách tuyệt vời để quảng bá nhận thức về thương hiệu của bạn và khuyến khích người dùng tham gia.

Chipotle đã truyền cảm hứng cho người dùng bằng cách tạo ra Thử thách #ChipotleLidFlip.

Tương tự có Water Bottle Flipping đã tạo ra những thử thách dễ dàng và có vẻ không logic khi cho phép những người tạo video châm chọc hay mỉa mai về “tài năng” của họ theo cách hài hước và sáng tạo. Chiến dịch này kéo dài 6 ngày và đã nhận về 104 triệu video và 110,000 lượt gửi.

Vượt lên trên các thách thức, nhiều thương hiệu cũng đã thành công trong việc cung cấp cho người sáng tạo nội dung một số loại video “mẫu” và để họ dùng nó một cách đầy sáng tạo.

Google đã chạy một chiến dịch hashtag được tài trợ là #HeyGoogleHelp, nơi người dùng tạo ra những video sử dụng Google Assistant (hay các sản phẩm khác của Google Voice). Và GUESS đã ra mắt sản phẩm thời trang đầu tiên trên TikTok với chiến dịch #InMyDenim. Chiến dịch này đã khuyến khích người dùng mặc denim của hãng này theo cách sáng tạo, thường là biến đổi diện mạo hay tư thế sau khi thay đổi bộ đồ cũ của họ thành chiếc áo khoác demin để tạo điểm nhấn cho video (thường là “I’m a Mess” của Bebe Rexha). Chiến dịch này cũng đã được hỗ trợ bởi những người có ảnh hưởng như @ourfire (5.2 triệu người theo dõi) và @operamericano (hơn 600 nghìn người theo dõi)

Trong khi các ví dụ trên đều có nguồn tài trợ, thì cũng có nhiều công ty đã tăng vọt về doanh số từ “tăng trưởng hữu cơ” (Organic). Marc Anthony True Professional đã nhận thấy có một sự tăng trưởng doanh số đột biến không thể giải thích được trên các sản phẩm “Strictly Curls” của họ. Sau khi điều tra sâu hơn, họ phát hiện rằng mình đã trở thành một meme của TikTok, nó được sử dụng chủ yếu bởi những người thuộc phái nữ. Những người này sẽ biểu diễn một đoạn video theo phong cách quảng cáo dầu gội trước hay sau khi dùng sản phẩm của thương hiệu này. Những video có gắn hashtag #strictlycurls đã đạt được hơn 4 triệu lượt xem, dẫn đến doanh thu tăng 60% trong dòng sản phẩm này.

Mặc dù những khoảng khắc với các thử thách khó (lightning in a bottle) không dễ để thực hiện lại, thì chúng cũng đã thể hiện rõ ràng khả năng thu hút người dùng TikTok để họ tham gia với thương hiệu hay sản phẩm của bạn theo những cách sáng tạo.

Điều gì làm cho Chiến dịch TikTok Marketing trở nên khác biệt

Có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa TikTok và các ứng dụng mạng xã hội khác là các hashtag phổ biến có xu hướng ủng hộ các thử thách, meme hay các định dạng lặp lại khác đang được người dùng quan tâm. Các sự kiện hiện tại được bỏ qua vì TikTok không phải là một nền tảng để thảo luận về những gì đang xảy ra trên thế giới. Nó là nơi để mọi người vui vẻ và sáng tạo mà không có sự căng thẳng của những tin tức 24/7.

Giống như hầu hết các chiến dịch hướng đến người ảnh hưởng, họ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút người hâm mộ tham gia, nhưng các thương hiệu cũng cần một chiến lược cẩn thận để chọn những người có ảnh hưởng thực tế và phù hợp với thương hiệu. Vì người hâm mộ và các khán giả trẻ sẽ có xu hướng không thích tham gia vào một chiến dịch nào đó mang tính chất quá thương mại, các thương hiệu cần phải hết sức cẩn thận trong viêc lựa chọn đối tác trên TikTok.

Kết hợp Nội dung Thương hiệu

Khi các quảng cáo thông thường trở nên ngày càng dễ bị bỏ qua, có thể vì các trình chặn quảng cáo hay các “banner blindness” thì việc tìm ra cách để người dùng có thể tương tác thực với thương hiệu quan trọng hơn bao giờ hết. Dù những ví dụ trên khá là ngớ ngẩn, như việc để người dùng tạo ra các video của riêng họ ngay lúc họ cần mua sản phẩm và rất khó để dự đoán chính xác được ROI (Return on Investment – Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu), thì chúng ta cũng không thể phủ nhận được giá trị mà nó mang lại.

Trên hết, TikTok có lẽ sẽ hiệu quả hơn nhiều cổng website hay các trang mạng xã hội khác. Nó có điểm mạnh trong việc thường xuyên tiếp cận với Gen Z. Khi các mối lo ngại về việc lạm dụng dữ liệu tăng lên, Gen Z dần chuyển sự quan tâm từ các trang mạng xã hội như Facebook sang các ứng dụng như TikTok hay SnapChat, những nơi ít thu thập dữ liệu người dùng hơn. Trong khi SnapChat vẫn đang vật lộn để cung cấp một ROI phù hợp cho các nhà quảng cáo của mình (các nhà xuất bản lại là một câu chuyện khác nữa), thì TikTok đã thể hiện những cách đầy hứa hẹn cho các thương hiệu để Gen Zer không chỉ xem các nội dung đến từ thương hiệu của họ mà còn suy nghĩ và nổ lực sáng tạo ra nội dung của riêng họ nữa.

Điều gì nên cẩn trọng trong chiến lược của bạn

Mặc dù việc cung cấp ít dữ liệu có thể là một điểm thu hút người dùng, nhưng nó cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc thiếu chính xác và hiệu quả cho các nhà quảng cáo. Google và Facebook là những ứng dụng dẫn đầu nổi bật trong lĩnh vực quảng cáo vì họ có thể tận dụng dữ liệu để chắc chắn rằng họ đang tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu theo quy mô lớn. Nếu không có dữ liệu này để dựa vào, bất cứ quảng cáo hình ảnh hay video nào về cơ bản cũng sẽ bị giảm về ROS (Return on Sales – Tỷ suất sinh lời trên doanh thu). Và do đó, muốn tác động lớn trên những platform này chỉ có thể dựa vào những người có ảnh hưởng lớn (influencer) hay chỉ là hy vọng của thương hiệu trong việc kết nối và được “viral”

Ngoài ra, có một số quan ngại về sự an toàn thương hiệu. Trong khi người dùng tận hưởng việc tự do tạo ra và đăng tải hầu như bất cứ thứ gì họ muốn, thì các thương hiệu cũng nên cẩn thận một chút về nội dung đang được quan tâm. Mặc dù TikTok cũng có một số chính sách, công cụ và tài nguyên để duy trì một “môi trường tích cực và lành mạnh trong cộng đồng”, nhưng sẽ vẫn có các nguy cơ trong những thứ luôn thay đổi dựa trên nội dung do người dùng tạo ra.

Chiến lược TikTok Marketing sắp tới

Miễn là TikTok vẫn còn đó thì nó sẽ đóng vai trò như là một nền tảng có giá trị cho các nghệ sĩ và những người biểu diễn. Ví dụ, Jimmy Fallon sử dụng TikTok để cộng tác với người xem của mình để tạo nội dung thường phát sóng trên Tonight Show. Và Lil Nas X sử dụng nền tảng này để kiểm tra cách biến bài hát “Old Town Road” của mình thành một meme, cuối cùng đẩy nó lên vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard. Tuy nhiên, không giống như thế giới của Google và Facebook, việc tích hợp thương hiệu không hề đơn giản và dễ dàng.

Nó đòi hỏi tính xác thực, sáng tạo và sẵn sàng để mọi người tương tác với thương hiệu của bạn theo cách họ thấy phù hợp (đừng quá nghiêm túc khi xem mình là một thương hiệu chắc chắn sẽ giúp ích cho thương hiệu của bạn). Điều quan trọng cần phải nhớ rằng TikTok là một cộng đồng, vì vậy bạn sẽ cần một chiến dịch dài hạn để tiếp tục hiện diện và tham gia. Chiến dịch một lần có thể sẽ không có tác dụng tương tự nếu như cộng đồng không xem bạn là “một trong số họ”. Và nó sẽ xuất hiện như việc thúc ép bán hàng thay vì thúc đẩy tính sáng tạo.

Bắt đầu với TikTok

Trước khi đưa ra chiến dịch đầu tiên của bạn trên TikTok thì có vài câu hỏi quan trọng mà một nhóm tiếp thị nên thảo luận trước khi bắt đầu:

  1. Người xem TikTok có vai trò quan trọng như thế nào đối với thương hiệu của bạn? TikTok chắc chắn là một đối tượng mới sáng chói trong lĩnh vực kĩ thuật số, nhưng hãy xem xét liệu sự đầu tư thời gian hay nguồn lực của bạn có thể nhận về kết quả xứng đáng hay không. Thành công ở đây sẽ yêu cầu sự tham gia nhất quán của cộng đồng.
  2. Bạn có cảm thấy thoải mái không khi giảm đi quyền kiếm soát thông điệp thương hiệu của bạn? Một lần nữa, tiềm năng lan truyền của TikTok đến từ việc thiết lập một template mới để mọi người tương tác với thương hiệu của bạn và để người sáng tạo tham gia theo cách của họ. Không giống như tiếp thị truyền thống rằng tất cả các thông điệp sẽ có trong tiếng nói thương hiệu của bạn, vì vậy hãy ghi nhớ điều này khi tạo một thử thách hay các chiến dịch khác.
  3. Người dùng đã tương tác với các sản phẩm của bạn theo những cách độc đáo nào? Mục tiêu của bạn cho những chiến dịch hay thử thách này là những nhà sáng tạo. Một thử thách hay chiến dịch thành công là mang cho họ một “mẫu” (template), nhưng để họ thể hiện sự sáng tạo của mình. Liệu họ có thể làm gì với sản phẩm của bạn và liệu họ sẽ sáng tạo được tới mức nào?
  4. Bạn dự định sử dụng những người có ảnh hưởng, và nếu vậy, liệu bạn có thể tìm bất cứ ai đủ nổi tiếng để tạo ảnh hưởng nhưng vẫn ở trong phạm vi thương hiệu của bạn không? Các cộng đồng TikTok thường tập trung vào những chủ đề cụ thể như hài kịch, âm nhạc, các trò đánh đố, đồ ăn, công nghệ,… Không trung thực sẽ làm hỏng chiến lược của bạn trong TikTok, cả cho thương hiệu lẫn người ảnh hưởng. Vì vậy, cần phải lựa chọn đối tác thật cẩn thận.
  5. Làm thế nào để bạn đo lường được sự thành công cho những nỗ lực tiếp thị của mình trên TikTok? Mặc dù đây là một câu hỏi luôn được đặt ra cho các chiến lược tiếp thị, nhưng như đã thảo luận, các sản phẩm quảng cáo trên TikTok không hoàn toàn phù hợp với KPI quảng cáo tiêu chuẩn. Mặc dù có thể có giá trị để đo lường hiệu suất của bạn dựa vào điểm chuẩn của TikTok, thì các số liệu như người theo dõi hay những người tham gia thử thách có khả năng sẽ là chỉ số tốt hơn để cho chúng ta thấy sự gia tăng độ thu hút của thương hiệu (tất nhiên là cộng với sự gia tăng doanh số).

Cuối cùng, cách tốt nhất để học một cái gì đó là làm chúng. Tải xuống ứng dụng và duyệt qua một số video để cảm nhận về các loại nội dung đã được tạo ra. Tham gia cuộc trò chuyện bằng cách tìm một thử thách mà bạn nghĩ là thú vị hay hát nhép theo bài hát yêu thích của bạn.

Hiện tại, TikTok là một ứng dụng rất thú vị, không chỉ bởi vì sự bùng nổ về số lượng người dùng của họ mà bởi vì ở đây vẫn còn rất nhiều không gian cho các thương hiệu đổi mới và sáng tạo như người dùng TikTok.

Levica lược dịch từ nogood.io

 

Content Marketing, Kinh nghiệm marketing

Cách sử dụng Video trực tiếp trong chiến lược Marketing

Những vụ nổ, cuộc tranh cãi căng thẳng, vụ tai nạn giao thông và hài kịch – chúng có điểm gì chung? Đó là sẽ thú vị hơn nhiều khi được quay trực tiếp.

Video trực tiếp luôn kích thích sự tò mò của mọi người. Nó nhanh chóng xuất hiện như một chiến lược chính trong các kế hoạch marketing ở khắp mọi nơi, nhờ vào cách tạo ra và quảng bá thật dễ dàng. Do đó, doanh nghiệp không thể nào bỏ qua Video trực tiếp.

Những số liệu thống kê chỉ ra điều đó: Theo Social Media Today, mọi người dành thời gian dài hơn để xem Video trực tiếp (trên Facebook) gấp 3 lần so với các video thông thường.Vào năm 2014, CEO Mark Zuckerberg của Facebook cho biết: “Trong 5 năm, hầu hết Facebook sẽ là video”. Mark đã nói đúng. 81% trong số top 500 bài đăng của Facebook năm 2018 là các video. Điều thú vị là, chúng hoạt động tốt hơn tất cả các loại bài đăng khác của Facebook, dành được tương tác (lượt thích, bình luận, chia sẻ)  nhiều hơn 59%.Nhưng, Facebook không phải là nền tảng truyền thông xã hội duy nhất ra mắt video trực tiếp. Periscope đã tuyên bố vài năm nay để thêm video trực tiếp vào Twitter. Instagram đã ra mắt video trực tiếp cho Instagram Stories.

Tuy vậy, Video trực tiếp vẫn là một phần quan trọng trong chiến lược Marketing.

Video trực tiếp: Tại sao mọi người ám ảnh vì nó?

Facebook đã mô tả tính hấp dẫn này một cách hoàn hảo: “Phát sóng tới phần lớn khán giả trên toàn thế giới với máy ảnh trong túi của bạn”.

Bạn còn muốn gì hơn vậy chứ?

Thực sự, còn nhiều điều hơn bạn nên biết đấy. Video trực tiếp đạt thành công lớn như vậy nhờ vào mức độ phát triển liên tục của video mạng xã hội.

Các số liệu thống kê về Video mạng xã hội mà bạn cần biết:

  • 59% giám đốc điều hành thích xem video hơn là đọc văn bản
  • 81% doanh nghiệp sử dụng video làm công cụ tiếp thị
  • 92% người tiêu dùng video trên thiết bị di động chia sẻ video với người khác, theo công ty tư vấn chiến lược và kinh doanh kỹ thuật số Insivia
  • Các chiến dịch video trên Linkedin có tỷ lệ xem 50%.
  • 78% số người xem video trực tuyến mỗi tuần và 55% xem video trực tuyến mỗi ngày.

Điểm mấu chốt: Mọi người đang tiếp tục tạo và tham gia video với tốc độ ngày càng tăng. Bởi nó nhanh, trực tiếp và cá nhân hơn các văn bản hoặc hình ảnh. Đồng thời cho phép bạn trả lời câu hỏi của mọi người ngay lập tức, giúp họ vượt qua ngờ vực để mua sản phẩm của bạn. Chưa đâu, nó còn cung cấp cho bạn những người xem khác để tiếp cận và tương tác.Hy vọng bạn đã bị thuyết phục! Bởi bạn cần video trực tiếp trong chiến lược tiếp thị của mình đấy. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu các bước thực tế để làm nên nó.

Cách để sử dụng Video trực tiếp

Trước khi tìm hiểu các ý tưởng cho từng chủ đề video, hãy tìm hiểu về cách bạn thực sự có thể tạo và quảng bá video trực tiếp của riêng mình.

Facebook Live

Nguồn: Facebook

Ứng dụng video trực tiếp trên Facebook đã hoạt động rất tốt trên mạng vào tháng 4 năm 2016. Kể từ đó, nó đã nhận được sự đón nhận RẤT LỚN từ cộng đồng.

Từ năm 2016 đến 2018, gần 2 tỷ người đã xem Video trực tiếp trên Facebook.

Để thêm thu hút, Facebook đã giới thiệu tính năng phát sóng trực tiếp giữa hai người, cho phép bạn tổ chức các cuộc phỏng vấn với người khác trực tiếp!

Tính năng mới này rất tuyệt vời. Giờ đây, bạn có thể mời một người khác làm khán giả. Bạn sẽ nhận được lưu lượng truy cập của riêng mình và lưu lượng truy cập của họ. Nhờ vậy lượng người xem của bạn có khả năng tăng gấp đôi đấy.

Ngoài ra, Facebook là nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất, lời khuyên là bạn nên bắt đầu với ứng dụng này cho lần quay trực tiếp đầu tiên của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đã có một Instagram hoặc Twitter với lượng lớn người theo dõi, thì thay vào đó hãy bắt đầu với những ứng dụng đó.

Mẹo hay: Thời gian tốt nhất trong ngày để trực tiếp trên Facebook (và video trực tiếp nói chung) sẽ thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào đối tượng của bạn. Theo Luke Watson, chuyên gia nền tảng của mạng phát trực tiếp Roker Media: “Nếu bạn phải phát trực tiếp trong giờ làm việc, 1 đến 3PM sẽ thu hút mọi người trong bữa trưa của họ hoặc trước khi họ quay lại giờ làm việc. Nếu không thì 6 đến 9PM là lúc mọi người đang thư giãn và tìm kiếm các trò giải trí.”

Như bạn có thể thấy, rất đơn giản để chuẩn bị. Tất cả bạn cần là một điện thoại thông minh và đường truyền kết nối tốt.

Mẹo hay: Mặc dù video trên điện thoại thông minh thông thường sẽ hoạt động ổn, bạn nên có micrô để cắm vào điện thoại. Chất lượng âm thanh trên điện thoại là ỔN nhưng không tuyệt vời. Một khoản đầu tư nhỏ này có thể khiến bạn nghe có vẻ chuyên nghiệp hơn nhiều.

Instagram Live Stories

Nguồn: engadget.com

Tiếp theo trong danh sách là Video trực tiếp trên Instagram. Bạn có thể sử dụng ứng dụng để phát trực tiếp ngay từ điện thoại của mình, gần chính xác như quay trực tiếp trên Facebook.

Khi nào bạn nên sử dụng các Video trực tiếp trên Instagram thay vì trên Facebook? Khi bạn có nhiều người theo dõi Instagram hơn Facebook.

Tức là bạn nên tận dụng tất cả các kênh phát trực tiếp một khi bạn hiểu cách chúng hoạt động. Trở nên nổi bật trước nhiều đối tượng khác nhau giúp bạn tăng cường nhận thức về thương hiệu, tăng lưu lượng truy cập, và được nhìn nhận như là chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.

Periscope

Nguồn: medium.com

Một lựa chọn khác về Video trực tiếp trong danh sách là Periscope. Đây là ứng dụng phát trực tiếp trên Twitter. Với hơn 10 triệu người dùng đã đăng ký và 2 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, Periscope có tiềm năng lớn để tăng cường khả năng lượng người dùng tương tác của bạn.

Các ý tưởng để phát trực tiếp (Live Stream)

Vậy bạn đã chọn một nền tảng để phát trực tiếp và biết cách làm việc với camera điện thoại của mình. Bạn có thể tự hỏi phải làm gì trên một video trực tiếp?

Dưới đây là một vài gợi ý để tìm thấy nhiều ý tưởng sáng tạo hơn cho video trực tiếp:

Phía “sau hậu trường”

Xây dựng niềm tin với khán giả của bạn nên là ưu tiên hàng đầu. Nếu không có sự tin tưởng, mọi người sẽ không mua hàng của bạn, đọc nội dung của bạn hoặc tham gia với doanh nghiệp của bạn bằng mọi cách.Một cách tuyệt vời để xây dựng lòng tin là bằng cách giới thiệu “cảnh hậu trường” về doanh nghiệp và cuộc sống của bạn trông như thế nào mỗi ngày. Mọi người thích cảm giác được kết nối với những con người đằng sau một thương hiệu. Chiến lược này là một trong những cách dễ nhất để mang lại cho họ cảm giác kết nối đó.

Thực hiện những buổi phỏng vấn trực tiếp

Như đã giải thích ở trên, các cuộc phỏng vấn có thể là nguồn lưu lượng truy cập tuyệt vời vì bạn đang khai thác lượng khán giả của khách mời đấy.

Ngoài ra, thực hiện các cuộc phỏng vấn với các tên tuổi lớn đem đến bạn sự công nhận và uy tín trong lĩnh vực của bạn. Điều này về sau giúp xây dựng niềm tin với khán giả của bạn.

Nếu bạn không chắc chắn sẽ phỏng vấn ai, hãy sử dụng Google và phương tiện truyền thông xã hội. Các công cụ này giúp tìm ra những người có ảnh hưởng trong ngành của bạn.

Phát sóng một lớp học, các hướng dẫn hoặc bản demo

Hãy cung cấp cho người xem một hướng dẫn về cách làm một điều gì đó. Đây là cách tuyệt vời để khiến họ tham gia. Nó giúp khách hàng hiện tại nhận được nhiều hơn từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và giúp chuyển đổi lượng truy cập thành khách hàng.Ví dụ về SumoMe – một công ty phần mềm giúp bạn “nắm bắt” khách hàng tiềm năng trên trang web. Gần đây công ty này đã tổ chức một hội thảo trực tuyến (webinar), trong đó SumoMe dạy khán giả của mình cách tạo thêm lưu lượng truy cập trên trang web của họ. Và cách biến lưu lượng truy cập đó thành khách hàng tiềm năng đủ điều kiện.SumoMe dạy bạn cách làm điều này mà không cần sử dụng ứng dụng của họ. Nhưng, SumoMe cũng đưa ra một đề nghị tốt về ứng dụng của họ và giải thích cách ứng dụng có thể làm cho nó dễ dàng hơn. Hội thảo trên web đã đem đến cho họ hàng chục khách hàng mới. Thậm chí, về sau có nhiều khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng của họ.

Tổ chức buổi Q&A

Nguồn: restream.io

Mặc dù đây không phải là một ý tưởng tuyệt vời cho video đầu tiên của bạn. Một khi bạn có một số câu hỏi đáp (Q&A), nó có thể giúp bạn tạo dựng niềm tin với khách hàng và khán giả của bạn đấy.

Điều quan trọng cần nhớ khi tổ chức buổi Q&A là chọn một chủ đề cụ thể cho khán giả của bạn để đặt câu hỏi. Nếu để cho chủ đề hỏi đáp quá rộng, mọi người có thể không biết phải hỏi gì. Hoặc bạn có thể nhận được câu hỏi về các chủ đề hoàn toàn ngẫu nhiên, không liên quan.

Ra mắt sản phẩm mới/thông báo mới

Đây là một chiến lược khác sẽ được thực hiện tốt hơn khi bạn đã có một lượng khán giả. Nhưng cách này chỉ có thể mang lại hiệu quả cao nếu được thực hiện đúng.Có thể nói mọi người thích cảm giác như họ là một phần “trong nhóm người quan trọng”. Họ muốn trở thành một phần của nhóm độc quyền có quyền truy cập trước vào mọi thứ. Và tất nhiên họ muốn tham gia vào video trực tiếp cho những buổi ra mắt mới.Hãy cho họ cảm giác mà họ mong muốn! Ra mắt hoặc tiết lộ những thông báo quan trọng trên Video trực tiếp đến những người xem trước bất kỳ ai khác.

Các mẹo phát trực tiếp khác

Bạn đã tìm ra một số ý tưởng, nhưng vẫn chưa bắt đầu video trực tiếp đầu tiên của mình? Dưới đây là một số mẹo giúp bạn trở nên chuyên nghiệp và hấp dẫn ngay từ ngày đầu tiên:

Gọi mọi người bằng tên của họ

Dale Carnegie cho rằng: “Tên của một người chính là âm thanh ngọt ngào và quan trọng nhất trong bất kỳ ngôn ngữ nào”

Mọi người thích được nghe tên của mình. Điều này đặc biệt đúng khi xem một video phát trực tiếp. Nghe thấy tên của bạn trong khi xem quả là một cảm giác tuyệt vời. Vì nó cho thấy người đang phát sóng biết bạn đang xem và xem bạn như một phần trong cộng đồng của họ.

Chào đón những người xem mới

Đôi khi chào đón người xem mới trong video của bạn là một trong những cách của việc công nhận. Tất nhiên, điều này sẽ khó thực hiện khi bạn có hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn người xem. Nhưng không chắc bạn sẽ nhận được nhiều người xem như vậy trong vài video đầu tiên.Bạn cũng có thể nhóm lại các tên của mọi người với nhau, như là: “Chào Bill, James, Kayla, Coty, Robert, Samantha, v.v.” Điều này cho phép bạn nhận ra lượng lớn người xem, cùng một lúc.

Trả lời các câu hỏi

Video trực tiếp của bạn không hẳn phải là về các câu hỏi đáp Q&A. Tất nhiên, đừng nên dừng lại giữa những đoạn giải thích để trả lời một câu hỏi. Nhưng hãy giành lại một chút thời gian để trả lời mọi người.Ngoài ra, trong khi bạn đang bận thực hiện video của mình, bạn có thể nhờ người thứ hai theo dõi các câu hỏi trên laptop (ít nhất là cho Facebook trực tiếp) để trả lời các câu hỏi.

Hãy nhìn vào máy quay

Giả vờ máy quay là người mà bạn đang nói chuyện và nhìn vào nó như đang giao tiếp bằng mắt. Đừng vì bạn không thể nhìn thấy những người mà bạn nói chuyện, mà không nhìn thẳng vào họ.Giao tiếp bằng mắt làm bạn có vẻ đáng tin cậy hơn – nhìn sang hai bên hoặc ở một nơi khác khiến bạn có vẻ mờ ám hoặc dễ đoán được.

Ở một nơi có ánh sáng tốt

Ánh sáng rất quan trọng đối với chất lượng video. Ngay cả một máy ảnh xấu cũng có thể trông đẹp ra với ánh sáng tốt. Cố gắng phát video của bạn vào ban ngày trước cửa sổ, tốt hơn với nền sáng, màu trơn như là một bức tường trắng phía sau bạn chẳng hạn.Tất nhiên, trong khi ánh sáng tự nhiên là tốt nhất (và nó miễn phí), bạn luôn có thể mua đèn nếu bạn cần quay video trong phòng tối hoặc vào buổi tối.

Kết luận

Phát trực tiếp Video là một sự thay đổi lớn trong cách người tiêu dùng tương tác với các doanh nghiệp, thương hiệu và với nhau. Mọi người đang trở nên ngày càng thoải mái hơn với máy ảnh và tham gia với những người khác trên máy ảnh.

Vì vậy, đừng bỏ lỡ xu hướng quan trọng này. Tạo một kế hoạch ngay bây giờ để đưa video trực tiếp vào chiến lược tiếp thị kinh doanh của bạn.

Và hãy thoải mái đặt câu hỏi trong các bình luận hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn. Liệu Levica đã bỏ lỡ bất kỳ phần quan trọng nào về phát trực tiếp không (Live streaming)?

Levica lược dịch từ hi.photoslurp.com

 

Công cụ Marketing, Content Marketing, Digital Marketing

Top 10 công cụ tạo Tiêu đề hay cho blog miễn phí

Tiêu đề bài đăng trên blog của bạn là điều đầu tiên thu hút khách truy cập. Nó là yếu tố khiến người đọc phải nhấp vào liên kết của bạn. Trên hết, nhờ việc bao gồm từ khóa, tiêu đề blog hay headline đóng một vai trò quan trọng trong việc xếp hạng trang web của bạn trên một công cụ tìm kiếm.

Do đó, tiêu đề bài viết rất quan trọng cho sự thành công blog của bạn. Hãy cùng xem một vài công cụ tạo tiêu đề blog hoặc công cụ phân tích tiêu đề miễn phí để xem cách chúng ta có thể xây dựng một số tiêu đề sáng tạo mà không cần nỗ lực nhiều. Liệu có bất kỳ công cụ tạo tiêu đề miễn phí nào không?

10 công cụ tạo tiêu đề blog miễn phí hàng đầu

Bạn chắc hẳn phải đảm bảo rằng tiêu đề blog của bạn phải hấp dẫn trước khi xuất bản một bài viết. Có một vài trình tạo tiêu đề blog miễn phí, phân tích tiêu đề miễn phí và các công cụ tạo tiêu đề miễn phí sẽ giúp bạn chọn đúng tiêu đề blog.

1. Trình tạo chủ đề blog Hubspot

Sử dụng Trình tạo chủ đề blog Hubspot khá dễ dàng. Hubspot có các trường để bạn đặt từ khóa. Khi bạn nhập các từ khóa vào, nó sẽ gợi ý tiêu đề blog và các tiêu đề có liên quan đến các từ khóa bạn đưa ra.

Bạn có thể nhìn bao quát để xem cái nào tốt nhất. Tóm lại, chúng là những gợi ý tốt cho việc lên ý tưởng.

2. Trình tạo ý tưởng nội dung Portent

Trình tạo ý tưởng nội dung Portent (Portent title maker) cũng là một công cụ tuyệt vời để tạo ra các tiêu đề hấp dẫn. Trình này tạo ra những ý tưởng mà bạn chắc chắn sẽ sử dụng trong các bài đăng trên blog của mình. Bạn chỉ cần gõ từ khóa và nhấn vào enter.

Nếu bạn không hiểu các tiêu đề được đề xuất, bạn chỉ cần nhấn nút “refresh” kế bên trường từ khóa. Nút “refresh” sẽ tiếp tục tạo các tiêu đề khác nhau cho đến khi bạn chọn một tiêu đề. Bạn cũng có thể thay thế một từ trong ​​một tiêu đề được tạo để chỉnh bài đăng blog của mình hợp lí trong trường hợp tiêu đề có vẻ hơi sai.

3. Trình tạo tiêu đề Blog SEOPressor

Trình tạo title SEOPressor cung cấp các gợi ý không giới hạn, tiêu đề hấp dẫn và các chủ đề viết blog sáng tạo khác.

Trình tạo tiêu đề SEOPressor được tạo ra bởi các kỹ sư plugin cao cấp (Ứng dụng cho phép thêm các tính năng mới cho một phần mềm ứng dụng lớn hơn), những người đã xây dựng nên plugin SEO khét tiếng on-site “SEO Pressor”. Họ đã ra mắt trình tạo tiêu đề miễn phí, điều đó thật rất tuyệt vời. Trải nghiệm ngay thôi nào!

4. Trình tạo tiêu đề Tweak Your Biz

Trình tạo title blog Tweak Your Biz có thể tạo ra các tiêu đề ấn tượng cho các bài viết trên blog của bạn. Công cụ này chắc chắn rất đáng kinh ngạc. Nó tạo ra nhiều tiêu đề hấp dẫn chỉ trong một nốt nhạc.

 

Một điều tuyệt vời khác về công cụ này là nó tạo ra các tính năng được phân loại khác nhau. Điều này sẽ ít đòi hỏi bạn phải chọn tiêu đề / tính năng phù hợp cho bài đăng trên blog của bạn.

5. Buzzsumo

Buzzsumo là một nghiên cứu xuất sắc trong các loại cấu trúc tiêu đề  hấp dẫn. Nó được sử dụng một cách trực tiếp và dễ hiểu – đó là xem theo chủ đề hoặc theo trang web URL. Đây là một ý tưởng hay để xem các chủ đề bài viết của đối thủ bạn là gì.

Buzzsumo cũng thể hiện các blog phổ biến nhất hiện có, so với các ý tưởng sáng giá cho các bài viết.

Tương tự, hãy nhớ thử nghiệm với các bộ lọc. Xác định các thông số cho tuần hoặc tháng gần nhất nếu tìm kiếm các câu chuyện đáng chú ý và các chủ đề theo xu hướng.

6. Phân tích Headline Hemingway Sharethrough

Đây là một trong những công cụ phân tích tiêu đề miễn phí. Công cụ cho thấy điểm chất lượng của tiêu đề và hiển thị các mẹo hữu ích để cải thiện kỹ năng viết tiêu đề của bạn.

7. Phân tích tiêu đề Coschedule

Phân tích tiêu đề miễn phí Coschedule giúp bạn viết các tiêu đề giúp tăng thêm lưu lượng truy cập, chia sẻ và kết quả tìm kiếm. Nó sẽ chấm điểm chất lượng tiêu đề tổng thể của bạn. Đồng thời đánh giá khả năng của tiêu đề và cho điểm khả năng của tiêu đề trong việc được chia sẻ, truy cập và giá trị SEO.

8. Phân tích tiêu đề – Giá trị Marketing cảm xúc

Phân tích tiêu đề Marketing cảm xúc (Emotional Marketing Value) của Advanced Marketing Institute cung cấp xếp hạng các tiêu đề và dòng chủ đề. Nó cho thấy số điểm tiêu đề bạn đã chọn với mục đích hiểu các từ mang giá trị Marketing cảm xúc. Điểm của bạn nên nằm trong khoảng từ 30% -40% để có kết quả tốt hơn.

9. BlogAbout bởi Impact

Trình tạo tiêu đề BlogAbout là một công cụ mạnh mẽ khác để tạo ra các tiêu đề hay.

Cấu hình của công cụ này tinh tế đến mức những ý tưởng tạo ra gần như là theo bản năng. Nó sẽ giúp bạn đưa ra một số tiêu đề đặc biệt ấn tượng.

Một trong những thành phần tốt nhất của trình tạo này là cách bạn có thể tạo tiêu đề và đánh dấu nó. Tương tự như vậy, chỉ trong một shot, bạn có thể tạo các tiêu đề khác nhau có thể sử dụng cho các bài viết trong tương lai trên blog của mình.

Với tất cả mọi thứ được xét đến, một blog là một trình tạo tiêu đề bài viết tuyệt vời bạn nên nắm trong tay.

10. Content Strategy của Buildvisible

Trình Content Strategy Helper của Buildvisible là một công cụ Google Doc tạo ra các ý tưởng chủ đề blog trực tiếp vào bảng tính Google của bạn.

Không hẳn là một trình tạo chủ đề, nó tập hợp dữ liệu từ Google News, Google Insights, Reddit, YouTube, Topsy và nhiều nguồn khác để làm rõ những câu chuyện mà mọi người đang thảo luận.

Trình này cũng cung cấp thông tin về những câu chuyện hiện có. Nó giúp tìm ra những câu chuyện đáng khen ngợi mà bạn có thể cần phải nắm bắt xu hướng hiện nay.

Kết luận

Tiêu đề blog trên bài đăng là điểm thu hút khách hàng và nhận được sự chú ý của người xem. Do đó, bạn phải đặt nhiều suy nghĩ cho tiêu đề blog với thói quen sử dụng công cụ yêu thích tạo tiêu đề miễn phí hoặc công cụ tạo tiêu đề blog.

Levica lược dịch từ techprevue.com

Công cụ Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Marketing với Memes, Gifs và Emojis cho năm 2020 (P2)

Trong phần 2 này, mời các bạn cùng Levica tìm hiểu tiếp cách sử dụng Gifs và Emojis trong Marketing vào năm 2020 này nhé!

—–

Mời các bạn xem thêm phần 1 của bài viết tại đây:

Marketing với Memes, Gifs và Emojis cho năm 2020 (P1)

Sử dụng Gifs trong Marketing

Gif là gì?

Gifs được định nghĩa là “một định dạng không tốn dữ liệu cho những tệp hình ảnh hỗ trợ cả trên ảnh động và ảnh tĩnh.” Nói một cách khác, gifs cho phép một loạt hình ảnh hoặc một đoạn của video được lặp một cách vô tận. Gifs có thể giữ sự chú ý và tạo tham gia tốt hơn ảnh tĩnh nhờ vào những chuyển động linh hoạt. Chúng đặc biệt hữu ích cho việc tạo các email hoặc những câu chuyện ngắn gọn và hấp dẫn.

Những nhà tiếp thị và Thương hiệu thành công trong việc sử dụng Gifs

Trong Email:

Kate Spade

Gif này thành công vì các chuyển động đã giữ đôi mắt chuyển động, làm nổi bật các tính năng hữu ích của từng sản phẩm liên tiếp mà không gây cảm giác quá phân tán hay áp đảo. Trong ví dụ này, gif hữu ích vì nó đã làm cho các chuyển động mang đến tiếng nói lớn hơn ngôn ngữ; gif kể câu chuyện một cách trực quan thay vì giải thích bằng lời nói về tính đa chức năng của từng sản phẩm.

Lyft

Gif trong các emails của ứng dụng đặt xe này tương tự để hình ảnh động mô tả sản phẩm. Trình giả lập của Iphone cho phép người dùng tưởng tượng và trải nghiệm về sản phẩm trong tay họ. Sự thành công của các hình ảnh cũng truyền tải một cách có hiệu quả quá trình gọi xe nhanh chóng và liền mạch, đồng thời dập tắt mọi sự nhầm lẫn về cách thức hoạt động của nó.

Boden

Gif này của Boden tăng cường thông điệp bán hàng bằng cách thể hiện hành động thực tế của việc “uống hết thức uống”. Mặc dù thông qua gif không trưng bày sản phẩm thật mà Boden đang bán, thì người xem vẫn có thể cảm nhận được với gif này. Nó cũng cho thấy một cách hiệu quả ưu đãi lớn nhất trong ngày hôm nay bằng việc hiển thị chuyển động trên chiếc cốc lớn nhất, nhưng đồng thời cũng có hai lựa chọn khác nhỏ hơn.

Một điều cần xem xét khi sử dụng gifs trong emails là gifs sẽ làm tăng dung lượng của email. Điều này sẽ làm cho tốc độ tải xuống chậm hơn và có thể dẫn đến mức độ tương tác giảm xuống.

Trên Instagram:

Một cách sử dụng tuyệt vời khác của gifs trong tiếp thị là trên Insta Stories. Gifs tự nhiên, bắt mắt và sẽ thu hút sự chú ý của người xem đến một khu vực nhất định trên màn hình. Instagram stories cho phép các tương tác CTA (Call To Action) như “swipe up”, “link in bio”, “giveaway” để tăng thêm sinh động cho các hướng dẫn thông thường hay ép người dùng phải tiếp tục khai thác câu chuyện như trong ví dụ dưới đây của Buffy:

Một cách khác để sử dụng gifs trên Instagram là tạo gifs đặc trưng cho thương hiệu của bạn và thêm chúng vào thư viện Stories. Điều này cho phép tăng nhận thức về thương hiệu vì người dùng có thể tìm thương hiệu của bạn trên Instagram Story Stickers và sử dụng gifs có thương hiệu của bạn (hình ảnh của sản phẩm, khẩu hiệu hoặc logo) trong nội dung của họ. Một thương hiệu đã thành công với cách này là Ritual, thương hiệu này đã tạo nên gifs của riêng mình, bao gồm một viên thuốc chuyển động và những khẩu hiệu như “Take your Vitamins.”

Không có nhiều ví dụ về thất bại trong việc dùng gifs (rất dễ dàng để sử dụng chúng một cách thành công), nhưng có một số điều cần lưu ý khi bạn sử dụng gifs:

  • Chúng nên chứa các chuyển động đơn giản, riêng lẻ và dễ theo dõi
  • Tránh những nội dung nhiều chữ và giữ cho nó trực quan
  • Phù hợp với thương hiệu của bạn: sử dụng màu sắc theo chủ đề, thêm logo khi áp dụng.

Sử dụng Emojis trong Marketing

Emoji là gì?

Theo định nghĩa, một emoji (biểu tượng cảm xúc) là “một hình ảnh kĩ thuật số nhỏ hay biểu tượng được sử dụng để thể hiện một ý tưởng, cảm xúc,…” Biểu tượng cảm xúc được bắt nguồn trong email vào năm 1982 như một cách cho các nhà khoa học về máy tính thể hiện cảm xúc trong văn bản. Nhiều thập kỷ sau, chúng ta đã có hàng trăm biểu tượng cảm xúc trên bàn phím, phục vụ cho cùng một mục đích là làm cho nội dung trở nên sinh động và mang tính đàm thoại hơn. Không có gì ngạc nhiên khi các doanh nghiệp suy nghĩ sáng tạo về cách sử dụng biểu tượng cảm xúc để nói chuyện với người xem của họ, nhưng những nỗ lực này có tính tương đối như thế nào? Liệu chúng có làm mờ đi ranh giới giữa nghiệp dư và chuyên nghiệp? Nghiên cứu cho thấy rằng có một số lợi ích khi sử dụng biểu tượng cảm xúc trong tiếp thị và việc sử dụng chúng cũng làm tăng sự tương tác của người dùng trong một số nền tảng.

Thống kê sử dụng Emoji

Các nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng emojis tác động tích cực các số liệu sau đây:

  • Tỉ lệ tương tác tăng 25.4% trên Twitter
  • Lượt thích tăng 57% trên Facebook
  • Lượt bình luận tăng 33% trên Facebook
  • Tỉ lệ mở email tăng 56%

Sử dụng Emojis có thể giúp cải thiện các thông điệp của bạn theo 3 cách sau:

Tăng sự gợi nhớ

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tham gia nhận được thông điệp có biểu tượng cảm xúc đạt điểm cao hơn trong bài kiểm tra trí nhớ so với những người nhận được cùng thông điệp nhưng không có biểu tượng cảm xúc. Những kết quả này cho thấy rằng việc sử dụng biểu tượng cảm xúc có thể làm cho người nhận dễ dàng nhớ được thông điệp hơn. Các biểu tượng cảm xúc sẽ cung cấp thêm các bối cảnh bổ sung cho phần chữ để làm cho thông điệp trở nên dễ nhớ hơn. Emojis cũng là một dạng của ghi nhớ từng phần, đây là một quá trình tâm lý, trong đó bộ não của chúng ta sẽ chia thông tin thành các phần nhỏ hơn để dễ dàng ghi nhớ chúng. Trong khi có thể mất vài từ để truyền đạt một khái niệm nào đó, emoji có thể làm điều đó chỉ với một kí tự.

Tiết kiệm không gian

Như đã đề cập ở trên, emojis có thể thực hiện công việc của một số từ chỉ trong một kí tự. Nó rất hữu ích cho thông điệp của bạn vì một số giao diện email và phương tiện truyền thông xã hội có hạn chế về số lượng kí tự, do đó nó sẽ cắt bớt tiêu đề trên một số loại điện thoại di dộng hoặc máy tính để bàn. Điều này có nghĩa là một người dùng có thể không xem được toàn bộ thông điệp của bạn và do đó, sẽ làm giảm sự tham gia của người dùng. Emojis có thể thu hút sự chú ý của họ và cho phép tạo ra một dòng chủ đề hoàn chỉnh với ít từ hơn.

Trở nên thân thiện hơn

Trong nghiên cứu nói trên về biểu tượng cảm xúc, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tham gia trò chuyện trực tuyến với một chuyên gia (người có sử dụng các biểu tượng cảm xúc) sẽ đánh giá chuyên gia này thân thiện và có năng lực hơn khi so sánh với những người tham gia trò chuyện với những chuyên gia không sử dụng biểu tượng cảm xúc. Điều này rất hữu ích để xem xét khi thiết kế chatbots trên trang web và trả lời các bình luận trên Instagram hay Facebook: thêm một ít các biểu tượng cảm xúc để người dùng cảm thấy như họ đang nói chuyện với người thật.

3 mẹo về cách sử dụng Emojis trong Marketing

Thỏa mãn người xem của bạn

Như mọi tiếp thị thông thường, điều quan trọng nhất là phải hiểu về khách hàng của bạn. Nếu công ty của bạn thuộc một ngành công nghiệp lâu đời và truyền thống như tài chính hay luật pháp, sử dụng các ngôn ngữ thông thường có thể hạ thấp danh tiếp thương hiệu của bạn. Nếu công ty của bạn có người xem thuộc lớp thế hệ trẻ, việc dùng emojis có thể làm tăng danh tiếng thương hiệu vì nó phù hợp với cách giao tiếp của thế hệ này. Vậy một số câu hỏi hướng dẫn thực tế khi quyết định sử dụng là: Người xem của bạn thường sử dụng loại ngôn ngữ nào trong giao tiếp? Họ mong đợi gì từ công ty họ đang tương tác?

Phù hợp với Chủ đề và Tình cảm

Cách tự nhiên nhất để sử dụng emojis là chọn một biểu tượng phù hợp với ý mà bạn đang nói đến. Ví dụ, Pottery Barn sử dụng biểu tượng đồng hồ để nhắc nhở người dùng rằng thời gian bán đồng hồ nội thất mới nhất của họ đang trôi qua:

Tương tự, Tynker sử dụng biểu tượng chiếc xe bus màu vàng của trường học cho quảng cáo Back to School:

Trong những ví dụ ở trên, biểu tượng cảm xúc đã thu hút được sự chú ý của người đọc và gợi cho họ những cảm xúc về các chủ đề đó ngay lập tức. Một cách bạn có thể dùng là chạy những thử nghiệm phân tách với emails, hãy thử dùng các biểu tượng cảm xúc khác nhau với những nhóm người đăng ký khác nhau và xem thông điệp nào được truyền tải tốt nhất.

Kiểm tra Trải nghiệm người dùng với Nhà cung cấp Email

Cuối cùng, hãy xem xét những hiển thị văn bản khác nhau của mỗi nhà cung cấp email. Trong biểu đồ dưới đây, tất cả các ứng dụng email có đánh dấu màu xanh lá cho thấy không có sự cố khi hiển thị emojis, bao gồm phần lớn các ứng dụng email lớn như Gmail, Yahoo! và Hotmail. Outlook.com và iPhone/iPad thỉnh thoảng dịch các kí tự thành từ “emoji”. Hãy lưu ý rằng khi sử dụng các emojis mới phát hành từ các bản cập nhật IOS, bất cứ người dùng nào chưa cập nhật IOS sẽ không thể nhìn thấy hình ảnh. Outlook 2003 hoàn toàn không hỗ trợ emoji. Trong trường hợp này, một biểu tượng như thế này ▢ sẽ xuất hiện.

Ngoài ra, chúng ta thấy rằng phong cách emojis của mỗi nhà cung cấp cũng có một sự khác biệt nhỏ để phù hợp với định dạng của họ. Khi xem email trên một thiết bị di dộng, emoji hiển thị dựa vào hỗ trợ trên thiết bị. Thiết bị di dộng cũng thay đổi kiểu dáng của emoji để phù hợp với giao diện của chúng.

Những điều không nên khi sử dụng Emojis trong Marketing

Tiết chế biểu tượng

Mục đích của emojis là để làm cho thông điệp của bạn trở nên thu hút và dễ nhớ hơn với người đọc. Do đó hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không lạm dụng quá mức emoji và làm cho những gì bạn muốn nói trở nên càng khó hiểu hơn. Một ví dụ cần lưu ý ở đây là về Chevy, họ đã tạo một bản tin hoàn toàn bằng emojis. Nó thực chất là một thử thách giải mã thú vị, nhưng hãy nhớ rằng trên các phương tiện truyền thông xã hội, người dùng có xu hướng sẽ lướt qua bất cứ điều gì đòi hỏi quá nhiều nỗ lực và thời gian, và điều đó sẽ làm mất đi sự chú ý của họ.

Kết luận

Memes, emojis và GIFs là những công cụ rẻ tiền (hầu hết là miễn phí) và dễ sử dụng cho những nhà tiếp thị để thêm vào các chiến dịch của họ. Với mong muốn trở nên thân thiện hơn và thu hút được nhiều sự tham gia hơn, các thương hiệu đang sử dụng những công cụ này nhiều hơn trên lĩnh vực tiếp thị xã hội của hmình. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các chiến dịch, những nhà tiếp thị nên tìm hiểu thật kĩ ý nghĩa thực sự đằng sau các biểu tượng để không trở nên lạm dụng các xu hướng mới đó.

Levica lược dịch từ nogood.io

 

Công cụ Marketing, Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Marketing với Memes, Gifs và Emojis cho năm 2020 (P1)

Những nhà tiếp thị luôn muốn tạo ra những chiến dịch sáng tạo, cho dù phải thông qua những cách như sao chép, thiết kế hay tưởng tượng. Khi Internet phát triển, các chiến dịch cũng phát triển dựa vào lượt người xem và xu hướng của họ. Nhiều nhà tiếp thị đạng nhận thấy rằng việc thêm các memes, emojis (các biểu tượng cảm xúc) và những hình ảnh động vào chiến dịch của họ là cách để tăng sự tham gia của người dùng. Bằng cách hiển thị cho những người đăng ký trên kênh của họ những hình thức mới về mặt hình ảnh, các thương hiệu dường như trở nên thân thiện hơn và ít mang tính thương mại hơn nhiều. Bài lược dịch hôm nay của Levica sẽ hướng dẫn các bạn cách để sử dụng memes, gifs (hình ảnh động) và các emojis trong tiếp thị để tăng sự tham gia và liên kết thực sự đến người xem của bạn.

Sử dụng Memes trong Marketing

Meme là gì?

Theo từ điển Merriam-Webster, định nghĩa “meme” là “một ý tưởng, hành vi, phong cách hoặc cách dùng được lan truyền từ người này sang người khác trong một nền văn hóa.” Thông qua nền tảng các phương tiện truyền thông xã hội như Instagram, Twitter và Facebook, người dùng thường tạo ra các memes của riêng mình bằng cách sử dụng các trích dẫn/đề cập đến đối tượng được biết phổ biến trong nền văn hóa hiện đại (Pop culture References) hay các sự kiện hiện tại. Với khả năng lan truyền và nâng cao quảng bá thương hiệu, hiện nay nhiều memes đang được sử dụng như một phần của chiến lược truyền thông xã hội của họ, đặc biệt là trên Instagram và Twitter.

Các nhà tiếp thị và Thương hiệu thành công trong việc sử dụng Memes

Trên Instagram:

Netflix

Các chương trình của Netflix rất tuyệt và các memes của họ còn tuyệt hơn. Trên thực tế, họ còn có tài khoản cho kênh hài chính thức là @netflixisajoke trên Instagram, nghe giống như một tài khoản chế tác gây hài (Parody Account) vậy. Với sự phổ biến ngày càng tăng của chương trình “You” vào năm 2019 (Levica nghĩ một lí do thúc đẩy cho sự phổ biến này là nhờ vào các memes), họ đã không bỏ qua một cơ hội để quảng bá chương trình bằng cách tạo ra meme của riêng họ.

Bằng cách tạo tài khoản meme của riêng mình, công ty đã quảng bá chương trình truyền hình và hài kịch của mình theo cách phi truyền thống. Những người theo dõi không chỉ nhìn thấy một khía cạnh khác của Netflix mà còn tham gia với thương hiệu nhiều hơn bằng cách gắn thẻ, gửi và đăng lại bài đăng trên Instagram với những người dùng khác.

Gucci

Nếu có ai hỏi Levica nghĩ gì về Gucci, Levica sẽ nghĩ về họ như một thương hiệu đồ da Ý thượng hạng và truyền thống. Tuy nhiên, trở về lại năm 2017, thương hiệu này đã thực hiện một cách tiếp cận hiện đại hơn đối với một trong những chiến dịch của họ. Để quảng bá cho đồng hồ mới của mình, Gucci đã tạo lại meme “Arthur fist” cổ điển trên Instagram. Bài đăng này đã giúp Gucci phá bỏ lớp vỏ truyền thống của mình và làm cho thương hiệu của họ trở nên thực tế, hợp lý và thân thiện hơn.

“Khi bạn gái không để ý chiếc đồng hồ mới của bạn.”

BarkBox

Ngoài việc có một tài khoản meme riêng hoặc một chiến dịch meme riêng lẻ, một số thương hiệu như @BarkBox đã hoàn toàn chuyển tài khoản Instagram của họ thành tài khoản meme. BarkBox là một dịch dụ trả phí hàng tháng để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm cho các chú chó. Thay vì chỉ có những hình ảnh về các chú chó dễ thương với các sản phẩm của họ trên các feed Instagram, nhóm BarkBox quyết định làm cho tài khoản Instagram của mình trở nên vui nhộn và dễ hiểu hơn cho những người theo dõi của họ.

“Khi tôi mất nguyên 1 ngày suy nghĩ làm sao mà thức ăn lại tự nhiên biến mất trong tủ lạnh”.

Đối với nhiều thương hiệu như BarkBox, nội dung của họ có thể lặp đi lặp lại. Mọi người sẽ không muốn tiếp tục xem quảng cáo. Nhưng cách tiếp thị độc đáo này sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho nhưng khách hàng tiềm năng đang ở giữa hoặc dưới phễu marketing, những người có thể sẽ hứng thú với thương hiệu trong tương lai.

Trên Twitter:

Popeyes

Quay trở lại năm 2019, một trong những thứ Levica nhớ là mọi người đã trở nên điên cuồng như thế nào về Viral Popeyes Chicken Sanwich. Thay vì nó là một sáng kiến của thương hiệu, thì trên thực tế trào lưu meme được bắt đầu từ người xem trước. Một khi tất cả mọi người đều nói về nó, dù là trong cuộc sống thực hay qua các phương tiện truyền thông xã hội, thì mọi người sẽ muốn thử nó và tự mình xem quảng cáo. Cuối cùng, Sandwich Gà đã được bán hết, và Popeyes đã kiếm được 23 triệu Đô-la từ việc quảng cáo miễn phí.

Thật thú vị, sau khi nhận ra tất cả các quảng cáo miễn phí đều đến từ người theo dõi của họ thì Popeyes có vẻ như đã bắt kịp trào lưu meme rất tốt. Khi một miếng chuối khét tiếng trị giá $120,000 được đính vào một tác phẩm nghệ thuật treo tường của Maurizio Cattelan tại Art Basel Miami trở thành một meme, Popeyes (cùng với nhiều thương hiệu khác) cũng đã làm theo một cách rất thành công.

Những nhà tiếp thị đã thất bại trong việc sử dụng Memes

Michael Bloomberg

Mới đây, nhóm của Mike Bloomberg đã kí hợp đồng với một số tài khoản memes lớn nhất trên Instagram để đăng các nội dung tài trợ nhằm mục đích quảng bá cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông. Chỉ cần lướt qua các bình luận trên vài bài đăng, chúng ta có thể thấy rằng mọi thứ đã không tiến triển theo đúng kế hoạch.

Có một điều cần lưu ý trong tiếp thị bằng memes là: mọi người muốn xem những nội dung tự nhiên và vui nhộn thay vì những quảng cáo đầy gượng ép. Chiến dịch chính trị được đổi mới của Bloomberg đã góp phần thúc đẩy tạo nên một bộ luật mới trên Instagram. Chỉ vài giờ sau khi những memes này hiện diện trên Instagram, công ty này đã thay đổi luật quảng cáo để yêu cầu các bài đăng được tài trợ của các chiến dịch chính trị đến từ những người có ảnh hưởng phải sử dụng công cụ Branded Content Ads – một công cụ thêm vào nhãn thông tin “Đối tác được trả phí.”

Mời bạn xem tiếp phần 2 của bài viết tại đây:

Marketing với Memes, Gifs và Emojis cho năm 2020 (P2)

Levica lược dịch từ nogood.io

 

Content Marketing, Kinh nghiệm marketing

Hướng dẫn bạn cách phát triển Viral Marketing năm 2020 (P2)

Trong phần một, chúng ta đã cùng tìm hiểu về nguyên nhân tại sao lại có những thứ “go viral” và các cách tạo hiệu ứng lan truyền. Trong phần tiếp theo này, Levica sẽ tiếp tục giới thiệu cho bạn cách tạo hiệu ứng lan truyền và phương pháp để đo lường hiệu ứng lan truyền cho thương hiệu của bạn. Các bạn hãy cùng theo dõi tiếp ở bài đăng ngay bên dưới nhé!

—–

Mời các bạn xem thêm phần 1 của bài viết tại đây:

Hướng dẫn bạn cách phát triển Viral Marketing năm 2020 (P1)

Bùng nổ lan truyền (Outbreak Virality)

Khi một sản phẩm, ứng dụng hay dịch vụ hay bất cứ thứ gì dường như ở khắp mọi nơi chỉ sau một đêm, Levica sẽ phân loại nó vào loại Bùng nổ lan truyền (Outbreak Virality). Nó giống như là lan truyền bằng miệng nhưng lan truyền nhanh hơn với nhiều lực thúc đẩy hơn. Liệu bạn đã từng đi vào văn phòng của bạn vào một buổi sáng như thường lệ và nhìn thấy tất cả các đồng nghiệp của mình đều đang bắt Jigglypuffs và Charmanders hay chưa? Pokémon Go là một ví dụ hoàn hảo về Bùng nổ lan truyền.

Câu hỏi đặt ra là “Tại sao điều này lại xảy ra?”. Thực sự không có câu trả lời nào tốt hơn, bởi vì nó rất thú vị. Đôi khi thực sự có những điều tốt, vui, thông minh hay thú vị mà người ta chỉ đơn giản là muốn chia sẻ chúng tới mọi người.

Lan truyền nội dung (Content Virality)

Sáng tạo nội dung là một cách khác mà các nhà tiếp thị sử dụng hiệu ứng lan truyền. Bởi vì có một số lượng rất lớn các nội dung trên thế giới, nhưng không phải tất cả chúng đều trở nên viral mà ngược lại, chỉ một số rất ít trong các nội dung làm được điều đó. Vậy bạn có thể làm gì để tăng khả năng thành công của mình? Khi nói đến tính lan truyền của nội dung, chúng ta có thể hiểu đơn giản là tất cả đều liên quan đến thời gian và cơ hội. Hãy “đánh” vào đúng người tại đúng thời điểm và đúng nơi và cung cấp cho họ thứ gì đó có thể chia sẻ. Liên quan đến Tâm lý học mà chúng ta đã đề cập trước đó, điều quan trọng cần phải nhớ là khi bạn tạo ra một nội dung, trước tiên bạn phải nghĩ cách để giúp người dùng kết nối với những người khác mà không chỉ với thương hiệu của bạn.

Ngoài kết nối về cảm xúc, điều quan trọng là chúng ta phải tiếp cận đối tượng mục tiêu mong muốn tại một thời điểm và nơi mà họ sẵn sàng để tiếp thu nội dung của bạn.

Bạn có còn nhớ đến The World Record Egg – một trong những tweet hàng đầu năm 2019 hay không? Ban đầu nó được tạo ra để thách thức các phương tiện truyền thông xã hội với mục tiêu nhận được nhiều lượt thích hơn bài đăng đang giữ kỉ lục của Kylie Jenners tại thời điểm đó (18 triệu lượt thích). Nó đã đánh bại cô ấy một cách khéo léo với 54 triệu lượt thích. Egg tiếp tục bán Capsule Collection cùng với DJ Khalid và bây giờ đang là người phát ngôn cho sức khỏe tinh thần. Vậy điều gì đến trước, nội dung hay “quả trứng”?

Lan truyền xã hội

Đối tượng mục tiêu là chìa khóa thành công

Giống như tất cả các hình thức lan truyền khác, việc biến thứ gì đó trở nên viral trên các phương tiện truyền thông xã hội yêu cầu bạn phải thấu hiểu sâu sắc về khách hàng của mình. Không chỉ họ là ai và họ thích gì, mà còn về việc họ tham gia vào các kênh nào. Với rất nhiều dữ liệu ngoài kia, không có lí do gì để bạn không hiểu về thị trường của mình và việc thực hiện các bước cơ bản đầu tiên này là rất quan trọng.

Cung cấp thứ gì đó để người dùng của bạn có thể kết nối

Một khi bạn biết khán giả của bạn là ai, cần cái gì, ở đâu và khi nào, thì bước tiếp theo bạn cần làm là mang lại cho họ những thứ họ quan tâm. Làm cho họ cười hay khóc, chỉ cần làm cho họ cảm thấy có sự kết nối cảm xúc với thứ mà bạn đang cố gắng cung cấp. Hãy chắc chắn rằng bạn đang tập trung vào nội dung có chất lượng cao mà khán giả của bạn sẽ đạt được những lợi ích thực sự theo một cách nào đó.

Quảng bá nội dung do người dùng sáng tạo 

Bạn không chắc mình nên làm việc này như thế nào? Hãy thử tham khảo TikTok, những bậc thầy tuyệt đối trong việc khiến người dùng tạo nội dung cho các thương hiệu. Burberry, một công ty luôn đi đầu trong công nghệ, đặc biệt là thương hiệu thời trang xa xỉ, là một trong những người đầu tiên tạo ra TikTok #challenge. Họ đã yêu cầu người dùng tạo một logo Thomas Burberry bằng tay và chia sẻ video, giống như thương hiệu đang phát hành một bộ sưu tập logo mới.

Mặc dù bạn có thể tìm thấy những ví dụ hay ho khác của những công ty thành công với chiến lược này trong TikTok Marketing Guide, tuy nhiên họ không phải là nền tảng duy nhất nơi mà nội dung do người dùng tạo ra được thực hiện tốt. Instagram, Snapchat và Facebook đều là những ứng dụng tuyệt vời mà khách hàng của họ đăng tải lên những nội dung của riêng họ.

Netffix cũng đã thực hiện rất tốt chiến dịch này. Nhiều nhà tiếp thị thậm chí còn nghĩ rằng công ty phát trực tuyến đã tạo ra một tài khoản twitter giả để chia sẻ memes của bộ phim Birdbox ngay sau khi nó được công chiếu. Người dùng đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng và hiện nay đã có hàng ngàn memes Birdbox trên Internet ngày nay.

Điều quan trọng nhất cần phải nhớ ở đây là nếu bạn muốn người dùng tạo nội dung cho bạn, hãy làm cho nó xứng đáng với thời gian họ bỏ ra. Điều này có thể thông qua sự hợp thức hóa xã hội hay một số loại quà tặng. Không quan trọng bạn khuyến khích khách hàng như thế nào, chỉ cần biết rằng bạn có thể khiến càng nhiều người dùng tạo nội dung thì càng nhiều khách hàng kết nối với thương hiệu của bạn và vòng lặp sẽ quay càng nhanh. Điều này có thể hiểu chính xác là bạn đang đặt quyền lực vào trong tay khách hàng của mình.

Làm thế nào để đo lường hiệu ứng lan truyền

Điều quan trọng khi chúng ta nói về hiệu ứng lan truyền là làm thế nào để đo lường tính hiệu quả của nó. Chúng ta sẽ không thể là những nhà tiếp thị tăng trưởng nếu chúng ta không muốn đặt một số liệu cụ thể làm chỗ dựa cho sự thành công.

Khi đo đường hiệu ứng lan truyền, chúng ta cần quan tâm đến 2 phần quan trọng là yếu tố “k” và chu kỳ lan truyền. Yếu tố k là một thuật ngữ thật của lĩnh vực y tế được tạo ra để đo lường số người bị nhiễm bởi một người khác. Trong trường hợp của chúng ta, nó nghĩa là số khách hàng hay người dùng được tạo ra bởi một khách hàng hay người dùng khác. Chu kỳ lan truyền là khoảng thời gian mà chúng ta tiến hành công tác đo lường. Nếu bạn có một hiệu ứng lan truyền đúng đắn thì chu kỳ viral của bạn càng ngắn và yếu tố k càng cao.

Công thức tạo ra sản phẩm lan truyền

Có một công thức thực tế mà bạn có thể dùng để đo lường và tính toán khả năng để sản phẩm hay ứng dụng của bạn trở nên viral. Đây là những gì mà David Skok của trang web doanh nhân thành công forentrepreneurs.com đã đưa ra.

Điều quan trọng nhất và cần tính toán đầu tiên là Hệ số lan truyền (Viral Coefficient). Vậy Hệ số lan truyền là gì? Hiểu một cách đơn giản, đây là số lượng khách hàng hay người dùng mới mà mỗi khách hàng hiện tại có thể thu hút thành công. Công thức cho hệ số này được thể hiện ở bảng trên và bạn nhân số lượng lời mời được gửi đi với hệ số chuyển đổi.

Tại sao hệ số lan truyền lại quan trọng như vậy? Câu trả lời là bởi vì sự tăng trưởng phụ thuộc vào nó. Nếu chúng ta sử dụng các số như ví dụ trong bảng như David Skok đã làm, thì mỗi người trong 10 khách hàng ban đầu sẽ gửi 10 lời mời và chuyển đổi 20% trong số họ, tức là 2 người trở thành khách hàng mới. Vậy tổng số lượng khách hàng sau chu kỳ đầu tiên sẽ bằng 10 khách hàng ban đầu, cộng với 20 khách hàng mới là 30 khách hàng.

Như bạn thấy, tiềm năng về tính lan truyền tăng lên với mỗi khách hàng mới và với khả năng của họ gửi các lời mời giúp chuyển hóa thêm những khách hàng mới. Yếu tố quan trọng khác tác động đến sự đo lường mức độ lan truyền sản phẩm hay nội dung của bạn là lượng thời gian bạn dùng để chuyển đổi những người dùng mới này. Tất nhiên, chu kỳ càng ngắn thì khả năng lan truyền càng cao.

Nếu bạn thực sự quan tâm đến thuật toán đằng sau tính lan truyền và muốn tải xuống phiên bản biểu đồ Excel của riêng mình, Levica khuyên bạn nên xem chiến lược chi tiết được đưa ra bởi David Skok.

Hiệu ứng lan truyền và Độ gắn bó thương hiệu

Mặc dù rất dễ nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, nhưng có một sự khách biệt giữa hiệu ứng lan truyền và độ gắn bó thương hiệu

Sự gắn bó với thương hiệu được hiểu là khi một khách hàng liên tục quay trở lại với thương hiệu và khi công ty có những khách hàng thực sự trung thành trở thành người đại diện tiếp thị. Những nguyên nhân để một thương hiệu trở nên “được gắn kết và yêu thích” như vậy có thể là do nó miễn phí, vui, dễ sử dụng hay thậm chí là bởi vì nó có nội dung và những sản phẩm mới, thú vị. Những ví dụ gần đây về những thương hiệu đặc biệt “gắn kết” là Apple và Starbucks. Độ gắn kết chính là thứ mà tất cả các thương hiệu đều khao khát đạt được, nhưng nó không bằng hiệu ứng lan truyền.

Bạn có thể nghĩ rằng Pokémon GO là một ví dụ tuyệt vời về hiệu ứng lan truyền nhưng không có độ gắn kết. Họ đã tăng trưởng theo cấp số nhân trong một khoảng thời gian rất ngắn nhưng lại không thể giữ lại phần lớn khách hàng của họ.

Vậy bây giờ bạn đã hiểu được như thế nào là hiệu ứng lan truyền và cách để đo lường hiệu ứng lan truyền. Levica chúc các bạn thành công trong việc áp dụng chúng vào các chiến dịch marketing tiếp theo nhé!

Levica lược dịch từ nogood.io

 

Content Marketing, Kinh nghiệm marketing

Hướng dẫn bạn cách phát triển Viral Marketing năm 2020 (P1)

Dù bạn đang “Dọn dẹp nhà cùng Marie Kondo” (loạt phim truyền hình thực tế Netflix), ngủ dưới một tấm chăn mỏng, mềm nhưng nặng (Weighted Blanket) hay tham gia vào thử thách nắp chai hoặc một số #challenge khác trên TikTok thì tình cờ bạn đã trở thành một phần của vòng xoáy viral. Đối với các nhà tiếp thị, những ý tưởng có thể trở thành xu hướng và lan truyền nhanh (hay nói cách khác là viral ideas) chính là “chén thánh” trong marketing. Tuy nhiên, phần lớn họ thì lại nghĩ đó là một loại phép thuật hay là một loại may mắn nào đó mà một số người có, số còn lại thì không. Trong khi không có điều gì chắc chắn thì có một số thứ mà bạn có thể làm để tăng cơ hội trở nên viral. Những thương hiệu như là Uber, Dropbox và Pinterest không phát triển bằng cách tiếp thị cho từng cá nhân một. Họ đã sử dụng sức ảnh hưởng lan truyền đối với những khách hàng mới tiếp nhận sản phẩm hay dịch vụ mới của họ và ảnh hưởng của mạng xã hội để làm những gì họ cần.

Có một số lí do để bạn có thể muốn được viral. Đó có thể là do bạn muốn quảng bá sản phẩm của mình. Và, để người dùng nói về sản phẩm của bạn tốt như thế nào, thì trước tiên sản phẩm của bạn phải là thứ mà mọi người thực sự muốn dùng và muốn nói về nó. Một khi khách hàng thích nó thì việc để họ nói và chia sẻ nó với bạn bè của họ sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Peloton là một ví dụ tuyệt vời về việc một công ty sử dụng hiệu ứng lan truyền để phát triển một cách nhanh chóng. Khi một đợt sản phẩm kết thúc, người dùng sẽ được cung cấp những đề xuất mới cho những sản phẩm tiếp theo mà họ có thể dùng ngay sau đó. Hãy nghĩ rộng ra và suy ngẫm về bất kì thứ gì mà bạn có thể nghĩ tới.

Sáng tạo nội dung là một cách khác mà những nhà tiếp thị sử dụng hiệu ứng lan truyền. Bởi vì có một số lượng rất lớn các nội dung trên thế giới, không phải tất cả chúng đều trở nên viral mà ngược lại, chỉ một số rất ít trong các nội dung làm được điều đó. Vậy bạn có thể làm gì để tăng khả năng thành công của mình? Khi nói đến tính lan truyền của nội dung, chúng ta có thể hiểu đơn giản là tất cả đều liên quan đến thời gian và cơ hội. Hãy “đánh” vào đúng người tại đúng thời điểm và đúng nơi.

Ngoài tính lan truyền của sản phẩm và nội dung, điều phổ biến và thông thường nhất để chúng ta nghĩ cách “được viral” là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Một bài đăng hay meme có tính lan truyền thường là khởi nguồn của một thuật ngữ và nó sẽ là thứ đầu tiên chúng ta nghĩ tới khi nghe về một thứ gì đó đã trở nên thông dụng. Mặc dù có vẻ như các phương tiện truyền thông xã hội sẽ là nơi thích hợp nhất để quảng bá thì nó lại trở thành một trong những nơi khó khăn nhất để trở nên viral khi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Bạn cần tranh thủ sự hỗ trợ của những người có sức ảnh hưởng trong thị trường của mình để giúp bạn về điều này.

Không cần phải nói ra thì chúng ta cũng biết, bạn sẽ cần một sự thấu hiểu sâu sắc về khách hàng của mình để làm cơ sở tạo dựng hiệu ứng lan truyền. Bạn cần hiểu họ sẽ ở đâu và khi nào họ sẽ ở đó, sau đó bạn sẽ xây dựng một số lượng những nội dung/video dễ dàng được chia sẻ. Đây sẽ mà một bước quan trọng để thúc đẩy hiệu ứng lan truyền cho thương hiệu của bạn.

Tâm lý học giải thích nguyên nhân cho những thứ có tính lan truyền mạnh mẽ (go viral)

Để hiểu tại sao mọi người chia sẻ một số thứ mà không phải là những thứ khác thì điều quan trọng là phải hiểu rõ tâm lý vì sao mọi người lại cảm thấy cần phải chia sẻ. Trong một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi New York Time, họ đã khai thác được động lực đằng sau việc chia sẻ các nội dung trực tuyến và trên cơ bản, nó xuất phát từ 5 lý do sau:

  1. Mọi người muốn cải thiện cuộc sống của người khác (94%)
  2. Mọi người muốn nội dung phản ánh lên đặc điểm riêng biệt trực tuyến của họ (68%)
  3. Mọi người muốn phát triển và duy trì những mối quan hệ của họ (80%)
  4. Mọi người chia sẻ bởi vì họ thích cảm giác được người khác chú ý và bình luận về điều được họ chia sẻ (81%)
  5. Mọi người muốn truyền bá về một cái gì đó mà họ tin tưởng (84%)

Sản phẩm lan truyền (Product Virality)

Bây giờ khi chúng ta đã hiểu tại sao mọi người lại chia sẻ thì sẽ dễ dàng hơn nhiều để các nhà tiếp thị tận dụng điều đó. Như bạn có thể biết, hiệu ứng lan truyền hoàn toàn không phải là một trò chơi tiếp thị. Nó phải được tích hợp vào sản phẩm ngay từ đầu. Một khi bạn có sản phẩm hoàn thiện đã được tích hợp hoàn hảo, sẽ có 5 cách lan truyền sản phẩm mà bạn có thể tận dụng, dựa theo chuyên gia tiếp thị tăng trưởng Josh Elman:

  • Truyền miệng
  • Khuyến khích truyền miệng
  • Thể hiện
  • Lan truyền
  • Bùng nổ

Truyền miệng (Word of Mouth)

Đây là loại lan truyền tốt nhất, dễ nhất và xảy ra tự nhiên nhất khi sản phẩm của bạn rất tốt, độc đáo, thú vị, giải trí hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những yếu tố trên làm cho mọi người thực sự muốn nói cho bạn bè của họ nghe về nó. Liệu bạn của bạn đã nói với bạn hãy xem phim tài liệu The Fyre Festival trên Netflix chưa? Hay có thể một ai đó đã nói với bạn rằng CBD (Cannabidiol – một hợp chất hóa học có nguồn gốc từ cây Gai dầu) đã làm thay đổi cuộc đời họ nên bạn cũng đã thử nó? Đây đều là những ví dụ về lan truyền bằng miệng.

Chìa khóa ở đây là có một thương hiệu dễ tìm. Một tên thương hiệu bị thiếu nguyên âm hay chữ kép là không cần thiết khi một ai nói đó với bạn của họ là hãy “Google it!” (nghĩa là hãy tìm nó trên Google). Nếu bạn chưa tối ưu hóa tên hay mô tả để dễ tìm kiếm thì nó sẽ không có lợi cho việc lan truyền bằng miệng cho thương hiệu của bạn.

Khuyến khích truyền miệng (Incentivized Word of Mouth)

Được mô tả như là một chương trình giới thiệu tối ưu hơn, hiệu ứng lan truyền theo cách khuyến khích truyền miệng sẽ mang đến cho khách hàng của bạn một chút gì đó để nói về bạn. Robinhood, một ứng dụng môi giới đã cung cấp cho người dùng một phiếu quà tặng miễn phí cho những người giới thiệu với bạn bè của họ về ứng dụng này. Và công ty này đã rất thành công trong việc xây dựng một vòng giới thiệu lan truyền.

Cách này hoạt động hiệu quả nhất khi cả người giới thiệu và người được giới thiệu đều được khuyến khích. Rothy’s, một thương hiệu giày nữ nổi tiếng đã đạt được điểm A+ khi thực hiện việc khuyến khích giới thiệu với chương trình “Give $20, Get 20$”. Thương hiệu này không chỉ có yếu tố truyền miệng tốt nhờ giày của họ siêu thoải mái và phong cách, mà còn nhờ vào việc họ biết khuyến khích cả hai mặt của quá trình mua bán. Đây là một trong các chiến lược lan truyền duy nhất sẽ khiến bạn thực sự chi tiền bởi vì nó yêu cầu bạn phải giảm giá sản phẩm hay dịch vụ của mình. Vì vậy hãy chắc chắn rằng ưu đãi của bạn thực sự khả thi với những gì bạn cung cấp.

Lan truyền bằng việc thể hiện (Demonstration Virality)

Bạn hay con của bạn đang có một hay thậm chí là ba cái fidget spinner (một loại đồ chơi giải tỏa căng thẳng) trong năm nay? Có thể bạn đã thấy ai đó sử dụng một cái fidget spinner và bạn nghĩ rằng nó nhìn thật là thú vị, rồi sau đó bạn cũng muốn chơi thử. Khi chúng ta thấy mọi người đang dùng một thứ gì đó làm cho chúng ta thấy hứng thú, chúng ta sẽ muốn tham gia vào, đó là bản chất của con người. Điều này giải thích cách chúng ta định nghĩa về lan truyền bằng việc thể hiện.

Bạn nhìn thấy rất nhiều những tấm ảnh mọi người đội hoa gần đây? Các bộ lọc trên Instagram Stories hay Snapchat hoạt động theo cách này. Một khi người dùng bắt đầu tham gia, chúng sẽ lan truyền một cách rất nhanh chóng vì tất cả mọi người đều muốn nhìn giống như Beyoncé.

Uber là một trong những thương hiệu tốt nhất khi thực hiện chiến lược này vì nó được tích hợp vào dịch vụ của họ. Levica cá rằng, lần đầu tiên khi bạn thấy những người bạn của mình dùng điện thoại để đặt một chiếc ô tô thông qua ứng dụng, trong khi bạn phải chạy xuống con phố gần nhất để bắt một chiếc taxi thì hẳn bạn sẽ muốn tải ứng dụng này xuống để sử dụng ngay lập tức.

Lan truyền “cho phép” (Infectious Virality)

Josh Elman đã mô tả điều này theo một cách tế nhị là “1 người lây nhiễm virus cho người khác”. Việc sử dụng lời mời thúc đẩy sự khác biệt. Những ví dụ kinh điển ở đây là về Facebook và LinkedIn, nơi mà một người dùng mời bạn bè kết nối hoặc trở thành bạn của họ. Sau đó, bạn cũng sẽ tiếp tục kết bạn và kết nối với những người khác tương tự như vậy.

Được mời tham gia một sản phẩm/cộng đồng có thể tạo cảm giác đặc biệt nếu được thực hiện đúng cách. Nhưng nếu ai đó mời toàn bộ mọi người trong danh sách bạn bè, nó sẽ ngay lập tức trở nên tầm thường, không còn gì đặc biệt nữa. Bằng cách bắt buộc phải thực hiện một lời mời, sự lan truyền này sẽ không phù hợp với tất cả các thương hiệu và sản phẩm, vì vậy hãy sử dụng chiến lược này một cách thật thận trọng. Mặc dù nó có vẻ là bắt nguồn của hiệu ứng lan truyền nhờ vào sự liên kết với các mạng lưới xã hội danh tiếng và lớn nhất, hệ thống thư mời có thể thực sự hạn chế và tác động mạnh hơn khi được sử dụng cho 1 loại/dạng mạng xã hội nhất định. Nếu điều này không phải là những gì bạn muốn thực hiện, hãy sử dụng một trong các chiến dịch lan truyền khác.

Mời các bạn xem tiếp phần 2 của bài viết tại đây:

Hướng dẫn bạn cách phát triển Viral Marketing năm 2020 (P2)

Levica lược dịch từ nogood.io

 

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

7 xu hướng tiếp thị trên Instagram hàng đầu trong năm 2020 (P2)

Trong phần 1, các bạn đã cùng Levica đi qua 3 xu hướng trong Instagram Marketing. Bây giờ hãy đến với phần 2 của bài lược dịch để khám phá tiếp những xu hướng còn lại trong năm 2020 ngay nào.

—–

Mời các bạn xem thêm phần 1 của bài viết tại đây:

7 xu hướng tiếp thị trên Instagram hàng đầu trong năm 2020 (P1)

Xu hướng tiếp thị trên Instagram số 4: Tiếng nói thương hiệu của bạn quan trọng hơn bao giờ hết

Theo nghiên cứu của chúng tôi, độ dài caption trên Instagram đã tăng gấp đôi kể từ năm 2016!

Năm 2019 chắc chắn là năm của caption Instagram, khi những người sáng tạo và thương hiệu khai thác sức mạnh của chữ viết để thu hút và kết nối với những người theo dõi họ.

Và vào năm 2020, các feed của chúng ta sẽ được lấp đầy với độ dài caption trung bình là 405 ký tự – trung bình khoảng 65-70 từ.

View this post on Instagram

Instagram used to be all about the visuals, but now captions are taking the limelight! ✨ According to some serious data-mining from our friends @fohr.co, the average caption length has more than doubled since 2016. ? And by *2020, our feeds will be filled with an average caption length of 405 characters — which averages out to about 65-70 words. ? ⁠⠀ ⁠⠀ And if you're still reading this, well, case in point! ?⁠⠀ ⁠⠀ For 2020, we expect to see the long-form Instagram captions trend grow, with influencers turning to their feed posts to create mini-blog entries for their audience. Because these in-depth captions are successfully competing with bite-size snippets, it gives you are opportunity to tell a deeper story, have a follower spend a little time with you (which doesn't hurt your odds with the algorithm), and get more personal to build?that?brand?affinity! ⁠⠀ ⁠⠀ Want more insight into all the juicy info @fohr.co dug up? ? From changes in caption length and hashtags, to post frequency and which types of influencers get the best engagement, we’re revealing all in our State of Instagram Influencer Marketing Report. Did we mention it's free? ?⁠⠀#learnwithlater

A post shared by Later: Social Media Scheduler (@latermedia) on

Vì vậy, những caption dài có thể là xu hướng của người dùng, nhưng chúng cũng là một phần của sự thay đổi từ tổng thể sang tính xác thực mà chúng ta đang thấy trên nền tảng Instagram hiện nay.

Nó cho bạn cơ hội để kể một câu chuyện sâu sắc hơn, khiến những người theo dõi dành nhiều thời gian hơn để đọc các bài đăng của bạn (đây là một trong những yếu tố của thuật toán Instagram) và tăng lượng tương tác.

Nhưng vượt ra khỏi những lợi ích, điều đó còn mang tính chân thật, và là một nhà tiếp thị của năm 2020, tiếng nói thương hiệu và nội dung caption của bạn sẽ quan trọng hơn bao giờ hết.

Nó rất quan trọng đối với bạn để có một tiếng nói thương hiệu mạnh mẽ, và là tiếng nói về sứ mệnh thương hiệu của bạn. Những bức ảnh đẹp là không hề đủ cho năm 2020, những người theo dõi muốn biết và ủng hộ những gì mà một thương hiệu đại diện cho sản phẩm của mình.

Dưới đây là một số mẹo để áp dụng xu hướng này cho chiến lược tiếp thị Instagram năm 2020 của bạn:

  • Xem kịch bản và suy nghĩ về những gì bạn muốn nói trong caption của bạn trước, sau đó tìm một bức ảnh phù hợp.
  • Tạo các “blog nhỏ” về một chủ đề liên quan đến thương hiệu của bạn trên Instagram feed của bạn. Bạn có thể chia sẻ một vài đoạn của bài đăng trên blog mà bạn đã có hoặc viết một bài mới.
  • Viết những dòng caption khi bạn ở nơi sáng tạo phù hợp. Nó dễ dàng hơn rất nhiều để ngồi xuống trong 30 phút và viết tất cả chú thích của bạn trong tuần khi bạn ở trong “nơi để viết bài”, thay vì cố gắng đưa ra chú thích mỗi ngày.
  • Sử dụng những caption để tạo hướng dẫn nhỏ, ví dụ: bạn có thể chia sẻ mẹo du lịch trong caption về điểm đến. Đừng quên thêm CTA (call-to-action – kêu gọi hành động) để “lưu” lại bài đăng của bạn sau này!
  • Tạo một giọng điệu cho thương hiệu trên phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm sứ mệnh thương hiệu của bạn, những thuật ngữ bạn sử dụng/tránh và các nội dung bạn muốn mọi người cảm nhận. Bạn đã có một cái rồi? Tuyệt vời, đây là thời điểm hoàn hảo để xem xét nó và tiến hành cập nhật.
  • Viết caption của bạn trên máy tính thay vì điện thoại.

Sử dụng Later, bạn có thể lên lịch miễn phí các bài đăng trên Instagram của mình và soạn tất cả các chú thích của bạn một cách thoải mái thay vì điện thoại.

Thêm vào đó, Later sẽ tự động thêm các ngắt dòng vào các bài đăng được lên lịch của bạn, để bạn có thể đọc chú thích dài hơn của mình một cách rõ ràng hơn!

Xu hướng tiếp thị trên Instagram số 5: Đã đến lúc tạo chuỗi IGTV của bạn

Trong nhiều năm, Instagram đã tập trung vào việc cạnh tranh với Youtube để trở thành một nền tảng cho nội dung video dài. Và vào năm 2019, họ đã có một số bước tiến lớn nhờ những thay đổi và cải tiến lớn đối với các tính năng của IGTV.

IGTV đã từ bỏ luận án “video dọc” của họ bằng cách thêm khả năng tải lên video phong cảnh, và lượt xem IGTV tăng vọt nhờ khả năng đăng một bản xem trước trên video của video IGTV vào cả feed cũng như profile của bạn.

Năm 2019 là cơ hội cho IGTV, vì nền tảng này thực sự phát triển thành một tính năng không chỉ được sử dụng nhiều hơn mà còn được coi là một trò chơi tuyệt vời.

Có thể mất một ít thời gian, nhưng bây giờ mọi người thực sự dành thời gian xem video IGTV và những người sáng tạo nội dung bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào việc cung cấp nhiều giá trị hơn cho những người theo dõi họ trên Instagram thay vì cố gắng hướng lưu lượng truy cập bên ngoài ứng dụng. Bạn có thể thấy điều này với cả sự gia tăng của micro-blog thông qua những dòng caption và đăng video lên IGTV thay vì Youtube.

Vào tháng 10 năm 2019, Sê-ri IGTV đã được ra mắt, cho phép người sáng tạo sắp xếp video của họ trên một trang riêng và bao gồm một huy hiệu có tên sê-ri để tách nó khỏi các video IGTV khác.

Người xem giờ đây có thể xem loạt phim yêu thích của họ và đăng ký nhận thông báo cho các tập mới (tương tự như cách bạn có thể làm điều này trên Youtube). Khi người xem xem một tập trong sê-ri, tập tiếp theo sẽ tự động được đề xuất để tiếp tục xem.

IGTV Series được thiết lập để trở thành một xu hướng tiếp thị nghiêm túc trên Instagram vào năm 2020 và nó không chỉ dành cho các thương hiệu lớn có ngân sách lớn.

Do sự thay đổi trong nội dung hình ảnh và video mà chúng ta sẽ thấy trong năm nay, việc tạo một video hoặc sê-ri IGTV cũng đơn giản như việc nâng điện thoại của bạn lên và đạt “kỷ lục”.

Một trong những ví dụ yêu thích của tôi về cách các doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng loạt IGTV là từ người bạn Katie Ruddell, người sáng lập quán cà phê Kokomo có trụ sở tại Vancouver.

Chuỗi “Kinh doanh thứ sáu hàng tuần” của cô trên IGTV là một ví dụ hoàn hảo về cách các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng nội dung video, bằng cách trả lời các câu hỏi, chia sẻ thông tin hậu trường và kết nối với những người theo dõi họ.

Vì vậy, đối với các nhà tiếp thị Instagram vào năm 2020, đã đến lúc phải suy nghĩ về loạt IGTV của bạn sẽ là gì!

Đó có thể là chia sẻ một công thức nấu ăn hàng tuần, hướng dẫn làm đẹp, cập nhật cải tiến nhà cửa hoặc bất kỳ chủ đề nào liên quan đến doanh nghiệp của bạn mà những người theo dõi bạn yêu thích.

Xu hướng tiếp thị trên Instagram # 6: Thực tế ảo được mở rộng đạt đến tầm cao mới trên Stories

Một trong những xu hướng tiếp thị Instagram thú vị nhất ra đời năm 2019 là sự bùng nổ của các bộ lọc AR! Vào tháng 8, Instagram đã mở ra chương trình Spark AR cho mọi người, cho phép các nghệ sĩ và thương hiệu tạo hiệu ứng AR (còn gọi là bộ lọc stories) cho các phương tiện đại chúng.

View this post on Instagram

scribbles ✨ filter by @janmahavan

A post shared by Karina S. Reyes (@karinasreyes_) on

Nhờ những người tạo ra Instagram AR, giờ đây, có rất nhiều bộ lọc và hiệu ứng mới có thể mang đến cho bạn những bức ảnh và video trên Instagram Stories được nâng cấp và chỉnh sửa, hiện đang là xu hướng trên Instagram.

Và với rất nhiều tông màu, màu sắc và hiệu ứng để lựa chọn, bạn có thể dễ dàng chọn bộ lọc hoàn hảo cho thương hiệu và bắt đầu chụp – tất cả mà không cần rời khỏi ứng dụng!

Nhưng có nhiều xu hướng AR hơn là những bộ lọc đẹp, bằng chứng là xu hướng “bạn là nhân vật Disney nào?” đã bùng nổ lượt sử dụng trong kỳ nghỉ Giáng sinh, dẫn đến các bộ lọc tương tự được tạo ra cho các nhân vật Harry Potter, Pokemon và Thủy thủ mặt trăng.

Spark AR gần đây đã phát hành các tính năng mới bao gồm truy dấu mục tiêu và các hạt, giúp có thể mang lại hiệu ứng 3D thông qua Instagram Stories.

Tôi  không phải là một thiên tài sáng tạo thực tế, vì vậy họ cảm thấy khó dự đoán chính xác xu hướng AR nào chúng ta sẽ thấy vào năm 2020, nhưng đảm bảo là nó sẽ trở thành một phần dễ thấy hơn trong trải nghiệm với Instagram.

Và đừng quên rằng Instagram gần đây cũng đã tung ra một phiên bản beta kín của AR Shopping, cho phép các thương hiệu tạo ra các bộ lọc để thử các sản phẩm trước khi mua chúng. Vì vậy, chúng ta cũng có thể thấy sự gia tăng trong việc sử dụng AR cho thương mại điện tử vào năm 2020.

Xu hướng tiếp thị trên Instagram số 7: Mọi người đều trở thành một “Influencer”

Nếu năm 2019 là năm của micro-influencer thì năm 2020 sẽ là năm của những nano-influencer.

Micro-influencer (10 – 100 nghìn người theo dõi) đã tìm thấy thành công vì họ có tỷ lệ tương tác cao hơn so với nano-influencer và các đề xuất của họ có thể được xem là những đề xuất đáng tin cậy từ bạn bè hơn là quảng cáo.

Những nano-influencer về cơ bản là những người bình thường trên Instagram, những người có lượng người theo dõi nhỏ hơn (thường dưới 20 nghìn) và sử dụng tài khoản Instagram của họ giống như một tài khoản cá nhân hơn là một tài khoản của influencer làm việc full-time.

Xu hướng này phù hợp với sự thay đổi tổng thể để biến người tiếp thị có ảnh hưởng trở thành kênh định hướng chuyển đổi vào năm 2020 và bạn có thể mong đợi sẽ thấy nhiều thương hiệu tạo chương trình liên kết thân thiện với Instagram cho khách hàng trung thành của họ.

Suy nghĩ cuối cùng về Instagram Marketing năm 2020:

Tôi đã nói về những xu hướng sẽ phát triển trong năm nay, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng sẽ rất có ích khi chúng ta lưu ý một vài xu hướng có nguy cơ trở thành hiện thực.

Hãy đối mặt với nó: Instagram Live không còn là xu hướng nữa, và nó có thể không xứng đáng với những nỗ lực thêm vào khi phát trực tiếp, nơi mọi thứ đều có thể xảy ra.

Ngoài ra, liệu “bong bóng thực” của người nổi tiếng sẽ phát nổ vào năm 2020? Tính xác thực là xu hướng hàng đầu trên Instagram năm 2019, nhưng nó sẽ cần phát triển vượt ra ngoài caption nhạy cảm để tồn tại trong nhiều năm tới. Một khi tất cả mọi người là “thực”, thì ý nghĩa của việc xác thực trên mạng xã hội trong những năm tới là gì?

Năm 2020 được coi là một năm hoành tráng của Instagram, với nền tảng sẽ tròn 10 tuổi vào cuối năm nay. Vì TikTok, nó có thể không còn là ứng dụng mới nhất, thú vị nhất, nhưng Instagram vẫn là mạng tốt nhất để các thương hiệu lớn và nhỏ tiếp cận khách hàng mới và đạt doanh số lớn.

Bạn nghĩ cái gì sẽ là xu hướng tiếp thị trên Instagram lớn nhất năm 2020? Để lại nhận xét bên dưới và đảm bảo đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để cập nhật các xu hướng, tính năng và chiến lược tiếp thị mới nhất trên Instagram vào năm 2020 nhé!

Levica lược dịch từ later.com

 

Skip to toolbar