Fresh from the Press

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

10 ví dụ về cách các thương hiệu nổi bật trên Instagram

Instagram hiện là một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất, nơi các thương hiệu trở nên nổi bật theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên không hề dễ dàng để một nhà tiếp thị có thể sáng tạo 24/7. Vậy điều gì xảy ra nếu bạn cạn hết ý tưởng cho bài đăng trên Instagram?

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên nền tảng này khiến việc sản xuất nội dung độc đáo trở nên khó khăn hơn. Đó là lý do tại sao tìm cảm hứng từ những thương hiệu khác trước khi lập kế hoạch nội dung tiếp thị sẽ giúp ích cho bạn.

Trước khi bắt đầu tìm kiếm những gì cần đăng trên Instagram, dưới đây là 10 thương hiệu sáng tạo theo các cách riêng để nổi bật trên Instagram (dựa trên các xu hướng gần đây và các bài đăng thành công).

1. Misha Nonoo: Xây dựng chủ đề Instagram

Sự sáng tạo của bạn trên Instagram không nên chỉ giới hạn trong một bài đăng. Bài đăng theo chuyên đề có thể giúp bạn kể một câu chuyện hoặc tập trung vào một chủ đề rộng hơn thông qua một loạt các bài.

Bạn có thể tạo ra nhiều các bài đăng như một phần của chiến dịch để làm nổi bật thông điệp của mình. Hay thậm chí bạn có thể tập trung kể chuyện vượt ngoài mục đích chào hàng.

Những câu chuyện mang màu sắc chân thật với nội dung độc đáo giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật.Các chủ đề Instagram là sự liên kết phổ biến giữa nội dung và vẻ ngoài hấp dẫn. Bạn ắt hẳn đã chú ý đến các tài khoản phối hợp màu sắc hoặc đường viền từ bài này sang bài khác. Tính nhất quán đó làm cho bài đăng hấp dẫn hơn và tăng cơ hội thu hút người theo dõi mới.

Dưới đây là một ví dụ từ Misha Nonoo (Thương hiệu thiết kế thời trang). Họ đã chia sẻ hơn 180 bức ảnh để tạo ra một Story lớn hơn. Họ thậm chí còn yêu cầu những người theo dõi xoay thiết bị theo chiều ngang để có thể nhìn thấy toàn bức hình. Đây là một cách rất thông minh để khuyến khích những người theo dõi của bạn tiếp tục cuộn xuống để xem câu chuyện (Story) phát triển như thế nào. Ngay cả khi bạn không quan tâm trực tiếp đến nội dung Instagram của họ, cách này vẫn có thể thu hút sự chú ý của bạn đấy.

ý tưởng sáng tạo trên instagram

2. Canva: Chia sẻ những Story tương tác

Có hơn 500 triệu người dùng hoạt động trên Stories mỗi tháng trên Instagram. Chính những Stories này tạo ra một định dạng rất hấp dẫn và giúp thương hiệu của bạn thử các bài đăng sáng tạo hơn trên Instagram.

Có nhiều cơ hội để tạo các Stories tương tác trên Instagram, khuyến khích những người theo dõi tương tác với nội dung của bạn.

Ví dụ, bạn có thể đặt câu hỏi hoặc thậm chí là một cuộc thăm dò.Tính năng hữu ích mà Stories sở hữu là bạn có thể thử nghiệm những ý tưởng bài đăng tự nhiên hơn trên Instagram.

Trường hợp Canva dưới đây muốn thu hút những người theo dõi bằng cách tạo ra một câu hỏi nhanh để kiểm tra “gu thiết kế” của họ.

Đây là cách thông minh để duy trì sự liên quan đến thương hiệu của họ, đồng thời khuyến khích những người theo dõi cảm thấy sáng tạo hơn.

ý tưởng sáng tạo trên instagram

Story đầu tiên Canva tạo một câu hỏi: Bạn có khiếu thẩm mỹ thiết kế?

Story thứ 2 Canva đưa ra: Hình nào dưới đây được đặt chính giữa trung tâm?

Story thứ 3: Canva đưa ra câu trả lời và lời giải thích.

3. HelloFresh: Tập trung vào sự tương tác chân thật

Instagram muốn chúng ta dừng mọi kỹ thuật tập trung vào nội dung câu kéo tương tác (Engagement bait). Thuật toán này là phần thưởng cho các bài đăng thấy được mức độ tương tác thực sự mà không nhất thiết phải câu kéo để có được.

Thử các ý tưởng bài đăng hấp dẫn hơn trên Instagram là cách hay để tạo không gian cho chiến lược của bạn. Điều này giúp tăng các lượt tương tác thường xuyên hơn với những người theo dõi.

Cho dù đó là một bài đăng trên bảng tin hay một câu chuyện (Story), các câu hỏi có thể làm cho sự hiện diện Instagram của bạn mang tính tương tác nhiều hơn.

ý tưởng sáng tạo trên instagram

4. Gap: Gắn các thẻ sản phẩm để cải thiện chuyển đổi

Instagram đã thêm nhiều tính năng hữu ích cho thương mại điện tử trong năm qua. Một trong những cách tốt nhất để quảng bá sản phẩm thương hiệu của bạn là gắn các thẻ trong các bài đăng để mô tả chúng.

Bạn không chỉ gắn thẻ mọi người trên Instagram nhưng bạn cũng sử dụng các thẻ sản phẩm đưa bạn đến trang thanh toán (Check out page).

Bằng cách này, bạn có thể duy trì hình ảnh thu hút của mình trong khi tập trung vào việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.Những người theo dõi của bạn có thể trở thành khách hàng tốt nhất. Đồng thời thương hiệu của bạn có thể sử dụng Instagram cho việc nhận thức thương hiệu và chuyển đổi bán hàng.

Ở ví dụ dưới đây, Gap thường xuyên gắn thẻ vào bài đăng trên Instagram của họ để tạo cân bằng giữa nhận thức về thương hiệu và quảng bá sản phẩm.

ý tưởng sáng tạo trên instagram

5. Starbucks: Thu hút người hâm mộ bằng nội dung do người dùng tạo ra

Lần tới khi bạn tìm kiếm ý tưởng nội dung trên Instagram, hãy nhớ rằng những người theo dõi có thể tạo ra một trung tâm sáng tạo thật ấn tượng cho thương hiệu của bạn đấy.

Instagram có thể giúp bạn xây dựng một cộng đồng quanh người hâm mộ của bạn với nội dung do người dùng tạo ra, dựa trên sản phẩm hoặc một chủ đề cụ thể.

Đó là một cách tuyệt vời để đưa ra những ý tưởng nội dung mới đồng thời củng cố mối quan hệ với những người theo dõi, những người cảm thấy là một phần của thương hiệu bạn.

Một xu hướng gần đây là chia sẻ các tweet trong bài đăng trên Instagram của bạn theo cách sáng tạo hơn. Nhiều thương hiệu đã chia sẻ những bài đăng như vậy. Trong đó, Starbucks đã quyết định kết hợp quảng bá sản phẩm với nội dung do người dùng tạo ra.

Đây là một cách rất sáng tạo để thu hút người hâm mộ của bạn và có được các tweet của họ xuất hiện trên bảng tin Instagram, trong khi bạn vẫn duy trì sức hấp dẫn sáng tạo của mình.

thương hiệu nổi bật trên Instagram

 

6. Burger King: Thử nghiệm với trò chơi điện tử

Mọi người đều thích trò chơi thú vị – “Game hóa” (gamification) trong nội dung. Họ thích dành thời gian cho một cái gì đó khác biệt với các bài đăng khác trên Instagram. Do đó thương hiệu có thể nhận thấy lượt tương tác và mức độ chú ý gia tăng khi thử nghiệm nhiều ý tưởng tương tác hơn.

Ở ví dụ dưới đây, Burger King đã cho thấy một cách tuyệt vời việc đưa “game hóa” trên Story Instagram của họ để giúp cho nội dung được lan truyền (Viral).“Câu chuyện đặt hàng” (Stories Ordering) cho phép mọi người tùy chỉnh đơn đặt hàng của mình thông qua stories. Cuối cùng họ có thể nhận được một phiếu mua hàng miễn phí để thưởng thức bánh burger. Kết quả rất ấn tượng và ý tưởng sáng tạo này đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của duy đột phá để thành công trên mạng xã hội.

Tham khảo chiến dịch “Câu chuyện Đặt hàng” thành công của Burger King: 

7. SproutSocial: Đằng sau hậu trường

Ý tưởng nội dung trên Instagram của bạn không nên trông quá tuyệt đến nỗi không thực. Các bài đăng chân thật nói về trải nghiệm “đằng sau hậu trường” có thể cải thiện niềm tin giữa những người theo dõi và thương hiệu của bạn.

Nó cũng giúp người theo dõi của bạn dễ dàng nhìn thấy những con người đằng sau thương hiệu hoặc thậm chí là quá trình xây dựng sản phẩm hoặc chuẩn bị một sự kiện.

thương hiệu nổi bật trên Instagram

8. Mailchimp: Thể hiện tính cách thương hiệu của bạn

Một trong những ý tưởng sáng tạo nhất cho bài đăng trên Instagram là xây dựng tính cách riêng để nội dung đăng tải được nổi bật. Trọng tâm của bài viết của bạn có thể là thương hiệu của riêng bạn mà không cần quảng bá trực tiếp các dịch vụ.

Mailchimp là một ví dụ tuyệt vời về bài đăng sáng tạo trên Instagram. Bài đăng của họ được thiết kế tốt, hài hước và thông minh, và họ vẫn có thể quảng bá sản phẩm của mình một cách kín đáo hơn.

thương hiệu nổi bật trên Instagram

9. Casper: Làm cho việc lướt qua hấp dẫn với nhiều hình ảnh

Chia sẻ nhiều hình ảnh trong một bài đăng giúp bạn kể một câu chuyện từ ảnh này sang ảnh khác.

Bạn có thể sử dụng một bài đăng “băng chuyền” để quảng bá sản phẩm của mình, làm nổi bật công việc bạn như một phần trong chiến dịch cụ thể, hoặc thậm chí để tương tác với người theo dõi trong một bài đăng thú vị.Đây là một ví dụ từ Casper (chuyên bán các sản phẩm để ngủ) và ý tưởng của họ là chia sẻ nhiều hình ảnh để nội dung đăng tải được nổi bật.

Bài học chúng ta có thể học được từ họ là ý tưởng bài đăng trên Instagram không phải quá phức tạp để thể hiện tốt. Đôi khi sự đơn giản cùng với nội dung dí dỏm có thể dẫn đến các lượt tương tác cao.

thương hiệu nổi bật trên Instagram

10. NatGeo: Thử nghiệm nội dung dài

Instagram có thể là một nền tảng hình ảnh nhưng bạn không cần phải tập trung vào khía cạnh hình ảnh để trở nên nổi bật.Một hình ảnh có thể đáng giá cả ngàn từ. Nhưng hãy tưởng tượng nếu bạn có thể làm cho bài đăng của mình ấn tượng hơn với văn bản phù hợp.

Các chú thích (Caption) dạng dài có thể giúp bạn thêm nhiều ngữ cảnh vào hình ảnh và video. Nhiều thương hiệu sử dụng chúng để kể câu chuyện chân thật hoặc đưa ra thông báo quan trọng.

Ở ví dụ dưới đây, National Geographic là một trong những tài khoản Instagram phổ biến nhất. Các bức ảnh của họ rất ấn tượng nhưng họ cũng có xu hướng chia sẻ chú thích dài hơn để kể những câu chuyện thú vị.

Mọi người kết nối với một câu chuyện ở cấp độ sâu hơn, một khi họ thấy một hình ảnh có tác động mạnh kèm theo các chi tiết bổ sung. Tập trung vào nội dung dài hơn có thể là một chiến lược rất hấp dẫn cho tài khoản trên Instagram của bạn. Và giúp công việc, dự án của bạn trở nên nổi bật theo cách truyền cảm hứng nhất.

Bạn không nhất thiết phải tạo chú thích dài trong mỗi bài đăng, do đó hãy đảm bảo bạn tìm thấy sự cân bằng giữa các bài đăng trên Instagram của mình.

thương hiệu nổi bật trên Instagram

Kết luận

Luôn có một cơ hội mới để sáng tạo hơn trên Instagram. Sức hấp dẫn trực quan của nền tảng này thúc đẩy chúng ta thử nghiệm những ý tưởng mới.

Cho dù bạn sử dụng Instagram để nhận biết thương hiệu, xây dựng cộng đồng hoặc tăng tỷ lệ chuyển đổi, các ý tưởng bài đăng được đề xuất trên có thể giúp bạn cải thiện thành công của mình.

Khi thuật toán Instagram ngày càng phát triển, duy trì chất lượng hình ảnh trong khi thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo mới là rất hữu ích. Việc yêu cầu các lượt thích và sử dụng “nội dung câu kéo tương tác” sẽ không mang đến hiệu quả cao nữa. Nhưng tạo ra nội dung khiến cho việc tương tác trở nên dễ dàng và tự nhiên có thể là bí quyết thành công trong khi tìm kiếm ý tưởng sáng tạo để đăng tải.

Suy cho cùng, khi nói về sự sáng tạo, mọi người mong đợi từ các thương hiệu sẽ thúc đẩy giới hạn của họ. Instagram có thể là công cụ hoàn hảo để làm điều này đấy.

Vậy các ý tưởng yêu thích nào của bạn để sáng tạo hơn? Hãy chia sẻ ý tưởng của bạn với Levica trong bình luận ​​dưới đây.

Levica lược dịch từ clickz.com

bằng chứng xã hội
Content Marketing, Kinh nghiệm marketing

7 điều bạn phải hiểu khi dùng bằng chứng xã hội trong tiếp thị

Các nhà tiếp thị thông minh biết rằng bằng chứng xã hội là chiến thuật tiếp thị để làm dịu tâm trí của những khách hàng đang lo lắng.

Từ 2013 đến nay, bằng chứng xã hội sẽ rất quan trọng vì khách hàng ngày càng thông thái. Với sức mạnh của internet, khách hàng có thể biết một lượng thông tin khổng lồ về thương hiệu của bạn trước khi nói chuyện với nhân viên bán hàng. Hãy cùng xem qua hai số liệu thống kê sau đây, được tiết lộ bởi hội nghiên cứu người tiêu dùng tại Mỹ:

1. Hơn 70% người Mỹ nói rằng họ xem xét đánh giá sản phẩm trước khi mua hàng.

2. Gần 63% người tiêu dùng cho biết họ có nhiều khả năng mua hàng từ một trang web nếu nó có sản phẩm được xếp hạng và có đánh giá sản phẩm.

Không cần phải nói, đó là lợi ích tốt nhất để sử dụng bằng chứng xã hội. Nhưng đây mới là vấn đề: không phải tất cả các bằng chứng xã hội đều như nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ xem qua về 7 điều bạn PHẢI hiểu khi sử dụng bằng chứng xã hội trong các nỗ lực tiếp thị của mình:

1. Bằng chứng xã hội tiêu cực rất khủng khiếp cho việc thuyết phục

Trong một thời gian dài, các chủ doanh nghiệp đã biết rằng, “khẩn cấp” là một công cụ thuyết phục hiệu quả để khiến mọi người hành động. Sai lầm lớn mà họ thường mắc phải là họ sử dụng bằng chứng xã hội tiêu cực để tăng hiệu quả của lời kêu gọi hành động, điều này có thể phá hủy tỷ lệ chuyển đổi của họ!

Các nhà tâm lý Noah Goldstein và Steve Martin (tác giả của Yes!) đã quan sát những ảnh hưởng của biển báo ở Arizona Petrified Forest để ngăn chặn hành vi trộm cắp. Họ đã thử nghiệm 3 biển hiệu khác nhau, một trong số đó bao gồm bằng chứng xã hội tiêu cực.

Phát hiện của họ đã gây sốc. Biển hiệu với bằng chứng xã hội tiêu cực không chỉ không thể làm giảm hành vi trộm cắp mà nó còn làm tăng khả năng gỗ hóa đá từ rừng bị đánh cắp! Trong trường hợp này, biển hiệu được viết như sau là:

“Nhiều du khách đã lấy gỗ hóa đá ra khỏi công viên, điều này đã phá hủy trạng thái tự nhiên của Rừng hóa đá.”

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng loại khẩu hiệu này khuyến khích ăn cắp nhiều hơn (nó tăng gấp ba số lượng vụ trộm) vì đó là bằng chứng cho thấy nhiều người khác đã ăn cắp rồi. Thay vì làm mọi người nản lòng, điều đó khiến họ tự tin hơn rằng ăn cắp là “okay”.

Nếu trang bán hàng của bạn cảnh báo khách hàng tiềm năng về khả năng của việc bỏ lỡ sản phẩm nào đó, nhưng lại xài cách trích dẫn bằng chứng xã hội tiêu cực thì bạn sẽ gặp rắc rối đấy. Nhưng làm thế nào để biết là mình đang sử dụng bằng chứng xã hội tiêu cực? Hãy xem qua các chiến dịch quảng cáo thất bại sau đây đã được đề cập trong nghiên cứu:

  • “4 năm trước, hơn 22 triệu phụ nữ độc thân đã không bỏ phiếu.”
  • “Năm nay, người Mỹ sẽ tạo ra nhiều rác thải và ô nhiễm hơn bao giờ hết.”
  • “Di sản của bạn đang bị phá hoại mỗi ngày bởi nạn trộm cắp 14 tấn gỗ hóa đá một năm.”

Bạn có thể nhận thấy rằng họ cố gắng tuyên bố hoạt động đó là sai, nhưng dùng cách nói rằng nhiều người đang làm điều đó, là đặc điểm chính của bằng chứng xã hội tiêu cực. Bằng chứng xã hội tích cực là cách duy nhất để hành động. Như một vấn đề của thực tế…

2. Bằng chứng xã hội tích cực có ảnh hưởng nhiều hơn việc tiết kiệm tiền

Trong một nghiên cứu môi trường hay được công bố trên tờ Washington Post, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tính hiệu quả của các khẩu hiệu (một lần nữa!) để thuyết phục khách hàng sử dụng ít năng lượng hơn vào mùa hè bằng cách bật quạt thay vì điều hòa. Trước khi chúng ta đi vào kết quả và ý nghĩa, hãy xem qua 4 khẩu hiệu mà họ đã kiểm tra:

  • Khẩu hiệu thứ 1: Thông báo cho khách hàng rằng họ có thể tiết kiệm $54 / tháng trên hóa đơn tiền điện của họ.
  • Khẩu hiệu thứ 2: Nói với khách hàng rằng họ có thể ngăn chặn việc thải ra 262 pound khí nhà kính mỗi tháng.
  • Khẩu hiệu thứ 3: Khuyến khích khách hàng rằng tiết kiệm năng lượng là việc cần làm để có trách nhiệm với xã hội.
  • Khẩu hiệu thứ 4: Cho khách hàng biết rằng 77 phần trăm hàng xóm của họ đã tích cực sử dụng quạt để tiết kiệm năng lượng.

Khẩu hiệu nào bạn nghĩ là hiệu quả nhất trong việc khiến mọi người sử dụng ít năng lượng hơn? Thật ngạc nhiên, đó là khẩu hiệu thứ 4 – Vì đã đưa ra bằng chứng xã hội tích cực. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp này, bằng chứng xã hội tích cực có sức thuyết phục hơn là tiết kiệm tiền (khẩu hiệu thứ 1), bảo vệ môi trường (khẩu hiệu thứ 2) và đưa ra lựa chọn có trách nhiệm (khẩu hiệu thứ 3), tất cả đều là hành vi tích cực, nhưng không ai trong số đó có thể đứng vững trước sức mạnh của ảnh hưởng của cả nhóm.

Điều này phù hợp với một số nghiên cứu giá liên quan về tiết kiệm; đặc biệt, một nghiên cứu của Wharton chỉ ra rằng khách hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc “tiết kiệm thời gian” và đau đầu về việc tiết kiệm tiền.

Điểm mấu chốt: Bằng chứng xã hội tích cực nên được đặt nổi bật trên trang bán hàng và trang đích quan trọng nhất của bạn. Hãy sử dụng nó khi khách hàng đang tiến gần đến việc mua hàng.

3. Bằng chứng xã hội có tác dụng hơn khi kèm với hình ảnh

Lời chứng thực là một trong những hình thức chứng minh xã hội thuyết phục nhất hiện có, nhưng làm thế nào bạn có thể khiến chúng đáng tin hơn? (Chỉ vì một lời chứng thực là đúng không có nghĩa là mọi người sẽ tin điều đó.) Theo nghiên cứu mới về việc tăng “tính trung thực”, cách tốt nhất là khiến các từ trở nên cụ thể bằng hình ảnh. Hình ảnh được chứng minh để tăng sự tin tưởng giữa của những người tham gia, ngay cả khi những bức ảnh đó là “vô nghĩa”.

Chúng ta đã biết từ nghiên cứu trước đây rằng mọi người thích nhìn vào khuôn mặt của con người trên web, nhưng bây giờ, rõ ràng là những lời chứng thực có nhiều khả năng được tin tưởng hơn khi chúng đi kèm với một hình ảnh tương ứng. Nếu bạn trích dẫn một khách hàng hoặc người ủng hộ thương hiệu như một hình thức bằng chứng xã hội thì đừng quên đính kèm theo một bức hình chất lượng cao của họ:

Hãy chắc chắn sử dụng ảnh chất lượng cao và đảm bảo rằng những người tham gia trông lôi cuốn và thân thiện. (Một nụ cười luôn là tốt nhất!) Để đạt hiệu quả tối đa, hãy kết hợp lời kêu gọi hành động với bằng chứng xã hội:

Bạn có thể thấy một nút với nội dung là, “Hãy tham gia các công ty tuyệt vời này bằng cách đăng ký ngay hôm nay”, câu này sử dụng câu chữ thuyết phục phản ánh được bằng chứng xã hội.

4. Mọi người bị ảnh hưởng bởi những người tương tự

Có phải bạn không hứng thú gì khi học với một người không hề liên quan đến những việc bạn đang làm phải không?

Bạn không phải là người duy nhất đâu. Nghiên cứu xung quanh khái niệm về “chủ nghĩa tự phụ ngầm” đã chỉ ra rằng, hầu hết mọi người trong tiềm thức đều thích những thứ mà “giống” với họ theo một cách nào đó. Những nghiên cứu này đã phát hiện ra khi đánh giá ý kiến của người khác, bộ não của chúng ta đặt nặng hơn vào những người mà chúng ta cho là giống với chúng ta nhất.

Khi sử dụng các kỹ thuật như lời chứng thực và trường hợp điển hình thì hãy chắc chắn tránh sử dụng lời trích dẫn chung chung như “dịch vụ tuyệt vời!”. Hãy tìm hiểu chi tiết cụ thể nhất về người mua và ghi lại khoảnh khắc mà khách hàng mô tả các vấn đề mà họ đã giải quyết được nhờ vào sử dụng sản phẩm / dịch vụ của bạn.

Mặc dù dẫn lời ý kiến của cả một “hiệp hội” là cách hay để nói về chuyện này…

… nhưng nghiên cứu nói rằng “bạn càng gần nhà bao nhiêu thì càng hiệu quả bấy nhiêu.”

Hãy cố gắng tìm một khách hàng thực sự đại diện tốt nhất cho nhóm khách hàng lý tưởng của bạn. Nhấn mạnh cách công ty đã giúp giải quyết vấn đề đau đầu của họ như thế nào, và sau đó các khách hàng khác sẽ tự có sự liên kết.

Điều này là do các tế bào thần kinh gương trong não của chúng ta. Chúng ta cảm thấy được kết nối khi chúng ta có thể hình dung ra chính mình trong tình huống tương tự. Một cách khác để tận dụng cách này là sử dụng cách kể chuyện hiệu quả trong bằng chứng xã hội của bạn

5. Những câu chuyện có kết nối sâu sắc với khách hàng

Bạn có thể đoán rằng những giai thoại thú vị (hay “câu chuyện về khách hàng”) là một cách tuyệt vời để bán một sản phẩm, nhưng nó có khả năng là bạn đang đánh giá thấp hiệu quả của chúng. Hãy suy nghĩ theo cách này: điều gì sẽ thuyết phục bạn hơn, một đánh giá 5 sao hay một giải thích chi tiết về tác dụng của một sản phẩm nào đó? Cả hai đều là những hình thức chứng minh xã hội tuyệt vời, nhưng trong đó có một hình thức mạnh hơn nhiều so với hình thức còn lại.

Theo các nhà tâm lý học Christopher Chabris và Daniel Simons (tác giả của cuốn The Invisible Gorilla), những câu chuyện có sức thuyết phục và đáng tin cậy hơn so với thống kê bởi vì các ví dụ cá nhân xuất hiện trong tâm trí chúng ta, còn số liệu thống kê thì không.

Tổ tiên của chúng ta thiếu dữ liệu khổng lồ và các phương pháp thử nghiệm để thực hiện. Ngày nay, chúng ta đã học được từ các ví dụ cụ thể, không phải bằng cách tổng hợp dữ liệu từ nhiều người trong một loạt các tình huống nào đó.

Tóm tắt các nghiên cứu về cách kể chuyện dẫn đến hai kết luận lớn:

1. Câu chuyện hiệu quả vì bộ não của chúng ta có khả năng nghe theo lời khuyên của chúng.

2. Những câu chuyện có sức thuyết phục bởi vì chúng có thể lọt vào dưới radar của chúng ta và đưa chúng ta vào câu chuyện được kể. (Các nhà nghiên cứu nói rằng chúng ta có xu hướng tưởng tượng mình ở trong hoàn cảnh của nhân vật trong một câu chuyện.)

Đây là một ví dụ điển hình:

Khách hàng của WPEngine, Pam Kueber nghĩ đến mình trong một câu chuyện mà tất cả các quản trị web có thể nghĩ đến: sợ rằng trang web của mình sẽ bị chậm ngay khi cập nhật tính năng mới. Đó là lý do tại sao bạn nên dành rất nhiều thời gian để ghi lại những câu chuyện của khách hàng khi xài website của bạn. Levica biết mọi người sẽ tin tưởng một câu chuyện hơn là đánh giá dịch vụ “5 sao” hoặc hoặc “A +”. Tuy nhiên, cũng có một cách khác để giúp cho các nghiên cứu điển hình này hiệu quả hơn.

6. Quy tắc thẩm quyền!

Có lẽ bạn đã biết rằng những “người có ảnh hưởng” được tìm kiếm bởi các nhà tài trợ bởi vì họ rất có…ảnh hưởng. Nhưng tại sao mọi thứ họ chạm vào dường như biến thành vàng trong mắt những người theo dõi họ? Chúng tôi tìm thấy câu trả lời về nhận thức rất thú vị, điều này được gọi là hiệu ứng hào quang (halo effect). Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng chúng ta có khả năng đánh giá ý kiến của một người dựa trên ấn tượng chung của chúng ta về người đó.

Điều này giải thích tại sao “những người có ảnh hưởng” dường như có bàn tay vàng của Midas. Vì họ đã có tiếng tăm, nên bất cứ điều gì khác mà họ làm đều được cho là tốt. Đây là lý do tại sao một lời chứng thực từ một người có ảnh hưởng là một trong số ít lựa chọn thay thế có thể giúp bạn tăng hiệu quả của bằng chứng xã hội. Bạn có thể sử dụng một người như vậy trong ngành của bạn:

… hoặc bạn có thể trích dẫn những đoạn mà khách hàng, những người đã tin tưởng vào thương hiệu, nhắc đến tên thương hiệu.

Bạn có đang thực hiện hiệu ứng hào quang trong bằng chứng xã hội không?

7. Thà không có bằng chứng hơn xài bằng chứng tệ

Trong một bài đăng hay trên blog Tối ưu hóa Visual Website, tác giả Anne Stahl đưa ra trường hợp một số hình thức chứng minh xã hội (trong trường hợp này là chia sẻ lên phương tiện truyền thông xã hội) có thể cản trở mục tiêu nếu chúng khiến mọi người không ưa thương hiệu đó. Theo Anne:

“Việc giảm độ tương tác là do khi bạn tích hợp mạng xã hội vào nhưng lại có ít lượt “like” quá”

Đó là, khi mọi người vào một trang (trang bán hàng, bài đăng trên blog, v.v.) mà ít lượt tương tác quá thì họ có thể bắt đầu nghi ngờ độ tin cậy của trang đó.

Điều này hợp lý, bởi vì trong một thế giới mà phương tiện truyền thông xã hội đang ở khắp nơi thì mọi người thường nhìn vào số lượng lượt chia sẻ để đánh giá sự phổ biến (điều này luôn luôn đúng).

Phải nói rằng, nên loại bỏ “bằng chứng truyền thông xã hội” này khỏi các phần quan trọng của trang web nếu bạn thấy số lượng tương tác quá thấp.

Rand Fishkin cũng đề cập đến việc thiếu bằng chứng xã hội có thể làm giảm chuyển đổi như thế nào khi mọi người cho rằng công ty của bạn:

1. Không đáng tin cậy

2. Quá mới để đặt niềm tin vào

3. Không được sử dụng vì nó không có chất lượng

Nếu bạn không có bằng chứng xã hội tại thời điểm này thì hãy đi theo hướng tinh gọn và không lộn xộn. Mọi người sẽ thông cảm cho bạn.

Levica lược dịch từ neilpatel.com

cách tăng tỷ lệ chuyển đổi
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Ý tưởng Marketing

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P3)

Ở phần 2, các bạn đã biết được 7 chiến lược giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Trong phần 3 này, chúng ta sẽ đến với những chiến lược còn lại để giúp bạn tối ưu hóa trang web của riêng mình nhanh chóng.

8. Giữ đúng hình ảnh thương hiệu

Một nhãn hiệu nên có một hình ảnh thương hiệu dễ nhận biết. (Nếu bạn chưa có hình ảnh thương hiệu với tên doanh nghiệp chuẩn, biểu tượng công ty, màu sắc thương hiệu, các yếu tố thiết kế v.v. thì bạn cần phải có một cái.)

Hình ảnh thương hiệu nên được nổi bật trên giao diện web của bạn.

Làm nổi bật logo.

Sử dụng màu sắc, phông chữ và các yếu tố thiết kế dành riêng cho thương hiệu.

Hình ảnh nhất quán rất quan trọng và cần thiết vì:

1. đảm bảo khách hàng nhận ra thương hiệu của bạn và…

2. Khiến khách yên tâm vì họ đã tìm thấy trang web phù hợp.

Sự rõ ràng về thương hiệu và sự đảm bảo sẽ khiến khách hàng cảm thấy yên tâm vì họ biết là sẽ tải được e-book mà họ đang tìm kiếm chứ không phải tải vì một loạt vi-rút về máy.

9. Chỉ yêu cầu một điều

Bạn đã bao giờ bị tê liệt trước những lựa chọn chưa?

Yêu cầu khách hàng tiềm năng và khách hàng phải đưa ra quá nhiều quyết định có thể vô tình đuổi họ đi qua những trang khác.

Việc ra quyết định tạo ra sự đấu tranh trong tinh thần.

Nhà tâm lý học, giáo sư và tác giả sách bán chạy nhất Barry Schwartz đã khẳng định trong cuốn sách Nghịch lý của sự lựa chọn: Tại sao Nhiều hơn là Ít hơn, rằng việc đưa ra quá nhiều lựa chọn thực sự có thể dẫn đến sự bối rối và hoảng loạn.

… Khi số lượng lựa chọn không ngừng tăng lên, những khía cạnh tiêu cực của việc có vô số lựa chọn bắt đầu xuất hiện. Khi số lượng lựa chọn ngày càng nhiều, những tiêu cực sẽ leo thang cho đến khi chúng ta trở nên quá tải. Tại thời điểm này, sự lựa chọn không những không được giải phóng, mà còn tạo ra sự suy nhược.

Vì vậy, hãy xóa bỏ những đấu tranh trong tinh thần do đưa ra quá nhiều lựa chọn. Tập trung lời kêu gọi hành động của bạn vào một yêu cầu có giá trị nhất mà bạn có thể thực hiện.

Lời kêu gọi hành động có giá trị nhất của doanh nghiệp bạn là gì?

Đó là cái nên được nhận ra.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với các biểu mẫu trên web của bạn.

Nhiều biểu mẫu được thiết kế kém, yêu cầu quá nhiều thông tin.

Hãy suy nghĩ về mục tiêu của bạn cho từng loại biểu mẫu và yêu cầu mức tối thiểu nhất từ khách hàng của bạn.

Ví dụ: nếu bạn muốn khách hàng đăng ký nhận bản tin email, đừng hỏi tên hoặc số điện thoại của họ. Việc có tên và địa chỉ email của khách hàng trong danh sách gửi thư của bạn có thể là một điều tuyệt vời, nhưng sẽ không có lợi nhiều cho khách.

Nghiên cứu cho thấy việc loại bỏ các dòng biểu mẫu không cần thiết sẽ thúc đẩy được khách điền vào nó.

Công ty đã so sánh biểu mẫu “Liên hệ với chúng tôi” gồm 11 dòng với biểu mẫu “Liên hệ với chúng tôi” chỉ dòng. Họ nhận thấy tỷ lệ chuyển đổi biểu mẫu liên hệ tăng 120% khi số lượng trường phải điền giảm từ 11 xuống 4 (giảm 64%). Hơn nữa, các dòng bị xóa không ảnh hưởng đến chất lượng của chuyển đổi.

Bạn không muốn cho khách hàng của mình bất kỳ lý do nào để họ thay đổi quyết định.

Chỉ lấy những gì bạn cần để hoàn thành giao dịch.

10. Loại bỏ sự bận tâm

Bất chấp sự phát triển nhất quán của thương mại điện tử, người dùng internet vẫn cảnh giác với việc chia sẻ thông tin cá nhân hoặc tài chính của họ trực tuyến – và họ nên làm như vậy.

Không phải mọi trang web đều được điều hành bởi một doanh nghiệp đáng tin cậy, như của bạn.

Vì vậy, hãy xóa bỏ mối lo âu đó bằng cách trấn an họ đó trước khi những nỗi lo có cơ hội bám rễ vào tâm trí khách.

Con dấu bảo mật hoặc “huy hiệu tin cậy” có thể cho khách hàng tiềm năng biết rằng trang web của bạn là đang tin. Viện CXL đã tiến hành một nghiên cứu để xác định những huy hiệu ủy thác nào tạo ra sự tin tưởng nhất. Xem qua kết quả tại đây.

Bạn cũng có thể khiến khách hàng tiềm năng cảm thấy thoải mái bằng cách trấn an họ về các quy tắc bảo mật thông tin người tiêu dùng. Họ sẽ sẵn sàng chia sẻ địa chỉ email nếu họ biết rằng bạn sẽ không bán nó cho bên thứ ba.

Cuối cùng, nếu bạn biết về mối quan tâm cụ thể nào đó có thể khiến khách tạm dừng sử dụng dịch vụ thì hãy nói về điều đó.

Ví dụ: crowdspring đảm bảo hoàn tiền 100% nếu bạn không tìm thấy thiết kế mà mình yêu thích.

Vậy là vấn đề đã được giải quyết.

Bạn có thể cung cấp những đảm bảo nào để khách truy cập cảm thấy yên tâm?

11. Tối ưu hóa tốc độ tải trang

Người dùng Internet rất thiếu kiên nhẫn. Như chúng tôi đã đề cập trước đây:

Trải nghiệm người dùng tích cực bắt đầu bằng thời gian tải trang nhanh. Trên thực tế, thời gian tải chậm có thể khiến người dùng không có nhiều trải nghiệm vì họ đã nhấp ra mất rồi.

25% người dùng sẽ rời khỏi trang web chỉ sau 4 giây chờ tải trang mà vẫn chưa xong.

Nghĩa là một phần tư khách hàng tiềm năng của bạn đã biến mất chỉ sau 4 giây…

Bạn có thể sử dụng dịch vụ từ dotcom-monitor để theo dõi tốc độ và hiệu suất website và xác định các vấn đề có thể xảy ra. Giá cả cũng phải chăng và có thể tùy chỉnh nhiều tính năng.

12. Tối ưu hóa cho điện thoại di động

Người Mỹ sử dụng điện thoại thông minh để truy cập web nhiều hơn sử dụng máy tính.

Nếu trang web của bạn không được tối ưu hóa cho thiết bị di động, bạn sẽ mất những người dùng web di động đó.

Bạn có thể thiết kế hai trang web – một cho thiết bị di động và một cho máy tính để bàn. Nhiều doanh nghiệp đã và đang làm điều này.

Nhưng điều này có nghĩa là bây giờ bạn có hai trang web để duy trì và cập nhật. Nói cách khác – gấp đôi công việc.

Giải pháp thay thế là đầu tư vào thiết kế đáp ứng (responsive design) cho trang web của bạn. Thiết kế đáp ứng có thể thích ứng với bất kỳ kích thước màn hình nào mà chúng xuất hiện để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Trải nghiệm di động kém tạo ra sự khó chịu riêng. Việc tối ưu hóa trang web cho thiết bị di động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách truy cập, dẫn đến tăng chuyển đổi.

13. Sử dụng bằng chứng xã hội

Hãy đảm bảo với khách hàng rằng những gì bạn đang cung cấp xứng đáng với thời gian họ đã bỏ ra bằng lời chứng thực và bằng chứng xã hội.

Đăng lời chứng thực hoặc đánh giá có thể là một cách tuyệt vời để kéo các đề xuất truyền miệng vào website hoặc lên các nền tảng xã hội của bạn. Tìm kiếm các web liên quan đến doanh nghiệp của bạn để có các đánh giá hoặc lời chứng thực, sau đó liên kết chúng đến website hoặc các nền tảng xã hội và đảm bảo giữa nguyên nguồn đánh giá và người đánh giá để giúp cải thiện độ tin cậy của bài đăng.

Ngoài việc hiển thị hàng nghìn đánh giá từ cộng đồng, nhiều thương hiệu cũng tạo các biểu mẫu để kêu gọi đánh giá ngay trên trang.

FriendBuy nhận thấy rằng việc thêm một số dòng chứng thực ngay bên cạnh nút gửi biểu mẫu đăng ký của họ đã giúp tăng tỷ lệ hoàn thành lên 15%.

14. Thiết kế cho người dùng của bạn

Khách hàng lý tưởng của bạn là ai?

Bạn nên biết ngay câu trả lời cho câu hỏi này. Nếu không, thì hãy bắt đầu bằng việc biết khách hàng lý tưởng của bạn là ai.

Màu sắc nào thu hút khách hàng của bạn?

Từ ngữ bạn dùng trên web nên sử dụng theo hướng nào để tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả nhất? Dí dỏm và dung dị? Hay trịnh trọng?

Bạn muốn khách truy cập web cảm thấy như bạn đang trò chuyện với họ. Điều này sẽ giúp họ hình dung rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là phù hợp với nhu cầu của họ.

Hiện nay, một số chủ doanh nghiệp lo lắng rằng chi phí thiết kế trang web sẽ rất tốn kém.

Đúng là nhiều công ty thiết kế và đại lý tính phí hàng nghìn đô la cho dịch vụ của họ. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng (các dự án thiết kế trang web thường bắt đầu chỉ với $899, bao gồm tất cả các khoản phí).

15. Trình bày một giải pháp có giá trị, duy nhất và rõ ràng

Và tất nhiên, đừng quên cho người xem thấy giải pháp giá trị nhất của bạn. Như Jayson DeMers đã phản ánh:

Nếu bạn không biết UVP của mình là gì thì bây giờ là lúc để tìm hiểu nó — giá trị mấu chốt mà bạn đang cung cấp cho người dùng mà họ sẽ không thể có được ở nơi khác là gì?

Bạn đang thực sự cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể nào để đổi lấy thông tin cá nhân hoặc tiền của các khách hàng tiềm năng?

Như Levica đã viết trước đó,

Trong kinh doanh và trong cuộc sống, bạn nên nhớ rằng điều đó không liên quan đến bạn. Cho khách hàng thấy bạn có thể làm gì cho họ và bạn sẽ kiếm được tiền từ họ. Tập trung vào lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại – khi đã đạt được điều đó, khách hàng tự khắc tìm hiểu sâu hơn về các tính năng.

Nếu khách không thể thấy được lợi ích của việc hoàn thành CTA thì họ sẽ không làm. Và tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đưa ra được giải pháp độc đáo của mình và tạo các nút CTA một cách cụ thể.

Nếu bạn định yêu cầu khách hàng điền vào biểu mẫu, hãy đảm bảo rằng họ sẽ nhận được cái gì đó rõ ràng.

Cho dù khách hàng cần sản phẩm, dịch vụ hay thông tin, thì điều tối quan trọng là bạn phải đưa ra giải pháp giá trị đáp ứng được nhu cầu đó.

Đề xuất giải pháp sẽ khiến lợi ích của việc hoàn thành biểu mẫu tăng lên rõ ràng.

Square sử dụng giải pháp để cho khách hàng tiềm năng biết chính xác những gì họ đang đăng ký.

Đừng để bất kỳ khoảng trống nào cho sự không chắc chắn. Biểu mẫu rất khó hoàn thành và nếu khách hàng không chắc chắn họ sẽ nhận được gì từ nó, họ có thể chùn bước.

Một số ví dụ về giải pháp giá trị để giúp bạn bắt đầu:

Biểu mẫu liên hệ – Liên hệ với chúng tôi / Chúng tôi sẵn sàng trợ giúp!

Hình thức đặt hàng – Mua ngay / Đổi trả hàng miễn phí

Biểu mẫu khảo sát – Phản hồi của bạn rất quan trọng / Giúp chúng tôi cải thiện dịch vụ của mình

Đăng ký sự kiện – Đăng ký ngay cho sự kiện này

Hình thức dự thi – Giành giải thưởng! / Nhập quà tặng miễn phí của chúng tôi!

Hình thức quyên góp – Mỗi đô la đều có giá trị / Hãy giúp chúng tôi tìm ra phương pháp chữa trị

Hãy thử nghiệm khi bạn tối ưu hóa trang web của mình

Cuối cùng, nếu bạn muốn thiết kế một trang web có khả năng chuyển đổi tốt, bạn sẽ cần phải thử nghiệm.

Thử nghiệm bố cục tổng thể. Thử nghiệm màu sắc. Thử nghiệm tiêu đề. Thử nghiệm câu từ. Thử nghiệm lời gọi hành động.

Không phải làm tất cả cùng một lúc… Bạn có thể tách ra.

Đây là giá trị của việc thử nghiệm A / B.

Thử nghiệm A / B (hoặc phân tách) cho phép bạn so sánh một thiết kế mới với thiết kế ban đầu. Phiên bản nào cho kết quả tốt nhất thì dùng cái đó.

Sau đó, bạn quan sát tiếp và bạn bắt đầu lại quy trình để kiểm tra một thiết kế khác.

Bạn có thể thử nghiệm A / B nhiều thứ, bao gồm:

• Tiêu đề

• Vị trí của các nút (lời kêu gọi hành động)

• Bố trí trang

• Màu sắc

• Các yếu tố thiết kế và đồ họa

• Văn bản (nội dung viết trên trang)

Thử nghiệm là cách duy nhất để định lượng yếu tố nào trong thiết kế web đang làm tốt và yếu tố nào không. Nó cho phép bạn lập biểu đồ tăng trưởng của mình và đưa ra các lựa chọn để cải thiện thiết kế web.

Kết luận

Levica đã bắt đầu bằng cách nói rằng việc chuyển đổi khách hàng mới lần đầu truy cập web là khó khăn – và đúng như vậy.

Việc giới thiệu sản phẩm và thương hiệu một cách nhanh chóng, hiệu quả, và theo một cách thân thiện là một đòi hỏi quá cao. Tuy nhiên, những minh họa phù hợp và các chiến lược khác mà chúng tôi nêu ra ở đây có thể khiến tất cả trở nên khả thi.

Như tất cả các chiến lược khác, hãy chú ý đến chi tiết. Ví dụ: hình ảnh vector miễn phí và hình minh họa miễn phí sẽ không làm nên thương hiệu. Chúng quá chung chung và sẽ gửi cho khán giả những thông điệp chung chung, mâu thuẫn về doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, các hình minh họa tùy chỉnh, được thiết kế riêng cho doanh nghiệp của bạn sẽ giúp truyền đạt rõ ràng về sản phẩm, thương hiệu và nó có thể làm nên điều kỳ diệu.

Hãy thử nghiệm các chiến lược này trên trang web của riêng bạn và xem tỷ lệ chuyển đổi tăng lên như thế nào nhé.

Levica lược dịch từ crowdspring.com

Xem đầy đủ 3 phần của bài viết tại đây:

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P1)

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P2)

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P3)

cách tăng tỷ lệ chuyển đổi
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Ý tưởng Marketing

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P2)

Nếu việc chuyển đổi khách hàng đã khó thì chuyển đổi những người mới truy cập web lần đầu lại càng khó hơn. Nhưng không phải là không thể nếu bạn biết cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi CRO. Ở phần 2 này, Levica sẽ gợi ý cho bạn các chiến lược giúp tối ưu hóa trang web và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Hãy cùng xem đó là những chiến lược gì nhé!

Dưới đây là 15 chiến lược tiếp thị CRO hiệu quả:

1. Sử dụng các hình minh họa tùy chỉnh trên trang web và các trang đích

2. Tập trung cho trang chủ

3. Sử dụng không gian phía trên cùng của website một cách thông minh

4. Loại bỏ thứ gây nhiễu thị giác

5. Giới hạn các tùy chọn điều hướng

6. Tạo luồng hành động rõ ràng

7. Làm cho trang web dễ đọc

8. Giữ đúng hình ảnh thương hiệu

9. Chỉ yêu cầu một điều

10. Loại bỏ sự bận tâm

11. Tối ưu hóa tốc độ tải trang

12. Tối ưu hóa cho điện thoại di động

13. Sử dụng bằng chứng xã hội

14. Thiết kế cho người dùng của bạn

15. Trình bày một đề xuất có giá trị, duy nhất và rõ ràng

Hãy xem xét từng chiến lược này để khám phá cách bạn có thể triển khai chúng trên trang web của riêng mình nhé.

1. Sử dụng các hình minh họa tùy chỉnh trên trang web và các trang đích

Hình ảnh minh họa giúp bạn giao tiếp nhanh chóng

Hãy nhìn vào hình trên.

Bạn xác định con chim hồng hạc ở bên trái nhanh hơn việc đọc và xử lý phần chữ ở bên phải, phải không? Cả hai đều cung cấp cho bạn những thông tin giống nhau. Nhưng, hình ảnh đi nhanh hơn theo cấp số nhân.

Con người là sinh vật trực quan. Nếu bạn muốn thu hút sự chú ý và giao tiếp nhanh chóng thì hình ảnh sẽ chiếm ưu thế hơn so với phần chữ.

Như Levica đã giải thích trước đây:

  • Hình minh họa có thể mô tả bất kỳ nội dung nào, và theo bất kỳ phong cách nghệ thuật nào mà bạn có thể tưởng tượng. Mặc dù Photoshop đã giải phóng các bức ảnh khỏi phạm vi thực tế nhưng chúng vẫn không thể phù hợp với các hình minh họa đặc biệt và có tính tập trung vào thương hiệu.
  • Hình minh họa tùy chỉnh có thể truyền đạt các khái niệm khó hiểu rất nhanh chóng. Điều này cực kỳ hữu ích cho các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mới hoặc dịch vụ phức tạp.
  • Hình ảnh minh họa có thể nắm bắt và truyền đạt cảm xúc rất hiệu quả. Vì 95% việc mua hàng là do cảm xúc thúc đẩy nên điều đó làm cho hình ảnh minh họa trở thành công cụ bán hàng rất mạnh mẽ. Đó là một lý do tại sao một số công ty thành công khi đưa hình ảnh minh họa vào logo công ty của họ.
  • Khi được sử dụng nhất quán trong toàn bộ thương hiệu trực quan, các hình ảnh minh họa tùy chỉnh (hoặc hệ thống minh họa thương hiệu) sẽ tạo ra được một bản sắc trực quan độc đáo, dễ nhớ và dễ nhận biết cho một doanh nghiệp.

Hình minh họa tùy chỉnh có thể truyền đạt thông tin có giá trị về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của bạn một cách nhanh chóng. Hãy sử các dụng công cụ trực quan mạnh mẽ này để giúp những vị khách hàng tiềm năng bắt đầu cảm thấy thú vị về thương hiệu và giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Đây là lý do tại sao minh họa phát huy tác dụng để xây dựng sự công nhận thương hiệu và thúc đẩy chuyển đổi nhanh hơn

Hình minh họa tùy chỉnh cho mọi người thấy bạn giải quyết vấn đề của họ

Khách truy cập vào trang web chưa biết họ có quan tâm đến thương hiệu của bạn hay không vì họ đang tìm kiếm nội dung phù hợp với nhu cầu của họ.

Và nếu họ không nhìn thấy nó nhanh chóng thì trong vòng khoảng 15 giây, họ sẽ nhấp vào website khác để tìm tiếp.

Vì vậy, nếu bạn muốn có bất kỳ hy vọng nào về việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng (và cuối cùng là khách hàng trung thành và người ủng hộ thương hiệu), bạn phải giao tiếp được với họ một cách nhanh chóng.

Và, bởi vì cơ hội của bạn quá ngắn, bạn không thể nói bất cứ điều gì.

Bạn phải viết đúng thông điệp họ cần. Đó là lý do tại sao bước một là đặt một hình minh họa tùy chỉnh hiển thị chính xác cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ngay ở đầu trang web.

Hình minh họa cho thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hoạt động như thế nào để giữ chân người mới lần đầu truy cập vì họ đã tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm.

Hình minh họa tùy chỉnh giúp tạo sự khác biệt cho hình ảnh thương hiệu của bạn

Khi bạn đã cho khách hàng tiềm năng thấy rằng bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề của họ thì bạn đã có thêm một ít thời gian để “nói chuyện” với họ, tuy không nhiều, nhưng đủ để bạn đặt chân vào trong tâm trí khách hàng.

Đây là lúc những khách hàng tiềm năng sẽ bắt đầu hỏi, “Tại sao tôi nên chọn bạn?”

Giờ vàng đã đến, bạn cần tạo được sự khác biệt với tất cả các đối thủ cạnh tranh.

Và, để làm được điều đó, bạn phải làm rõ chính xác thương hiệu của bạn là ai.

Việc xây dựng một bản sắc thương hiệu đích thực và mạnh mẽ đến đâu là tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn. Và, con đường nhanh nhất từ chẳng biết gì về thương hiệu đến hiểu biết sơ sơ về thương hiệu là một hệ thống minh họa tùy chỉnh.

Hệ thống minh họa là gì?

Hệ thống minh họa là một loạt các hình minh họa và đồ họa hỗ trợ có thể được sử dụng để tạo ra trải nghiệm hình ảnh nhất quán cho người dùng. Chúng thường được sử dụng để giúp các thương hiệu tạo ra một bản sắc trực quan dễ nhận biết. Các hình minh họa có thể được sử dụng trên trang web, trong tiếp thị qua email, bài đăng trên mạng xã hội, tiếp thị in ấn, hàng hóa, v.v.

Sức mạnh của hệ thống minh họa nằm ở việc cung cấp thông tin trực quan nhanh chóng kết hợp với tính linh hoạt và nhất quán.

Minh họa kỹ thuật số đã đi được một chặng đường dài. Với các chương trình như Adobe Illustrator, giờ đây bạn có thể phát triển cả đồ họa phức tạp và đơn giản, có thể trộn và sửa lại để tạo ra các hình minh họa mới, phù hợp với ngữ cảnh.

Điều đó có nghĩa là khoản đầu tư ban đầu vào những hình minh họa này có thể mang lại lợi nhuận lâu dài khi bạn tiếp tục sử dụng những hình minh họa đó để tạo ra cái mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của bạn… và tạo ra trải nghiệm thương hiệu nhất quán cho người dùng.

Vì vậy, hãy làm việc với nhà thiết kế hình ảnh minh họa để phát triển một loạt các hình ảnh minh họa cho trang web nhằm thể hiện bản chất của thương hiệu đồng thời truyền đạt thông tin cần thiết về dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn.

Ashlee McKay, một họa sĩ minh họa cho nền tảng quản lý bán hàng trực tuyến Zibbet, giải thích cách tiếp cận của cô ấy khi thiết kế hệ thống minh họa thương hiệu của Zibbet như sau:

Phương pháp thiết kế của tôi cho các dự án là coi các hình minh họa giống như một cố vấn để sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ quá trình ra quyết định của người dùng và cố gắng hiểu cảm giác của người dùng ở tất cả các bước của hành trình.

Hình ảnh do Zibbet.com cung cấp

Nếu bạn cũng phát triển các hình ảnh minh họa có thể hoạt động như một cố vấn, thì những khách hàng tiềm năng truy cập vào trang web sẽ biết đến và ghi nhớ sản phẩm và thương hiệu của bạn một cách nhanh chóng, rồi họ sẽ có nhiều khả năng thực hiện hành động mà bạn mong muốn.

Hãy sử dụng những hình ảnh minh họa này trong tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng và sự công nhận thương hiệu của bạn sẽ tăng cao.

Tính nhất quán của thương hiệu là chìa khóa

Công cụ xây dựng thương hiệu mạnh mẽ nhất là tính nhất quán. Hãy tìm hiểu thêm về cách tạo trải nghiệm thương hiệu nhất quán và loại bỏ đối thủ cạnh tranh của bạn.

Hình minh họa tùy chỉnh củng cố mối quan hệ của bạn qua email

Nếu bạn đã xây dựng được một hệ thống minh họa thương hiệu và triển khai nó trên toàn bộ trang web của mình, thì bạn đã thực hiện được một bước quan trọng trong việc tạo ra quy trình thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng rồi đấy. Nhưng như vậy vẫn chưa xong việc đâu.

Bước cuối cùng là xây dựng sự nhất quán trong thông điệp và cách trình bày thương hiệu. Và, tiếp thị qua email là phương pháp để làm điều đó.

Hãy đặt một mẫu đăng ký được thiết kế đẹp trên trang web. Mẫu này có thể dùng để khuyến khích mọi người đăng ký blog, nhận nội dung có giá trị liên quan đến sản phẩm hoặc nhận bản tin. Hãy chọn một mẫu đăng ký phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Điều không thể thiếu trong mẫu đăng ký là bạn hãy yêu cầu địa chỉ email của người dùng.

Sau khi người dùng đã đăng ký, hãy tiếp tục bằng một loạt email tổng hợp có các hình minh họa mang thể hiện tính cách thương hiệu đặc trưng để nhắc nhở mọi người bạn là ai và từ đó tạo được trải nghiệm nhất quán cho người dùng. Điều này sẽ giúp công ty luôn được chú ý đến và củng cố mối quan hệ mà bạn đã bắt đầu xây dựng.

Có chắc là email chào mừng của bạn hiệu quả nhất có thể không?

Email chào mừng vô cùng quan trọng. Chúng thường có tỷ lệ mở cao hơn và khả năng mang lại doanh thu cao hơn hầu hết các email khác. Vì vậy, đừng lãng phí cơ hội – hãy học cách truyền tải đúng thông điệp ngay trong email chào mừng.

2. Tập trung cho trang chủ

Trang chủ được cho là trang quan trọng nhất trên web. Hầu hết khách truy cập vào web đều bắt đầu từ đó. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đang đầu tư tốt cho nó.

Để xem xét cách bạn có thể đánh giá xem khi nào là cần thiết để cập nhật lại trang web doanh nghiệp nhỏ của mình thì bạn cần chú ý:

Website phải hoạt động vì bạn chứ không phải chống lại bạn. Nguy cơ vuột mất khả năng chuyển đổi cao là do thiết kế web yếu hoặc trải nghiệm người dùng kém.

Trang chủ không nên chỉ để giới thiệu doanh nghiệp mà cũng nên bao gồm một lời kêu gọi hành động được trình bày rõ ràng.

Bằng cách đặt CTA trên trang chủ, bạn sẽ loại bỏ được phiền hà cho khách khi phải tìm kiếm hoặc chờ được điều hướng đến một trang khác. Điều này giúp những khách đã sẵn sàng mua hàng nhanh chóng tìm được những gì họ cần khi đến trang web của bạn.

Điều này cũng tăng cơ hội thu hút sự chú ý của những người xem ít động lực mua hàng hơn và khuyến khích họ hành động trước khi họ mất đi hứng thú và lang thang đến website khác. Đây là cách tăng khả năng chuyển đổi cho những nhóm khách hàng này.

3. Sử dụng không gian phía trên cùng của website một cách thông minh

Các chủ doanh nghiệp thông minh nhận thấy rằng việc đặt biểu mẫu chuyển đổi trong trang đầu tiên sẽ mang lại kết quả ấn tượng nhất.

Bất kỳ thứ gì được đặt “trong trang đầu tiên” đều được coi là giá trị nhất của trang web. Đó là nơi mà độ tương tác với thương hiệu được diễn ra cao nhất và lâu dài nhất.

Thời gian tương tác thường đạt đỉnh trong trang đầu tiên. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ muốn đưa các yếu tố quan trọng nhất của trang – như biểu mẫu chuyển đổi – lên trang vị trí cao bên trên trang web càng tốt

4. Loại bỏ thứ gây nhiễu thị giác

Một trang web quá nhiều hình ảnh rối ren là một trang không thành công.

Nếu trang web của bạn có quá nhiều nút mà mọi người có thể nhấp vào, quảng cáo nhấp nháy và nhiều chữ quá thì người xem không biết phải tìm ở đâu. Do đó, người xem có thể bỏ lỡ yếu tố chuyển đổi quan trọng nhất trên trang web – đó là lời gọi hành động.

Jayson DeMers, người sáng lập và Giám đốc điều hành của AudienceBloom, đã chỉ ra rằng:

Đôi khi, các công ty sẽ chèn CTA vào giữa các tài liệu dễ đọc và có tính tương tác cao. Ví dụ: bạn có thể chèn biểu mẫu đăng ký email bên cạnh quảng cáo được trả tiền bởi những nhà tài trợ hoặc chèn CTA ở cuối bài blog, nơi cũng có các liên kết đến các bài viết có nội dung liên quan khác. Khi bạn phân chia sự chú ý của người dùng theo cách này, bạn đang chia cơ hội người dùng sẽ chuyển đổi thành từng phần nhỏ so với trước đây.

Vì vậy, hãy loại bỏ sự lộn xộn về hình ảnh.

Loại bỏ các yếu tố thiết kế đồ họa không cần thiết. Đơn giản các copy. Sử dụng không gian trắng trong thiết kế web.

Trang chủ của Pandora là một ví dụ điển hình trong việc loại bỏ các yếu tố gây nhiễu thị giác. Lời kêu gọi hành động của họ được thả nổi trên một không gian âm thanh màu xanh lam. Và kết quả là, ánh mắt của người xem dễ dàng bị thu hút vào CTA của họ.

5. Giới hạn các tùy chọn điều hướng

Lý tưởng nhất là bạn muốn khách hàng ở lại web mình đủ lâu để tương tác với nút CTA.

Một cách để đạt được điều này là hãy giới hạn số lượng vị trí mà người xem có thể nhấp vào.

Chỉ nên bao gồm các tùy chọn điều hướng cần thiết trên menu chính. (Đối với các trang đích, bạn có thể xem xét loại bỏ hoàn toàn các menu điều hướng.)

Ngay cả khi bạn có một trang web phức tạp với nhiều trang và nhiều thông tin, bạn có thể chia sẻ phần còn lại của trang web sau khi họ đã chuyển đổi.

Nếu mục tiêu của bạn là tăng chuyển đổi, hãy vẽ cho khách hàng một con đường rõ ràng. Tránh bất kỳ hình ảnh hoặc liên kết gây mất tập trung nào có thể khiến họ mất sự chú ý vào biểu mẫu.

Amazon sử dụng tốt phương pháp hay nhất này trên các trang thanh toán của mình.

Một trang Amazon điển hình có hàng tá liên kết đến các sản phẩm liên quan. Điều này có lý, vì Amazon muốn cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn nhất có thể. Nhưng ngay sau khi bạn bước vào quá trình thanh toán, tất cả các liên kết gây mất tập trung sẽ bị loại bỏ, chỉ để lại biểu mẫu thanh toán.

Nhưng đối với các biểu mẫu yêu cầu một hoặc hai thông tin (như biểu mẫu đăng ký bản tin), thì việc loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng lại không cần thiết, vì bạn không cần sự chú ý của khách hàng trong thời gian dài.

Đối với các biểu mẫu dài hơn, phức tạp hơn, hãy cân nhắc thiết kế không gian biểu mẫu rộng rãi, không gây phân tâm để đảm bảo khách hàng không nhấp chuột đi chỗ khác.

6. Tạo luồng hành động rõ ràng

Bạn muốn đi dạo ở đâu – xuống Versailles hay đi qua nhà người bạn đầy ắp đồ thời trang, đồ nấu nướng bẩn thỉu của năm 1970 và hàng đống các vấn đề về địa lý quốc gia?

Chỉ cần bạn có hướng đi rõ ràng và hấp dẫn.

Cái còn lại… thì không cần gì nhiều nữa.

Hãy thiết kế web làm sao tạo ra được đường dẫn rõ ràng, hợp lý để khách theo dõi. Hãy sử dụng hình ảnh và phần chữ để hướng mắt người xem đến phần thông tin hoặc bước tiếp theo trong quy trình.

Hành trình để người xem hoàn thành lời kêu gọi hành động của bạn nên đơn giản và dễ hiểu. Nếu người xem có thể dễ dàng đi theo con đường mà bạn đã vạch ra cho họ, họ sẽ có xu hướng làm theo y như vậy.

7. Làm cho trang web dễ đọc

Lựa chọn phông chữ và khoảng cách dòng là các yếu tố quan trọng trong thiết kế web – và là yếu tố quan trọng cần xem xét khi bạn muốn giảm bớt sự khó chịu cho người xem.

Nếu phần chữ trên trang khó đọc, họ có thể sẽ không muốn phí thời gian ở lại.

Họ sẽ nhấp vào chỗ khác.

Và, đừng quên khoảng cách dòng.

Khoảng cách dòng là khoảng cách dọc giữa hai dòng văn bản. Văn bản bị cắt khúc gần nhau hoặc khoảng cách quá rộng sẽ khó đọc hơn. Theo Kiểu chữ thực tế thì khoảng cách dòng tối ưu là 120% – 145% kích thước chữ.

Levica lược dịch từ crowdspring.com

Xem đầy đủ 3 phần của bài viết tại đây:

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P1)

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P2)

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P3)

cách tăng tỷ lệ chuyển đổi
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Ý tưởng Marketing

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P1)

Hầu hết các nhà tiếp thị và chủ doanh nghiệp nhỏ đều ám ảnh về lượng truy cập vào các trang web của họ.

Lượng truy cập web rất quan trọng – nó thu hút sự chú ý, mức độ xác thực nhất định và cơ hội chuyển đổi khách truy cập thành người dùng hoặc khách hàng trả tiền.

Nhưng cho dù bạn chỉ mới bắt đầu kinh doanh và viết kế hoạch kinh doanh hay đang cố gắng phát triển một doanh nghiệp hiện có thì lượng truy cập thôi vẫn chưa đủ.

Bạn phải thực sự chuyển đổi được khách truy cập thành khách hàng trả tiền.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi những khách mới truy cập lần đầu không hề dễ dàng.

Tại sao? Bởi vì những khách mới truy cập lần đầu chưa biết gì về doanh nghiệp của bạn.

Những người không quen thuộc với doanh nghiệp có thể tình cờ thấy trang chủ của bạn (may mắn cho bạn). Tuy nhiên, những người đó chưa sẵn sàng mua – nhưng họ sẵn sàng để được thuyết phục.

Trang web của bạn chỉ có vài giây để thuyết phục khách truy cập rằng bạn có thể đưa ra giải pháp cho vấn đề của họ.

Và đó là một cuộc mua bán rất khó khăn. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn cách bạn có thể thuyết phục họ.

Trong phần 1 này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những khái niệm cơ bản liên quan đến tỷ lệ chuyển, sức mạnh của việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi và lý do tại sao bạn nên tập trung để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi tổng thể của mình.

Tỷ lệ chuyển đổi là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm khách truy cập hoàn thành hành động mong muốn mà bạn muốn họ thực hiện. Ví dụ: bạn có thể muốn họ đăng ký dịch vụ, điền biểu mẫu hoặc mua sản phẩm, dịch vụ.

Tỷ lệ chuyển đổi được tính bằng cách chia tổng số chuyển đổi cho tổng số khách truy cập trang web và nhân với 100 để có tỷ lệ phần trăm.

Tỷ lệ chuyển đổi có thể hơi phức tạp nếu một người có thể chuyển đổi trên mỗi phiên (truy cập) vào trang web. Trong trường hợp đó, hãy chia số lượng chuyển đổi cho số phiên nhất định (số lần nhất định một khách truy cập vào trang web).

Và, nếu bạn bán việc đăng ký sản phẩm kỹ thuật số, sản phẩm hoặc dịch vụ thì hãy chia số lượng chuyển đổi cho số lượng khách truy cập.

Chuyển đổi là gì?

Chuyển đổi là khi khách truy cập vào trang đích thực hiện hành động mà bạn dự định họ sẽ thực hiện và hoàn thành mục tiêu. Ví dụ: nếu bạn bán sản phẩm trên web, mục tiêu chính là để người dùng mua thứ gì đó. Đây được gọi là chuyển đổi vĩ mô.

Bạn cũng có thể bao gồm các chuyển đổi nhỏ hơn, xảy ra trước khi người dùng hoàn thành một chuyển đổi vĩ mô. Ví dụ: bạn có thể yêu cầu một người dùng đăng ký nhận bản tin hoặc nhận email từ bạn. Đây được gọi là những chuyển đổi vi mô.

Ví dụ về chuyển đổi

Ví dụ về chuyển đổi vĩ mô:

  • Mua sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Yêu cầu bảng ước tính, báo giá hoặc tư vấn

Ví dụ về chuyển đổi vi mô:

  • Đăng ký nhận bản tin email
  • Tạo tài khoản
  • Sử dụng tính năng trò chuyện để nói chuyện với nhóm hỗ trợ hoặc bán hàng
  • Thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Cách tính tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi là một công thức đơn giản:

Bạn xác định (các) mục tiêu của mình và sau đó chỉ cần theo dõi lượng khách truy cập.

Tỷ lệ chuyển đổi trung bình cho các trang web bán sản phẩm và dịch vụ là 1% – 2%. Nhưng một số trang web có tỷ lệ chuyển đổi lên gấp 2 hoặc 3 lần (hoặc hơn!).

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là gì?

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO), là quá trình tinh chỉnh, thử nghiệm và cải thiện trang web, nội dung web để tăng chuyển đổi.

Tỷ lệ chuyển đổi cao có nghĩa là trang web của bạn được thiết kế tốt, được định dạng tối ưu và đủ sức thu hút đối tượng mục tiêu.

Tỷ lệ chuyển đổi thấp có nghĩa là có những điểm xung đột trên trang web, ngăn bạn tăng doanh số bán hàng hoặc lượng đăng ký trừ khi bạn giải quyết được những điểm xung đột đó.

Chuyển đổi có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trên trang web, bao gồm trang chủ, các trang đích, trang định giá, blog, các trang giải thích, v.v.

Tất nhiên, để phát triển doanh nghiệp, bạn phải thiết kế trang web và tất cả các trang đích theo hướng chuyển đổi khách truy cập thành khách trả tiền. Tỷ lệ chuyển đổi của bạn càng tốt, bạn càng hiệu quả trong việc chuyển đổi lưu lượng truy cập thành khách hàng trả tiền.

Để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, bạn phải tối ưu hóa từng trang đích để tăng chuyển đổi.

Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh, thì việc tối ưu hóa chuyển đổi ngay từ đầu sẽ xây dựng nền tảng vững chắc hơn cho tất cả nỗ lực tiếp thị tiếp theo của bạn.

Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp và đang cân nhắc việc thay đổi thương hiệu, hãy đảm bảo rằng bạn xem việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là một phần của chiến lược thay đổi thương hiệu này.

Khi nào CRO phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Các nỗ lực tiếp thị trên mạng xã hội, tiếp thị trong nước và tiếp thị nội dung sẽ là lãng phí và lãng phí luôn thời gian, tiền bạc nếu trang web, bao gồm tất cả các trang đích, không đủ tính năng để chuyển đổi những người mà bạn đã tốn công điều hướng họ đến với trang web của mình.

Với việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi thích hợp, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn là lưu lượng truy cập web hiện tại và bạn cũng sẽ chuyển đổi được lưu lượng truy cập mới với tỷ lệ cao hơn.

Mặc dù đây là một khái niệm đơn giản, nhưng việc đặt mục tiêu chuyển đổi là không hề đơn giản. Bạn không nên nghĩ đơn giản như một trang chuyển đổi 25 người mỗi tuần thì bạn có thể dễ dàng tăng mức này lên thành 50 người mỗi tuần.

Vấn đề không phải là đặt mục tiêu chuyển đổi để tăng gấp đôi lượng chuyển đổi mà bạn muốn tăng gấp đôi lượng chuyển đổi cho mỗi lượng X số lượng khách truy cập vào web.

Điều gì cản trở CRO đối với hầu hết các doanh nghiệp?

Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và công ty khởi nghiệp đều gặp vấn đề với việc tối ưu hóa chuyển đổi vì họ thiếu nhận diện thương hiệu. Nói một cách đơn giản, không nhiều người biết về họ.

Đây là một vấn đề liên quan đến nhận diện thương hiệu, nó là điều kiện tiên quyết để bán hàng. Theo Revecka Jallad, đối tác quản lý tại DIVISA và là thành viên hội đồng Forbes nói rằng:

Khi đề cập đến quyết định mua hàng, các nghiên cứu cho thấy rằng những thương hiệu mà người tiêu dùng dễ nhận ra nhất, có nhiều khả năng nằm trong nhóm cân nhắc mua hàng của họ hơn.

Hoặc, nếu bạn thích nghe về những con số thì, Larry Kim, người sáng lập Mobile Monkey, nói theo cách này:

Khách truy cập lặp lại hoạt động như một kiểu đại diện cho mức độ quan tâm dành cho thương hiệu – và họ chuyển đổi cao hơn 2-3 lần so với khách truy cập lần đầu.

Việc đạt được mối quan tâm dành cho thương hiệu (và doanh số bán hàng) bắt đầu bằng việc tạo nên được sự công nhận thương hiệu. Khách hàng tiềm năng không nhận ra thương hiệu của bạn. Vì vậy, bạn phải nhanh chóng giải quyết vấn đề đó.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp mới (vì phần lớn lưu lượng truy cập của bạn là mới toanh) và các doanh nghiệp nhỏ (vì không có ngân sách tiếp thị cũng như xây dựng thương hiệu lớn).

Vì vậy, chiến lược tối ưu hóa chuyển đổi nào có thể giúp bạn nhanh chóng thu hẹp khoảng cách nhận diện thương hiệu này? Mời bạn xem tiếp phần 2 và phần 3 của bài viết để biết được câu trả lời.

Levica lược dịch từ crowdspring.com

Xem đầy đủ 3 phần của bài viết tại đây:

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P1)

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P2)

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P3)

cách tăng nhận biết thương hiệu
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Ý tưởng Marketing

14 Mẹo hay khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm thương hiệu

Có nhiều lý do tại sao bạn nên khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm thương hiệu. Đó là một giải pháp hiệu quả cho các thử thách trong tiếp thị. Ví dụ:

• Tăng nhận thức

• Truyền miệng

• Ảnh hưởng đến Quyết định mua hàng & Nhận thức về Thương hiệu

• Xây dựng nội dung do người dùng tạo ra (UGC), đây là loại nội dung mà thế hệ trẻ thấy dễ nhớ hơn 35% so với nội dung chính thống và đáng tin cậy hơn 50%.

Hãy nghĩ đến việc này từ quan điểm của riêng của bạn. Với tư cách là một người tiêu dùng; bạn có nhiều hơn hay ít hơn khả năng thực hiện một hành động sau khi nghe lời giới thiệu từ một người bạn? Trái ngược với việc xem quảng cáo hoặc nội dung giới thiệu về thương hiệu?

Hãy xem 14 ý tưởng sau đây (có ví dụ thực tế) và bạn có thể sử dụng ngay để khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm thương hiệu trên mạng xã hội.

#1 Bộ lọc địa lý

Bộ lọc địa lý Snapchat là một cách tuyệt vời để thêm các yếu tố tương tác vào các bài đăng trên mạng xã hội mà mọi người thích chia sẻ! Hãy xem ví dụ dưới đây từ khách sạn W.

Giá của bộ lọc địa lý theo yêu cầu phụ thuộc vào kích thước địa lý của bạn và thời gian bạn muốn chạy, nhưng trung bình là khoảng 5 đô la một ngày cho 20.000 mét vuông. (Buffer, 2017)

Các geostickers của Instagram tương tự như geofilters của Snapchat, nhưng tính đến tháng 11 năm 2017, Instagram vẫn chưa tung ra geostickers nào được tài trợ.

Nguồn: Skift.com

#2 Danh sách vị trí

Trong trường hợp bạn vẫn chưa thực hiện thì hãy đảm bảo rằng bạn đã liệt kê các địa điểm kinh doanh của mình trên mạng xã hội, đặc biệt là Instagram! Bằng cách đó, mọi người có thể gắn thẻ địa lý vào ảnh của họ – giúp người tiêu dùng dễ dàng khám phá thêm UGC về thương hiệu của bạn.

Ngoài ra, bạn có biết 59% millennials tuyên bố rằng họ sử dụng UGC để khoe các quyết định khi mua thiết bị điện tử lớn? Tiếp theo là ô tô (54%), đồ gia dụng (53%), điện thoại di động (46%), khách sạn (45%) và kế hoạch du lịch (40%).

#3 Các cuộc thi

Đôi khi, tất cả chúng ta đều cần là một chút động lực. Các cuộc thi có thể khiến khách hàng chia sẻ điều gì đó mà họ có thể đã không nghĩ đến việc chia sẻ trước đây!

Ví dụ: trong chiến dịch #WhiteCupContest của Starbucks, khách hàng phải gửi thiết kế cốc của họ trên mạng xã hội để tham gia. Giải thưởng là thiết kế của họ sẽ được in trên một chiếc cốc có thể tái sử dụng và được bán ra với số lượng có hạn.

#4 Kêu gọi hành động trên mạng xã hội trong suốt hành trình mua hàng

Hãy đặt các lời kêu gọi hành động chia sẻ trên mạng xã hội tại cửa hàng, trên bao bì, trong nội dung bài viết, trong thông tin tiếp thị qua email và trong chương trình khách hàng thân thiết của bạn. Những lời nhắc như thế này sẽ gieo vào suy nghĩ và truyền cảm hứng cho mọi người đăng bài.

Ví dụ: Hashtag Kate Spade Dressing Room

#5 Instagram-ability

Nếu bạn cung cấp cho khách hàng một khung cảnh tuyệt đẹp, ánh sáng tốt và các sản phẩm có tính thẩm mỹ – họ sẽ có nhiều khả năng nắm bắt và chia sẻ trải nghiệm của mình trên mạng xã hội.

Sau đây là ví dụ về một thương hiệu đã thực hiện điều này rất tốt ở Úc là The Grounds of Alexandria.

#6 Bất ngờ và vui sướng

Mọi người đều thích những điều bất ngờ! Khi thương hiệu làm khách hàng ngạc nhiên và thích thú, điều đó khiến họ cảm thấy đặc biệt và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Mastercard và Westjet thường gây bất ngờ và thích thú cho khách hàng của họ.

#7 Phần thưởng theo mạng xã hội

Phần thưởng theo mạng xã hội cũng tương tự như phần thưởng cho khách hàng trung thành để các doanh nghiệp khuyến khích khách hàng tiếp tục mua, ví dụ: nếu bạn mua 9 ly cà phê, bạn sẽ nhận được ly thứ 10 miễn phí. Trong khi với phần thưởng xã hội, các doanh nghiệp có thể khuyến khích hành vi ủng hộ thương hiệu trên phương tiện truyền thông xã hội, ví dụ: nếu bạn đăng ký trên Facebook hoặc chia sẻ ảnh trên Instagram, bạn sẽ được giảm giá khi mua hàng lần tiếp theo.

Phần thưởng theo mạng xã hội là một cách tuyệt vời để khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm thương hiệu. Chúng cũng giúp tạo nên lòng trung thành của khách hàng.

Bạn có biết 88% người Mỹ nói rằng họ thích được thưởng khi chia sẻ một sản phẩm qua mạng xã hội hoặc email? Con số này tăng lên 95% trong độ tuổi từ 18-35.

Sau đây là một video ngắn trình bày về cách hoạt động của phần thưởng theo mạng xã hội

#8 Tương tác

Từ góc độ của khách hàng, nếu họ đã chia sẻ một bài đăng tích cực về thương hiệu của bạn, bạn nên ghi nhận và cảm ơn họ vì điều đó! Bằng cách này, bạn đang khuyến khích hành vi, xây dựng mối quan hệ với thương hiệu và có thể khuyến khích những người dùng khác làm theo. Luôn là điều hay khi biết ơn ai đó mà phải không?

#9 Giới thiệu nội dung của khách hàng

Một cách khác để tương tác với những khách hàng chia sẻ trải nghiệm thương hiệu là giới thiệu nội dung của họ! Bạn có thể đăng các bức ảnh do khách hàng tạo ra lên trang web của mình hoặc các màn hình trong cửa hàng. Thậm chí khi bạn giúp chỉnh sửa bức ảnh một chút, khiến nó đẹp hơn, cũng có thể khiến khách hàng rất vui và kêu gọi những người dùng khác chia sẻ ảnh bức ảnh này. Nhưng hãy đảm bảo chất lượng nội dung hình ảnh cần phù hợp với thương hiệu của bạn và bạn được phép chia sẻ.

Hãy xem ví dụ này từ GoPro, GoPro giới thiệu nội dung của khách hàng với Giải thưởng GoPro của họ.

#10 Hãy theo dõi chúng tôi

Một cách khác để khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm thương hiệu là kêu gọi họ theo dõi mình một cách thông minh. Ví dụ: nếu bạn bán hàng trực tuyến, bạn có thể gửi email cho những người dùng đã truy cập vào URL “thank-you-for-your-order”. Email này nên bao gồm CTA rõ ràng để khách hàng chia sẻ trải nghiệm thương hiệu trên phương tiện truyền thông xã hội. Để có kết quả tốt hơn nữa, hãy tặng cho họ chút quà trong email để có thêm động lực.

Dưới đây là một ví dụ ngắn gọn từ ASOS ở cuối email “Cảm ơn đơn hàng của bạn”.

#11 Hỗ trợ nhân quyền & tổ chức từ thiện

Nếu bạn ủng hộ nhân quyền và tổ chức từ thiện, bạn có thể tăng khả năng khách hàng chia sẻ trải nghiệm thương hiệu. Đặc biệt nếu bạn khiến cho họ cảm thấy họ là 1 phần của chương trình.

Bạn có nhớ thử thách xô nước đá không? 84% nói rằng ủng hộ là lý do thuyết phục nhất để chia sẻ điều gì đó trên mạng xã hội. (New York Times Consumer Insight Group)

Bạn có thể sử dụng các khoản đóng góp từ thiện như một loại phần thưởng. Ví dụ, bạn có thể đề nghị quyên góp một ít cho tổ chức từ thiện khi khách hàng chia sẻ bài đăng tích cực trên Tweet, Facebook hoặc Instagram về thương hiệu của bạn.

Phần thưởng xã hội quyên góp từ thiện của Popdeem trong Ứng dụng di động LevelUp

#12 Xu hướng Đòn bẩy

Nếu mọi người đang nói về điều gì đó trên mạng, hãy tìm cách trở thành một phần của cuộc trò chuyện bằng cách tận dụng các xu hướng đó.

Ví dụ dưới đây là tính năng Spotify’s Stranger Things ‘Easter Egg’ trên nền tảng của họ trước khi ra mắt phần 2. Một ví dụ khác đến từ cơn sốt Pokemon Go vào năm 2016, nơi các doanh nghiệp đã tranh thủ tát nước theo mưa.

via GIPHY

#13 Chương trình đại sứ thương hiệu

Một cách khác để khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm thương hiệu là tạo chương trình đại sứ thương hiệu. Các chương trình này tương tự như phần thưởng xã hội, ngoại trừ chúng có xu hướng là hoạt động ở các nhóm nhỏ hơn, được kiểm soát, độc quyền nhận phần thưởng hoặc lợi ích để đổi lấy việc nói về thương hiệu của bạn.

Ví dụ, Kung Fu Tea chạy chương trình đại sứ thương hiệu. Các đại sứ của Kung Fu Tea có thể có được sản phẩm, quà tặng miễn phí, quyền tham gia các sự kiện VIP và mã giảm giá cho những người theo dõi của họ.

#14 Khách hàng hạnh phúc

Bây giờ, mẹo cuối cùng của Levica rất quan trọng. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của bạn cần có tác động lớn đến những gì người ta nói về thương hiệu của bạn trên mạng. Cuối cùng, nếu khách hàng của bạn không hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ, họ sẽ không chia sẻ những trải nghiệm thương hiệu tích cực trên phương tiện truyền thông xã hội đâui.

Thật không may là khi người tiêu dùng có trải nghiệm không tốt về một thương hiệu thì hơn 50% khả năng là họ sẽ kể cho ai đó nghe, so với việc nếu có một trải nghiệm tích cực thì phần trăm khoảng 45% hay 30%. (Zendesk)

Vì vậy, chìa khóa ở đây là luôn phải nỗ lực để khiến khách hàng hài lòng.

Kết luận

Vậy là Levica đã chia sẻ xong 14 mẹo. Nếu bạn có bất kỳ mẹo / ý tưởng nào khác, hãy chia sẻ chúng trong phần bình luận nhé.

Levica lược dịch từ medium.com

quy trình mua hàng của khách hàng b2b
Kinh nghiệm marketing, Tâm lý Marketing

Khách hàng doanh nghiệp mua hàng như thế nào?

Giám đốc điều hành một nhà cung cấp lớn trong lĩnh vực viễn thông đã thất vọng. Sáng kiến để tăng doanh thu bán hàng và chuyển đổi hỗn hợp sản phẩm (Product mix) của công ty thành các gói có giá trị cao hơn đã bị trì trệ nhưng không phải vì họ thiếu nỗ lực. Nhờ sự hỗ trợ từ chiến lược tiếp thị nhằm nhấn mạnh một loạt các tính năng sản phẩm mới mà các nhà quản lý bán hàng cấp cao đã tăng số lượng cuộc gọi đến các khách hàng sản xuất thiết bị gốc (OEM). Tuy nhiên, họ báo cáo rằng khách hàng không mua. Các trở ngại xuất hiện bao gồm những yêu cầu mới từ giám đốc bán hàng, phản ánh tiêu cực trên phương tiện truyền thông về vấn đề hỗ trợ bán hàng, và sự hoài nghi khi đánh giá chất lượng về việc cung cấp đầy đủ các chi phí (Fully loaded Costs) như chi phí trực tiếp, gián tiếp và chi phí phân bổ hàng hóa.

Chào mừng bạn đến với phương pháp mới của bán hàng B2B. Quyền quyết định mua hàng đang dần tuột khỏi tay của những cá nhân trong các vai trò quen thuộc như đội ngũ mà người bán hàng B2B có mối quan hệ lâu dài. Giống như cuộc cách mạng kỹ thuật số đã chuyển con đường mua sắm của khách hàng từ hướng có thể dự đoán thành khó dự đoán hơn. Vì vậy việc bán hàng B2B đang ngày càng khó xác định các giai đoạn trong hành trình đưa ra quyết định mua như giai đoạn nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn và chia sẻ kinh nghiệm của khách hàng về sản phẩm. Nhiều người bên trong, thậm chí bên ngoài các tổ chức (nhờ vào sự phát triển của kỹ thuật số), đang đưa ra quá nhiều yêu cầu cho một dịch vụ, chính vì thế mà con đường để chốt được đơn hàng càng trở nên phức tạp.

Cùng khám phá cách các nhà tiếp thị có thể thích ứng với các gián đoạn quan trọng, ảnh hưởng đến hành trình ra quyết định của khách hàng B2B ngay sau đây nhé!

Cách thích ứng tốt nhất là thích nghi với môi trường mới. Người bán hàng nào nắm bắt tốt các điểm khác nhau của khách hàng trên hành trình mua hàng thì sẽ biết cách sử dụng các công cụ kỹ thuật thành thạo hơn, biết cách phân bổ nguồn lực bán hàng và tiếp thị tốt hơn và biết cách kết hợp giữa 2 chức năng này để thu hút khách hàng tiềm năng. Kinh nghiệm của hơn 100 tổ chức bán hàng B2B rất khuyến khích áp dụng những thay đổi này vì nó mang lại các lợi ích như: tăng 20% khách hàng tiềm năng, tăng 10% khách hàng lần đầu mua và rút ngắn 20% thời gian chuyển từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng và chốt đơn.

Việc tiêu dùng của doanh nghiệp

Các nhà tiếp thị từ lâu đã tạo được sự kết nối giữa người mua hàng tiêu dùng và người mua hàng doanh nghiệp. Suy cho cùng, người tiêu dùng quan tâm chủ yếu về thương hiệu và bị ảnh hưởng bởi quảng cáo, thông điệp truyền thông, các cuộc chào hàng giá đặc biệt và khuyến mãi. Ngoài ra, họ thường tìm đến bạn bè và gia đình để xin lời khuyên về những gì họ sắp mua. Và họ có thể chuyển từ một nhãn hiệu này sang một nhãn hiệu khác với ít chi phí hơn. Ngược lại, người mua hàng là doanh nghiệp sẽ nghiên cứu rất nhiều, xem kỹ các thông số kỹ thuật của sản phẩm, theo dõi quy trình mua hàng, vì chi phí chuyển đổi thường cao và thường lo lắng nhiều nhất về tính năng sản phẩm.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông và giao tiếp đã đáp ứng được kỳ vọng của người mua hàng là doanh nghiệp. Quy trình mua hàng có nhiều cá nhân tham gia vào hơn và chính những người mua hàng cho doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng lớn bởi những trải nghiệm mua hàng của chính bản thân mình. Kết quả là hành vi của họ càng giống với khách hàng tiêu dùng. Không còn các một cuộc gọi ngẫu nhiên nữa, khách hàng mong đợi người bán hàng có hiểu biết về doanh nghiệp của họ và, thậm chí là xem qua hồ sơ cá nhân của họ – tối thiểu nếu người mua thuộc thế hệ Y và thích sử dụng mạng xã hội. Nếu được như vậy thì quy trình mua bán hàng sẽ trở nên trôi chảy hơn.

Xây dựng mối quan hệ xã hội tốt hơn. Khách hàng doanh nghiệp cũng có chịu những tác động tương tự như chính mạng lưới kết nối mà họ đang tham gia và thể hiện ý kiến theo quan điểm của một người tiêu dùng cá nhân. Tương đương nút “like” của Facebook cũng áp dụng cho việc bán hàng B2B. Nhiều mối quan hệ 1-1 với người ra quyết định chủ chốt mà các nhân viên bán hàng thường dựa vào để chốt đơn đang chuyển thành mối quan hệ giữa một với nhiều người. Hơn nữa, người có sức ảnh hưởng trong quy trình mua hàng thường ít lộ diện. Khách hàng có thể đã thích hay không thích cách bán hàng nào đó từ lâu, trước khi nhân viên bán hàng kịp trình bày. Ví dụ, một blogger chuyên nghiệp có nhiều lượt theo dõi nói rằng các kỹ sư điện có thể thay đổi nhận thức của nhà cung cấp về những thiết bị kết nối thế hệ mới. Hay một diễn giả tại triển lãm thương mại – thông điệp của cô ấy được khuếch đại bởi những người chia sẻ lại thông điệp của cô trên mạng xã hội – điều này có thể có các tác động lớn đến nhận thức của các cấp lãnh đạo về xu hướng thị trường và từ đó ảnh hưởng đến quá trình chọn nhà cung cấp B2B.

Thời gian thực (Real-time) nhiều hơn. Dòng chảy thông tin kỹ thuật số tự do hóa quy trình mua sắm của doanh nghiệp. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng gần 50% việc mua hàng B2B đã được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số vào cuối năm 2015 và chi phí quảng cáo B2B đã gấp đôi năm 2018. Người mua ngày càng thích các tương tác bằng kỹ thuật số theo thời gian thực (real-time) để được hỗ trợ, tìm hiểu cấu hình sản phẩm và định giá. Điều này thể hiện qua việc nhắn tin, email thường xuyên để nói chuyện trực tiếp với đội ngũ bán hàng, nhà phân phối, hậu cần bên trong các nhóm bán hàng, trung tâm dịch vụ khách hàng và đại diện kĩ thuật. Nghiên cứu cho thấy trung bình một khách hàng B2B sẽ sử dụng 6 kênh tương tác khác nhau trong suốt hành trình ra quyết định và gần 65% sẽ ngưng mua hàng vì thất vọng/bực bội bởi những trải nghiệm tương tác không nhất quán.

Nhiều mô-đun hơn. Trò chơi cũng đang thay đổi trong việc chốt giao dịch với những đề nghị mời thầu (RFP) (Tại một công ty, các giám đốc vận hành tập trung cải thiện hiệu quả quy trình và đảm bảo các dịch vụ hậu mãi tốt. Để tăng lựa chọn, họ không chịu nghe lời bộ phận mua hàng ngay mà yêu cầu 6 thay vì 3 bộ hồ sơ thầu cho một sản phẩm. Họ cũng yêu cầu có các đề nghị mời thầu theo dạng mô-đun để các phòng ban khác nhau có thể kiểm tra chéo một cách chi tiết toàn bộ đề xuất chẳng hạn như phòng dịch vụ và tài chính. Với nhiều tường rào phải vượt qua như vậy nên không ngạc nhiên gì khi 2/3 các cuộc thương lượng B2B đã thất bại trước khi đến quy trình đề nghị mời thầu.

Vượt ra ngoài phễu bán hàng

Những cách thích ứng này đang làm suy yếu cách tiếp cận bán hàng kiểu truyền thống khi cứ cố đẩy sản phẩm đến khách hàng một cách tuyến tính gồm khách hàng tiềm năng, chất lượng khách hàng tiềm năng, bảng báo giá, thương lượng và chốt đơn. Theo cách đó, các số liệu từ phễu bán hàng sẽ theo dõi những gì mà đội ngũ bán hàng đã đạt được và tỷ lệ chốt được đơn hằng ngày. Vấn đề là nhiều khách hàng ngày nay không còn mua hàng theo cách này nữa. Cách tiếp cận theo dõi này cũng không mang lại giá trị cho quy trình mua hàng hay tạo được lòng trung thành.

Cùng với sự gia tăng số lượng người đưa ra quyết định mua hàng là lượng lớn dữ liệu cá nhân cũng như cách cư xử của từng người – đã làm đảo chiều logic của chiếc phễu. Bây giờ phải chủ động theo dõi sự tiềm năng của khách hàng thay vì theo dõi đội ngũ bán hàng. Nhờ vào các phương tiện thông tin hiện đại mà các nhà cung cấp thời nay đã tìm thấy các mô hình bán hàng mới thay vì bán hàng kiểu tuyến tính của truyền thống.

Mặc dù nhiều thử thách nhưng thế giới trải nghiệm khách hàng đa kênh 24/7 đã tạo ra các cơ hội để tác động lên việc mua sắm. Công ty bán hàng có thể sử dụng Big Data và các phân tích đánh giá để tìm hiểu các chuỗi hành vi khách hàng vốn từng bị cho là ẩn số. Kết quả là họ có được cái nhìn sâu sắc hơn, tạo được cơ sở để đề ra nhiều hành động bán hàng đúng mục tiêu hơn.

3 ưu tiên cho việc định hình lại tổ chức bán hàng

Các doanh nghiệp B2B đang hướng đến chiến lược bán hàng dựa vào hành trình. Levica đã nhìn thấy sự thành công của đa dạng các công ty như các nhà máy sản xuất thiết bị, công ty phần mềm, công ty dịch vụ chuyên nghiệp, cung cấp viễn thông và công ty vật liệu cơ bản. Dưới đây là 3 hành động mang tính quyết định:

· Lập biểu đồ hành trình ra quyết định mua của từng phân khúc khách hàng, đi sâu vào kỳ vọng của khách hàng và nhu cầu tại mỗi giai đoạn trong hành trình

· Giải quyết quy trình khó khăn của việc phân bổ lại các nguồn lực bán hàng và tiếp thị đến các hoạt động ảnh hưởng quyết định mua

· Thay đổi cấu trúc tổ chức để tăng cường hợp tác giữa tiếp thị và bán hàng

Khi các giám đốc điều hành B2B trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng đẩy mạnh 3 động thái này, họ cũng cần tiếp cận toàn thể doanh nghiệp và tăng cường tập trung vào dạng khách hàng đã được định hình trong mỗi đơn vị doanh nghiệp đó.

1. Biểu đồ hành trình và người có sức ảnh hưởng theo phân khúc khách hàng

Biểu đồ hành trình quyết định theo phân khúc khách hàng đòi hỏi phải có nhiều dữ liệu đầu vào từ nhiều nguồn để hiểu được toàn cảnh của ngành. Ví dụ, trong các lĩnh vực có lượng khách hàng lớn (như khai thác, vận chuyển hoặc lĩnh vực công) thì không có cách nào khác ngoài việc gặp trực tiếp họ và phân tích về cách họ thực sự đưa ra quyết định (đôi khi những gì bạn nhận ra sẽ trái ngược với những gì họ nói). Các công ty lớn với hàng ngàn khách hàng có thể cần nghiên cứu thị trường dựa trên dữ liệu (chẳng hạn bằng cách khai thác phương tiện truyền thông xã hội) để có được những hiểu biết sâu sắc hơn về nhu cầu khách hàng. Những phát hiện này có thể được kết hợp với kiến thức lượm lặt được từ nội bộ bán hàng, logistic, tiếp thị sản phẩm và các phòng ban khác để phát triển một giả thuyết về các biến khác nhau như giá, thời gian giao hàng hoặc tính năng sản phẩm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Bằng cách này, nhiều nhà cung cấp đã xác định các phân khúc khách hàng đang bị bỏ qua.

Lập biểu đồ dựa trên nguyên tắc thường mang lại cái nhìn phản trực giác. Ví dụ, một công ty phát hiện ra rằng những khách hàng mang lại lợi nhuận cao nhất của họ là “những người mua không rườm rà, không rắc rối, mua giá rẻ nhất”, họ chỉ muốn mua hàng một cách nhanh chóng, ít tương tác và ít ồn ào. Một khi các nhà tiếp thị và các nhà phân tích đã đi sâu vào việc tìm hiểu sở thích của từng phân khúc, họ có thể vạch ra các bước hành động, như cách một công ty về năng lượng đã làm như sau.

Công ty này từ lâu đã cung cấp cho khách hàng ba hoặc bốn đề xuất tiêu chuẩn về giá cả và dịch vụ. Đại diện bán hàng thường giao hoặc gửi tài liệu quảng cáo, các tài liệu khác và theo dõi khách hàng tiềm năng. Chỉ sau khi những đối thủ mới bắt đầu hút bớt khách thì công ty mới nhận ra rằng nó cần một cách tiếp cận mới. Do đó, các giám đốc điều hành cấp cao đã yêu cầu phòng tiếp thị đề ra sáng kiến nghiên cứu kết hợp các cuộc phỏng vấn trực tiếp với dữ liệu về sử dụng năng lượng từ hóa đơn của khách hàng. Kết quả là đã tạo ra ba nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những người ảnh hưởng khác nhau:

● Các công ty trong phân khúc một, điển hình là các công ty lớn trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng, như hóa chất thường “khó tiếp xúc nhưng mang lại giá trị cao”. Họ muốn một nhà cung cấp không chỉ có thể xử lý các đề nghị mời thầu phức tạp bao gồm các trường hợp dự phòng cho khoảng thời gian không vận hành mà còn cho được lời khuyên về tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng. Các cuộc phỏng vấn cho thấy các giám đốc sản xuất là người có ảnh hưởng chính, chứ không phải giám đốc mua hàng. Tiếp thị và bán hàng đã làm việc cùng nhau để thiết kế lại các đề nghị mời thầu của công ty gồm một thư viện hợp đồng mẫu, dễ dàng tùy chỉnh. Ngoài ra, họ đã chỉ định các nhà tài trợ liên quan đến việc thực hiện kế hoạch làm việc với các nhà quản lý sản xuất khi có vấn đề phát sinh. Công ty cũng tăng các kỹ năng của các đại lý bán hàng, vì vậy họ có thể đóng vai trò cố vấn về sử dụng năng lượng, đôi khi phối hợp với các chuyên gia kỹ thuật.

● Một nhóm khách hàng khác có mục tiêu cụ thể hơn về khí thải và muốn dữ liệu về lượng khí thải được cập nhật thường xuyên và có thước đo để so sánh. Bằng cách thiết lập các chương trình đáp ứng được các yêu cầu như vậy, nhà cung cấp đã tăng được sự trung thành của những khách hàng này.

● Phân khúc thứ ba bao gồm các doanh nghiệp nhỏ lẻ, như cửa hàng giặt ủi và cửa hàng tiện lợi. Những khách hàng nhạy về giá này rất dễ thay đổi nhà cung cấp. Các cuộc phỏng vấn cho thấy họ đã tìm cách so sánh hai điểm tương tự nhau của các bảng báo giá và tìm ra mức giá tốt hơn kèm với chu kỳ thanh toán dễ thở hơn. Người ra quyết định thường là chủ doanh nghiệp hay quan tâm đến giá cả hơn chất lượng dịch vụ sau bán hàng. Để đáp lại, công ty năng lượng đã xây dựng một công cụ so sánh tỷ lệ để đảm bảo với những khách hàng này là họ đang có được mức giá tốt nhất.

Cùng xem xét kinh nghiệm của một nhà sản xuất thiết bị công nghệ lớn, có thể nhận thấy rằng công ty đang mất thị phần. Họ bắt đầu xem xét kỹ lưỡng những gì đang xảy ra ở những phân khúc khách hàng khác nhau và tìm thấy sự khác biệt rõ ràng giữa chúng. Tại phân khúc khách hàng lớn, các nhóm có ý thức về chi phí thì quan tâm đến các thông số kỹ thuật của sản phẩm và thường bị chi phối bởi một giám đốc tài chính có tầm ảnh hưởng. Họ đặc biệt chú ý đến các đề nghị mời thầu có phần tổng chi phí mua, đặc biệt là chi phí bảo trì được liệt kê rõ ràng. Ngược lại, các công ty vận hành nhỏ hơn, thường được sở hữu và quản lý bởi các chuyên gia công nghệ, là những nhà nghiên cứu, tham gia vào các sản phẩm của công ty và tạo ra những cải tiến sản phẩm cho tương lai.

Đáp lại, nhà sản xuất đã chỉnh lại các đề nghị mời thầu để các công ty lớn có nhiều lựa chọn về tài chính hơn. Họ đã chỉnh sửa các tài liệu trên trang web của mình nhằm nổi bật hiệu quả chi phí và xây dựng một cách tính giá chi tiết, đi kèm các kịch bản giả định. Điều này giúp các nhà điều hành tài chính thuyết phục được CEO của họ. Trong khi đó, công ty đã mời người mua hàng là chủ doanh nghiệp thử nghiệm các phiên bản mới của sản phẩm và tham dự các sự kiện mà họ dự đoán về sự thay đổi trong tư tưởng của các giám đốc điều hành R&D.

2. Phân bổ lại nguồn lực tiếp thị và bán hàng

Khi các công ty lập biểu đồ hành trình khách hàng theo cách chỉ mô tả, họ thường đưa ra các bằng chứng về việc phân bổ sai nguồn lực của cách bán hàng truyền thống. Ngoài ra, việc thay đổi chi tiêu để phù hợp với thực tế thường gặp phải sự chống đối từ bên trong, đòi hỏi những thay đổi của văn hóa hơn khâu tổ chức bán hàng.

Vượt ra ngoài cuộc chơi golf. Sau khi lập biểu đồ năm phân khúc khách hàng, một công ty sản xuất thiết bị gốc nhận thấy gần 70% số tiền dùng tiếp thị và đẩy mạnh bán hàng của họ không hướng vào những gì quan trọng nhất đối với khách hàng. Ví dụ, công ty đã đầu tư rất nhiều vào các buổi ra mắt theo nhu cầu của khách hàng để tung ra thiết bị thế hệ tiếp theo. Các bản demo đã có sẵn nhưng chỉ những người thuộc hai phân khúc: người đam mê sản phẩm và người muốn đổi mới R&D mới thực sự quan tâm đến việc tham gia. Phần còn lại, bao gồm hơn một nửa khách hàng, họ chỉ thích đến thăm nhà máy, nhận thông tin từ xa hoặc đợi một chuyên gia kỹ thuật đến thăm công ty mình và mang theo một bộ demo.

Tương tự, để khuyến khích khách mua hàng tiếp vào cuối chu kỳ sản phẩm, mỗi nhà bán hàng lại có ngân sách du lịch và giải trí giống nhau dành cho cho mỗi khách hàng. Tuy nhiên, nhiều người không thích đi hoặc họ nghĩ không nhận được giá trị gì từ các chuyến đi chơi golf xa hoa đó và cái khó khăn hầu hết bị dồn vào các đội ngũ bán hàng để thuyết phục khách hàng.

Trong một cân nhắc quan trọng, công ty đã bắt đầu tập trung nỗ lực mạnh mẽ hơn vào các hoạt động hướng đến phân khúc có lợi nhuận cao nhất. Điều này không ảnh hưởng quá nhiều đến việc dồn ngân sách cho phân khúc này mà thay vào đó là có những cách thức đẩy mạnh sự tương tác của khách hàng xuyên suốt hành trình đưa ra quyết định.

Ví dụ khác liên quan đến một công ty vật liệu lớn, đang gặp khó khăn đã phải xem xét lại phương pháp bán hàng cho một trong “những phân khúc dọc” lớn của họ là: chính phủ. Sau khi theo dõi các hành trình ra quyết định, họ nhận thấy rằng giám đốc điều hành các công trình công cộng mà công ty nhắm đến lại không thể tự mình đưa ra quyết định chi tiêu. Thay vào đó, họ phụ thuộc rất nhiều vào các nhà phân phối địa phương để được tư vấn về chi phí sản phẩm, đổi mới và bảo hành. Với cái nhìn sâu sắc này, công ty vật liệu đã tăng cường mối quan hệ với các đại lý độc lập. Đồng thời họ giảm chi phí tiếp thị tốn kém nhất của mình tại các triển lãm thương mại hướng dành cho chính phủ. Các demo phân phối tại chỗ để thể hiện được tác dụng tiết kiệm chi phí, đã được chứng minh là cách hiệu quả để đưa sản phẩm vào tầm ngắm của người mua.

Thay đổi văn hóa. Đối với nhiều công ty B2B, trở ngại lớn nhất với việc phân bổ ngân sách là không xác định được cơ hội mới. Các giám đốc điều hành dày dạn kinh nghiệm và các nhà lãnh đạo bán hàng thường đấu tranh để chấp nhận thực tế rằng “lòng tin” lâu dài và cách phục vụ khách hàng tốt nhất không còn được áp dụng. Thay đổi tư duy để tập trung vào tối đa hóa ảnh hưởng và sau đó tập hợp với các bên liên quan về các hướng mới thường mất nhiều thời gian và năng lượng hơn so với việc lập biểu đồ hành trình mới. Một công ty đã giải quyết vấn đề này bằng cách tổ chức các cuộc tranh luận giữa các nhóm tiếp thị và bán hàng để thảo luận về những phát hiện từ nghiên cứu hành trình đưa ra quyết định của mình. Sau đó, họ kêu gọi các nhà lãnh đạo từ các tổ chức tài chính, dịch vụ khách hàng, chuỗi cung ứng và công nghệ cho ý kiến để tạo sự khách quan cho các cuộc thảo luận về việc phân bổ nguồn lực mới sao cho có hiệu suất và theo chiến lược. Theo cách này đã chứng minh tính cốt yếu trong việc tạo ra sự quyết tâm tập thể, chấp nhận rủi ro để thử những cách mới phục vụ khách hàng.

3. Tạo mối quan hệ hợp tác giữa tiếp thị và bán hàng ở từng giai đoạn của hành trình đưa ra quyết định của khách hàng

Chuyển từ phễu bán hàng sang hành trình khách hàng đòi hỏi các tổ chức tiếp thị và bán hàng phải suy nghĩ giống khách hàng của họ. Chúng ta thường thấy các đơn vị tiếp thị thực hiện nghiên cứu khách hàng mà không tìm hiểu về dữ liệu đầu vào. Các tổ chức bán hàng thường nói rằng họ hiểu tầm quan trọng của dữ liệu nhưng phàn nàn rằng lượng thông tin gây nhiễu nhiều, không giúp họ điều hướng được các tình huống họ gặp phải bên ngoài.

Tại các công ty tiên tiến, tiếp thị và bán hàng đều tham gia vào việc quyết định đúng cách để chạm vào các điểm tiếp xúc. Những kỹ thuật này có thể bao gồm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để giúp nâng cao nhận thức của khách hàng, các tiêu chuẩn giúp quy trình đề nghị mời thầu dễ dàng hơn hoặc các chương trình khách hàng thân thiết làm thêm việc theo dõi sự hài lòng của khách hàng. Việc phối hợp tốt có thể mang lại những lợi thế sau:

• Ưu tiên rõ ràng hơn. Một công ty thiết bị y tế đã phát triển một ứng dụng iPad được hỗ trợ bởi phòng nghiên cứu tiếp thị. Khi nhân viên bán hàng nhập thêm dữ liệu về khách hàng mới vào thì ứng dụng sẽ tự động sắp xếp vào từng phân khúc khách hàng và gợi ý các mặt hàng có thể bán chéo, tham số giá cả và dịch vụ tùy chọn.

Chốt nhanh. Là người bán B2B, bằng chứng từ các phân tích tiếp thị cho thấy khách hàng tiềm năng là các công ty vừa và nhỏ sẽ chuyển đổi thành doanh số với tỉ lệ cao hơn thông qua các cuộc gọi điện hoặc email. Và hệ thống quản lý các mối quan hệ khách hàng đã được điều chỉnh để trở thành công cụ hỗ trợ.

• Cải thiện thời gian phản hồi. Nhìn thấy dấu hiệu của sự cạnh tranh mới trong lĩnh vực sản phẩm và lo ngại đợt giảm giá mới, một nhóm bán hàng của công ty công nghiệp toàn cầu đã cảnh báo điều này đến các đồng nghiệp tiếp thị của mình. Họ nhanh chóng đào sâu vào dữ liệu khách hàng và xác định những người mua thường được bán theo gói (Bundle) với nhiều sản phẩm trong một đơn đặt hàng. Do đó họ rất có thể khách hàng sẽ yêu cầu giảm giá. Ví dụ, các bộ phận tài chính, chuỗi cung ứng, tiếp thị và bán hàng đã nghĩ ra những cách mới để giúp việc đặt hàng dễ hơn và tốc độ thanh toán nhanh hơn. Đồng thời các lời nhắc tự động đến khách hàng như “sắp hết hàng” đã tăng thêm giá trị cho phân khúc này. Những động thái như vậy đã giúp các công ty vượt qua một cuộc chiến giá cả có thể xảy ra.

Levica lược dịch từ mckinsey.com

tâm lý tiếp thị
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Tâm lý Marketing

Tâm lý tiếp thị: 6 chiến lược tạo ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong năm 2020

Để tìm hiểu về tâm lý tiếp thị, tất cả các nhà tiếp thị nên đọc cuốn You Are Not So Smart (tạm dịch: Bạn không quá thông minh) của David McRaney. Trong cuốn sách này, McRaney nhấn mạnh cách mà chúng ta tưởng mình là những con người vững lý trí nhưng thực ra lại thành con mồi của chính tâm lý lúc nắng, lúc mưa của mình. Điều này cũng đúng với tâm lý tiếp thị và Levica đã tập hợp các hướng dẫn sau theo cách mà các nhà tiếp thị có thể sử dụng để tác động lên hành vi của người tiêu dùng.

1. Đừng quên quy tắc vàng

Hãy trở nên hấp dẫn như chính lợi ích của nó. Đại học Harvard và những trường khác phát hiện ra rằng sự hấp dẫn có thể làm tăng khả năng được thích và sự đáng tin cậy của bạn. Điều tương tự cũng có thể đúng đối với thiết kế website và các nhà tiếp thị nên tuân thủ các quy tắc làm đẹp thông thường. Vậy quy tắc đó trông như thế nào?

Bạn có thể đã nghe nói về Tỷ lệ vàng, một khái niệm thiết kế liên quan đến tỷ lệ trong các lĩnh vực như kiến trúc, nghệ thuật và thiết kế. Đôi khi Tỷ lệ vàng được gọi là tỷ lệ thần thánh do sự phổ biến của nó trong tự nhiên và được mô tả như một vòng xoắn ốc có nguồn gốc từ chuỗi Fibonacci. Vỏ sò biển, thiên hà và bão đều xoắn ốc theo tỷ lệ vàng!

Làm thế nào để áp dụng điều đó vào thiết kế website? Tỷ lệ vàng có thể được sử dụng để xác định kích thước phông chữ, tỷ lệ, độ rộng cột, lề và chiều cao dòng chuẩn nhất.

Bài học rút ra: Để tạo ra một trang web hấp dẫn hoặc “khác biệt”, đừng quên hoặc từ bỏ luôn các nguyên tắc cơ bản của thiết kế web.

2. Tâm lý màu sắc

Màu sắc có tác động rất lớn đến hành vi của chúng ta và không bao giờ được đánh giá thấp trong tiếp thị. Đánh giá của Satyendra Singh về tâm lý màu sắc liên quan đến tiếp thị cho thấy mọi người quyết định về một sản phẩm trong vòng 90 giây và 62% – 90% quyết định đó chỉ dựa trên màu sắc. Màu sắc không chỉ khiến bạn khác biệt với các đối thủ mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc.

Hãy bắt đầu bằng cách nhìn vào màu sắc thương hiệu và màu trên các trang web đó. Thử nghiệm này được nghĩ ra bởi nghệ sĩ và nhà thiết kế sản phẩm Marc Hemeon và đây là một vài ví dụ. Bạn có thể đoán được thương hiệu khi chỉ dựa vào màu sắc của các nút không?

Bạn có nhận ra rằng những thương hiệu này đã định vị được màu sắc độc quyền trong tâm trí của bạn không?

Màu sắc là một đồng minh mạnh mẽ với các nhà tiếp thị nhưng không có câu trả lời rõ ràng nào về màu nào là tốt nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi cả. Màu sắc khiến một nút bấm trở nên nổi bật và khiến người dùng ấn vào nó vì nó hoàn toàn tương phản với các màu sắc khác của trang web chứ không phải do màu của chính cái nút đó. Hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng Von Restorff, có nghĩa là nếu nó nổi bật, nó sẽ được chú ý và ghi nhớ nhiều nhất.

Tên của màu sắc được sử dụng trong tiếp thị cũng ảnh hưởng đến cách chúng được cảm nhận. Tên nghe sang sang một chút sẽ hấp dẫn hơn những cái tên bình thường khác của đối thủ. Tôi sẽ gọi 1 ly mocha chứ không phải cà phê nâu, cảm ơn….

Bài học rút ra: Không có một thứ gì phù hợp với tất cả khi nói đến màu sắc. Điều quan trọng là hãy thử, kiểm tra và tối ưu hóa liên tục.

3. Tạo một nhóm và một kẻ thù

Dù bạn xem một tập phim Survivor, làm việc trong một văn phòng lớn hay chỉ ăn trưa trong những ngày đi học thì bạn sẽ nhận thức được các nhóm được hình thành nhanh như thế nào. Về mặt tâm lý học, điều này được gọi là Lý thuyết bản sắc xã hội, nơi một người ý thức về bản thân họ dựa vào tư cách thành viên của một nhóm nào đó họ tham gia. Tajfel, người đã nghĩ ra lý thuyết này, nhận thấy rằng thật dễ dàng để phân chia mọi người thành các nhóm, tăng lòng trung thành với nhóm đó và khiến họ phân biệt đối xử với nhóm khác. Lý thuyết tương tự có thể được áp dụng cho lòng trung thành thương hiệu.

Có một ví dụ rất rõ ràng về điều này và nó diễn ra trong văn phòng FE International cho đến ngày hôm nay. Đó là cuộc tranh luận giữa Mac và PC! Ở cấp độ cơ bản, chúng chỉ là máy tính và chúng ta trung thành với các thương hiệu khác nhau.

Apple đã cực kỳ thành công trong việc tạo ra một nhóm có bản sắc xã hội mạnh mẽ và cơ sở khách hàng trung thành. Bạn có thể xem qua các quảng cáo cũ này của Apple để so sánh người dùng máy Mac với người dùng máy tính thông thường.

Bài học rút ra: Hãy tạo ra một nhóm và một kẻ thù để họ tự tách họ ra và tạo được sự trung thành với thương hiệu. Điểm mạnh sản phẩm nên tập trung vào ai là khách hàng của bạn và ai không.

4. Luật Fitts

Luật Fitts là một mô hình liên quan đến chuyển động của con người và trong thuật ngữ tiếp thị trực tuyến, điều này có nghĩa là UX và chuyển động của chuột. Tốc độ tải trang ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi và thời gian cần thiết để hoàn thành một hành động. Luật Fitts có hai thành phần để quy định mất bao lâu để di chuyển chuột đến một khu vực mong muốn:

  • Khoảng cách đến mục tiêu.
  • Kích thước của mục tiêu.

Nói một cách đơn giản, nếu bạn muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi cho bán hàng hoặc lượng đăng ký, hãy giảm khoảng cách giữa các yếu tố hoặc làm cho các nút lớn hơn. Ngược lại, nếu bạn muốn ngăn một hành động nào đó như việc ngừng đăng ký nhận email chẳng hạn thì hãy làm ngược lại. Một ví dụ về điều này là từ chiến dịch email của Tổng thống Barack Obama. Bằng cách làm cho nút hủy đăng ký nhỏ hơn, cả về kích thước phông chữ và ký tự, số lượng hủy đăng ký đã giảm.

Bài học rút ra: Hãy nhóm các mục tương tự lại với nhau để giảm khoảng cách giữa chúng và làm tập trung thiết kế cho các yếu tố quan trọng hơn như nút gửi hoặc nút thêm vào giỏ hàng lớn hơn.

5. Giảm bớt những sự lựa chọn

“Tôi cần một phút”

Bạn đã bao giờ đến một nhà hàng có thực đơn phong phú đến mức bạn trở nên đông cứng với sự thiếu quyết đoán chưa? Có lẽ bạn đã mua sắm trực tuyến và có rất nhiều biến thể trông giống như những sản phẩm rất giống nhau với các mã sản phẩm khác nhau mà bạn đã từ bỏ. Đó chính là lúc tâm lý được sử dụng.

Trong một nghiên cứu về sự lựa chọn được thực hiện bởi Sheena Iyengar, người mua hàng đã được cung cấp một ít mứt ăn thử miễn phí. Một ngày có 24 hương vị để lựa chọn và một ngày khác có 6 hương vị. Ngày có nhiều hương vị hơn thì có nhiều hơn 20% người dừng lại để lấy mứt ăn thử. Tuy nhiên, chỉ có 3% mua hàng. Còn ngày chỉ có 6 loại mứt khác nhau thì có tới 30% số người đã mua hàng sau khi thử mức! Đó là một sự khác biệt lớn trong tỷ lệ chuyển đổi và một dấu hiệu rõ ràng rằng ít lựa chọn hơn giúp chuyển đổi tốt hơn.

Nghiên cứu này và những nghiên cứu phụ trợ khác có ý nghĩa đối với các hoạt động tiếp thị. Liệu việc giảm các lựa chọn trên mẫu đăng ký có thể làm tăng tỷ lệ chuyển đổi không? Nếu bạn có nút menu với ít lựa chọn hơn thì nó có giúp bạn điều hướng trang web dễ hơn không? Bạn cần thử điều này!

Bài học rút ra: Nếu bạn không chắc chắn mình có bao nhiêu lựa chọn để cung cấp cho khách hàng thì hãy bắt đầu với số lượng tối thiểu mà bạn cần để hoàn thành việc bán hàng hoặc đăng ký. Bạn có thể thêm nhiều lựa chọn sau đó. Điều quan trọng là thử, kiểm tra và theo dõi tỷ lệ chuyển đổi

6. Thuyết Nudge

Đây là một lý thuyết có thể được áp dụng trong một loạt các lĩnh vực từ bán hàng đến chính trị. Ý tưởng là để khuyến khích mọi người một cách tinh tế và đưa ra “lựa chọn đúng đắn”. Sau đây là định nghĩa của Richard Thaler, được biết đến như là cha đẻ của Thuyết Nudge:

“Nudge, là một thuật ngữ, nó có thể dùng cho bất kỳ khía cạnh nào của kiến trúc lựa chọn để thay đổi hành vi con người theo một cách có thể dự đoán được mà không thể hiện bất kỳ sự ngăn cấm nào hoặc thay đổi đáng kể ưu đãi nào của họ. Để được coi là một nudge thì sự yêu cầu đó phải dễ và chỉ tốn ít tiền để thực hiện. Nudge không phải là một mệnh lệnh. Hãy để trái cây trong tầm mắt được tính là một nudge. Cấm đồ ăn vặt thì không phải nudge.”

Trong thế giới kinh doanh và thương mại, Nudge có thể được nhìn thấy bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, tại các nhà hàng hoặc cửa hàng bán lẻ, bạn thường thấy một món hàng đắt hơn đáng kể so với bất kỳ món khác. Người chủ không mong đợi nhiều khách sẽ mua món hàng đặc biệt này mà thay vào đó, nó khiến lựa chọn đắt thứ hai có vẻ giống như một món hời hơn.

Một trường hợp khác có thể được nhìn thấy ở đây:

Đây là một chương trình khuyến mãi cho Hội nghị LTV dành cho những người làm trong ngành SaaS. Đây là một ví dụ tuyệt vời về việc lôi kéo khách hàng tiềm năng mua hàng sớm hơn, với trọng tâm là sẽ tiết kiệm được 75% trên giá tiền. Ngay cả đoạn mã giảm giá cũng đóng một phần, ý tưởng về “những người bạn LTV” tạo nên sự thân mật.

Một hiểu biết sâu sắc về tâm lý tiếp thị có thể giúp bạn thành công hoặc khiến bạn phá sản. Hãy nghiên cứu những cách ở trên. Nếu bạn có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 3% lên 30% chỉ bằng cách giảm các lựa chọn bạn cung cấp cho khách hàng thì điều đó có thể giúp gì cho doanh nghiệp của bạn? Điểm quan trọng ở đây là bạn cần liên tục thử nghiệm, theo dõi kết quả và tối ưu hóa. Như Levica đã chia sẻ, các tinh chỉnh nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn.

Levica lược dịch từ feinternational.com

Content Marketing, Digital Marketing, Marketing ebook

[Ebook] Những sự thật về marketing qua email

Giới thiệu ebook

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng doanh thu từ email marketing thường phát triển nhanh hơn doanh thu từ bất kỳ hình thức marketing trực tiếp nào khác. Email thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến và phi trực tuyến cho các nhà bán lẻ, đồng thời đem lại lợi thế cho các chuyên gia thị trường. Nó củng cố mối quan hệ với khách hàng, tạo dựng lòng trung thành, đem lại niềm tin và nâng cao nhận thức. Và nó thực hiện được tất cả những việc với mức chi phí vô cùng thấp.

Phần lớn những công trình viết về email marketing đều chỉ tập trung vào những chi tiết thực tế nhỏ lẻ còn cuốn sách này chú ý tới hai yếu tố trong email marketing mà bạn khó có thể tìm thấy ở nơi khác. Thứ nhất là thông tin cơ bản về chiến lược và tổ chức, mà khởi đầu là kiến thức về những lợi ích email marketing có thể mang lại cho công ty bạn và bạn có thể làm gì để xây dựng một khung tham chiếu đúng đắn giúp phát triển chương trình của mình. Thứ hai là lời lý giải về các ý tưởng đằng sau những hệ thống email marketing hiệu quả. Trong thế giới trực tuyến năng động, những hướng dẫn cụ thể về việc truyền tải email gì, ở đâu, và khi nào chỉ có giá trị nhất thời.

Với ebook Sự thật về marketing qua email của Simms Jenkins , bạn sẽ tìm thấy những thông tin cơ bản và các kiến thức sâu sắc cần thiết, nhờ đó bạn có thể đánh giá được các hoạt động email marketing hiện tại của mình và cải thiện chúng. Từ đó tiết kiệm chi phí cho bản thân, doanh nghiệp cũng như nâng cao doanh số, lợi nhuận của mình.

“Simms có biệt tài làm đơn giản hóa thế giới email phức tạp. Từ chuyên gia email marketing mới vào nghề cho tới người hâm mộ hình thức email, cuốn Sự thật về email marketing này đều có thể đem lại những kiến thức sâu sắc và những thông tin gợi mở tư duy mà tất cả chúng ta đều có thể áp dụng trong các hoạt động marketing trực tuyến và marketing qua email.”


 Download ebook tại đây!


xu hướng marketing 2021
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Các xu hướng tiếp thị kỹ thuật số hàng đầu cho năm 2020 và 2021 (P4)

Trong phần này, Levica sẽ giới thiệu đến bạn các xu hướng tiếp thị internet mới nhất năm 2020 và 2021.

Bạn có thể xem đầy đủ 4 phần của bài viết tại đây:

Phần 1: Xu hướng tìm kiếm trực tuyến mới nhất và những dự đoán

Phần 2: Dự đoán và xu hướng truyền thông xã hội mới nhất

Phần 3: Các dự đoán và xu hướng phát triển web mới nhất

Phần 4: Các dự đoán và xu hướng tiếp thị Internet đang diễn ra mới nhất

—–

Phần 4: Các dự đoán và xu hướng tiếp thị Internet đang diễn ra mới nhất

1. Tiếp thị nội dung

2. Tốc độ trang

3. Nội dung do người dùng tạo

Cũng giống như kính phi công và chiếc váy đen nhỏ, đó là những thứ không hề lỗi mốt. Dưới đây là ba xu hướng tiếp thị trực tuyến đã thịnh hành trong vài năm qua và sẽ tiếp tục lớn mạnh trong thế giới tiếp thị kỹ thuật số.

1. Tiếp thị nội dung

Chúng ta đã nói về tự động hóa tiếp thị, tiếp thị qua email và video, vì vậy chắc chắn không có gì ngạc nhiên khi tiếp thị nội dung sẽ sớm đến thôi. Tiếp thị nội dung có lợi ích gấp đôi gồm:

1. Bạn đang tăng xếp hạng tìm kiếm của mình với nội dung chất lượng cao và sử dụng từ khóa chiến lược để có thêm lưu lượng truy cập từ đối tượng mục tiêu.

2. Bạn đang cung cấp thông tin có giá trị giúp bạn nổi bật với tư cách là người có thẩm quyền, bạn xây dựng được lòng tin, tạo sự tương tác và thu hút khách hàng trung thành.

Chìa khóa để thành công với tiếp thị nội dung đến từ một vài yếu tố khác nhau. Về cơ bản là biết và tận dụng các từ khóa bạn muốn xếp hạng, cung cấp nội dung cho mọi giai đoạn trong kênh bán hàng từ khách mới truy cập đến khách hàng trung thành và xây dựng sự tương tác để tạo đại sứ thương hiệu, người đang chia sẻ nội dung của bạn.

Một số hình thức tiếp thị nội dung hiệu quả nhất giúp bạn đạt được những mục tiêu này bao gồm:

  • Các bài đăng trên blog để chia sẻ tin tức công ty và thông tin liên quan đến ngành của bạn.
  • Các trang dịch vụ mới giúp bạn nhắm mục tiêu từ khóa đồng thời cung cấp cái nhìn sâu hơn về doanh nghiệp.
  • Video và hình ảnh để tạo sự quan tâm
  • Câu hỏi thường gặp
  • Gửi bản tin qua email để tiếp tục tương tác và cập nhật thông tin cho khách hàng
  • Các nghiên cứu điển hình để làm bằng chứng về sự thành công của bạn.

2. Tốc độ trang

Trang tải chậm là lý do số một khiến người dùng rời khỏi trang web trong vòng một phút sau khi truy cập trang (còn được gọi là tỷ lệ thoát) — ngay cả một hoặc hai giây chậm trễ về cách tải trang có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ chuyển đổi của bạn.

Tin tốt là bạn có thể tăng tốc thời gian tải trang của mình khá dễ dàng. Trước tiên, hãy tối ưu hóa hình ảnh và đảm bảo không có tệp hình ảnh lớn. Nếu có, hãy nén chúng xuống nhỏ hơn 100KB.

Tiếp theo, giảm số lượng chuyển hướng nội bộ, cụ thể là các chuỗi chuyển hướng trải qua một số chuyển hướng trước khi đến đúng URL và các liên kết nội bộ để chuyển hướng. Giảm những điều này thì bạn sẽ có điểm cộng từ Google.

3. Nội dung do người dùng tạo (UGC)

Khi được kiểm duyệt thích hợp, nội dung do người dùng tạo có thể là một công cụ mạnh mẽ cho trang web của bạn cả về SEO và trải nghiệm người dùng.

Nội dung do người dùng tạo (UGC) không cần phải phức tạp hoặc chuyên sâu; nó có thể đơn giản là đánh giá của người dùng về một sản phẩm trên trang thương mại điện tử, nhận xét về một bài viết trên blog hoặc phần Hỏi và Đáp nơi mọi người có thể đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời họ cần. Trước tiên, hãy xem xét những lợi ích sau:

  • Cập nhật nội dung – Google yêu thích nội dung mới, cập nhật và bất kỳ khi nào nhận xét, đánh giá hoặc câu hỏi được thêm vào, nội dung sẽ được cập nhật.
  • Độ dài nội dung – Thông thường, nội dung dài hơn có thể cải thiện thứ hạng của công cụ tìm kiếm vì giả định rằng nhiều nội dung hơn = tài nguyên toàn diện. Ví dụ: mô tả sản phẩm có thể ngắn, nhưng có đánh giá của khách hàng trên trang có thể thêm độ dài cần thiết để thúc đẩy SEO.
  • Tính độc đáo của nội dung – Nội dung trùng lặp có thể gây hại cho SEO, nhưng đối với những thứ như mô tả sản phẩm, có rất ít cách để làm cho sản phẩm của bạn nổi bật so với hàng nghìn mô tả sản phẩm tương tự, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng nội dung từ nhà sản xuất. Đánh giá và nhận xét của người dùng có thể cải thiện tính độc đáo, một lần nữa, thúc đẩy xếp hạng tìm kiếm của bạn.

Điều quan trọng là đảm bảo bạn đang kiểm duyệt mọi nội dung do người dùng tạo. Một số cài đặt nhất định cho blog có thể được triển khai để cắt giảm spam, ngăn các bài đăng liên kết và lọc các nhận xét các từ cụ thể. Bạn cũng có thể kiểm duyệt UGC của mình theo cách thủ công, mặc dù điều đó có thể khó khăn khi bạn có một lượng lớn nhận xét và đánh giá.

Bạn dự đoán xu hướng tiếp thị kỹ thuật số nào sẽ tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh trong năm tới?

Tiếp thị kỹ thuật số liên tục thay đổi. Chúng tôi nghĩ rằng các chiến thuật và ý tưởng trên sẽ là những yếu tố thay đổi cuộc chơi rất lớn trong tương lai gần. Bạn nghĩ sao? Bạn dự đoán xu hướng tiếp thị nào sẽ xuất hiện? Hãy chia sẻ cùng Levica nhé!

Levica lược dịch từ theedigital.com

Skip to toolbar