Tag: tỷ lệ chuyển đổi

cách tăng tỷ lệ chuyển đổi
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Ý tưởng Marketing

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P2)

Nếu việc chuyển đổi khách hàng đã khó thì chuyển đổi những người mới truy cập web lần đầu lại càng khó hơn. Nhưng không phải là không thể nếu bạn biết cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi CRO. Ở phần 2 này, Levica sẽ gợi ý cho bạn các chiến lược giúp tối ưu hóa trang web và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Hãy cùng xem đó là những chiến lược gì nhé!

Dưới đây là 15 chiến lược tiếp thị CRO hiệu quả:

1. Sử dụng các hình minh họa tùy chỉnh trên trang web và các trang đích

2. Tập trung cho trang chủ

3. Sử dụng không gian phía trên cùng của website một cách thông minh

4. Loại bỏ thứ gây nhiễu thị giác

5. Giới hạn các tùy chọn điều hướng

6. Tạo luồng hành động rõ ràng

7. Làm cho trang web dễ đọc

8. Giữ đúng hình ảnh thương hiệu

9. Chỉ yêu cầu một điều

10. Loại bỏ sự bận tâm

11. Tối ưu hóa tốc độ tải trang

12. Tối ưu hóa cho điện thoại di động

13. Sử dụng bằng chứng xã hội

14. Thiết kế cho người dùng của bạn

15. Trình bày một đề xuất có giá trị, duy nhất và rõ ràng

Hãy xem xét từng chiến lược này để khám phá cách bạn có thể triển khai chúng trên trang web của riêng mình nhé.

1. Sử dụng các hình minh họa tùy chỉnh trên trang web và các trang đích

Hình ảnh minh họa giúp bạn giao tiếp nhanh chóng

Hãy nhìn vào hình trên.

Bạn xác định con chim hồng hạc ở bên trái nhanh hơn việc đọc và xử lý phần chữ ở bên phải, phải không? Cả hai đều cung cấp cho bạn những thông tin giống nhau. Nhưng, hình ảnh đi nhanh hơn theo cấp số nhân.

Con người là sinh vật trực quan. Nếu bạn muốn thu hút sự chú ý và giao tiếp nhanh chóng thì hình ảnh sẽ chiếm ưu thế hơn so với phần chữ.

Như Levica đã giải thích trước đây:

  • Hình minh họa có thể mô tả bất kỳ nội dung nào, và theo bất kỳ phong cách nghệ thuật nào mà bạn có thể tưởng tượng. Mặc dù Photoshop đã giải phóng các bức ảnh khỏi phạm vi thực tế nhưng chúng vẫn không thể phù hợp với các hình minh họa đặc biệt và có tính tập trung vào thương hiệu.
  • Hình minh họa tùy chỉnh có thể truyền đạt các khái niệm khó hiểu rất nhanh chóng. Điều này cực kỳ hữu ích cho các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mới hoặc dịch vụ phức tạp.
  • Hình ảnh minh họa có thể nắm bắt và truyền đạt cảm xúc rất hiệu quả. Vì 95% việc mua hàng là do cảm xúc thúc đẩy nên điều đó làm cho hình ảnh minh họa trở thành công cụ bán hàng rất mạnh mẽ. Đó là một lý do tại sao một số công ty thành công khi đưa hình ảnh minh họa vào logo công ty của họ.
  • Khi được sử dụng nhất quán trong toàn bộ thương hiệu trực quan, các hình ảnh minh họa tùy chỉnh (hoặc hệ thống minh họa thương hiệu) sẽ tạo ra được một bản sắc trực quan độc đáo, dễ nhớ và dễ nhận biết cho một doanh nghiệp.

Hình minh họa tùy chỉnh có thể truyền đạt thông tin có giá trị về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của bạn một cách nhanh chóng. Hãy sử các dụng công cụ trực quan mạnh mẽ này để giúp những vị khách hàng tiềm năng bắt đầu cảm thấy thú vị về thương hiệu và giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Đây là lý do tại sao minh họa phát huy tác dụng để xây dựng sự công nhận thương hiệu và thúc đẩy chuyển đổi nhanh hơn

Hình minh họa tùy chỉnh cho mọi người thấy bạn giải quyết vấn đề của họ

Khách truy cập vào trang web chưa biết họ có quan tâm đến thương hiệu của bạn hay không vì họ đang tìm kiếm nội dung phù hợp với nhu cầu của họ.

Và nếu họ không nhìn thấy nó nhanh chóng thì trong vòng khoảng 15 giây, họ sẽ nhấp vào website khác để tìm tiếp.

Vì vậy, nếu bạn muốn có bất kỳ hy vọng nào về việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng (và cuối cùng là khách hàng trung thành và người ủng hộ thương hiệu), bạn phải giao tiếp được với họ một cách nhanh chóng.

Và, bởi vì cơ hội của bạn quá ngắn, bạn không thể nói bất cứ điều gì.

Bạn phải viết đúng thông điệp họ cần. Đó là lý do tại sao bước một là đặt một hình minh họa tùy chỉnh hiển thị chính xác cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ngay ở đầu trang web.

Hình minh họa cho thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hoạt động như thế nào để giữ chân người mới lần đầu truy cập vì họ đã tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm.

Hình minh họa tùy chỉnh giúp tạo sự khác biệt cho hình ảnh thương hiệu của bạn

Khi bạn đã cho khách hàng tiềm năng thấy rằng bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề của họ thì bạn đã có thêm một ít thời gian để “nói chuyện” với họ, tuy không nhiều, nhưng đủ để bạn đặt chân vào trong tâm trí khách hàng.

Đây là lúc những khách hàng tiềm năng sẽ bắt đầu hỏi, “Tại sao tôi nên chọn bạn?”

Giờ vàng đã đến, bạn cần tạo được sự khác biệt với tất cả các đối thủ cạnh tranh.

Và, để làm được điều đó, bạn phải làm rõ chính xác thương hiệu của bạn là ai.

Việc xây dựng một bản sắc thương hiệu đích thực và mạnh mẽ đến đâu là tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn. Và, con đường nhanh nhất từ chẳng biết gì về thương hiệu đến hiểu biết sơ sơ về thương hiệu là một hệ thống minh họa tùy chỉnh.

Hệ thống minh họa là gì?

Hệ thống minh họa là một loạt các hình minh họa và đồ họa hỗ trợ có thể được sử dụng để tạo ra trải nghiệm hình ảnh nhất quán cho người dùng. Chúng thường được sử dụng để giúp các thương hiệu tạo ra một bản sắc trực quan dễ nhận biết. Các hình minh họa có thể được sử dụng trên trang web, trong tiếp thị qua email, bài đăng trên mạng xã hội, tiếp thị in ấn, hàng hóa, v.v.

Sức mạnh của hệ thống minh họa nằm ở việc cung cấp thông tin trực quan nhanh chóng kết hợp với tính linh hoạt và nhất quán.

Minh họa kỹ thuật số đã đi được một chặng đường dài. Với các chương trình như Adobe Illustrator, giờ đây bạn có thể phát triển cả đồ họa phức tạp và đơn giản, có thể trộn và sửa lại để tạo ra các hình minh họa mới, phù hợp với ngữ cảnh.

Điều đó có nghĩa là khoản đầu tư ban đầu vào những hình minh họa này có thể mang lại lợi nhuận lâu dài khi bạn tiếp tục sử dụng những hình minh họa đó để tạo ra cái mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của bạn… và tạo ra trải nghiệm thương hiệu nhất quán cho người dùng.

Vì vậy, hãy làm việc với nhà thiết kế hình ảnh minh họa để phát triển một loạt các hình ảnh minh họa cho trang web nhằm thể hiện bản chất của thương hiệu đồng thời truyền đạt thông tin cần thiết về dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn.

Ashlee McKay, một họa sĩ minh họa cho nền tảng quản lý bán hàng trực tuyến Zibbet, giải thích cách tiếp cận của cô ấy khi thiết kế hệ thống minh họa thương hiệu của Zibbet như sau:

Phương pháp thiết kế của tôi cho các dự án là coi các hình minh họa giống như một cố vấn để sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ quá trình ra quyết định của người dùng và cố gắng hiểu cảm giác của người dùng ở tất cả các bước của hành trình.

Hình ảnh do Zibbet.com cung cấp

Nếu bạn cũng phát triển các hình ảnh minh họa có thể hoạt động như một cố vấn, thì những khách hàng tiềm năng truy cập vào trang web sẽ biết đến và ghi nhớ sản phẩm và thương hiệu của bạn một cách nhanh chóng, rồi họ sẽ có nhiều khả năng thực hiện hành động mà bạn mong muốn.

Hãy sử dụng những hình ảnh minh họa này trong tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng và sự công nhận thương hiệu của bạn sẽ tăng cao.

Tính nhất quán của thương hiệu là chìa khóa

Công cụ xây dựng thương hiệu mạnh mẽ nhất là tính nhất quán. Hãy tìm hiểu thêm về cách tạo trải nghiệm thương hiệu nhất quán và loại bỏ đối thủ cạnh tranh của bạn.

Hình minh họa tùy chỉnh củng cố mối quan hệ của bạn qua email

Nếu bạn đã xây dựng được một hệ thống minh họa thương hiệu và triển khai nó trên toàn bộ trang web của mình, thì bạn đã thực hiện được một bước quan trọng trong việc tạo ra quy trình thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng rồi đấy. Nhưng như vậy vẫn chưa xong việc đâu.

Bước cuối cùng là xây dựng sự nhất quán trong thông điệp và cách trình bày thương hiệu. Và, tiếp thị qua email là phương pháp để làm điều đó.

Hãy đặt một mẫu đăng ký được thiết kế đẹp trên trang web. Mẫu này có thể dùng để khuyến khích mọi người đăng ký blog, nhận nội dung có giá trị liên quan đến sản phẩm hoặc nhận bản tin. Hãy chọn một mẫu đăng ký phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Điều không thể thiếu trong mẫu đăng ký là bạn hãy yêu cầu địa chỉ email của người dùng.

Sau khi người dùng đã đăng ký, hãy tiếp tục bằng một loạt email tổng hợp có các hình minh họa mang thể hiện tính cách thương hiệu đặc trưng để nhắc nhở mọi người bạn là ai và từ đó tạo được trải nghiệm nhất quán cho người dùng. Điều này sẽ giúp công ty luôn được chú ý đến và củng cố mối quan hệ mà bạn đã bắt đầu xây dựng.

Có chắc là email chào mừng của bạn hiệu quả nhất có thể không?

Email chào mừng vô cùng quan trọng. Chúng thường có tỷ lệ mở cao hơn và khả năng mang lại doanh thu cao hơn hầu hết các email khác. Vì vậy, đừng lãng phí cơ hội – hãy học cách truyền tải đúng thông điệp ngay trong email chào mừng.

2. Tập trung cho trang chủ

Trang chủ được cho là trang quan trọng nhất trên web. Hầu hết khách truy cập vào web đều bắt đầu từ đó. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đang đầu tư tốt cho nó.

Để xem xét cách bạn có thể đánh giá xem khi nào là cần thiết để cập nhật lại trang web doanh nghiệp nhỏ của mình thì bạn cần chú ý:

Website phải hoạt động vì bạn chứ không phải chống lại bạn. Nguy cơ vuột mất khả năng chuyển đổi cao là do thiết kế web yếu hoặc trải nghiệm người dùng kém.

Trang chủ không nên chỉ để giới thiệu doanh nghiệp mà cũng nên bao gồm một lời kêu gọi hành động được trình bày rõ ràng.

Bằng cách đặt CTA trên trang chủ, bạn sẽ loại bỏ được phiền hà cho khách khi phải tìm kiếm hoặc chờ được điều hướng đến một trang khác. Điều này giúp những khách đã sẵn sàng mua hàng nhanh chóng tìm được những gì họ cần khi đến trang web của bạn.

Điều này cũng tăng cơ hội thu hút sự chú ý của những người xem ít động lực mua hàng hơn và khuyến khích họ hành động trước khi họ mất đi hứng thú và lang thang đến website khác. Đây là cách tăng khả năng chuyển đổi cho những nhóm khách hàng này.

3. Sử dụng không gian phía trên cùng của website một cách thông minh

Các chủ doanh nghiệp thông minh nhận thấy rằng việc đặt biểu mẫu chuyển đổi trong trang đầu tiên sẽ mang lại kết quả ấn tượng nhất.

Bất kỳ thứ gì được đặt “trong trang đầu tiên” đều được coi là giá trị nhất của trang web. Đó là nơi mà độ tương tác với thương hiệu được diễn ra cao nhất và lâu dài nhất.

Thời gian tương tác thường đạt đỉnh trong trang đầu tiên. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ muốn đưa các yếu tố quan trọng nhất của trang – như biểu mẫu chuyển đổi – lên trang vị trí cao bên trên trang web càng tốt

4. Loại bỏ thứ gây nhiễu thị giác

Một trang web quá nhiều hình ảnh rối ren là một trang không thành công.

Nếu trang web của bạn có quá nhiều nút mà mọi người có thể nhấp vào, quảng cáo nhấp nháy và nhiều chữ quá thì người xem không biết phải tìm ở đâu. Do đó, người xem có thể bỏ lỡ yếu tố chuyển đổi quan trọng nhất trên trang web – đó là lời gọi hành động.

Jayson DeMers, người sáng lập và Giám đốc điều hành của AudienceBloom, đã chỉ ra rằng:

Đôi khi, các công ty sẽ chèn CTA vào giữa các tài liệu dễ đọc và có tính tương tác cao. Ví dụ: bạn có thể chèn biểu mẫu đăng ký email bên cạnh quảng cáo được trả tiền bởi những nhà tài trợ hoặc chèn CTA ở cuối bài blog, nơi cũng có các liên kết đến các bài viết có nội dung liên quan khác. Khi bạn phân chia sự chú ý của người dùng theo cách này, bạn đang chia cơ hội người dùng sẽ chuyển đổi thành từng phần nhỏ so với trước đây.

Vì vậy, hãy loại bỏ sự lộn xộn về hình ảnh.

Loại bỏ các yếu tố thiết kế đồ họa không cần thiết. Đơn giản các copy. Sử dụng không gian trắng trong thiết kế web.

Trang chủ của Pandora là một ví dụ điển hình trong việc loại bỏ các yếu tố gây nhiễu thị giác. Lời kêu gọi hành động của họ được thả nổi trên một không gian âm thanh màu xanh lam. Và kết quả là, ánh mắt của người xem dễ dàng bị thu hút vào CTA của họ.

5. Giới hạn các tùy chọn điều hướng

Lý tưởng nhất là bạn muốn khách hàng ở lại web mình đủ lâu để tương tác với nút CTA.

Một cách để đạt được điều này là hãy giới hạn số lượng vị trí mà người xem có thể nhấp vào.

Chỉ nên bao gồm các tùy chọn điều hướng cần thiết trên menu chính. (Đối với các trang đích, bạn có thể xem xét loại bỏ hoàn toàn các menu điều hướng.)

Ngay cả khi bạn có một trang web phức tạp với nhiều trang và nhiều thông tin, bạn có thể chia sẻ phần còn lại của trang web sau khi họ đã chuyển đổi.

Nếu mục tiêu của bạn là tăng chuyển đổi, hãy vẽ cho khách hàng một con đường rõ ràng. Tránh bất kỳ hình ảnh hoặc liên kết gây mất tập trung nào có thể khiến họ mất sự chú ý vào biểu mẫu.

Amazon sử dụng tốt phương pháp hay nhất này trên các trang thanh toán của mình.

Một trang Amazon điển hình có hàng tá liên kết đến các sản phẩm liên quan. Điều này có lý, vì Amazon muốn cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn nhất có thể. Nhưng ngay sau khi bạn bước vào quá trình thanh toán, tất cả các liên kết gây mất tập trung sẽ bị loại bỏ, chỉ để lại biểu mẫu thanh toán.

Nhưng đối với các biểu mẫu yêu cầu một hoặc hai thông tin (như biểu mẫu đăng ký bản tin), thì việc loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng lại không cần thiết, vì bạn không cần sự chú ý của khách hàng trong thời gian dài.

Đối với các biểu mẫu dài hơn, phức tạp hơn, hãy cân nhắc thiết kế không gian biểu mẫu rộng rãi, không gây phân tâm để đảm bảo khách hàng không nhấp chuột đi chỗ khác.

6. Tạo luồng hành động rõ ràng

Bạn muốn đi dạo ở đâu – xuống Versailles hay đi qua nhà người bạn đầy ắp đồ thời trang, đồ nấu nướng bẩn thỉu của năm 1970 và hàng đống các vấn đề về địa lý quốc gia?

Chỉ cần bạn có hướng đi rõ ràng và hấp dẫn.

Cái còn lại… thì không cần gì nhiều nữa.

Hãy thiết kế web làm sao tạo ra được đường dẫn rõ ràng, hợp lý để khách theo dõi. Hãy sử dụng hình ảnh và phần chữ để hướng mắt người xem đến phần thông tin hoặc bước tiếp theo trong quy trình.

Hành trình để người xem hoàn thành lời kêu gọi hành động của bạn nên đơn giản và dễ hiểu. Nếu người xem có thể dễ dàng đi theo con đường mà bạn đã vạch ra cho họ, họ sẽ có xu hướng làm theo y như vậy.

7. Làm cho trang web dễ đọc

Lựa chọn phông chữ và khoảng cách dòng là các yếu tố quan trọng trong thiết kế web – và là yếu tố quan trọng cần xem xét khi bạn muốn giảm bớt sự khó chịu cho người xem.

Nếu phần chữ trên trang khó đọc, họ có thể sẽ không muốn phí thời gian ở lại.

Họ sẽ nhấp vào chỗ khác.

Và, đừng quên khoảng cách dòng.

Khoảng cách dòng là khoảng cách dọc giữa hai dòng văn bản. Văn bản bị cắt khúc gần nhau hoặc khoảng cách quá rộng sẽ khó đọc hơn. Theo Kiểu chữ thực tế thì khoảng cách dòng tối ưu là 120% – 145% kích thước chữ.

Levica lược dịch từ crowdspring.com

Xem đầy đủ 3 phần của bài viết tại đây:

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P1)

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P2)

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P3)

cách tăng tỷ lệ chuyển đổi
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Ý tưởng Marketing

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P1)

Hầu hết các nhà tiếp thị và chủ doanh nghiệp nhỏ đều ám ảnh về lượng truy cập vào các trang web của họ.

Lượng truy cập web rất quan trọng – nó thu hút sự chú ý, mức độ xác thực nhất định và cơ hội chuyển đổi khách truy cập thành người dùng hoặc khách hàng trả tiền.

Nhưng cho dù bạn chỉ mới bắt đầu kinh doanh và viết kế hoạch kinh doanh hay đang cố gắng phát triển một doanh nghiệp hiện có thì lượng truy cập thôi vẫn chưa đủ.

Bạn phải thực sự chuyển đổi được khách truy cập thành khách hàng trả tiền.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi những khách mới truy cập lần đầu không hề dễ dàng.

Tại sao? Bởi vì những khách mới truy cập lần đầu chưa biết gì về doanh nghiệp của bạn.

Những người không quen thuộc với doanh nghiệp có thể tình cờ thấy trang chủ của bạn (may mắn cho bạn). Tuy nhiên, những người đó chưa sẵn sàng mua – nhưng họ sẵn sàng để được thuyết phục.

Trang web của bạn chỉ có vài giây để thuyết phục khách truy cập rằng bạn có thể đưa ra giải pháp cho vấn đề của họ.

Và đó là một cuộc mua bán rất khó khăn. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn cách bạn có thể thuyết phục họ.

Trong phần 1 này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những khái niệm cơ bản liên quan đến tỷ lệ chuyển, sức mạnh của việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi và lý do tại sao bạn nên tập trung để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi tổng thể của mình.

Tỷ lệ chuyển đổi là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm khách truy cập hoàn thành hành động mong muốn mà bạn muốn họ thực hiện. Ví dụ: bạn có thể muốn họ đăng ký dịch vụ, điền biểu mẫu hoặc mua sản phẩm, dịch vụ.

Tỷ lệ chuyển đổi được tính bằng cách chia tổng số chuyển đổi cho tổng số khách truy cập trang web và nhân với 100 để có tỷ lệ phần trăm.

Tỷ lệ chuyển đổi có thể hơi phức tạp nếu một người có thể chuyển đổi trên mỗi phiên (truy cập) vào trang web. Trong trường hợp đó, hãy chia số lượng chuyển đổi cho số phiên nhất định (số lần nhất định một khách truy cập vào trang web).

Và, nếu bạn bán việc đăng ký sản phẩm kỹ thuật số, sản phẩm hoặc dịch vụ thì hãy chia số lượng chuyển đổi cho số lượng khách truy cập.

Chuyển đổi là gì?

Chuyển đổi là khi khách truy cập vào trang đích thực hiện hành động mà bạn dự định họ sẽ thực hiện và hoàn thành mục tiêu. Ví dụ: nếu bạn bán sản phẩm trên web, mục tiêu chính là để người dùng mua thứ gì đó. Đây được gọi là chuyển đổi vĩ mô.

Bạn cũng có thể bao gồm các chuyển đổi nhỏ hơn, xảy ra trước khi người dùng hoàn thành một chuyển đổi vĩ mô. Ví dụ: bạn có thể yêu cầu một người dùng đăng ký nhận bản tin hoặc nhận email từ bạn. Đây được gọi là những chuyển đổi vi mô.

Ví dụ về chuyển đổi

Ví dụ về chuyển đổi vĩ mô:

  • Mua sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Yêu cầu bảng ước tính, báo giá hoặc tư vấn

Ví dụ về chuyển đổi vi mô:

  • Đăng ký nhận bản tin email
  • Tạo tài khoản
  • Sử dụng tính năng trò chuyện để nói chuyện với nhóm hỗ trợ hoặc bán hàng
  • Thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Cách tính tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi là một công thức đơn giản:

Bạn xác định (các) mục tiêu của mình và sau đó chỉ cần theo dõi lượng khách truy cập.

Tỷ lệ chuyển đổi trung bình cho các trang web bán sản phẩm và dịch vụ là 1% – 2%. Nhưng một số trang web có tỷ lệ chuyển đổi lên gấp 2 hoặc 3 lần (hoặc hơn!).

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là gì?

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO), là quá trình tinh chỉnh, thử nghiệm và cải thiện trang web, nội dung web để tăng chuyển đổi.

Tỷ lệ chuyển đổi cao có nghĩa là trang web của bạn được thiết kế tốt, được định dạng tối ưu và đủ sức thu hút đối tượng mục tiêu.

Tỷ lệ chuyển đổi thấp có nghĩa là có những điểm xung đột trên trang web, ngăn bạn tăng doanh số bán hàng hoặc lượng đăng ký trừ khi bạn giải quyết được những điểm xung đột đó.

Chuyển đổi có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trên trang web, bao gồm trang chủ, các trang đích, trang định giá, blog, các trang giải thích, v.v.

Tất nhiên, để phát triển doanh nghiệp, bạn phải thiết kế trang web và tất cả các trang đích theo hướng chuyển đổi khách truy cập thành khách trả tiền. Tỷ lệ chuyển đổi của bạn càng tốt, bạn càng hiệu quả trong việc chuyển đổi lưu lượng truy cập thành khách hàng trả tiền.

Để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, bạn phải tối ưu hóa từng trang đích để tăng chuyển đổi.

Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh, thì việc tối ưu hóa chuyển đổi ngay từ đầu sẽ xây dựng nền tảng vững chắc hơn cho tất cả nỗ lực tiếp thị tiếp theo của bạn.

Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp và đang cân nhắc việc thay đổi thương hiệu, hãy đảm bảo rằng bạn xem việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là một phần của chiến lược thay đổi thương hiệu này.

Khi nào CRO phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Các nỗ lực tiếp thị trên mạng xã hội, tiếp thị trong nước và tiếp thị nội dung sẽ là lãng phí và lãng phí luôn thời gian, tiền bạc nếu trang web, bao gồm tất cả các trang đích, không đủ tính năng để chuyển đổi những người mà bạn đã tốn công điều hướng họ đến với trang web của mình.

Với việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi thích hợp, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn là lưu lượng truy cập web hiện tại và bạn cũng sẽ chuyển đổi được lưu lượng truy cập mới với tỷ lệ cao hơn.

Mặc dù đây là một khái niệm đơn giản, nhưng việc đặt mục tiêu chuyển đổi là không hề đơn giản. Bạn không nên nghĩ đơn giản như một trang chuyển đổi 25 người mỗi tuần thì bạn có thể dễ dàng tăng mức này lên thành 50 người mỗi tuần.

Vấn đề không phải là đặt mục tiêu chuyển đổi để tăng gấp đôi lượng chuyển đổi mà bạn muốn tăng gấp đôi lượng chuyển đổi cho mỗi lượng X số lượng khách truy cập vào web.

Điều gì cản trở CRO đối với hầu hết các doanh nghiệp?

Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và công ty khởi nghiệp đều gặp vấn đề với việc tối ưu hóa chuyển đổi vì họ thiếu nhận diện thương hiệu. Nói một cách đơn giản, không nhiều người biết về họ.

Đây là một vấn đề liên quan đến nhận diện thương hiệu, nó là điều kiện tiên quyết để bán hàng. Theo Revecka Jallad, đối tác quản lý tại DIVISA và là thành viên hội đồng Forbes nói rằng:

Khi đề cập đến quyết định mua hàng, các nghiên cứu cho thấy rằng những thương hiệu mà người tiêu dùng dễ nhận ra nhất, có nhiều khả năng nằm trong nhóm cân nhắc mua hàng của họ hơn.

Hoặc, nếu bạn thích nghe về những con số thì, Larry Kim, người sáng lập Mobile Monkey, nói theo cách này:

Khách truy cập lặp lại hoạt động như một kiểu đại diện cho mức độ quan tâm dành cho thương hiệu – và họ chuyển đổi cao hơn 2-3 lần so với khách truy cập lần đầu.

Việc đạt được mối quan tâm dành cho thương hiệu (và doanh số bán hàng) bắt đầu bằng việc tạo nên được sự công nhận thương hiệu. Khách hàng tiềm năng không nhận ra thương hiệu của bạn. Vì vậy, bạn phải nhanh chóng giải quyết vấn đề đó.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp mới (vì phần lớn lưu lượng truy cập của bạn là mới toanh) và các doanh nghiệp nhỏ (vì không có ngân sách tiếp thị cũng như xây dựng thương hiệu lớn).

Vì vậy, chiến lược tối ưu hóa chuyển đổi nào có thể giúp bạn nhanh chóng thu hẹp khoảng cách nhận diện thương hiệu này? Mời bạn xem tiếp phần 2 và phần 3 của bài viết để biết được câu trả lời.

Levica lược dịch từ crowdspring.com

Xem đầy đủ 3 phần của bài viết tại đây:

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P1)

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P2)

Cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho website 2020 (P3)

cách tăng tỷ lệ chuyển đổi
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

5 thủ thuật tâm lý tiêu dùng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi

Mọi hành động đều xuất phát từ não bộ của chúng ta! Tâm lý tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng tiềm năng tin vào những gì họ mua là chính xác và phù hợp với nhu cầu của họ.

Dưới đây là 5 cách tuyệt vời giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách tập trung vào tâm lý tiêu dùng của khách hàng:

1- Giảm rào cản mua sắm

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Tiến sĩ Robert Cialdini, giáo sư tâm lý học tại đại học bang Arizona phân tích quá trình quyên góp của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Nghiên cứu này kiểm tra tác động của hai cụm từ khác nhau được sử dụng khi họ kêu gọi quyên góp.

Dưới đây là 02 thông điệp được sử dụng khi họ đi gõ cửa từng nhà để xin quyên góp. Nhà nghiên cứu đã kiểm chứng được tính hiệu quả của mỗi thông điệp có câu chữ khác nhau.

– Thông điệp 1: “Bạn có thể giúp đỡ bằng cách quyên góp không?”

– Thông điệp 2: “Bạn có thể giúp đỡ bằng cách quyên góp không? Mỗi ít tiền thôi cũng rất ý nghĩa”

Mỗi thông điệp có sự khác biệt chút ít phải không?

Tuy chỉ một chút thay đổi trong câu chữ nhưng kết quả vô cùng bất ngờ đấy.

Kết quả là những người được hỏi bằng thông điệp thứ 2 có thiện chí quyên góp cao gần gấp 2 lần so với những người được hỏi bằng thông điệp 1.

Chúng ta có thể dễ dàng kết luận rằng người đọc mẫu kêu gọi sẽ có xu hướng thực hiện hành động khi bạn khiến cho hành động đó nằm trong tầm tay của họ. Các doanh nghiệp có thể sử dụng thủ thuật này để tăng doanh số.

Mọi người sẽ dễ quyết định mua hàng hơn khi việc mua hàng đó đơn giản và nhanh chóng. Bạn có thắc mắc tại sao một số trang thương mại điện tử cung cấp dịch vụ trả tiền khi nhận hàng hay các công ty khác không yêu cầu thẻ tín dụng khi đăng ký thành viên không? Câu trả lời khá đơn giản vì mọi người sẽ mua nhiều hơn nếu các yêu cầu trở nên ít hơn.

Dưới đây là một số cách để giúp cho quá trình mua dễ dàng hơn:

_ Cung cấp dịch vụ thanh toán tiền mặt khi nhận hàng.

_ Áp dụng hình thức “Mua ngay bây giờ và trả tiền sau”.

_ Tạo điều kiện cho khách hàng trả góp hàng tháng thay vì phải thanh toán toàn bộ số tiền cùng một lúc.

_ Bao gồm “dịch vụ vận chuyển miễn phí”, “dùng thử sản phẩm miễn phí trước khi mua hàng”, “giảm giá XX% cho đơn hàng đầu tiên”, “các điều khoản theo từng tháng” và “các tiện ích đổi trả miễn phí”.

2- Tạo một vị trí trong tâm trí khách hàng tiềm năng

Trong cuốn sách của Al Ries, Positioning: The Battle for Your Mind, (tạm dịch: Định vị: Cuộc chiến cho tâm trí bạn), ông nói về cách bạn có thể sử dụng sức mạnh của việc Định Vị để đặt doanh nghiệp vào vị trí lý tưởng trong tâm trí người mua.

Jif, thương hiệu bơ đậu phộng nổi tiếng đã sử dụng khẩu hiệu, “Choosy Moms Choose Jif(Những bà mẹ kén chọn luôn chọn Jif) để định vị thương hiệu trong tâm trí của những bà mẹ, vốn là nhóm đối tượng mục tiêu lý tưởng của thương hiệu này.

Việc suy nghĩ về khách hàng tiềm năng và tạo ra một khẩu hiệu là rất quan trọng vì ngay lập tức, nó có thể đặt thương hiệu của bạn vào vùng lý tưởng của tâm trí khách hàng. Phân khúc khách hàng đóng một vai trò rất quan trọng ở đây.

3- Áp dụng “hiệu ứng Von Restorff” để thiết kế các yếu tố CTA

Còn được biết đến với tên gọi là “hiệu ứng cách ly”, nguyên tắc này nói rằng thiết kế, màu sắc và nút CTA (nút kêu gọi hành động) quan trọng hơn so với các yếu tố còn lại trên một trang quảng cáo.

Nói cách khác, bộ não con người thường ghi nhớ những gì nổi bật nhất.

Điểm mấu chốt ở đây là nếu bạn muốn mọi người nhấp vào thứ gì đó hoặc muốn mọi người nhớ đến thương hiệu của mình để mua đi mua lại sản phẩm / dùng đi dùng lại dịch vụ thì hãy thiết kế trang web và tất cả phần CTA có hiệu ứng Von Restorff.

Hãy xem ví dụ về CTA dưới đây từ postcardmania. Lưu ý về việc sử dụng màu sắc và tô sáng nút CTA chính. Sử dụng mũi tên đúng cách giúp hướng khách truy cập tập trung về phía nút CTA. Ngoài ra, hình nền cũng được làm mờ để tăng sự tập trung vào nút CTA.

Màu sắc thương hiệu rất quan trọng vì màu sắc quyết định tính cách của thương hiệu của bạn.

Gregory Ciotti đưa ra vài gợi ý về các lựa chọn màu sắc hấp dẫn nhất cho nam giới và phụ nữ. Thương hiệu của bạn nên chọn màu sắc tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu và chọn CTA có màu tương phản để giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.

4- Áp dụng “Hiệu ứng chim mồi” trong chiến lược định giá

Mọi người thích so sánh giá của sản phẩm trước khi mua một món hàng nào đó.

Thông thường các marketers bỏ qua nguyên tắc này khi hiển thị giá sản phẩm. Do đó, khách hàng không biết được mua sản phẩm nào là hời nhất cho túi tiền của họ và điều này dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi thấp.

Là một marketer, điều quan trọng là bạn phải giúp người mua quyết định được lựa chọn nào là đúng. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách áp dụng hiệu ứng chim mồi. Cách này có nghĩa là bạn cần hiển thị một hoặc hai tùy chọn bổ sung (được gọi là decoy) cho sản phẩm bạn muốn bán. Giữ giá của các sản phẩm khác cao hơn giá sản phẩm chính mà bạn muốn bán và các sản phẩm này nên có tính năng tương tự. Điều này sẽ tạo ra sự thiên vị nhận thức trong não của khách hàng tiềm năng và họ sẽ rơi vào bẫy của hiệu ứng này.

5- Tận dụng nguyên tắc khan hiếm

Mọi người sẽ nhanh chóng mua những sản phẩm khan hiếm chỉ vì họ cảm thấy có thể mất sản phẩm đó nếu họ không mua ngay lập tức. Đây được gọi là nguyên tắc khan hiếm.

Một trong những cách tốt nhất để bạn có thể tận dụng nguyên tắc này là bằng cách hiển thị dòng ghi chú nhỏ nhỏ như “chỉ còn lại 1 sản phẩm trong kho” hoặc “4 người đang xem sản phẩm này” ở xung quanh nút CTA để thuyết phục người đang xem nhấn mua ngay.

Các marketers đã áp dụng nhiều nguyên tắc tâm lý học trong nhiều năm qua. Với xu hướng chuyển sang thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến thì bây giờ đã đến lúc các marketers trực tuyến nên suy nghĩ thông minh hơn và thực hiện các chiến thuật trên để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Levica lược dịch từ upwardcommerce.com

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

7 bí quyết giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) cho website nhanh chóng

Chiến dịch marketing đều nhắm đến mục tiêu tăng doanh thu. Do đó tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) là một yếu tố “sống còn” đối với doanh nghiệp. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn đổ tiền và ra sức để SEO lên top, gia tăng lượng traffic cho website nhưng lại chỉ nhận được lèo tèo vài ba đơn hàng. Vậy mấu chốt vấn đề ở đây là gì? Dưới đây là các giải pháp tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) cho website, giúp bạn nâng cao doanh thu hiệu quả.

1. “Mời gọi khách hàng” một cách hấp dẫn và rõ ràng

Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) phụ thuộc rất lớn vào các giá trị mà bạn mang đến cho khách hàng. Nếu chỉ có 10 từ để giải thích tại sao người dùng nên mua sản phẩm từ website của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh thì bạn sẽ nói gì?

Rất nhiều marketer cố gắng cải thiện CR (Conversion Rate) bằng cách thay đổi giao diện web từ màu sắc, thiết kế, cỡ chữ cho đến định dạng nút, hình ảnh v.v… nhưng lại quên mất bước đầu tiên cần tập trung đó là tăng cường các đề xuất giá trị hấp dẫn và rõ ràng cho người dùng.

Liệt kê về tính năng sản phẩm là đứng về quan điểm của người bán, chưa đủ để hấp dẫn người dùng. Bạn cần nhấn mạnh về giá trị mà sản phẩm có thể mang lại cho khách hàng. “Tôi sẽ nhận được những giá trị lợi ích gì sau khi mua sản phẩm này? Tại sao tôi cần mua nó ở đây mà không phải từ một nơi nào khác?” là những câu hỏi mà người tiêu dùng thường tìm kiếm câu trả lời trước khi ra quyết định mua hàng.

Vậy làm sao để tạo nên một đề nghị hấp dẫn khiến người dùng phải “xiêu lòng”? A/B testing!

Muốn có được lời đề xuất giá trị đáng tin cậy và hiệu quả, không còn cách nào khác ngoài việc thử nghiệm. Bạn cần thử nghiệm nhiều lần qua phương pháp A/B Testing để tìm ra một kết quả tối ưu nhất, đảm bảo nó khác biệt so với lời chào mời của đối thủ.

2. Xây dựng phễu bán hàng

Đôi khi lý do khiến cho tỷ lệ chuyển đổi thấp đến từ sự vội vàng khi yêu cầu người dùng đăng ký, bán hàng của bạn. Nhiều người vào website của bạn có thể chỉ là để “ngắm nghía” chứ không phải muốn mua sắm hay đăng ký ngay lập tức. Vậy nên hãy cho người dùng có đủ thời gian chuẩn bị tâm lý trước khi đi đến quyết định chuyển đổi.

Đối với loại hình dịch vụ, sản phẩm phức tạp và trị giá cao như phầm mềm, khóa học trực tuyến, đôi khi bạn cần phải cung cấp bản giới thiệu hoặc dùng thử trước khi yêu cầu người dùng đăng ký hoặc mua hàng. Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể conversion rate.

Tuy nhiên trong một số trường hợp khác, điều bạn cần làm đó là kiềm chế sự nôn nóng muốn bán được hàng của bản thân và xây dựng một phễu bán hàng để củng cố lòng tin và phát triển mối quan hệ với người dùng.

tang ty le chuyen doi

Ví dụ:

Bạn có sản phẩm là “Một khóa học về content marketing”. Đây là cách mà bạn có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) cho sản phẩm này:

Nhu cầu của khách hàng:

Học về kỹ năng làm content marketing

Mong muốn của bạn:

Đăng ký tham gia khóa học của bạn

Bạn cần làm gì?

  • Cung cấp những cách làm content marketing hiệu quả thông qua blog, video, infographic,…
  • Đưa ra các lời khuyên hữu ích cho người dùng
  • Đề nghị khách hàng đăng ký địa chỉ email để nhận các tài liệu miễn phí
  • Tặng các tài liệu, video khóa học demo thông qua địa chỉ email
  • Cuối cùng gửi cho người dùng thông tin về khóa học đầy đủ và đề xuất đăng ký

3. Hạn chế thuật ngữ

Nếu là một giáo sư thì những diễn giải bằng thuật ngữ chuyên ngành sẽ có thể khiến bạn trông uyên bác hơn nhưng thật tiếc, đây là nơi để bán hàng chứ không phải là giảng đường. Bạn cần viết để tất cả mọi người đều có thể đọc và hiểu được. Do đó, hãy đưa ra những content marketing, thông điệp thật rõ ràng, súc tích và đơn giản.

4. Tạo dựng lòng tin

Zig Ziglar đã từng tuyên bố rằng có 4 lý do khiến cho người tiêu dùng không quyết định mua hàng, đó là: không cần, không có tiền, không gấp và không tin tưởng.

Bạn không thể làm gì với 3 lý do đầu tiên nhưng bạn hoàn toàn có thể tạo dựng lòng tin cho khách hàng. Vậy điều gì sẽ khiến người dùng tin tưởng vào 1 website nào đó?

Khi ghé thăm website của bạn thì giao diện thiết kế chính là điều mà người dùng chú ý đầu tiên. Hãy chú ý đến cách bố trí, font chữ, hình ảnh trên web để tạo nên sự đồng bộ và chuyên nghiệp.

Một sự hỗ trợ từ bên thứ 3 như các đánh giá tích cực của khách hàng, chứng thực từ giới chuyên môn, bài viết từ những nguồn nổi tiếng,… cũng sẽ khiến trang web của bạn trông đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần cập nhật thông tin website thường xuyên để người dùng biết nó đang “tồn tại”.

Đặc biệt, bạn không nên đưa ra các quảng cáo quá thổi phồng khi viết bài về tính năng, công dụng của sản phẩm/dịch vụ. Điều này sẽ khiến khách hàng dễ liên tưởng với những chiêu trò lừa đảo và hoài nghi về thương hiệu của bạn.

tang ty le chuyen doi_01

5. Đưa ra Call To Action hợp lý

Thông thường có 2 kiểu Call To Action hay được sử dụng:

  • Nút kêu gọi
  • Lời kêu gọi bằng text

Có rất nhiều cách để tạo nên một lời kêu gọi hành động gây ấn tượng cho khách hàng. Bạn nên dùng những động từ mạnh, thúc dục, có tính kêu gọi cao như: “Đăng ký ngay”, “Get started now”, “Grab a seat”,…

Hoặc có thể sử dụng Call To Action bằng các cụm từ tạo cảm giác giới hạn về mặt thời gian, số lượng ví dụ như: “Limited Time” (thời gian han chế), “Limited Edition” (xuất bản số lượng hạn chế), “Today 50% off” (giảm 50% chỉ trong hôm nay),… để thôi thúc người dùng thực hiện hành động chuyển đổi vì sợ bỏ lỡ mất cơ hội tốt.

6. Tăng cường sự tương tác từ mạng xã hội

Niềm tin có ảnh hưởng đến đến quyết định chuyển đổi của khách hàng. Và mạng xã hội giúp bạn tạo dựng niềm tin qua việc tăng tính tương tác giữa thương hiệu với người dùng mục tiêu.  Hãy thử đặt các nút bấm mạng xã hội trên website của mình ở nơi mà người dùng dễ dàng nhìn thấy. Điều này cho phép người dùng dễ dàng tương tác, đăng ký, mua hàng thông qua tài khoản facebook, google+,…đồng thời cũng giúp các nội dung content marketing của bạn trên website lan truyền trong cộng đồng mạng nhanh hơn.

7. Xây dựng bước mua hàng đơn giản, nhanh chóng

Khi người dùng quyết định click vào nút vàng “Đồng ý chuyển đổi”, bạn nghĩ rằng đã có thể thở phào nhẹ nhõm? Nhưng không! Sẽ thế nào nếu sau khi người dùng bấm vào “Mua ngay” lại gặp phải hàng loạt bước, điều khoản mua hàng nhiều khê? Chắc chắn bạn sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng chỉ vì những quy định rối rắm đó.

Hãy tìm cách để người dùng có thể mua hàng trong vòng từ 1 đến 2 phút thông qua những bước thanh toán đơn giản mà không cần cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân.

Đặc biệt, nếu không thật sự cần thiết, đừng bao giờ buộc người dùng đăng ký để được mua hàng. Đa số mọi người muốn làm 1 “vị khách vãng lai” dạo chơi trong web hơn là đăng ký ràng buộc. Nếu muốn khuyến khích đăng ký, bạn hãy “gợi mở” cho người dùng về những tính năng, lợi ích tuyệt vời khi trở thành thành viên như: tặng voucher, ưu đãi giảm giá, chính sách điểm thưởng,…

tang ty le chuyen doi_02

Có rất nhiều kỹ thuật giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) và trên đây chỉ là 7 “tuyệt kỹ” trong số đó. Nếu muốn biết thêm các kiến thức về content, digital marketing,… bạn có thể đọc thêm các bài viết khác của Levica trong “How to Marketing” hoặc comment trực tiếp bên dưới bài viết để được chúng tôi giải đáp. Chúc bạn thành công!

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Skip to toolbar