** Bài viết được thực hiện bởi Simon Penson – người sáng lập và MD của Zazzle Media, một agency về digital marketing giúp các thương hiệu hiểu được cách tối đa hóa ROI từ việc tạo và phân phối digital content (nội dung số).
———
Nội dung – thậm chí là một nội dung xuất sắc, bay bổng đến thế nào chăng nữa – cũng không thể tìm thấy khán giả của riêng nó. Rất nhiều các bài viết đã nói về cách bạn có thể sử dụng hiển thị tìm kiếm và hoạt động tự thân để nâng cao nhận thức và thu hút lượt chia sẻ cho nội dung của bạn – nhưng đối với tôi, đó chỉ là một nửa câu chuyện. Các cơ hội chính tồn tại trong các kênh phân phối trả tiền và các kênh có ảnh hưởng.
Mạng xã hội là kênh tôi nhắm đến, cung cấp cho bạn khả năng thu thập thông tin chi tiết hơn về khán giả của bạn ở nhiều mặt khác nhau – họ có thể thích thương hiệu của bạn nhưng bên cạnh đó cũng có thể cực kỳ thích đạp xe, nếm rượu hoặc bất kỳ sở thích nào khác mà bạn có thể nghĩ đến. Có được khả năng để khai thác điều này sẽ giúp bạn mở rộng chiến lược phân phối trả tiền và khiến chi phí mỗi lần nhấp chuột thấp hơn, vì bạn sẽ có thể nhắm mục tiêu đến cùng một đối tượng nhưng ở những nơi ít cạnh tranh hơn.
Sự phát triển của các kênh phân phối trả tiền
Facebook và Twitter là cơ hội lớn cho các nhà tiếp thị tham gia vào năm tới. Họ không chỉ mở các nền tảng này và để phần đông các đối tượng tương tác mà còn đặt ra một tiêu chuẩn trên toàn bộ không gian xã hội. Kết quả là Pinterest, Instagram, và nhiều nền tảng khác đã công bố kế hoạch cuối cùng để ra mắt các giải pháp trả tiền.
Kết hợp điều đó với lượng khán giả đang phát triển thông qua các dịch vụ khám phá nội dung như Outbrain và Taboola, không gian mạng xã hội bắt đầu trở nên rất thú vị. Câu hỏi khó đặt ra sau đó là: Làm thế nào để bạn tận dụng điều này một cách hiệu quả nhất có thể? Tôi đã chia nhỏ từng nền tảng cho bạn bên dưới với những ưu điểm và nhược điểm mà tôi nhận thấy trong mỗi nền tảng.
Ưu điểm: Là công cụ tuyệt vời để khuếch đại nội dung tương đối rẻ hiện nay (nhờ vào quảng cáo tự phục vụ), đặc biệt là thông qua tùy chọn Promoted Tweets. Quảng cáo Twitter cho phép bạn nhắm mục tiêu đến đối tượng cụ thể tương đối chặt chẽ. Nó chưa được nâng cấp như quảng cáo của Facebook, nhưng hệ thống cho phép bạn đẩy nội dung đến nhóm đối tượng tương đối lớn một cách dễ dàng.
Nhược điểm: Vì nó (tương đối) mới, thời gian thử nghiệm là khá ngắn. Thử thách đặt ra là quảng cáo có đi sâu đến đối tượng của bạn đủ tốt hay không, vì trong thực tế, chúng tôi chưa thấy những người theo dõi hoặc tương tác mới được nhắm mục tiêu nhiều nhất từ nền tảng này.
Ưu điểm: Khán giả của Facebook rất lớn và hệ thống phân phối quảng cáo của nó được lặp lại và cải thiện mọi lúc. Đối với người dùng facebook, chúng tôi thấy rằng quảng cáo thanh bên (sidebar) tạo ROI tốt nhất, trong khi đó các bài đăng được tài trợ chạy trên newfeed tạo ra tác động và sự tương tác tốt nhất. (Lưu ý: đây là kết quả ở thị trường Mỹ, không phải ở thị trường Việt Nam)
Nhược điểm: Nếu bạn không quảng cáo đúng phân khúc khách hàng, bạn có thể sẽ sớm lãng phí nhiều tiền và biến nó thành một chiến dịch thất bại ngay cả trước khi nó thực sự bắt đầu. Điều quan trọng là bạn phải chú tâm vào việc nhắm mục tiêu. Bản chất thay đổi liên tục của nền tảng tự phục vụ cũng có thể làm cho việc này trở nên khá rối rắm.
Instagram và Pinterest
Ưu điểm: Đây là hai nền tảng cung cấp tiềm năng to lớn cho những ai có thế mạnh về hình ảnh. Vào cuối tháng 11, một nghiên cứu về hành vi mua hàng đã chứng minh chất lượng không phải bàn cãi của lưu lượng truy cập từ 2 nền tảng này, với tuyên bố rằng nó đã giúp cho các nhà bán lẻ kiếm tiền nhiều hơn Facebook trong Ngày thứ 2 điện tử (Cyber Monday).
Trong khi tự phục vụ có 1 vài nhược điểm nhỏ, các tùy chọn quản lý tài khoản sắp ra mắt, và cả hai loại tùy chọn này sẽ rất quan trọng đối với những ai tập trung chủ yếu vào thị trường ngách trong năm 2014.
Nhược điểm: Chúng tôi không biết bạn sẽ có thể nhắm mục tiêu đến mức nào và CPC sẽ xem xét điều gì, nhưng với hoạt động này, Facebook và Twitter là khá giống nhau, nên bạn có thể kỳ vọng sự tương tự ở đây.
Nền tảng khám phá nội dung (Outbrain, Taboola, v.v.)
Ưu điểm: Nền tảng khám phá nội dung không rẻ, nhưng Outbrain có xu hướng gửi tới những lưu lượng truy cập chất lượng tốt nhất/được nhắm mục tiêu nhất trong số những nền tảng khám phá nội dung khác mà chúng tôi đã thử nghiệm cho đến nay (chúng tôi đã sử dụng Taboola, nRelate và Outbrain). Điều cốt yếu, một lần nữa, đó là quản lý được chi phí và tỷ lệ chuyển đổi, vì việc nhắm mục tiêu nhiều khả năng không tồn tại ở đây. Nếu nó không hoạt động, tắt nó là lựa chọn thực sự duy nhất của bạn.
Nhược điểm: Đáng buồn thay, việc thiếu các tùy chọn nhắm mục tiêu khiến chi tiêu cho các loại nền tảng này có tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn tổng thể. Hy vọng rằng, điều này sẽ thay đổi trong năm 2014!
Hiển thị và nhắm lại mục tiêu của Google
Ưu điểm: Chiến lược nhắm mục tiêu lại có thể sẽ rất hữu ích khi bạn tìm kiếm những khách hàng có xu hướng mua cao. Những người này không phải luôn luôn có liên quan đến ngữ cảnh nội dung, nhưng nếu có, thì đây là một lựa chọn tuyệt vời.
Nhược điểm: Nếu bạn không thành thạo trong chiến dịch hiển thị và tiếp thị lại, bạn có thể sẽ lãng phí tiền bạc theo đuổi sai đối tượng, nhưng bằng cách giữ cho nội dung được nhắm mục tiêu, nó có thể có giá trị, đặc biệt đối với nội dung như sách điện tử, vì nó có thể dùng để thu thập dữ liệu.
Tìm kiếm có trả tiền (Bing và Google)
Ưu điểm: Tìm kiếm có trả tiền mang lại nhiều cơ hội giao dịch cho công ty bạn thì không có lý do nào bạn không nhắm đến các từ khóa dài (long tail keyword) cho quảng cáo nội dung. Nó cũng hoạt động rất tốt. Khán giả có ở đó và đang thể hiện ý định mua hàng!
Nhược điểm: Một lần nữa, nếu bạn không biết mình đang làm gì, bạn có thể lãng phí tiền với quảng cáo hiển thị ở những nơi không mong muốn nhưng vẫn nhận được nhấp chuột.
Các công cụ trả tiền (StumbleUpon và Reddit)
Ưu điểm: Đây có thể là các nền tảng khác nhau, nhưng chúng đều là những công cụ tuyệt vời để tiếp cận những người dùng đầu tiên và những người có ảnh hưởng xã hội, vì vậy đây có thể là nơi tối ưu để có được sự lan truyền ban đầu.
Nhược điểm: Có rất nhiều lưu lượng truy cập ở đây, nhưng thông thường, nó có thể có chất lượng thấp hơn, xét về cả mục tiêu và ý định.
Levica lược dịch từ Evernote
Xem thêm các phần khác của Content Marketing Plan:
Content Marketing Plan-P.1: Đánh giá thực trạng và thiết lập mục tiêu
Content Marketing Plan-P2: Tạo Diện mạo người mua của bạn (Bao gồm template)
Content Marketing Plan-P3: Làm thế nào để tạo ra thật nhiều ý tưởng cho nội dung
Content Marketing Plan-P4: Làm thế nào để tạo lịch biên tập nội dung (Bao gồm Template)
Content Marketing Plan-P5: 10 bí kíp giúp phát triển nội dung
Content Marketing Plan-P6: 54 Checklist quan trọng trong biên tập nội dung (Bao gồm Template)
Content Marketing Plan-P7: 17 mẫu hình ảnh cho mạng xã hội của Hubspot
Content Marketing Plan-P8: 05 mẫu Infographic tuyệt vời của Hubspot
Content Marketing Plan-P9: 05 mẫu Ebook miễn phí của Hubspot
Content Marketing Plan-P10: Download Free mẫu SlideShare của Hubspot
Content Marketing Plan-P11: Free mẫu kịch bản Video của Hubspot
Content Marketing Plan-P12: Download Free mẫu Blog của Hubspot
Content Marketing Plan-P13: Chiến lược quảng cáo nội dung trên các kênh trả tiền – bởi Simon Penson
Content Marketin Plan-P14: 10 mẹo giúp xúc tiến nội dung hiệu quả – Kieran Flanagan
Content Marketing Plan – P15 (END): Quảng bá nội dung hiệu quả – Kelvin Newman