Tag: Content marketing

Content Marketing, Ý tưởng Marketing

Case Study: 10 tình huống content marketing thành công

Thật khó để đánh giá mức độ hiệu quả của tiếp thị nội dung đối với một thương hiệu hoặc doanh nghiệp. May mắn thay, chúng ta có thể dựa vào các tình huống tiếp thị nội dung để hiểu đầy đủ quy trình và giá trị của nó.Trong các tình huống dưới đây, bạn sẽ thấy các tác động tích cực của tiếp thị nội dung đối với nhiều doanh nghiệp.Hãy cùng Levica tìm hiểu chiến lược content marketing giúp doanh nghiệp được đăng tin trên các ấn phẩm hàng đầu, cải thiện nhận thức về thương hiệu và SEO, xây dựng uy tín trong một ngành ra sao.Các tình huống chiến lược content marketing dưới đây sẽ cho bạn thấy được, thậm chí một chiến dịch có thể mang lại kết quả tốt khi được thực hiện và quảng bá đúng cách.

Các địa điểm được đăng tải hình ảnh nhiều nhất trên Instagram:

Nhóm nghiên cứu Fractl ở Mỹ đã tập trung vào sự hấp dẫn về địa lý cho chiến dịch của họ. Các địa điểm được đăng tải nhiều nhất ở Hoa Kỳ và Canada. Bằng cách lấy dữ liệu từ API – Đồ thị trên Instagram, họ đã xác định được những nơi được chụp ảnh nhiều nhất trên Instagram. Sau đó chuyển dữ liệu này thành một loạt các biểu đồ (được chia theo loại địa điểm và vị trí thực tế nơi ảnh được chụp) và chia sẻ một số ảnh Instagram đẹp nhất trong câu chuyện (tính năng Story trên Instagram).

Chiến lược ở đây là:

Chúng ta biết rằng cả độ phổ biến của Instagram và góc độ địa lý của chiến dịch sẽ thu hút sự chú ý. Khán giả và nhà báo sẽ quan tâm đến việc nhìn thấy vị trí phổ biến nhất trong tiểu bang của họ. Nhờ đó nhóm nghiên cứu đã sử dụng điều này để đẩy mạnh quá trình quảng bá của mình và giới thiệu đến các nhà báo bằng cách làm nổi bật thông tin liên quan về tiểu bang của họ.

Kết quả đạt được:

Đúng như dự đoán, chiến dịch đã thu hút sự chú ý của các nhà báo địa phương. Nội dung được đăng tải lên trang Boston.com, Chicago Sun-Times, The Palm Beach Post và Houston Chronicle. Nó thậm chí còn được giới thiệu (featured) trên nhiều kênh truyền hình địa phương. Đạt gần 40.000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội, tăng 40% lưu lượng truy cập tự nhiên ở Hoa Kỳ và 300 câu chuyện với các vị trí trên Yahoo, AOL, Business Insider, Fast Company, NBC News, Pop Sugar, Daily Mail và Today.

Nhận thức về vẻ đẹp hoàn hảo (Perceptions of Perfection)

Đối với chiến dịch “Nhận thức về vẻ đẹp hoàn hảo”, nhóm nghiên cứu đã gửi một bức ảnh của một người phụ nữ đến 18 nhà thiết kế tự do trên toàn thế giới. Và yêu cầu họ để: “Photoshop và chỉnh sửa lại người phụ nữ này, khiến cô ấy hấp dẫn hơn đối với người dân nước bạn”. Sau đó, nhóm nghiên cứu tạo ra một kết quả hình ảnh hiển thị bức ảnh gốc cùng với các phiên bản từ nhà thiết kế của mỗi nước.

Chiến lược ở đây là:

Photoshop và hình ảnh cơ thể là những chủ đề “nóng” tạo ra sự quan tâm. Vì vậy mà chiến dịch này xoay quanh những chủ đề đó, được ghép với những hình ảnh thật và độc đáo. Tất nhiên chúng không có sẵn ở bất cứ nơi nào khác. Chiến dịch này rất hấp dẫn và kể cho người xem câu chuyện về tiêu chuẩn sắc đẹp từ các quốc gia trên thế giới. Nhờ vậy mà chiến dịch thu hút được sự chú ý của đông đảo mọi người.

Kết quả đạt được:

Bằng cách tạo một chiến dịch có tác động mạnh và khiến các nhà báo chia sẻ câu chuyện này với độc giả của họ, nhóm nghiên cứu đã tạo ra những kết quả tiếp thị nội dung lý tưởng. Câu chuyện đã được chọn bởi gần 600 nhà báo, bao gồm BuzzFeed và Huffington Post. Nó được đề cập bởi những người nổi tiếng như Sofia Vergara và Lil Wayne. Đồng thời nhận được hơn 900.000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội và hơn 700.000 lượt xem trang trên trang web.

 Nguồn gốc Marvel

Chiến dịch lập bản đồ Nguồn gốc của Marvel cho Movoto (công ty bất động sản) được thể hiện bằng một infographic. Nó trình bày những câu chuyện nền tảng từ những người hâm mộ truyện tranh. Bản đồ Infographic đã kết nối các nhân vật Marvel nổi tiếng với quê hương của họ bằng cách hiển thị nơi sinh của họ trên khắp thế giới.

Chiến lược ở đây là:

Những bộ phim dựa trên Marvel luôn dẫn đầu phòng vé, và các hội truyện tranh trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Do đó chiến dịch đã tận dụng những xu hướng đó. Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một đồ họa thu hút người hâm mộ truyện tranh trong khi vẫn giữ đúng dịch vụ cốt lõi của khách hàng về thông tin bất động sản trong vùng.

Kết quả đạt được:

Bằng cách sử dụng xu hướng phổ biến làm trọng tâm của chiến dịch này, nội dung đã được 9.000 chia sẻ và được nêu lên trong 365 câu chuyện (Story), bao gồm các vị trí trên Yahoo, Mashable, MTV, Mental Floss và Nerdist.

Những khuôn mặt điển hình

Đối với chiến dịch “Những khuôn mặt điển hình lạm dụng ma túy”, nhóm nghiên cứu đã phơi bày những nguy hiểm của việc sử dụng ma túy vào khuôn mặt của chúng ta theo cách đồ họa. Họ đã tuyển chọn 100 bức chân dung của các tội phạm (mugshot) cho mỗi 6 vụ bắt giữ liên quan đến ma túy hoặc rượu. Sau đó, tính trung bình các khuôn mặt để tạo ra một hình ảnh cho thấy tác động của việc sử dụng rượu hoặc loại thuốc cụ thể đến thể trạng.

Sáu hình ảnh đã được đăng tải trong một bộ ảnh cũng chia sẻ thông tin, sự kiện và số liệu thống kê về sự nguy hiểm của việc sử dụng ma túy và rượu.

Chiến lược ở đây là:

Hiểu được rằng hình ảnh có nhiều khả năng thu hút sự chú ý hơn nội dung văn bản, chiến dịch này được tập trung vào việc tạo đồ họa sinh động. Công ty này đã muốn đạt được sự uy tín trong ngành điều trị ma túy. Vì vậy chiến dịch đã sử dụng một hình ảnh trực quan khuấy động cảm xúc kết hợp với các mẩu tin mang tính định hướng. Điều này sẽ giúp thu hút nhiều sự chú ý hơn một bài viết dài.

Kết quả đạt được:

Chiến dịch gây được tiếng vang với các nhà báo có uy tín cao, những người sẵn sàng chia sẻ câu chuyện này. Nó được nêu lên trên hơn 250 câu chuyện và gần 9.000 lượt chia sẻ. Điều này đã giúp thương hiệu được biết đến nhiều như họ muốn.

Mức độ đọc tin tức từ Twitter

Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu bên ngoài để tạo ra cốt lõi của chiến dịch “Mức độ đọc tin từ Twitter”. Sử dụng API của Twitter, họ đã xem xét hơn 500.000 tweet để phân tích mức độ đọc Twitter dựa trên vị trí địa lý. Họ công bố phát hiện của mình trong một báo cáo được thể hiện bằng biểu đồ tương tác. Biểu đồ này thể hiện từng mức độ đọc trung bình của bang dựa trên ngôn ngữ người dân sử dụng trên Twitter.

Chiến lược ở đây là:

Sự tò mò và niềm tự hào là hai cảm xúc kích thích cao thường khuyến khích việc chia sẻ trên mạng xã hội. Vì vậy, nội dung chiến lược sẽ kích thích sự tò mò (mọi người sẽ muốn biết xếp hạng của tiểu bang mình như thế nào) và niềm tự hào (mọi người sẽ muốn chia sẻ kết quả của bang của họ). Thêm vào đó, chiến dịch này cũng tận dụng việc biết được nội dung gắn liền với một khu vực địa lý sẽ thu hút sự chú ý của các nhà báo trong khu vực.

Kết quả đạt được:

Chiến dịch này được nêu lên 250 câu chuyện, bao gồm cả các ấn phẩm trong khu vực như AccessAtlanta.com, Austin360.com và MyFoxTwinCities.com. Nó đã được chia sẻ hơn 14.000 lần và thu hút 31.600 lượt xem trên trang web của doanh nghiệp đó.

Người giàu nhất

Đối với những Người Giàu Nhất nước Mỹ, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một đồ họa tĩnh, hiển thị người giàu nhất ở mỗi tiểu bang. Chiến dịch cũng có một infographic tương tác để làm sáng tỏ sự giàu có – nó cho thấy khoảng cách giữa người giàu nhất trong bang và người dân trung bình của bang.

Chiến lược ở đây là:

Dữ liệu infographics về Người Giàu Nhất ở mỗi bang được xuất bản bởi các thương hiệu khác. Nhưng thay vì chỉ tạo ra một sự mô tả khác của bộ dữ liệu này, biểu đồ đồ họa được gắn với một yếu tố tương tác hiển thị dữ liệu theo một ngữ cảnh. Đó là bằng cách cho thấy người giàu nhất ở mỗi tiểu bang so với người dân bình thường, nhóm nghiên cứu đã thêm một lời kêu gọi tình cảm làm tăng sự quan tâm và giúp thúc đẩy chiến dịch.

Kết quả đạt được:

Nội dung nhận được 140.000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội và dẫn đến 1,4 triệu lượt xem trang trên trang web của doanh nghiệp. Câu chuyện đã được chọn bởi 130 nhà báo, bao gồm Yahoo, The Washington Post và Huffington Post.

Các tình huống Content marketing dài hạn

Mặc dù một phần nội dung có thể tạo ra lợi nhuận mạnh mẽ, xuất bản và quảng bá một loạt nội dung theo thời gian mang lại kết quả thậm chí còn lớn hơn và nền tảng vững chắc hơn để thành công lâu dài.

Sáu tháng: Fanatics

Chiến lược ở đây là:

Fanatics, một trang web thương mại điện tử thể thao, muốn cung cấp cho khán giả nhiều lý do hơn để ghé thăm và tương tác với thương hiệu của mình. Họ muốn biến trang web thành một điểm đến trực tuyến cho những người yêu thích thể thao bằng cách tung ra một blog, tăng lượng khán giả và thu hút các phương tiện truyền thông.Dưới đây là các chiến lược giúp Fanatics đạt được các mục tiêu này trong 6 tháng:Đăng tải đúng lúc, các bài viết liên quan đến thể thao sẽ thu hút sự chú ý ngay lập tức trong các sự kiện và mùa thể thao phổ biến.Đăng tải lên trang web với các bài viết các nội dung luôn “mới” và có giá trị (evergreen content) liên quan đến các khía cạnh lịch sử của thể thao. Những bài viết này cung cấp giá trị theo thời gian.

  • Nhận thức sâu sắc về xu hướng và nhanh chóng tạo ra nội dung sẽ tối đa hóa các chủ đề thể thao lớn, trận đấu và câu chuyện về các người chơi.

Kết quả đạt được:

Bằng cách đăng tải những nội dung liên quan đến cả xu hướng phù hợp thời điểm và câu chuyện có giá trị lâu dài, Fanatics trở thành điểm đến web cho những người yêu thể thao. Các chiến dịch dẫn đến lượt tăng 1.100% lưu lượng tìm kiếm tự nhiên và tăng 230 % số lượng từ khóa xếp hạng. Đồng thời được nêu lên trên các trang web phổ biến như USA Today, MSN, Yahoo Sports và The Score.

Sáu tháng: Movoto

Chiến lược ở đây là:

Trang web nghiên cứu và mô giới bất động sản Movoto muốn cải thiện nhận diện thương hiệu của mình. Họ muốn thúc đẩy lưu lượng truy cập và kiếm thêm các liên kết tự sinh (earn links) với nội dung on-site của họ.

Để đạt được những mục tiêu này, Movoto sử dụng một chiến lược tập trung vào:

  • Tạo nội dung xoay quanh những cảm xúc kích thích cao – chẳng hạn như sự tò mò, thích thú và tin tưởng – sẽ hấp dẫn đối tượng mục tiêu của Movoto.
  • Tạo ra các chiến dịch ở nhiều định dạng động, chẳng hạn như đồ họa chuyển động, các tính năng nội dung tương tác, ứng dụng di động và câu đố.
  • Phát triển nội dung có liên quan đến nhiều đối tượng bằng cách liên quan đến văn hóa và xu hướng pop (Văn hóa đại chúng).

Kết quả đạt được:

Khi kết thúc chiến dịch, công ty Movoto đã thiết lập được tên tuổi, thu hút lưu lượng truy cập và các liên kết trở lại với trang web. Đồng thời xây dựng uy tín của họ trong ngành bất động sản. Các chiến dịch đã mang lại hơn 1,7 triệu lượt chia sẻ trên mạng xã hội và hơn 1.700 nhà báo đã đăng tải về Movoto trên các trang như MTV, Mashable, Yahoo, Daily Mail, Huffington Post, v.v.

Chín tháng: BuzzStream

 

Chiến lược ở đây là:

BuzzStream trước khi thực hiện chiến dịch này, đã được công nhận thương hiệu trong ngành. Tuy nhiên họ muốn mở rộng thành công trong quá khứ và tiếp tục khẳng định mình là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực SEO.BuzzStream thực hiện một chiến dịch để định vị mình như một nhà lãnh đạo tư tưởng trong lĩnh vực của họ. Chiến lược tập trung vào:

  • Tạo các chiến dịch dựa trên nghiên cứu ban đầu để cho thấy BuzzStream như một chuyên gia trong lĩnh vực của họ.
  • Luôn tạo nội dung “mới” và có giá trị lâu dài (evergreen content) với các từ khóa có liên quan để cải thiện khả năng hiển thị của BuzzStream trên các công cụ tìm kiếm.
  • Sử dụng nội dung có rào cản (gated content – loại hình nội dung bị “khóa” bởi một rào cản nào đó, độc giả phải “mở khóa” theo yêu cầu của kênh nội dung để có thể tiếp cận tới nội dung họ mong muốn) và tối ưu hóa nội dung on-site cho những chuyển đổi giúp trang web có thể phát triển mối quan hệ lâu dài với người xem.

Kết quả đạt được:

BuzzStream đã đăng tải 19 chiến dịch theo định hướng nghiên cứu, dẫn đến 320 câu chuyện được nêu lên và gần 66.000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Nội dung on-site cũng giúp cải thiện lượt chuyển đổi trang web bởi họ đã phá vỡ kỷ lục với những lượt đăng ký mới.

Ba năm: Recovery Brands

Chiến lược ở đây là:

Recovery Brand trước khi thực hiện chiến dịch này, họ tương đối mới trong ngành. Trang web điều trị về rượu và ma túy đang bước vào một ngành cạnh tranh cao. Họ đang tìm cách tăng lưu lượng truy cập, sự uy tín và khả năng hiển thị trên phương tiện truyền thông xã hội.

Do đó Recovery thực hiện các chiến lược sau:Sản xuất các chiến dịch hấp dẫn về mặt cảm xúc được minh chứng bởi nhiều nghiên cứu chuyên sâu và phù hợp với các mục tiêu và sứ mệnh của công ty.

  • Sử dụng các phương tiện nội dung, chẳng hạn như nội dung có nguồn từ đám đông, các cuộc thi, câu đố, đồ họa chuyển động, infographics và các ứng dụng di động sẽ thu hút sự chú ý.
  • Đạt được sự tiếp cận lớn bằng cách đảm bảo các tính năng trên các trang web có thẩm quyền cao với lượng khán giả lớn. Đồng thời ảnh hưởng đến các nhà báo.

Chiến lược ở đây là:

Cách tiếp cận để xây dựng uy tín cho Recovery Brands đã hiệu quả. Một loạt các chiến dịch này đã tăng lưu lượng truy cập tự nhiên lên ​​1.100% trong một năm và dẫn đến hơn 4 triệu lượt xem trang. Các chiến dịch đã thu hút hơn 12.500 câu chuyện được đề cập đến và 1,2 triệu lượt chia sẻ trên mạng xã hội.

Các bước tiếp theo cho chiến lược sáng tạo nội dung của bạn

Ở trên như Levica đã trình bày 10 tình huống chiến lược nội dung cho thấy cách tạo nội dung chất lượng và chiến thuật quảng bá hiệu quả. Chúng giúp doanh nghiệp bạn tạo ra kết quả có tác động mạnh. Bạn đã sẵn sàng sử dụng tiếp thị nội dung để đưa thương hiệu của mình lên một tầm cao mới? Hãy để Levica giúp bạn nhé!

Levica lược dịch từ frac.tl

 

 

Content Marketing, Digital Marketing, Marketing ebook

[Ebook] Những sự thật về marketing qua email

Giới thiệu ebook

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng doanh thu từ email marketing thường phát triển nhanh hơn doanh thu từ bất kỳ hình thức marketing trực tiếp nào khác. Email thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến và phi trực tuyến cho các nhà bán lẻ, đồng thời đem lại lợi thế cho các chuyên gia thị trường. Nó củng cố mối quan hệ với khách hàng, tạo dựng lòng trung thành, đem lại niềm tin và nâng cao nhận thức. Và nó thực hiện được tất cả những việc với mức chi phí vô cùng thấp.

Phần lớn những công trình viết về email marketing đều chỉ tập trung vào những chi tiết thực tế nhỏ lẻ còn cuốn sách này chú ý tới hai yếu tố trong email marketing mà bạn khó có thể tìm thấy ở nơi khác. Thứ nhất là thông tin cơ bản về chiến lược và tổ chức, mà khởi đầu là kiến thức về những lợi ích email marketing có thể mang lại cho công ty bạn và bạn có thể làm gì để xây dựng một khung tham chiếu đúng đắn giúp phát triển chương trình của mình. Thứ hai là lời lý giải về các ý tưởng đằng sau những hệ thống email marketing hiệu quả. Trong thế giới trực tuyến năng động, những hướng dẫn cụ thể về việc truyền tải email gì, ở đâu, và khi nào chỉ có giá trị nhất thời.

Với ebook Sự thật về marketing qua email của Simms Jenkins , bạn sẽ tìm thấy những thông tin cơ bản và các kiến thức sâu sắc cần thiết, nhờ đó bạn có thể đánh giá được các hoạt động email marketing hiện tại của mình và cải thiện chúng. Từ đó tiết kiệm chi phí cho bản thân, doanh nghiệp cũng như nâng cao doanh số, lợi nhuận của mình.

“Simms có biệt tài làm đơn giản hóa thế giới email phức tạp. Từ chuyên gia email marketing mới vào nghề cho tới người hâm mộ hình thức email, cuốn Sự thật về email marketing này đều có thể đem lại những kiến thức sâu sắc và những thông tin gợi mở tư duy mà tất cả chúng ta đều có thể áp dụng trong các hoạt động marketing trực tuyến và marketing qua email.”


 Download ebook tại đây!


Content Marketing, Digital Marketing

Lựa chọn content marketing phù hợp cho từng giai đoạn mua hàng

Khi nói đến việc sử dụng hiệu quả các loại tiếp thị nội dung, vấn đề mà nhiều nhà tiếp thị mắc phải là chỉ tập trung vào một phần trong hành trình người mua. Họ tự mình sắp xếp việc tạo ra tất cả nội dung để tăng cường nhận thức (phần trên cùng của chiếc phễu) hoặc tạo ra chuyển đổi (giữa và dưới cùng của phễu).

Chiến lược lệch hướng này sẽ không hiệu quả bởi nó không đánh vào tâm lý khách hàng tại mỗi giai đoạn trong hành trình mua hàng.

Vậy tại sao các nhà tiếp thị lại mắc lỗi này? Có nhiều lý do cho thắc mắc này, bao gồm:

  • Không biết cách tối ưu hóa nội dung của họ cho từng giai đoạn của chu kỳ bán hàng
  • Thiếu kiến thức để làm cho nội dung có giá trị với người tiêu dùng
  • Nguồn lực hạn hẹp để tạo ra nội dung

Những bước đi sai lầm này khiến các nhà tiếp thị thất bại với nỗ lực nội dung của họ. Levica sẽ giúp bạn xóa bỏ mọi hiểu lầm về các loại tiếp thị nội dung khác nhau. Đồng thời, sử dụng chúng để tối ưu hóa nỗ lực của bạn cho từng mức độ của phễu bán hàng.

Các loại tiếp thị nội dung để thu hút, chuyển đổi và nuôi dưỡng

Trước khi tạo bất kỳ loại kế hoạch tiếp thị nội dung, bạn nên biết mục tiêu cuối cùng của mình là gì. Có phải bạn đang nhắm đến việc nâng cao nhận thức chung về thương hiệu của mình? Bạn đang nhắm đến khách hàng tiềm năng sẽ quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của mình? Hay bạn đang nuôi dưỡng mối quan hệ với những người sắp trở thành khách hàng của bạn?

Câu trả lời cho những câu hỏi đó sẽ giúp bạn xác định phần nào của chu kỳ bán hàng mà bạn muốn nội dung nhắm đến. Hãy nhớ rằng, bạn không thể tạo ra một chiến lược nội dung vững chắc mà không cần biết kết quả muốn đạt được.

Trước khi đi sâu vào nội dung để tạo ra khách hàng tiềm năng, hãy cùng xem lại các loại tiếp thị nội dung phù hợp nhất cho tất cả giai đoạn của chu kỳ bán hàng, trong phễu nội dung bên dưới:

https://www.frac.tl/wp-content/uploads/2017/02/buyers-journey-image-1.png

“Theo thứ tự từ đầu phễu đến đuôi phễu: Giai đoạn thu hút (Attract), Giai đoạn chuyển đổi (Convert), Giai đoạn nuôi dưỡng”

Giai đoạn thu hút (Attract Stage): Tạo nội dung mọi người muốn xem và chia sẻ để tăng nhận thức và lưu lượng truy cập

Giai đoạn đầu của chu kỳ mua, mục tiêu là tạo ra nhận thức về thương hiệu của bạn. Bạn muốn càng nhiều người biết đến doanh nghiệp bạn và những gì bạn cung cấp càng tốt. Nói cách khác, bạn muốn nội dung hấp dẫn và được chia sẻ rộng rãi.

Các loại tiếp thị nội dung – Nội dung Viral, Công cụ tương tác và Infographics

Các loại tiếp thị nội dung này được thiết kế để thu hút các trang web có thẩm quyền nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập và kiếm thêm các liên kết. Chính vì những lý do này, nội dung hay nhất là nội dung có sức hấp dẫn lớn.

Một cách tuyệt vời để làm điều này là thông qua hình ảnh thu hút sự chú ý. Bản chất, bộ não của chúng ta tiếp thu hình ảnh nhanh hơn nhiều so với văn bản. Trên thực tế, một nghiên cứu của MIT cho thấy bộ não con người có thể xử lý một hình ảnh chỉ trong 13 mili giây. Bởi vì bộ não của chúng ta được liên kết để hấp thụ và diễn giải nhanh chóng hình ảnh. Nên nội dung bao gồm đồ họa cá tính và mạnh mẽ sẽ rất hiệu quả trong giai đoạn này của chu kỳ mua.

Nội dung Viral

Hãy xem ví dụ bên dưới của Reverse Photoshopping. Họ dùng hình ảnh đã được chuyển đổi thân hình bình thường của những anh hùng truyện tranh. Đây quả là một hình ảnh gây sốc tạo dấu ấn với khán giả – và có hơn 100.000 lượt chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội.

Viral content

Một yếu tố khác của chiến dịch viral hiệu quả kết nối nội dung với một chủ đề gây tranh cãi. Trong một chiến dịch “Nhận thức về sự hoàn hảo” của nhóm nghiên cứu Fractl, chiến dịch đã khai thác vào cuộc thảo luận sôi nổi về người phụ nữ và những mô tả phi thực tế quá phổ biến của họ. Bằng cách tạo ra một hình ảnh kết nối với chủ đề đầy cảm xúc – và mở rộng phạm vi chiến dịch đến các nhà thiết kế từ 18 quốc gia khác nhau, nó đã tạo ra gần 1 triệu lượt chia sẻ trên mạng xã hội.

Hãy ghi nhớ rằng khi bạn tạo ra nội dung mà mục tiêu là “được lan truyền”, hãy đảm bảo rằng nó dễ chia sẻ. Khi mọi người chia sẻ nó một cách nhanh chóng, người xem sẽ tự giúp bạn được tiếp cận nhiều hơn và tiếp tục truyền bá nội dung trên internet.

Các công cụ tương tác

Hãy xem chiến dịch “Your face as an Alcoholic”. Chiến dịch này bao gồm một ứng dụng tương tác cho phép người dùng tải ảnh của họ lên và xem những ảnh hưởng của việc sử dụng loại thuốc gây nghiện (methamphetamine) sẽ như thế nào đối với chính họ. Điều này sẽ khuyến khích mọi người chia sẻ hình ảnh và giúp chiến dịch trở nên thành công.

https://www.frac.tl/wp-content/uploads/2017/02/buyers-journey-image-2.png

“Các chiến dịch lan truyền thành công thường xuyên tạo ra hơn 1 triệu lượt hiển thị. Tuy nhiên, số lượt xem không phải là thước đo thực sự cho việc đạt được cú “hit” viral hay không. Mà đó là quá trình chia sẻ thông tin. Tốc độ chia sẻ nội dung, cách thức chia sẻ và sự đa dạng trong các chia sẻ này là một chỉ số đo lường chính xác việc có bao nhiêu người được kết nối với nội dung của bạn.” – Kristin Tyski

Infographics (Đồ họa thông tin)

Bên cạnh một vài hình ảnh hấp dẫn, các trang web có uy tín luôn tìm kiếm dữ liệu mới, nguyên bản để chia sẻ với khán giả của họ. Ví dụ: trong chiến dịch “Cấp độ đọc tin tức Twitter”, nhóm nghiên cứu Fractly đã phân tích hơn 500.000 tweet để tạo ra một câu chuyện dựa trên dữ liệu về tỷ lệ đọc trên toàn quốc. Bộ dữ liệu độc đáo này được tạo thành các infographics bắt mắt đã giúp thu hút sự chú ý của hơn 250 nhà xuất bản.

People coverage

Chiến dịch này cũng đánh trúng mục tiêu thu hút “cái tôi” của độc giả nhờ “mồi câu địa lý”. Đây là một đặc thù của nội dung chất lượng cao. Các bài viết thường đưa ra bản đồ và khiến độc giả muốn xem vị trí địa lý của họ (ví dụ: tiểu bang) rồi so với các tiểu bang khác.

Các loại chiến dịch tiếp thị nội dung với sức hấp dẫn rộng rãi khác sẽ tận dụng một bộ dữ liệu không có sẵn và trình bày nó ở định dạng dễ đọc.

Các loại hình tiếp thị nội dung khác để thu hút độc giả

Nếu bạn đang tìm kiếm các ý tưởng content để thu hút độc giả, hãy cân nhắc những định dạng tiếp thị nội dung bên dưới:

  • Video và GIF
  • Các bảng checklists
  • Các chiến dịch giải trí

.Một chiến dịch sử dụng GIF biến đổi hình ảnh Sự Tiến hóa của Xe hơi của eBay giúp người đọc dễ dàng tiếp cập và chia sẻ. Hình ảnh được sử dụng từ hơn 60 năm và vẫn được tiếp cận rộng rãi bao gồm bốn mô hình xe hơi phổ biến. Chiến lược tạo ra các GIF đơn giản nhưng hấp dẫn đã hiệu quả để thu hút đông đảo công chúng.

http://www.frac.tl/wp-content/uploads/2016/07/Chevrolet-Corvette-Evolution.gif

Danh sách Checklist có thể được tạo từ nhiều chủ đề gần như vô tận. Và chúng là một loại tiếp thị nội dung tuyệt vời cho giai đoạn đầu tiên của chu kỳ bán hàng nhờ tính năng hữu ích cao và dễ dàng chia sẻ.

Độc giả vẫn có thể sử dụng danh sách checklist khi chưa cần đến sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu của bạn cung cấp tại thời điểm đó. Tuy nhiên, đây là một cách tuyệt vời để giới thiệu công ty của bạn với đối tượng mới và khiến cho họ nghĩ đến thương hiệu của bạn đầu tiên khi có nhu cầu.

Nhóm DoctorOz.com đã đạt được thành công với một danh sách checklist các triệu chứng sức khỏe liên quan đến tuyến giáp và đăng tải nó trên tài khoản mạng xã hội (xem bên dưới). Loại nội dung này đã thu hút những độc giả quan tâm tìm hiểu đến các vấn đề về tuyến giáp. Nhưng nội dung này cũng đưa thương hiệu của họ đến với độc giả mới thông qua các lượt chia sẻ xã hội.

DoctorOz.com

“Checklist các triệu chứng liên quan đến tuyến giáp”

Các chiến dịch giải trí: một thể loại tiếp thị nội dung khác thu hút độc giả mới nhờ lôi kéo được nhóm nhiều người. Ví dụ về một chiến dịch từ DIRECTV có tên White Lies (Lời nói dối vô hại): Where is the Line? (Giới hạn của bạn ở đâu?). Chiến dịch này khảo sát 2.000 người cho ý kiến ​​của họ về việc nói dối.

White Lies

Hình mô tả các lời nói dối được xếp hạng trên thang điểm 5 về mức độ gay gắt từ nhiều đến ít

Các kết quả đã gây ra nhiều cuộc tranh luận, và một số cho rằng chương trình Today đã đăng tải hình ảnh này trong một trong đoạn chiếu của họ.

Vậy là các bạn đã nghiên cứu về các loại hình tiếp thị nội dung nhắm vào phần đầu phễu. Bây giờ hãy cùng khám phá giai đoạn tiếp theo: giai đoạn chuyển đổi.

Giai đoạn chuyển đổi: Tạo nội dung định hướng chuyển đổi đến độc giả mục tiêu

Khi không còn nỗ lực kết nối với lượng lớn độc giả khá xa lạ, bạn có thể tập trung vào nội dung truyền tải trực tiếp đến độc giả mục tiêu của mình. Cách này gọi là nội dung theo định hướng chuyển đổi.

Các chiến dịch chuyển đổi được thiết kế để nhắm đến người tiêu dùng trong một thị trường cụ thể và khiến họ mua hàng trên trang web của bạn.

Kiểu tiếp thị nội dung này target sâu đến (hyper-targeted) một nhóm khách hàng có lẽ quen thuộc với thương hiệu của bạn. Và họ quan tâm đến việc tìm hiểu thêm hoặc đưa ra quyết định mua hàng.

Điều quan trọng cần nhớ là người tiêu dùng không bắt đầu quy trình mua hàng khi biết họ cần một sản phẩm. Thông thường, người tiêu dùng bắt đầu mua hàng khi biết rằng họ có vấn đề nào đó. Vì vậy nội dung cung cấp giải pháp là một cách tuyệt vời để thúc đẩy chuyển đổi.

Các loại tiếp thị nội dung – Hướng dẫn toàn diện, Công cụ tính toán và White Papers (Sách trắng)

Trong một “Hướng dẫn thời trang phù hợp cho nam giới”, một doanh nghiệp đã cung cấp hướng dẫn toàn diện nhắm đến những người đàn ông muốn “nâng cấp” tủ quần áo để tìm thấy phối hợp hoàn hảo trong áo sơ mi, quần và cà vạt. Sau khi cung cấp cho người tiêu dùng hướng dẫn về tủ quần áo, nội dung này hướng khán giả mua những sản phẩm đó trực tiếp từ eBay.

Male Fashion Fit Guide

Một công cụ tính toán hoặc công cụ tương tác khác là một loại nội dung định hướng chuyển đổi. Chúng cho thấy cách sản phẩm/dịch vụ của bạn có tác động trực tiếp đến hiệu suất hoặc chất lượng cuộc sống của người mua. Ví dụ về “Công cụ tính toán ROI Fractl Marketing” là một trong những trình điều khiển lưu lượng truy cập lớn nhất của nhóm nghiên cứu này. Tại sao vậy? Các khách hàng tiềm năng muốn biết liệu tiếp thị nội dung có đạt được kết quả như họ muốn hay không? Lợi thế của nó đối với lợi nhuận của họ như thế nào? Một công cụ như vậy sẽ cho phép người dùng đo lường lưu lượng truy cập, lượt chia sẻ xã hội, liên kết và bản tin từ báo chí lớn với giá trị cụ thể. Để xem liệu đó có phải là giải pháp phù hợp cho nhu cầu của họ hay không. Các kết quả ROI tiếp thị nội dung là chỉ số hữu hình mà các nhà tiếp thị có thể sử dụng trong quá trình ra quyết định của họ.

White papers (hay còn gọi là sách trắng): là một định dạng rất hữu ích để cung cấp cho khách hàng tiềm năng câu trả lời liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Bạn có thể thiết kế chúng thập hấp dẫn với đối tượng mục tiêu và thiết lập điều kiện truy cập (gated entry) trong đó người đọc phải cung cấp thông tin cơ bản của họ (ví dụ: địa chỉ email) để truy cập.

Ví dụ về một bản white paper của Fractl “Mất bao lâu để xem kết quả tiếp thị nội dung?” đưa ra 5 nghiên cứu điển hình chứng minh tác động ngắn hạn và dài hạn của các loại tiếp thị nội dung khác nhau. Ở đây, hãy nhìn vào một trong những slide từ nó (chú ý cách họ phác thảo rõ ràng vấn đề và giải pháp):

Case study

Các loại tiếp thị nội dung khác để chuyển đổi khách hàng tiềm năng

Một số định dạng nội dung khác của chiến lược tạo khách hàng tiềm năng, bao gồm:

  • Bài đăng blog
  • Nội dung định hướng
  • Nghiên cứu tình huống
  • Ebook
  • SlideShares
  • Phỏng vấn / podcast
  • Báo cáo ngành
  • Video giới thiệu/ra mắt

Hãy lướt qua một số ví dụ cụ thể trong số này:

Bài đăng Blog

Một bài đăng blog về việc “tái sử dụng nội dung” đã lôi cuốn nhiều độc giả tiềm năng bởi nó cung cấp một loạt các giải pháp cho vấn đề tối ưu hóa nội dung, nghiên cứu và nguồn lực hiện tại của bạn. Nó đạt được nhiều mục tiêu khiến khách hàng tiềm năng tìm đến với họ, trong số đó bao gồm:

Blog posts

  • Độ rộng của các ý tưởng và ví dụ cụ thể trong bài viết cho thấy việc nắm vững cách tạo và quảng bá tất cả các loại tiếp thị nội dung. Điều này sẽ định vị bạn là công ty tiếp thị nội dung có trình độ cao, thấm nhuần niềm tin và giảm bớt lo lắng của các khách hàng tiềm năng.
  • Ở cuối bài đăng, một liên kết để đăng ký bản tin newsletter được kèm theo sẽ giúp khách hàng tiềm năng tăng hiệu quả trong các nỗ lực tiếp thị nội dung của họ. Những độc giả tiềm năng đã được chuyển đổi bằng cách đăng ký nhận bản tin newsletter sẽ có khả năng chuyển đổi một lần nữa sau khi bước vào giai đoạn của Nuôi dưỡng và biết được doanh nghiệp có một danh tiếng mạnh mẽ trong ngành.

E-book

Khi bạn có nhiều nghiên cứu độc quyền, biên soạn một cuốn ebook là cách tuyệt vời để chuyển đổi khách hàng tiềm năng đấy. Ebook cho phép bạn hiển thị dữ liệu cũng như kết quả nội bộ của bạn. Ví dụ, Hướng dẫn Tell-All về PR kỹ thuật số của Fractl cho thấy các chiến lược tiếp cận của họ với các ví dụ thực tế về giới thiệu mà bộ phận quan hệ truyền thông đã gửi cho các nhà văn và biên tập viên.

Giá trị mà nhiều khách hàng tiềm năng của bạn tìm thấy trong ebook là hàng tá lời khuyên thiết thực cho mọi thứ, từ theo dõi những người có ảnh hưởng đến tạo cấu trúc email. Điều này đã định vị họ như một chuyên gia về chủ đề này, thông tin chuyên sâu đã chứng minh họ đáng tin cậy để liên hệ về ngành kỹ thuật số.

Digital Outreach e-Book

Để truy cập ebook, khách hàng tiềm năng phải chuyển đổi bằng cách cung cấp địa chỉ email của họ. Những khách hàng tiềm năng này đã tiếp tục đọc và liên hệ với doanh nghiệp để được tư vấn miễn phí. Điều đó chứng tỏ ebook đã tạo được những khách hàng tiềm năng chất lượng cao.

Các buổi phỏng vấn

Cho dù bạn là người phỏng vấn hay khách mời, các cuộc phỏng vấn là một nền tảng lý tưởng để thể hiện chuyên môn của bạn và gây ấn tượng với các khách hàng tiềm năng. Phó giám đốc tiếp thị của công ty Fractl, Kerry Jones, đã xuất hiện trên một tập của Evolve SEO’s Experts on Wire podcast. Các khách hàng tiềm năng chất lượng cao của họ đã rất ấn tượng với kiến ​​thức của Kerry và kết quả mà công ty đã đạt được cho khách hàng. Những kết quả đó được Kerry sử dụng làm ví dụ trong cuộc thảo luận của mình với người phỏng vấn.

Khi các nỗ lực tiếp thị nội dung của bạn đã thu hút được khách hàng tiềm năng, bạn không nên dừng lại ở đó. Tiếp tục đọc để thực hiện giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn nuôi dưỡng: Cung cấp nội dung củng cố mối quan hệ

Giai đoạn này của chu kỳ mua hàng phù hợp với khách hàng tiềm năng của bạn, những người đã chuyển đổi theo một cách nào đó (ví dụ: được yêu cầu có trong danh sách người đăng ký) hoặc người đã mua hàng từ bạn. Đây là những người bạn muốn tiếp tục gây ấn tượng với họ – chứ không phải lãng quên họ vì bạn đã gắn kết họ trước đó.

Một e-newsletter là cách hiệu quả để xây dựng mối quan hệ của bạn với khách hàng. Nó là cơ hội hoàn hảo để hướng lưu lượng truy cập đến nội dung khác của bạn (ví dụ: bài đăng blog và các chiến dịch toàn diện). Bằng cách này, bạn có thể:

1. Hướng độc giả quan tâm đến thương hiệu của bạn thành khách hàng tích cực

2. Cung cấp giá trị cho khách hàng hiện tại.

Ưu điểm thứ hai của điều này không chỉ khuyến khích hoạt động lặp lại của khách hàng mà còn chia sẻ thương hiệu. Đó là khi họ rất hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ sẽ vui vẻ truyền bá thông điệp thương hiệu của bạn.

Tất nhiên, dịch vụ khách hàng thân thiện, vận chuyển nhanh chóng, v.v … thúc đẩy các cuộc trò chuyện tích cực về công ty của bạn. Nhưng nội dung chất lượng cao cũng có thể hướng khách hàng trở thành đại sứ thương hiệu đấy.

Bây giờ bạn đã biết làm thế nào nội dung có thể được sử dụng hiệu quả trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ bán hàng, bạn có lẽ còn một câu hỏi cuối: Làm thế nào để tìm thấy các tài nguyên tạo nội dung cho từng giai đoạn?

Cách tái dùng nội dung để phù hợp với mọi giai đoạn của chu kỳ bán hàng

Đối với các công ty có nguồn lực hạn chế, đạt được từng giai đoạn của chu kỳ mua hàng với lượng nội dung cần thiết có vẻ hơi quá sức. Nhưng Levica mách bạn một mẹo tạo đủ nội dung giúp lấp đầy các giai đoạn: Nó gọi là tái sử dụng.

Thông qua việc tái sử dụng, bạn có thể chọn một chủ đề, dữ liệu hoặc ý tưởng và biến nó thành nhiều phần nội dung phù hợp cho từng giai đoạn của phễu bán hàng.

Ví dụ: bạn có thể tái dùng nhiều bài đăng blog ban đầu được thiết kế để tạo nhận thức vào một white paper. Hãy làm cho nó cụ thể và thêm các ví dụ phù hợp hơn để nhắm mục tiêu đến người tiêu dùng ở xa hơn trên chiếc phễu. Chỉ cần cập nhật hoặc định dạng lại nội dung, bạn có thể tái sử dụng theo các giai đoạn khác nhau. Cuối cùng là tối ưu hóa tài nguyên và kết quả của bạn.

Khi các loại tiếp thị nội dung phù hợp có mặt trong từng giai đoạn của hành trình người mua, chúng cực kỳ hiệu quả để tăng khả năng nhận thấy, tạo khách hàng tiềm năng và chốt thêm nhiều đơn hàng. Bạn đã sẵn sàng để phác thảo một chiến lược nội dung đánh vào từng giai đoạn của chu kỳ để tận dụng tối đa nỗ lực của mình?

Levica lược dịch từ frac.tl

Marketing ebook

[Ebook] Viết gì cũng đúng

Giới Thiệu Ebook

Viết gì cũng đúng của Anthony Weston giúp người đọc có một nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về biện luận, đó không phải chỉ đơn thuần là việc đưa ra những ý kiến của mình dưới một dạng thức mới, mà là việc đưa ra hàng loạt lý do hay bằng chứng để củng cố cho kết luận.

Biện luận không phải là tuyên bố hay tranh cãi về một quan điểm hay vấn đề nào đó, mà là cố gắng bảo vệ cho một quan điểm nhất định với các lý lẽ và bằng chứng rõ ràng.

Cuốn sách rất phù hợp với những bạn làm nghề sáng tạo nội dung, marketing hay đơn giản chỉ là bạn muốn học cách viết thuyết phục hơn. Đây thực sự là một món ăn bổ dưỡng cho não của bạn trong thế giới tràn ngập hình ảnh, âm thanh giết dần giết mòn sự sáng tạo của mỗi người.


Viết gì cũng đúng cung cấp cho bạn đọc những kiến thức như:

  • Những nguyên tắc cơ bản để xử lý các cuộc tranh luận ngắn: xác định giả thuyết và kết luận; phát triển ý tưởng của bạn.
  • Khái quát hóa: sử dụng nhiều ví dụ; sử dụng các ví dụ điển hình.
  • Sử dụng phép loại suy từ các ví dụ tương tự.
  • Các nguồn trích dẫn: tìm kiếm nguồn thông tin; kiểm tra chéo thông tin.

Download Ebook miễn phí tại đây!


Content Marketing, Kinh nghiệm marketing

Cách dùng Content định hướng để thu hút độc giả và kiếm liên kết tự sinh (Earn Links)

Một khi chuẩn bị lịch biên tập và lên ý tưởng nội dung cho các bài đăng blog, bài đăng của khách hàng, nội dung on-site hay off-site khác. Bạn cần ghi nhớ một điều đầu tiên: nội dung mang tính giáo dục – định hướng.

Nếu bạn tự hỏi: Nội dung giáo dục – định hướng phù hợp để đặt ở đâu giữa các bài đăng trên blog, infographics, bài đăng trên mạng xã hội và video? Câu trả lời thực sự rộng hơn nhiều đấy. Nội dung giáo dục định hướng có thể bao gồm tất cả những thứ này. Và định nghĩa của nó có thể được đơn giản hóa thành ý tưởng cốt lõi cho bất kỳ nội dung nào, nhằm mục đích cung cấp hoặc tạo ra nhận thức.

Nội dung giáo dục định hướng không giống với mục đích giải trí. Nó nhắm đến việc cung cấp thông tin mới mẻ và hữu ích. Độc giả của bạn sẽ ghi nhớ chúng lâu hơn sau khi đóng cửa sổ trình duyệt, chính điều này tạo nên một ấn tượng lâu dài.

Lý do tạo nội dung để cung cấp hoặc tạo ra nhận thức có hai mặt:

  1. Nội dung mang tính định hướng sẽ củng cố vị trí thương hiệu của bạn như là 1 nhà chuyên gia trong ngành của mình.
  2. Nội dung giáo dục và cung cấp thông tin sẽ chuyển tải giá trị nhiều hơn đến độc giả của bạn

Bất kể ngành nghề của bạn là gì, bạn đều có thể tạo nội dung giáo dục định hướng xứng đáng được các nhà báo đăng tải. Để giúp bạn tiếp cận độc giả mục tiêu, dưới đây là 5 hướng dẫn làm cho nội dung on-site vừa thú vị, vừa chân thật, và có được vị trí trong lịch biên tập của các nhà xuất bản.

Hãy dạy những gì bạn biết

Có rất nhiều định dạng nội dung sáng tạo để lựa chọn. Mỗi định dạng đều có ưu và nhược điểm riêng. Do đó, bạn phải chọn định dạng phù hợp cho tiếp thị nội dung định hướng của mình. Khi một nhóm nghiên cứu khảo sát 500 nhà báo về loại nội dung họ muốn được quảng cáo. Kết quả cho thấy các bài viết nằm ở top đầu lần lượt là infographics, kết hợp các phương tiện truyền thông và trực quan hóa dữ liệu (bảng, đồ thị, biểu đồ). Bạn có thể bắt đầu với 1 trong những nội dung trên. Sau đó chọn định dạng phù hợp nhất với ý tưởng cụ thể của bạn.

Cách tốt nhất để tạo nội dung chất lượng cao là tạo chiến lược nội dung dựa trên chủ đề mà bạn và hoặc nhóm của mình thành thạo và có chuyên môn.

Khi phát triển nội dung giáo dục định hướng, điều quan trọng là tập trung vào những gì bạn có thể nói đến một cách tự tin. Một khi bạn cung cấp nguồn tài liệu và nội dung định hướng cho độc giả thông qua sáng tạo nội dung như bài blog và infographics, bạn sẽ tiếp tục tạo dựng uy tín với họ.

Cũng tương tự như việc bạn nên nghe lời khuyên dinh dưỡng từ một chuyên gia dinh dưỡng được chứng nhận thay vì từ một ngôi sao YouTube. Nội dung định hướng từ một nguồn không đủ tiêu chuẩn cũng giống như nhận lời khuyên cuộc sống từ một quảng cáo pop-up vậy.

Bạn phải xây dựng và thiết lập uy tín với khách hàng, độc giả mục tiêu của mình để cho họ thấy được trình độ chuyên môn.

Dưới đây là ví dụ về chiến dịch Content marketing uy tín được tạo ra từ một nhóm nghiên cứu Fractl:

Bảng chữ đỏ bên trái với các số liệu của tiểu bang có xếp hạng cao nhất

Bảng chữ xanh bên phải với các số liệu của tiểu bang xếp hạng thấp nhất

Khi họ tạo ra một nội dung định hướng cho Detox.net, trang web giới thiệu về điều trị cai nghiện, họ đã chuyển dữ liệu từ Trung tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa dịch bệnh với mục đích xác định tiểu bang nào hiển thị tỷ lệ sử dụng rượu cao nhất. Và để hình dung tác động của khu vực địa lý lên việc sử dụng các chất gây nghiện. Dữ liệu được chia nhỏ theo tiểu bang và mô tả trên bản đồ đầy màu sắc của Hoa Kỳ. Đồ họa cung cấp một hình ảnh đáng kinh ngạc này đã thu hút sự chú ý của các biên tập viên và nhà báo. Bằng cách chứng minh sự chuyên môn về chủ đề “nghiện”, chiến dịch này đã được chọn ra 2.354 lần bởi các cơ quan báo chí khác nhau, bao gồm Bưu điện New York.

Xác định câu hỏi lớn nhất và sự tò mò của độc giả:

Độc giả mục tiêu của bạn là ai? Câu hỏi của họ là gì? Trong khi bạn có sự chú ý của họ, thì họ có thể học được gì từ bạn? Điều bắt buộc là xác định độc giả mục tiêu của bạn và những câu hỏi hóc búa mà độc giả cần câu trả lời. Nhờ đó bạn có thể thu hút được sự chú ý của họ.

Cách tối nhất để làm điều này là thông qua việc nghiên cứu. Hãy tiến hành phân tích từ khóa, nghiên cứu từ những diễn đàn, thực hiện những cuộc khảo sát. Những nơi bạn có phản hồi ngay lập tức của độc giả mục tiêu về mối quan tâm của họ.

Nội dung định hướng là những gì sẽ cung cấp giá trị giáo dục nhiều nhất cho khán giả. Hãy nhấn mạnh uy tín của bạn như một chuyên gia trong lĩnh vực của mình, trong khi vẫn cung cấp giá trị cho độc giả.

Tạo ra giá trị thông qua nhận thức

Hãy định hướng cho độc giả một điều gì đó mới về bản thân họ. Ví dụ, định hướng người tiêu dùng về chi phí thuê nhà, được chia nhỏ theo tiểu bang, cho phép họ sẵn sàng tìm hiểu mức lương liên quan thế nào đến chi phí sinh hoạt trong khu vực của họ, nơi họ có thể đủ khả năng để sống và những tiểu bang mà họ không đủ khả năng chi trả để sống. Nội dung định hướng không phải giới hạn trong hướng dẫn cách làm. Mà nó có thể định hướng bằng cách đưa ra quan điểm về một điều gì đó có liên quan đến người đọc và đồng cảm với vấn đề đó.

Định hướng độc giả của bạn một điều gì đó mới lạ về sở thích của họ để thu hút sự chú ý. Đối với Quỹ Động vật Hoang Dã Châu Phi, họ muốn giải quyết nạn săn trộm, một trong những vấn đề quan trọng nhất của họ. Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu và trình bày nó một cách trực quan để chứng minh các loài thường xuyên bị săn lùng nhất, tập trung vào cách các số liệu thống kê thay đổi theo thời gian.

“Số lượng trung bình các động vật bị săn bắn gồm: Voi, Báo, Tê giác, Hổ ở các nước: South Africa, Kenya, Ấn Độ”

Chiến dịch, đã tạo ra 1.944 lượt chia sẻ và được đăng tải trên Newsweek, Yahoo và Alternet, đã tạo ra nhận thức cho mục đích quan trọng này.

Thông điệp nhận được mang giá trị hành động

Bài viết đã chỉ ra tầm quan trọng của nội dung định hướng, chứng minh rằng nó có thể định hướng cho khán giả những điều mới mẻ về bản thân hoặc về một chủ đề cụ thể. Tuy nhiên việc định hướng này cần truyền cảm hứng cho hành động.

Họ sẽ ứng dụng những gì được định hướng để thích nghi với hành vi của mình như thế nào? Nếu thông tin này được thực hiện, sức khỏe họ sẽ tốt hơn chứ? Nó có thể giúp họ chọn kỳ nghỉ tiếp theo của mình? Nó có thể giúp họ cung cấp cái nhìn sâu sắc về con đường sự nghiệp, hay truyền cảm hứng cho họ để nghiên cứu và hỗ trợ một mục tiêu mới?

Nếu chúng ta đưa ra những thông điệp dẫn đến hành động, hãy chỉ ra thể loại hành động nào mà độc giả có thể thực hiện.

Nội dung định hướng phải khách quan

Bạn hoặc thương hiệu khách hàng của bạn dễ thiên vị so với các đối thủ cạnh tranh – bạn tin chắc rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tốt hơn so với họ. Nếu bạn bán thức ăn cho vật nuôi, bạn phải tin rằng đó là thức ăn tốt nhất trên thị trường, và thuyết phục người tiêu dùng. Rốt cuộc, nếu nó không phải là loại tốt nhất, thì tại sao họ nên cho vật nuôi của mình ăn thức ăn từ nhãn hàng của bạn chứ?

Bạn có thể thuyết phục họ thông qua nội dung định hướng họ về một chủ đề cụ thể. Để có được sự uy tín, nội dung này cần phải khách quan và không thiên vị.

Ví dụ về một chiến dịch của Paychex – nhà cung cấp giải pháp nhân sự. Họ đưa ra các phương pháp giúp khách hàng giữ chân và thu hút nhân viên. Trong một cuộc nghiên cứu, Paychex vẫn khách quan với các câu hỏi và kết quả của mình:

“Ngành nghề nghỉ hưu muộn trong cuộc sống: Nhìn vào độ tuổi lao động ở Hoa Kỳ”. Tập trung vào các ngành có tỷ lệ người Mỹ làm việc ở độ tuổi 65 tuổi trở lên bằng cách sử dụng dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động.

“Top 10 các ngành nghề với phần trăm người lao động Hoa Kỳ ở độ tuổi 65 và cao hơn gồm:

Cột bên trái theo thứ tự là tên các ngành tương ứng với phần trăm bên phải:

  1. Ngành Luật;
  2. Ngành Dịch vụ xã hội và cộng đồng;
  3. Ngành Khoa học xã hội, thể chất;
  4. Ngành giải trí, thể thao, nghệ thuật;
  5. Ngành Dịch vụ và chăm sóc cá nhân;
  6. Ngành Văn phòng và Bán hàng;
  7. Ngành Quản lý và các ngành liên quan;
  8. Ngành Thư viện, giáo dục, đào tạo;
  9. Ngành Vận chuyển;
  10. Ngành Vận hành tài chính và doanh nghiệp.”

Họ vẫn khách quan và tránh sự chủ quan, hoặc thiên vị, bằng cách sử dụng số liệu thống kê mới nhất, có sẵn từ các nguồn tin cậy. Khi biên soạn kết quả, họ đảm bảo thiết kế một bài thuyết trình minh bạch, khách quan và trung thực.

Dưới đây là một số đặc điểm của các nguồn hợp lệ:

  • Các nguồn báo về khoa học
  • Các trang web của chính phủ
  • Các web có đuôi là .edu (ngoại trừ các nghiên cứu của sinh viên)
  • Các xuất bản nổi tiếng
  • Các web có thẩm quyền cao
  • Các nguồn quan trọng (như phỏng vấn với các chuyên gia có chứng chỉ)

Kết luận

Cung cấp nội dung định hướng khách quan cho độc giả giúp bạn củng cố vị trí như một chuyên gia đáng tin cậy, không thiên vị. Họ sẽ dễ tin tưởng vào thông tin được trình bày, học hỏi từ chúng và làm theo lời khuyên hành động của bạn. Đó có thể là bán thêm thức ăn cho vật nuôi hoặc chọn ngành nào để tham gia vào sự nghiệp thứ hai sau khi nghỉ hưu.

Khi tạo nội dung định hướng cho thương hiệu hoặc trang web của bạn, hãy nhớ làm theo các hướng dẫn ở trên. Levica tóm tắt lại các ý chính như sau:

  • Ghi chép lại để nhấn mạnh thêm vào nội dung định hướng nhằm củng cố vị trí của bạn như một chuyên gia trong ngành: định hướng những gì bạn biết, tạo ra giá trị thông qua nhận thức và trình bày nghiên cứu một cách khách quan.
  • Thực hiện theo các hướng dẫn này, Levica tin chắc rằng các bài viết, nghiên cứu, báo cáo và đồ họa của bạn sẽ cung cấp cho độc giả thông tin mới và thú vị. Ngoài ra, nội dung của bạn sẽ rất vững chãi, thu hút các nhà báo sẵn lòng chia sẻ thông điệp của bạn, tăng thêm uy tín trong ngành.

Levica lược dịch từ frac.tl

 

Content Marketing, Kinh nghiệm marketing

Cách lập kế hoạch Content Instagram cho doanh nghiệp của bạn (P2)

Hãy cùng Levica tiếp tục khám phá cách lập kế hoạch Content Instagram cho doanh nghiệp của bạn trong phần 2 này để tăng lượt người theo dõi và tăng tương tác cho doanh nghiệp của bạn ngay nào.

—–

Mời các bạn xem thêm phần 1 của bài viết tại đây:

Cách lập kế hoạch Content Instagram cho doanh nghiệp của bạn (P1)

# 3: Cách tạo nội dung  Instagram Marketing của bạn

Nếu bạn là một thương hiệu lớn, một công ty dịch vụ (content marketing agency như Levica) có thể thực hiện việc tạo nội dung cho bạn. Nhiều khả năng, bạn có những nhân viên toàn thời gian chỉ tập trung vào social media, cho dù đó là lập chiến lược, tạo, đăng, thu hút tương tác hay đo lường.

Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ, bạn không có tất cả các nguồn lực này theo sắp xếp của mình. Vì điều này, các doanh nghiệp nhỏ thường thực hiện một trong hai cách tiếp cận để tạo nội dung sau:

  • Họ đăng nội dung mới khi họ có thời gian hoặc nguồn cảm hứng
  • Họ chuẩn bị trước nội dung của mình và đảm bảo rằng họ luôn đăng nội dung mới.

Là một doanh nghiệp nhỏ, điều này không hề dễ dàng được chuẩn bị và có sẵn nội dung mới mỗi ngày. Nếu bạn chủ yếu dựa vào thời gian rảnh rỗi của mình, rất có thể bạn sẽ không đạt được những kết quả tuyệt vời từ Instagram bởi vì:

  • Bạn không đăng đủ nội dung
  • Bạn không đăng nội dung được thiết kế để giúp bạn đạt được mục tiêu Instagram của mình.
  • Bạn không tiếp cận đủ lượng người theo dõi và tham gia tương tác đủ.

Nếu ban đầu bạn muốn thu hút nhiều người theo dõi hơn, bạn nên tập trung vào việc đăng nội dung hấp dẫn như các quote truyền cảm hứng và động lực, ảnh thú cưng dễ thương và các loại nội dung tương tự và có sự liên quan dù chút ít đến thương hiệu của bạn mà mọi người yêu thích trên Instagram.

Nếu bạn đã có một lượng người xem Instagram kha khá và muốn tăng doanh số, bạn sẽ cần một cách tiếp cận khác. Đó là quảng bá sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp của bạn nói chung.

Hãy nhớ rằng: Nếu bạn muốn tạo ra kết quả tuyệt vời từ Instagram và đảm bảo bạn đang làm mọi thứ có thể để đạt được mục tiêu của mình, đây là lời khuyên của Levica: thường xuyên dành thời gian để “brainstorm” những ý tưởng mới, đưa chúng vào lịch đăng mạng xã hội của bạn và tạo nội dung.

Dưới đây là một số điều quan trọng nhất cần ghi nhớ khi tạo content cho Instagram:

  • Luôn ghi nhớ mục tiêu của bạn: Bất cứ khi nào bạn đưa ra một ý tưởng nội dung, hãy tự hỏi nó sẽ giúp bạn đạt được những gì
  • Sử dụng hình ảnh, video và âm thanh chất lượng cao. Cho dù bạn có đang mua ảnh hoặc video clip dạng stock (do các nhiếp ảnh gia khác chụp), hay tự tạo chúng (ngay cả khi từ điện thoại thông minh của bạn), thì nội dung của bạn cần phải có chất lượng cao. Nếu không, hãy xóa nó và thử lại.
  • Đảm bảo nội dung của bạn có kích thước tối ưu cho nền tảng này, đặc biệt nếu bạn đang tạo hoặc chỉnh sửa nội dung bằng công cụ của bên thứ ba. Hầu hết các công cụ hình ảnh cung cấp các tùy chọn kích thước khác nhau, bao gồm các thể loại bài đăng khác nhau cho Instagram.

Nếu bạn muốn tạo video của riêng mình, hãy cân nhắc đầu tư vào một vài thiết bị video (tùy theo điều kiện nào phù hợp): chân máy cho máy ảnh (điện thoại thông minh), bộ đèn và micrô.

Các công cụ giúp tạo Content cho Instagram

Có một số công cụ online miễn phí và trả phí tuyệt vời nơi bạn có thể nhận được các hình ảnh và video clip chất lượng để sử dụng trong các bài đăng trên Instagram của mình. Dưới đây là một vài công cụ bạn có lẽ muốn thử:

Khi nói đến việc tạo hình ảnh trên mạng xã hội, Canva (gói miễn phí và trả phí, từ $12,95 / tháng) là một trong những công cụ phổ biến nhất. Gói miễn phí cung cấp rất nhiều tính năng hữu ích và cho phép bạn truy cập vào rất nhiều mẫu.

Trình chỉnh sửa kéo-thả là dễ dàng để sử dụng. Hình ảnh miễn phí và trả phí có thể truy cập trực tiếp trong trình chỉnh sửa. Canva thuận tiện cho việc tạo hình ảnh truyền cảm hứng, động lực, thêm các watermark (hình mờ) vào bài đăng của bạn, thêm yếu tố kêu gọi hành động (CTA) vào hình ảnh và các đoạn văn bản. Đồng thời làm cho bài đăng của bạn trông đẹp hơn với tất cả các loại bộ lọc và tính năng chỉnh sửa..

Nếu bạn chọn một trong các gói trả phí, bạn có thể lưu các template và cộng tác với các thành viên khác trong nhóm khi tạo nội dung.

# 4: Cách lên lịch Content Marketing cho Instagram của bạn

Khi bạn đã tạo ra nội dung của mình, hãy lên lịch cho các bài đăng trên Instagram để đảm bảo bạn sẽ đăng nội dung mới thường xuyên.

Bạn sẽ tìm thấy nhiều nghiên cứu về thời điểm tốt nhất để đăng lên mạng xã hội, bao gồm cả Instagram. Nhưng thật ra, thời gian tối ưu để bạn đăng sẽ phụ thuộc vào đối tượng của bạn. Cách tốt nhất để tìm ra thời gian nào hiệu quả nhất trên Instagram là bắt đầu đăng và theo dõi cẩn thận kết quả của bạn. Hãy tìm kiếm những ngày và thời gian khi bạn đạt được kết quả tốt nhất.

May mắn thay, Instagram hiện cho phép các ứng dụng của bên thứ ba lên lịch cho nội dung hình ảnh, video và GIF. Nếu bạn sử dụng một số mạng xã hội lớn, Levica khuyên bạn dùng một công cụ như SocialPilot (từ $30/tháng, với bản dùng thử miễn phí 14 ngày). Công cụ này cho phép bạn quản lý tất cả tài khoản của mình từ một nơi. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, nó khá hữu ích và tiết kiệm chi phí vì bạn không phải trả tiền cho nhiều công cụ (và mất thời gian đi từ công cụ này sang công cụ tiếp theo).

SocialPilot cho phép bạn lên lịch các bài đăng trên các mạng xã hội của mình và cung cấp một vài tính năng bổ sung giúp ích cho người dùng Instagram:

  • Tìm hình ảnh miễn phí từ thư viện tích hợp của họ để chia sẻ trên tài khoản Instagram của bạn
  • Tùy chỉnh bài đăng trên Instagram của bạn với các bộ lọc, hiệu ứng, văn bản và các tùy chọn chỉnh sửa khác
  • Watermark hình ảnh của bạn
  • Phối hợp với các thành viên trong nhóm để lập kế hoạch và thực hiện chiến lược nội dung của bạn.

# 5: Cách tối ưu hóa Content Marketing cho Instagram của bạn

Một khi bạn có một lịch trình tốt và nội dung hấp dẫn để đăng, làm thế nào để bạn cải thiện hơn nữa kết quả của mình trên Instagram? Dưới đây là một số cách để tăng khả năng tiếp cận, cải thiện lượng tương tác và gia tăng lượng người theo dõi.

Thêm Hashtags liên quan

Hashtags là một phần cực kỳ quan trọng của Instagram. Các hashtag phù hợp (và số lượng hashtag phù hợp) có thể giúp bạn tiếp cận đối tượng rộng hơn và thu hút nhiều người theo dõi hơn.

Nếu bạn là một thương hiệu lớn được biết đến nhiều, bạn có lẽ không cần phải sử dụng hashtags mọi lúc. Nhưng nếu bạn là một doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ, hãy đảm bảo bạn chú ý nhiều đến hashtag và sử dụng ít nhất một hashtag trong tất cả các bài đăng của bạn. Nếu không, bạn sẽ mất cơ hội tiếp cận nhiều người hơn đấy.

Trước khi Levica chia sẻ một số cách tối ưu nhất để sử dụng hashtags trên Instagram, hãy cùng tìm hiểu các loại hashtag khác nhau trên Instagram:

Hashtags có thương hiệu: Đây là những hashtag bạn tạo ra là duy nhất cho thương hiệu của bạn. Bạn có thể sử dụng chúng để xây dựng thương hiệu của mình và khuyến khích nội dung do người dùng tạo ra (user-generated content). Nếu bạn tạo một hashtag có thương hiệu, hãy chắc chắn rằng nó ngắn gọn, dễ gõ và dễ nhớ. Ở đây, cách Adobe sử dụng các hashtag có thương hiệu với tài khoản của họ:

Các hashtag trong ngành: Đây là các hashtag có liên quan đến một ngành cụ thể như #Photographer. Loại hashtag này thường cực kỳ phổ biến và có hàng chục triệu bài đăng..

Các Niche hashtag (hẹp hơn trong ngành): Nếu #photographer là một hashtag ngành, thì một hashtag như #foodphotographer sẽ là một hashtag hẹp hơn.

Hashtags vị trí: Những hashtag này có thể rất thiết thực cho các doanh nghiệp hoạt động ở một số địa điểm nhất định. Bạn có thể hướng tới đối tượng rộng hơn bằng cách tận dụng các hashtag vị trí như #Hochiminhcity hoặc #Hanoi hoặc nhiều niche hơn với các hashtag cho các vùng lân cận và cộng đồng nhất định. Bạn thậm chí có thể thử kết hợp các vị trí và niches, chẳng hạn như #hochiminhfood hoặc #quan1foodCác hashtag sự kiện: Bất cứ khi nào có một sự kiện đủ lớn xảy ra, thì thường có một hashtag đằng sau nó, chẳng hạn như #fifawwc cho World Cup giành cho nữ..

Hashtags ngày lễ: Hầu hết các ngày lễ đều có hashtags riêng của chúng từ các ngày lễ quốc gia như Giáng sinh, đến các ngày lễ mới lạ như #nationalcupcakenay.

Tốt nhất, bạn nên tận dụng càng nhiều loại hashtag khác nhau càng tốt. Ngoài ra, liên tục thử nghiệm với các hashtag khác nhau để xem chúng ảnh hưởng đến kết quả của bạn như thế nào.

Bây giờ bạn đã biết những loại hashtag nào có thể sử dụng, dưới đây là một số cách hiệu nhất để sử dụng hashtags trên Instagram:

  • Luôn sử dụng hashtags. Mặc dù bạn có thể sử dụng tối đa 30 hashtag, điều đó không có nghĩa đó là cách dùng hiệu quả (cho dù bạn có thể tiếp cận được nhiều người hơn). Các nghiên cứu cho thấy dữ liệu mâu thuẫn về việc sử dụng và tương tác với hashtag. Vì vậy hãy thử nghiệm với số lượng hashtag khác nhau và xem nó ảnh hưởng đến kết quả của bạn như thế nào. Hashtag thứ 21 trở đi thường không hiệu quả và mất đi tác dụng của nó.
  • Nghiên cứu hashtags trước khi dùng chúng. Thực hiện tìm kiếm nhanh các hashtag để xem có bao nhiêu bài đăng sử dụng và thể loại bài đăng nào. Quá nhiều bài đăng có thể khiến nội dung của bạn bị “trôi” mất trong lượng lớn các bài đăng mới cập nhật.
  • Lưu các hashtag có liên quan trong một tài liệu để dễ dàng truy cập. Sau đó, khi bạn tạo một bài đăng, hãy sao chép các hashtag phù hợp nhất cho nội dung đó
  • Vượt xa hơn nữa các hashtag phổ biến. Có thể thật hấp dẫn để chỉ sử dụng các hashtag siêu phổ biến. Nhưng sự thật, có quá nhiều nội dung do đó bài đăng bạn của bạn có thể bị trôi. Hãy kết hợp nhiều loại hashtag khác nhau: hashtags phổ biến, niche hashtags, hashtags vị trí, v.v.

Các công cụ giúp tìm và sử dụng Hashtags Instagram

All Hashtag là một công cụ xác định, tạo và phân tích hashtags. Để bắt đầu sử dụng miễn phí, hãy nhập hashtag/từ khóa và cho biết liệu bạn có muốn tìm kiếm các loại thuộc Top Hashtag (chỉ các hashtag có liên quan phổ biến nhất), hashtags ngẫu nhiên hay Live hashtag.

Kết quả tìm kiếm của bạn sẽ bao gồm hàng chục (thậm chí hàng trăm, trong một số trường hợp) các hashtag, bao gồm cả các hashtag tương tự để xem xét. Bạn có thể sao chép các nhóm hashtag này bằng một cú nhấp chuột để lưu chúng để sử dụng sau (hoặc thêm chúng trực tiếp vào một trong các bài đăng mới của bạn).

Keyhole (từ $29 / tháng, với bản dùng thử 7 ngày miễn phí) là một công cụ hashtag, giám sát trực tuyến và phân tích hoạt động với nhiều nền tảng xã hội bao gồm Instagram. Một tính năng cho phép bạn theo dõi một hashtag trong thời gian thực (real time).

Ngoài việc hiển thị các bài đăng hàng đầu sử dụng các hashtag đó, công cụ này còn phân tích việc sử dụng theo thời gian cho hashtag đó, cho thấy cảm xúc (sentiment) đằng sau các bài đăng cập nhật, tiết lộ những người có ảnh hưởng hàng đầu sử dụng hashtag đó và đưa ra các chủ đề xu hướng khác.

Bạn cũng có thể sử dụng Keyhole để theo dõi hiệu suất của tài khoản Instagram và hashtag của riêng bạn.

Thêm một tính năng, bạn có thể theo dõi các đối thủ của mình để xem chiến lược hashtag của họ đang phát triển như thế nào và bạn có thể học được gì từ họ.Sử dụng độ dài Caption tối ưu cho Content của bạn

Độ dài của caption (đoạn chú thích) trên Instagram của bạn sẽ phụ thuộc một phần vào loại nội dung bạn đăng tải.

Nếu bạn muốn quảng cáo một liên kết trong thông tin giới thiệu (bio) của mình và thu hút lượng truy cập đến nó, thì tốt nhất là giữ cho caption của bạn ngắn gọn và đơn giản. Nó giúp mọi người có thể xem CTA (liên kết kêu gọi hành động) của bạn mà không cần phải đọc một vài đoạn.

Mặt khác, nếu bạn muốn “định hướng nội dung” (educate) hoặc kể một câu chuyện, hãy sử dụng caption dài hơn như TED Talks thực hiện trong bài đăng này.

Một số bài đăng sẽ không yêu cầu yếu tố kêu gọi – CTA, chẳng hạn như một bức ảnh của chú cún Labradoodle (loại cún lai giữa loài Poodle và Labrador) mà ai đó đã đăng tải lên chỉ để giải trí và tăng lượng tương tác. Nhưng nhìn chung, bạn cần thêm yếu tố CTA bất cứ khi nào có thể hoặc bạn sẽ khiến mọi người không thực hiện hành động mà bạn muốn họ thực hiện.

Có một số nơi bạn có thể thêm CTA: trong caption, hình ảnh và bio của bạn. Bất cứ hành động nào bạn muốn mọi người thực hiện như truy cập vào một trang web, mua một cái gì đó, để lại một bình luận… Hãy làm rõ điều đó trong caption và nội dung của bạn, như GoPro làm dưới đây:

Kết luận

Khi bạn là một doanh nghiệp nhỏ mà không có sự nhận diện tên của các thương hiệu hàng đầu, đạt được được kết quả từ mạng xã hội có thể khó khăn và Instagram cũng khó khăn như vậy

Rất nhiều nội dung được trình bày trong hướng dẫn này sẽ giúp bạn tạo và chia sẻ nội dung. Với mục đích thu hút nhiều người theo dõi và lượng tương tác trên Instagram hơn, bao gồm:

  • Sử dụng một lịch đăng bài phù hợp
  • Đăng nhiều thể loại nội dung mỗi ngày
  • Tận dụng đúng cách các kết hợp hashtags.

Mặc dù Instagram chắc chắn có thể bị spam (với tỷ lệ người theo dõi giả, tài khoản giả…), vẫn có rất nhiều người dùng thật đăng nhập mỗi ngày để xem nội dung mới từ bạn bè, người có ảnh hưởng, thậm chí từ các thương hiệu. Tuy bạn có thể thu hút sự chú ý trong số họ với nội dung tuyệt vời và hashtag phù hợp, có một cách khác để tiếp tục phát triển lượng theo dõi và tương tác của bạn chính là tương tác với những người dùng.

Dưới đây là một số cách hiệu quả cho việc tương tác trên Instagram:

  • Sử dụng CTAs trong bài đăng, caption của bạn để khuyến khích mọi người tương tác với nội dung của bạn và để lại các nhận xét.
  • Dành thời gian mỗi ngày để thích các bài đăng, xem các câu chuyện (stories), video và tương tác với những người theo dõi, những người ảnh hưởng có liên quan trong lĩnh vực của bạn, v.v.
  • Thường xuyên tìm kiếm người dùng mới có thể quan tâm đến thương hiệu của bạn và tương tác với họ.

Bạn nghĩ sao về các gợi ý trên? Bạn sẽ tạo một kế hoạch content Instagram cho doanh nghiệp của mình chứ? Bạn có bất cứ lời khuyên tạo nội dung nào khác? Chia sẻ suy nghĩ của bạn với Levica trong các ý kiến ​​dưới đây nhé.

Levica lược dịch từ socialmediaexaminer.com

 

Content Marketing, Kinh nghiệm marketing

Cách lập kế hoạch Content Instagram cho doanh nghiệp của bạn (P1)

Bạn có muốn cải thiện nội dung tự nhiên (Organic content) trên Instagram của mình không? Bạn đang tìm kiếm một hướng dẫn content marketing cho Instagram để làm theo?

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm ra cách lập kế hoạch, tạo và tối ưu hóa nội dung Instagram cho doanh nghiệp của bạn.

# 1: Cách thiết lập chủ đề Content cho tài khoản Instagram của bạn

Bước đầu tiên để quản lý một tài khoản Instagram thành công là lên kế hoạch cho nội dung của bạn. Bởi Instagram là một nền tảng hình ảnh (visual platform), hãy bắt đầu bằng cách xác định giao diện cho tài khoản của doanh nghiệp bạn.

Khi tạo một chủ đề cho Instagram, bạn sẽ cần nghĩ về:

  • Màu sắc
  • Bộ lọc áp dụng cho các hình ảnh của bạn
  • Thể loại nội dung để đăng (chỉ lập ý tưởng sơ bộ ở giai đoạn này)

Hãy xem tài khoản Instagram của Canva. Họ đăng rất nhiều loại nội dung khác nhau nhưng họ “khắt khe” về màu sắc được sử dụng.

Khi bạn cuộn xuống bảng tin (feed) của họ, các màu sắc thay đổi một cách tự nhiên, từ màu tím sang màu đỏ rượu sang bất kỳ màu nào khác mà bạn nghĩ đến.

Các doanh nghiệp khác như Lacoste có một cách tiếp cận khác. Lacoste chủ yếu sử dụng màu sắc thương hiệu của họ là màu trắng và xanh lá cây. Điển hình mỗi dòng trong khung Grid của họ có chứa các bài đăng trông tương tự nhau.

Ví dụ khác về một tài khoản kinh doanh hấp dẫn trên Instagram đến từ nhà bán lẻ quần áo Madewell. Khi bạn cuộn qua các bài đăng của họ, một cảm xúc nhất định xuất hiện: chill, có nắng và thư giãn. Rất nhiều hiệu ứng đó đạt được bằng cách sử dụng màu sắc và hình ảnh ấm áp với bởi bầu trời sáng xanh.

Nếu bạn muốn gây ấn tượng với những người theo dõi Instagram của mình, bạn có thể sắp xếp grid (lưới) Instagram của mình thành một bộ sưu tập hình ảnh, video phức tạp và liên kết với nhau, giống như Lancôme thực hiện với tài khoản Instagram của họ.

Phong cách nội dung hình ảnh Instagram của bạn nên phản ánh thương hiệu của bạn. Để giúp tạo phong cách phù hợp cho doanh nghiệp của mình, hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Những màu sắc nào bạn muốn mọi người liên kết với thương hiệu của bạn? Cân nhắc sử dụng những màu này phần lớn trong các bài đăng trên Instagram của bạn.
  • Những loại nội dung nào bạn muốn đăng? Hình ảnh và video với mọi người, cận cảnh khuôn mặt, sản phẩm, phong cảnh? Tất nhiên, bạn không phải giới hạn bản thân trong một thể loại hình ảnh. Nhưng điều này sẽ giúp ích hơn để có ý tưởng chung về các loại nội dung bạn muốn đăng.
  • Bạn sẽ sử dụng bộ lọc nào? Một cách để phát triển một chủ đề dễ nhận biết trên Instagram là sử dụng một bộ lọc cụ thể cho tất cả nội dung của bạn. Đây là một trong những cách dễ nhất để phát triển phong cách Instagram mang dấu ấn đặc trưng.

# 2: Cách lập kế hoạch Content marketing cho Instagram của bạn

Một khi biết những gì bạn muốn để tài khoản Instagram thể hiện một cách thu hút, bạn đã sẵn sàng bắt đầu lên kế hoạch cho content của mình. Trước khi xem xét các loại nội dung khác nhau, hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn đạt được với Instagram marketing của mình. Có phải bạn muốn bán hàng nhiều hơn? Lượng tương tác nhiều hơn? Nhiều người theo dõi hơn? Đặt mục tiêu là rất quan trọng vì nó định hướng nội dung mà bạn đăng lên Instagram đấy.

Đồng thời xem xét đến lượng thời gian bạn phải dành cho Instagram.

Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ, bạn có lẽ không thuê ai đó để quản lý mạng truyền thông xã hội của mình toàn thời gian. Tương tự như vậy, bạn có lẽ sẽ không giành được nhiều thời gian cho Instagram (đó là lý do tại sao tất cả các kế hoạch ban đầu này rất quan trọng). Hãy thành thật với bản thân về việc bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho Instagram. Do đó bạn biết được có bao nhiêu bài đăng phù hợp để đăng mỗi ngày.

Ngoài ra hãy xem xét những nguồn lực nào bạn có cho tiếp thị Instagram của mình. Bạn có thể đầu tư bao nhiêu vào nội dung Instagram?

Lên kế hoạch cho lịch đăng Instagram

Bây giờ hãy suy nghĩ về việc pha trộn nội dung mà bạn sẽ đăng mỗi ngày (quảng cáo, video, stories, hình ảnh, v.v.). Khiến mọi thứ thú vị bằng cách đăng nhiều nội dung đa dạng, không chỉ lúc nào cũng một loại.

Cho dù bạn là một doanh nghiệp nhỏ hay một thương hiệu lớn, sử dụng lịch đăng để lên kế hoạch cho nội dung của bạn sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Lịch đăng cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong dài hạn và tạo ra kết quả tốt hơn.Bây giờ, hãy cùng xem một số loại nội dung khác nhau mà bạn có thể tạo cho tài khoản Instagram của mình.

Chia sẻ số liệu thống kê và sự kiện trong bài viết của bạn là tuyệt vời cho lượng tương tác và chia sẻ. Bên dưới là ví dụ HubSpot chia sẻ một hình ảnh với kết quả có liên quan từ nghiên cứu của họ.

“81% tin tưởng lời khuyên từ bạn bè và gia đình của họ hơn lời khuyên từ một doanh nghiệp”

Bài đăng về động vật và vật nuôi, các hình ảnh vui nhộn và các thể loại tương tự cũng có hiệu quả để tạo sự tương tác từ khán giả của bạn.

Ngày lễ quốc gia và ngày lễ mới lạ, như nhau đề có thể cung cấp nguồn cảm hứng nội dung cho Instagram. Tạo nội dung theo chủ đề cho các ngày lễ và sự kiện, như trong bài đăng dưới từ Buffer, họ đăng bài kỷ niệm Tháng Tự Hào (Pride month).

Những lời khuyên, mẹo về giáo dục và nội dung khác có thể giúp xây dựng niềm tin với khán giả của bạn. Bài đăng HubSpot dưới đây giải thích tại sao hashtag rất quan trọng trên Instagram.

“Biểu đồ từ nghiên cứu của Hubspot đã chứng tỏ rằng với 1 tỷ người sử dụng Instagram hằng tháng thì có 80% người dùng theo dõi một doanh nghiệp. Và 20% cơ hội kinh doanh. Từ đó họ đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp mới để tham gia Instagram để nắm bắt cơ hội.”

Những câu trích dẫn tạo động lực và thành công như dưới từ Dove rất phổ biến trên các phương tiện truyền thông xã hội, đặt biệt chúng lại rất phù hợp với Instagram. Thêm vào đó, chúng dễ dàng và không tốn kém để tạo ra.

Instagram cũng là một nơi tuyệt vời để bạn làm nổi bật các sản phẩm của mình. Trên thực tế, các thương hiệu và sản phẩm khá phổ biến trên nền tảng này với 80% tài khoản Instagram theo dõi ít ​​nhất một doanh nghiệp.

Bạn có thể hiển thị sản phẩm của mình đang được sử dụng, như GoPro thường làm trên tài khoản Instagram của họ:

Hoặc đơn giản là làm nổi bật một trong những sản phẩm của bạn, như Asos làm ở đây.

Các công cụ giúp lập kế hoạch Content cho Instagram

Một cách để lên kế hoạch content cho Instagram của bạn là sử dụng bảng tính đơn giản hoặc thậm chí tốt hơn là Google Sheets. Nó giúp bạn dễ dàng làm việc với người khác.

Một cách khác là sử dụng một công cụ cộng tác và quản lý dự án như Trello (có sẵn trong các gói miễn phí và trả phí, giá từ $12,50/tháng). Tìm kiếm cụm từ “Lịch Trello social media” và bạn sẽ tìm thấy một vài mẫu có sẵn cho mục đích của mình.

Mặc dù bạn không thể lên lịch cho các bài đăng trên Instagram của mình với Trello, nó vẫn là một công cụ hữu ích cho các giai đoạn lập kế hoạch ban đầu. Gồm xác định loại nội dung sẽ đăng, quyết định khi nào đăng chúng, ghi lại ý tưởng đăng bài nhóm của bạn, v.v.

 

—–

Mời các bạn xem tiếp phần 2 của bài viết tại đây:

Cách lập kế hoạch Content Instagram cho doanh nghiệp của bạn (P2)

Levica lược dịch từ socialmediaexaminer.com

 

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Tâm lý Marketing

Cách sử dụng sự hài hước để tăng sức mạnh cho Content Marketing

Khi tôi viết nội dung nào đó, tôi thường thấy không có gì buồn cười. Những câu chuyện cười của tôi không thực sự quá tốt, vì vậy tôi gắn mình với những thứ cứng nhắc, giúp người đọc của tôi giải quyết các vấn đề và đạt được các mục tiêu tiếp thị.

Nhưng tôi biết sự hài hước là điều quan trọng.

Một số bạn đọc bài viết này là những người hài hước. Bạn có một sở trường để tạo ra nội dung khiến mọi người cười.

Tôi ở đây để nói với bạn rằng, điều đó thật tuyệt vời. Hài hước là một công cụ thật sự hiệu quả.

Bạn có nhận thấy rằng càng ngày càng có nhiều thương hiệu kết hợp hài hước vào tiếp thị của họ?

Old Spice, Geico và Dollar Shave Club chỉ là một vài công ty xuất hiện ngay trong đầu tôi lúc này.

Có một lý do hợp lí cho xu hướng này. Hài hước bán được hàng. Đó là lý do tại sao tôi khuyến khích bạn chèn hài hước vào nội dung của bạn.

Trong nhiều trường hợp, làm cho khán giả của bạn cười là chìa khóa để chiến thắng, thúc đẩy thương hiệu của bạn và tạo ra nhận thức về tính xác thực.

Thậm chí có số liệu chứng minh sự hài hước hấp dẫn như thế nào.

Nielsen đã tiến hành nghiên cứu sâu về chủ đề tiếp thị nào tạo được tiếng vang nhất với khán giả toàn cầu.

Dưới đây là bảng báo cáo về sự khác nhau trong phản hồi của người tiêu dùng đối với quảng cáo hài hước giữa các Châu lục trên thế giới.

Như bạn có thể thấy, khán giả châu Âu và Bắc Mỹ phản ứng tích cực nhất với sự hài hước ở mức 51% và 50%.

Vì vậy, ít nhất về mặt lý thuyết, kèm sự hài hước vào chiến dịch của bạn sẽ giúp bạn giành được hơn một nửa số khán giả của mình.

Nếu bạn làm đúng, bạn có thể sử dụng sự hài hước để thúc đẩy hoạt động tiếp thị và thương hiệu của bạn lên đỉnh cao mới.

Tại sao sự hài hước lại hiệu quả đến vậy?

Theo tôi thấy, có ba lý do chính tại sao sự hài hước lại trở nên hiệu quả.

Đầu tiên, nó làm cho mọi người phải hạ thấp sự phòng thủ của họ.

Hãy thừa nhận đi. Nhiều người thường hoài nghi khi nói đến quảng cáo.

Và cũng dễ hiểu tại sao lại như vậy.

Bởi vì chúng ta đã quá quen với hàng loạt quảng cáo, nên chúng ta có xu hướng từ chối nghe thông điệp của họ.

Tuy nhiên, hài hước là một cách hoạt động tốt bởi vì nó khiến mọi người mất cảnh giác.

Điều này giống như việc đánh trúng tâm lý bằng một miếng cười hợp lý. Đột nhiên, họ thấy mình cười và thích thú với sự vui nhộn của một tình huống.

Đổi lại, điều này thường làm giảm sự hoài nghi của họ, và có một chút cởi mở hơn để nghe thông điệp tiếp thị của bạn.

Thứ hai, bạn có thể sử dụng sự hài hước để kết nối với khán giả của mình.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hài hước đóng vai trò như một cơ chế gắn kết xã hội vốn có.

Trong một thí nghiệm, Tiến sĩ Robin Dunbar đã phát hiện ra rằng:

Tiếng cười không chỉ đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội và phi ngôn ngữ mà còn cung cấp những phẩm chất tiến hóa, khuyến khích sự gắn kết nhóm và bảo vệ chúng ta khỏi nỗi đau về thể xác và tâm lý.

Nói cách khác, sự hài hước mang chúng ta lại gần nhau hơn và có thể làm cho thương hiệu của bạn trở nên gần gũi hơn với khán giả của mình.

Thứ ba, sự hài hước thường dẫn đến việc chia sẻ.

Hãy suy nghĩ về điều này. Cái gì được chia sẻ nhiều nhất trên phương tiện truyền thông xã hội?

Nó là những thứ như video về mấy con mèo điên và những memes buồn cười.

Lấy ví dụ như:

Grumpy Cat:

Condescending Wonka:

First World Problems:

Nếu một người bắt gặp một thứ gì đó gợi ra một tiếng cười chính đáng, thì có khả năng cao họ sẽ chia sẻ nó với những người khác.

Nếu bạn sử dụng điều này hợp lí, một chiến dịch content marketing hài hước có thể gây sốt.

Nâng cấp sân chơi

Theo tôi, sự hài hước cũng là một điều cân bằng hiệu quả và có khả năng thu hẹp khoảng cách giữa các công ty nhỏ với các đối tác lớn hơn của họ.

Chỉ cần lấy Dollar Shave Club làm ví dụ.

Đây là một công ty khá nhỏ chuyên về dao cạo râu và phụ kiện cạo râu.

Nó chỉ là 1 giọt nước nhỏ trong đại dương ngành công nghiệp cạo râu, và nó chống lại các đối thủ cạnh tranh lớn như Gillette, Remington và Bic.

Nhưng bằng cách nào đó, nó đã tạo ra một lợi thế cho riêng mình và vào giữa năm 2015, có tài sản ròng trị giá 615 triệu đô la. Không quá tệ.

Tôi muốn nói rằng một lý do lớn đằng sau thành công của Dollar Shave Club là sự hài hước của họ.

Mặc dù họ không có ngân sách lớn như các đối thủ cạnh tranh của họ, nhưng họ hiểu làm thế nào để thu hút sự chú ý của khán giả bằng sự hài hước.

Một trong những khẩu hiệu đáng chú ý nhất của họ là “Lưỡi dao cạo của chúng tôi tuyệt vời vãi.”

Có một số người thấy nó gây khó chịu? Có lẽ như vậy.

Nhưng đoán xem? Nó đã thành công.

Tính đến tháng 10 năm 2016, quảng cáo này đã được xem hơn 23,5 triệu lần trên YouTube.

Điều này chỉ cho thấy rằng ngay cả những thương hiệu siêu nhỏ, tưởng chừng như không thể chống lại những đại gia trong ngành cũng có thể có được miếng bánh của mình trên thị trường bằng cách đưa sự hài hước vào content marketing mình.

Chúng tôi cho bạn biết lý do tại sao sự hài hước lại có hiệu quả, giờ hãy nói về cách bạn có thể sử dụng nó để củng cố chiến dịch của mình.

Tất cả bắt đầu với hồ sơ khách hàng mục tiêu của bạn.

Hài hước là yếu tố chủ quan. Những gì có thể buồn cười với một học sinh trung học có thể gây khó chịu cho một người ở độ tuổi 60.Vì lý do này, điều quan trọng là bạn phải hoàn toàn hiểu đối tượng của mình và đưa ra một cách tiếp cận mà họ sẽ thấy hài hước một cách chính đáng.

Bạn cần một miếng hài có ý nghĩa và phát huy tác dụng của nó.

Những gì bạn không muốn là để thông điệp của bạn trở nên quá xúc phạm, thô bỉ hoặc gây khó chịu. Điều này rõ ràng sẽ không mang lại điểm lợi nào cho thương hiệu của bạn.

Điều quan trọng là đưa ra một miếng hài mà 1 đối tượng cụ thể của bạn có khả năng phản hồi tốt với nó

Bạn không cần phải lo lắng về việc làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng hoàn toàn cần thiết để tạo ra (hoặc sắp xếp) nội dung hài hước đúng đắn mà được mọi người ghi nhớ trong đầu.

Sự hài hước cần phải phù hợp với bản sắc thương hiệu của bạn

Tính xác thực là một thành phần quan trọng khác trong sự thành công của tiếp thị hài hước. Nó cần phải phản ánh những gì thương hiệu của bạn đang muốn truyền tải.

Hãy một lần nữa nhìn vào ví dụ của Dollar Shave Club.

Bạn có thể coi tính hài hước của thương hiệu họ như là sắc sảo, thẳng thừng và không bảo thủ

Nó không phù hợp với khuôn mẫu quảng cáo truyền thống của các nhà cung cấp lưỡi dao cạo, và nó hoàn toàn ổn.

Đó là lý do tại sao những quảng cáo tập trung vào sự hài hước lại đạt được chú ý. Các quảng cáo phù hợp với bản sắc thương hiệu của họ và mọi người đã tích cực phản hồi với điều đó.

Nói tóm lại, trước tiên bạn cần biết chính xác người mà bạn đang cố gắng tiếp cận và sau đó căn chỉnh nội dung xung quanh thương hiệu của mình.

Nếu bạn có thể làm hai điều này, cơ hội thành công của bạn sẽ tăng theo cấp số nhân.

Giữ cho nó đơn giản

Sự hài hước của bạn càng phức tạp thì càng dễ bị mất điểm.

Nếu điều gì đó cần được giải thích, ngay lập tức nó sẽ mất hiệu quả.

Nói cách khác, mọi người không nên nghĩ quá nhiều về nó. Lý do tại sao nó lại hài hước nên rõ ràng.

Giữ cho nó đơn giản và đi vào ý chính là lựa chọn tốt nhất của bạn nếu bạn muốn thông điệp của mình được mọi người tương tác.

Những loại hài hước nào là hiệu quả?

Có lẽ cách đơn giản nhất để gợi lên tiếng cười là đơn giản làm một trò đùa hoặc bình luận về một cái gì đó.

Lấy bài blog từ The Onion làm ví dụ:

Hầu hết mọi người ngay lập tức nhận được sự thật rằng điều này đang chế giễu các ứng cử viên tổng thống năm 2016. Không cần một thiên tài để có thể giải thích, và nó vẫn khá là hài hước.

Trên thực tế, The Onion là một chuyên gia hài hước châm biếm.

Nếu bạn đang tìm kiếm cảm hứng về cách trở nên hài hước theo một cách thức đẳng cấp, tinh vi, thì đây là một nguồn tốt để kiểm tra.

Một lựa chọn khác là sử dụng phong cách đời thường, mỉa mai.

Có thể bạn sử dụng những hình ảnh lố bịch hoặc tài liệu văn hóa nhạc pop lén lút để thu hút sự chú ý của khán giả và hình thành mối liên kết.

Một ví dụ khác từ Wait But Why trêu chọc một cuộc đua tranh cử tổng thống:

Hãy chú ý vào sự đơn giản của nội dung và hình ảnh vẽ tay buồn cười. Chính nhưng điều này ngay lập tức gây được tiếng vang với độc giả.

Đi theo con đường này thường đòi hỏi một chút động não hơn là chỉ đơn giản làm một trò đùa hoặc một lời bình luận nhưng có thể có tác động thực sự lớn khi bạn thực hiện đúng cách.

Khả năng thứ ba là gây sốc cho khán giả của bạn và tạo thành tiếng cười.

Đây là nơi bạn tạo nội dung khiến mọi người mất cảnh giác.

Nó là một kỹ thuật mà không nhất thiết phải đòi hỏi nhiều suy nghĩ hoặc nỗ lực. Nó nói về việc đưa mọi thứ đến mức cực đoan và vô lý đến mức mọi người không thể chịu được nhưng lại phải chú ý.

Một ví dụ điển hình của một công ty làm tốt điều này là Skittles với quảng cáo “hương vị cầu vồng” của họ.

Hầu hết các quảng cáo của họ thường đi… khá xa, ví dụ, một thiếu niên thú nhận rằng anh ta có “Skleslespox” (Levica: loại kẹo này chỉ dành cho con nít)

Một lưu ý cuối cùng

Hãy luôn nhớ rằng bạn không phải là một diễn viên hài xuất sắc để có thể đưa sự hài hước vào content marketing của mình. Bạn không cần phải làm cho khán giả cười lăn cười bò.

Tất cả những gì bạn phải làm là khiến họ mỉm cười và hiểu được ý của nó. Thế là đủ rồi.

Điều quan trọng là giữ cho nó đơn giản trong khi vẫn chân thật và dễ hiểu.

Nếu bạn có thể chiến thắng khách hàng bằng sự hài hước, điều này sẽ cho phép bạn tạo được kết nối thực sự và làm họ cởi mở hơn để khám phá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Kết luận

Hài hước không phải là trò đùa khi nói đến content marketing.

Nó có thể rất mạnh mẽ và có khả năng giúp bạn chiếm được cảm tình của khán giả.

Thậm chí còn có bằng chứng chứng minh rằng sự hài hước có thể biến một công ty nhỏ, không có tên tuổi thành công trong ngành công nghiệp của mình, cho phép nó cạnh tranh với những gã khổng lồ có tên tuổi theo cách không thể tưởng tượng được.

Nhưng để tận dụng chiến thuật này, bạn cần làm một số bài tập và đưa ra một kế hoạch trò chơi cho phép bạn đạt được điểm đáng mơ ước.

Bằng cách tiếp cận đúng đắn, bạn có thể đạt được một số mục tiêu rất quan trọng, bao gồm xây dựng mối quan hệ có giá trị, nâng cao danh tiếng thương hiệu của bạn và tạo ra khối lượng khách hàng tiềm năng cao.

Levica lược dịch từ quicksprout.com

 

Content Marketing, Kinh nghiệm marketing

Cách triển khai ý định người dùng cho Content Marketing

Với sự hỗn độn về nội dung trong cuộc sống trực tuyến ngày nay, thật không dễ dàng cho các nhà làm Content Marketing để luôn có được khách hàng tiềm năng và khả năng chuyển đổi cho doanh nghiệp của họ. Những dữ liệu sau đây từ Smart Insights là một bằng chứng về số lượng lớn nội dung được tung ra mỗi phút:

Các nhà tiếp thị nội dung và chủ doanh nghiệp thường không nhận ra rằng khách hàng tiềm năng và khả năng chuyển đổi không phải là kết quả tức khắc của các nỗ lực tiếp thị nội dung. Tôi đã bắt gặp những khách hàng bắt đầu đo lường tỷ lệ chuyển đổi từ bài đăng blog đầu tiên họ xuất bản!

Nội dung không phải là lời giới thiệu bán hàng. Chấm hết.

Đó là một chiến lược xuất bản những gì khán giả của bạn quan tâm. Nó thậm chí không phải là một công thức xếp hạng thần kỳ giúp bạn có thể thêm từ khóa, số liệu thống kê và hình ảnh trong nội dung của mình. Đây là một trận chiến kéo dài và liên tục trong việc xây dựng một đối tượng thích nội dung của bạn hơn mọi thứ khác. Khi bạn là một nhà lãnh đạo, bạn có những người hâm mộ và những người theo dõi trung thành, chính là những người tìm kiếm nội dung của bạn.

Bây giờ bạn có thể nói rằng “Được rồi, tôi chấp nhận, tiếp theo là gì? Làm thế nào chúng tôi có thể xây dựng một đối tượng trung thành cho doanh nghiệp?” Nó không đơn giản vậy, vấn đề ở đây là:

  • Tạo nội dung để huấn luyện và làm hài lòng một nhóm đối tượng nhỏ.
  • Giải quyết một số vấn đề chính của họ và xây dựng mối quan hệ với họ.

Xác định ý định là bước đầu tiên theo hướng đó.

“Ý định của người dùng” chỉ đơn giản là mục đích đằng sau một truy vấn tìm kiếm trực tuyến. Nếu bạn biết ý định của người dùng khi họ nhập cụm từ tìm kiếm, bạn có thể cung cấp câu trả lời phù hợp nhất.”

Đó chính xác là những gì Google đang tìm kiếm khi chọn nhà xuất bản nào để xếp hạng trên SERPs. Một điều rõ ràng rằng chất lượng nội dung điều quyết định. Bạn không thể tạo ra nội dung tốt mà không cần biết khán giả của bạn muốn gì. Hãy xem một truy vấn tìm kiếm đơn giản như sau:

Phần mềm CRM dành cho doanh nghiệp nhỏ

Mục đích của người tìm kiếm ở đây là tìm kiếm phần mềm CRM tốt nhất cho doanh nghiệp nhỏ của họ. Nhiều nhà tiếp thị nội dung thường mắc sai lầm khi nhắm mục tiêu cụm từ khóa này với mẫu nội dung sai. Bạn sẽ thấy họ tạo ra một bài đăng blog như xu hướng CRM 2018 trong khi nhắm mục tiêu từ khóa trên. Đó là một sai lầm lớn!

Rõ ràng là những người tìm kiếm xu hướng không tìm kiếm một công cụ và những người tìm kiếm một công cụ không tìm kiếm xu hướng.

Dưới đây là cách chính xác để tìm đúng chủ đề cho từ khóa trên. Vì người dùng đang tìm kiếm công cụ CRM tốt nhất cho doanh nghiệp của mình, bạn có thể tạo một danh sách giới thiệu phần mềm CRM hàng đầu có sẵn trên thị trường. Ví dụ như:

Top 10 phần mềm CRM dành cho doanh nghiệp nhỏ

Nếu phần nội dung của bạn là tốt nhất trong thị trường ngách, nó sẽ có xác suất cao để xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm. Các thuật toán của Google đã phát triển theo thời gian. Công cụ tìm kiếm sử dụng máy học tiên tiến để dự đoán ý nghĩa của các truy vấn tìm kiếm và cung cấp kết quả chính xác hơn. Google nhằm mục đích cung cấp cho người dùng các câu trả lời có liên quan và trải nghiệm người dùng tốt nhất.

Ý định của người dùng giúp bạn làm cho nội dung phù hợp với đối tượng của mình và do đó được các công cụ tìm kiếm ưa thích.

Bây giờ, hãy xem các ý định phổ biến nhất đằng sau các truy vấn của người dùng và hiểu được cách bạn cung cấp nội dung thông minh hơn và thân thiện với người dùng.

Các loại ý định người dùng

  • Thông tin: Khi người dùng đang muốn tìm hiểu về một cái gì đó hoặc giải quyết một vấn đề.
  • Thương mại: Người dùng có ý định mua hàng có thể không ngay lập tức.
  • Giao dịch: Người dùng dự định mua hàng ngay lập tức.

Trước khi hiểu từng loại một cách chi tiết, trước tiên, hãy hiểu về vòng đời khách hàng (customer lifecycle) và các giai đoạn khác nhau của nó.

Vòng đời của khách hàng là gì?

Mỗi cá nhân trong đối tượng của bạn trải qua các giai đoạn khác nhau trước khi họ biến thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp của bạn. Đây được gọi là vòng đời của khách hàng.

Dưới đây là năm giai đoạn chính của vòng đời khách hàng:

  1. Giai đoạn nhận thức: Đây là giai đoạn mà khách hàng mục tiêu của bạn không biết về vấn đề mà họ đang gặp phải hoặc về đề nghị của bạn (giải pháp cho vấn đề).
  2. Giai đoạn nhận thức giải pháp: Mục tiêu của bạn hiểu vấn đề mà khách hàng mục tiêu đang phải đối mặt và giải pháp khả thi cho vấn đề đó.
  3. Giai đoạn so sánh giải pháp: Khách hàng tiềm năng biết về các lựa chọn khác nhau có sẵn trên thị trường. Người đó chưa sẵn sàng để mua ngay lập tức và đang nghiên cứu các lựa chọn có sẵn khác.
  4. Giai đoạn ra quyết định: Khi người dùng đưa ra lựa chọn về sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của họ.
  5. Giai đoạn duy trì: Một người dùng đã từng là người lạ giờ trở thành khách hàng hiện tại.

Bây giờ, hãy hiểu cách bạn nên tạo nội dung thỏa mãn ý định của người dùng trong khuôn khổ vòng đời của khách hàng.

1) Giai đoạn nhận thức

Mục đích tìm kiếm trong giai đoạn này thường là thông tin. Hãy giả sử chúng ta bán phần mềm CRM. Ví dụ một từ khóa mẫu trong giai đoạn này sẽ là:

“chiến lược tạo trang web mang lại nhiều lead (khách hàng tiềm năng)”

Người dùng mục tiêu thường là một chủ doanh nghiệp nhỏ hoặc một nhà tiếp thị đang tìm kiếm để có thêm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của mình. Cô ấy đang muốn tìm hiểu thêm về cách có nhiều khách hàng tiềm năng. Do đó, bạn có thể tạo một phần nội dung như:

Hướng dẫn nhanh về chiến lược tạo trang web mang lại nhiều lead

Dưới đây là các kết quả tìm kiếm hàng đầu của Google từ truy vấn:

Vì ở giai đoạn này, người dùng vẫn chưa tìm hiểu về CRM như một giải pháp cho doanh nghiệp của mình, họ sẽ không tìm kiếm những thứ liên quan trực tiếp đến CRM.

2) Giai đoạn nhận thức giải pháp:

Đây là giai đoạn khi bạn tìm thấy người dùng gõ từ khóa thích hợp. Họ biết giải pháp cho thách thức kinh doanh hiện tại của họ là CRM và họ sẽ tìm kiếm thêm kiến ​​thức về chủ đề này.

Ở đây, một cụm từ khóa mẫu cho giai đoạn này là:

“chiến lược quản lý quan hệ khách hàng”

Mục đích của người dùng ở đây một lần nữa là thông tin. Bạn cần nhắm mục tiêu từ khóa với một phần hướng dẫn như thế này:

10 bước để tạo chiến lược CRM cho doanh nghiệp của bạn

Hãy xem kết quả tìm kiếm thực tế từ từ khóa:

3) Giai đoạn so sánh giải pháp

Đây là giai đoạn khi khách hàng so sánh các giải pháp CRM khác nhau. Hãy cùng xem một số từ khóa mẫu:

“Phần mềm CRM dành cho doanh nghiệp nhỏ”

“Zoho vs Salesforce”

Ý định của người dùng ở đây là thương mại. Người dùng đang tìm hiểu các tính năng chính của các công cụ CRM khác nhau để có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt. Bạn có thể nhắm mục tiêu các từ khóa như vậy với những danh sách cũng như các bài viết so sánh.

Hãy cùng xem các kết quả tìm kiếm hàng đầu của Google cho cả hai từ khóa này:

Ảnh chụp màn hình ở trên cho thấy Salesforce đã nhắm mục tiêu truy vấn so sánh với một bài đăng trên blog và đạt được vị trí thứ hai trong SERPs.

4) Giai đoạn quyết định

Đây là giai đoạn khi người dùng có ý định tìm kiếm giao dịch. Anh ấy thường gõ một truy vấn như:

“định giá Salesforce” hay “Salesforce crm’

Để đáp ứng mục đích của người dùng cho các từ khóa này, bạn phải có một loạt các trang đích có cấu trúc tốt phục vụ cho các truy vấn tương ứng. Điều này là rất cần thiết để cung cấp cho người dùng của bạn thông tin chi tiết về sản phẩm và tính năng thông qua các trang này.

Dưới đây là các kết quả tìm kiếm không phải trả tiền hàng đầu cho từ khóa “định giá Salesforce”:

5) Giai đoạn duy trì

Trong giai đoạn duy trì, mục đích của khách hàng là hiểu rõ hơn về sản phẩm họ đang sử dụng. Họ đang tìm kiếm hỗ trợ hoặc hướng dẫn sử dụng trong khi tìm kiếm về sản phẩm trực tuyến. Ý định tìm kiếm ở đây phải có đầy đủ thông tin. Hãy cùng xem xét các truy vấn mẫu cho giai đoạn này:

“salesforce cho người mới bắt đầu”

Để trả lời các truy vấn như vậy, bạn sẽ phải tạo ra một nền tảng kiến ​​thức để giáo dục khách hàng hiện tại về sản phẩm của mình. Một phần nội dung như thế này chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn:

Hướng dẫn cơ bản về salesforce cho người mới bắt đầu

Bây giờ, hãy cùng xem một số kết quả tìm kiếm hàng đầu cho từ khóa này:

Như bạn có thể thấy trong ảnh chụp màn hình ở trên, Salesforce đã nhắm mục tiêu từ khóa và tạo ra một cơ sở kiến thức được xếp hạng trên đầu trang từ kết quả tìm kiếm Google.

Cách kết hợp ý định của người dùng trong kế hoạch Content của bạn

Bạn phải tạo một kế hoạch nội dung phù hợp với mục đích tìm kiếm đối tượng mục tiêu.

Khi bạn đã có sẵn từ khóa, bạn nên phân loại chúng dựa trên vòng đời của khách hàng và ý định của người dùng. Điều này sẽ giúp bạn tạo tập chủ đề có thể áp dụng được. Tôi đang tạo một kế hoạch nội dung mẫu bằng cách sử dụng các từ khóa trong các ví dụ nêu trên:

Bằng cách này, bạn có thể tạo kế hoạch Content Marketing hàng tháng hoặc hàng quý dựa trên ý định của người dùng và vòng đời khách hàng.

Ý kiến ​​chuyên gia về ý định của người dùng

Tôi đã nói chuyện với một vài chuyên gia những gì họ cảm nhận về ý định của người dùng và cách họ áp dụng chúng vào chiến lược Content Marketing của họ. Tôi đã nhận được một số dữ liệu và trường hợp cụ thể.

Biết về Sở thích của đối tượng mục tiêu

Grayson Kemper, Nhà văn cao cấp tại The Manifest

Đầu năm nay, chúng tôi đã xuất bản một bài viết có tiêu đề Thống kê sử dụng ứng dụng di động năm 2018. Bài viết này hiện được xếp hạng trên trang đầu cho truy vấn “thống kê ứng dụng di động 2018”, đây là một thuật ngữ tìm kiếm nhằm mục đích thương mại.

Về cơ bản, chúng tôi biết rằng các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm đến việc phát triển của ứng dụng di động, đặc biệt là những doanh nghiệp đứng đầu kênh, sử dụng các thuật ngữ tìm kiếm trên diện rộng như ‘thống kê ứng dụng di động’.

Vì vậy, để đáp lại, chúng tôi đã tạo ra nội dung trực tiếp giải quyết ý định đó. Chúng tôi đã tối ưu hóa nội dung cho thuật ngữ chính “thống kê ứng dụng di động” và định dạng nội dung bằng cách sử dụng các kiến thức thực hành tốt nhất về SEO (dấu đầu dòng, câu ngắn, mô tả meta).

Kết quả là, chúng tôi đã có thể đạt được thứ hạng trang đầu tiên trong vòng vài tháng kể từ khi bài viết được xuất bản và là trang luôn kiếm được lượng pageview ấn tượng hàng tháng.

Ý định của người dùng giúp cải thiện thời gian trên trang web

Từ Ulysis Cababan, Chiến lược gia về nội dung tại RapidVisa

Biết mục đích khách hàng của bạn là điều cơ bản để xác định các từ khóa bạn đang nhắm mục tiêu. Nếu tối ưu hóa cho các từ khóa sai, bạn vẫn có thể tạo lượng truy cập nhưng tỷ lệ từ bỏ sẽ cao vì khách truy cập của bạn sẽ không nhận được thông tin họ đang tìm kiếm.

Do đó, ý định của người dùng giúp bạn giảm tỷ lệ thoát và cải thiện thời gian trung bình trên trang web.

Cố gắng giải quyết vấn đề cơ bản                 

Av Meat Singh, Đồng sáng lập & CEO tại WebEngage

Tại WebEngage, chúng tôi sử dụng nội dung để giải quyết vấn đề cơ bản cho các phân khúc đối tượng cụ thể với mọi phần nội dung. Chúng tôi cố gắng đánh giá ý định của người dùng bằng cách xem xét các cụm từ tìm kiếm phổ biến liên quan đến tên miền của chúng tôi (Tiếp thị tự động hóa).

Chúng tôi sử dụng dữ liệu này cùng với phản hồi của khách hàng và phân tích ngữ nghĩa tiềm ẩn để đưa ra một loạt các ý tưởng bài viết thú vị. Chúng tôi đã tạo một bài viết chuyên sâu về từ khóa: “cách tránh các bộ lọc spam”. Thuật ngữ tìm kiếm này phổ biến trong giới chuyên gia tiếp thị đang tìm cách chạy các chiến dịch email. Chúng tôi đã cung cấp cho khách hàng của mình một bài đăng chất lượng cao và sớm có được vị trí hàng đầu trong SERPs:

Tương tự, chúng tôi đã tạo một bài đăng cung cấp thông tin khác xoay quanh “xu hướng tự động hóa tiếp thị” để đứng trong top các kết quả tìm kiếm:

Quay trở lại với bạn:

Ý định của người dùng là nền tảng của một kế hoạch tiếp thị nội dung vững chắc. Nó vượt xa khối lượng tìm kiếm và cạnh tranh để hiểu tâm lý và mục đích của người dùng đằng sau mỗi truy vấn. Suy cho cùng, bạn tạo nội dung cho đối tượng mục tiêu của bạn chứ không phải cho các công cụ tìm kiếm. Đây là một bước thiết yếu để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng của trang web và nội dung của bạn để có được thứ hạng tìm kiếm tốt hơn.

 

Levica lược dịch từ singlegrain.com

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Tại sao cần phải tạo nội dung có tính tương tác? Các ví dụ điển hình cho chiến lược về nội dung tương tác

Hiện nay nội dung mang tính tương tác đang ngày càng được các công ty chú trọng và có sự đầu tư ngân sách nhiều hơn cho mảng này. Vậy vì sao nội dung tương tác lại trở nên phổ biến và hiệu quả? Trước khi đến với các ví dụ điển hình, hãy cùng Levica điểm qua một vài lợi ích của việc này nhé!

– Gia tăng tỷ lệ tham gia 

– Gia tăng dữ liệu thu thập được

– Kích thích lòng trung thành của người tiêu dùng với sản phẩm

Những lợi ích đã góp phần không nhỏ nếu bạn tạo ra được nội dung có tính tương tác cao, đưa chiến lược tiếp thị đi đúng hướng và thu được lợi nhuận cho các mục tiêu đề ra. Hãy cùng Levica tìm hiểu một số ví dụ tạo ra những nội dung tương tác dưới đây nhé!

1. Tương tác bằng hình ảnh trực quan

Có thể thấy điều này qua một ví dụ của Optum, đây là một công ty dịch vụ y tế và công nghệ kết nối giữa các chuyên gia y tế với bệnh nhân thông qua hệ thống quản lý sức khỏe của họ. Khi công ty thực hiện mô hình chuyển đổi từ tính phí dịch vụ sang tính phí theo nhu cầu, họ đã tạo ra một nội dung tương tác thông qua hình ảnh trực quan, điều này cho phép bệnh nhân dễ dàng hiểu rõ hơn khi quan sát nội dung trong hình ảnh đó. Việc sử dụng hình ảnh trực quan cũng góp phần kích thích sự tò mò và khiến người bệnh có ý muốn khai thác nhiều thông tin hơn nữa.

2. Khảo sát và thăm dò ý kiến

Khảo sát và thăm dò ý kiến cũng là một trong những phương pháp đúng đắn để thu hút sự chú ý của khách hàng. Đây được xem như một ví dụ về nội dung tương tác được sử dụng để tạo điều kiện cho việc thu thập dữ liệu và phản hồi giữa bạn và khách hàng. Tuy nhiên, không chỉ đưa ra các nội dung cụ thể mà còn cần phải tạo ra một chút sự thú vị hay kích thích hứng thú trong nội dung ấy, như vậy khách hàng mới có thể tham gia trả lời khảo sát nội dung của bạn. 

3. Đánh giá năng lực cá nhân và kiểm tra

Gần đây Kapost đã sử dụng phương pháp này dưới hình thức đánh giá năng lực cá nhân thông qua nội dung một bài kiểm tra ngắn, đây là việc đánh giá hiệu quả của nội dung so với các tiêu chuẩn mà bạn đặt ra đối với chiến lược tiếp cận, tương tác với khách hàng. Để bài kiểm tra thu được nhiều câu trả lời, phản hồi từ khách hàng thì doanh nghiệp của bạn cần phải tạo ra chút gì đó kích thích sự tham gia, ví dụ như đưa ra phần thưởng nếu trả lời đúng.

Thông qua bài kiểm tra, các nhà tiếp thị sẽ nắm bắt được các thông tin, từ câu trả lời góp phần định hướng cho các chiến lược trở nên hiệu quả. 

4. Tương tác bằng sách điện tử

Sử dụng sách điện tử cũng là một hình thức tương tác, các nội dung trong sách điện tử này cũng cần được xây dựng một cách cụ thể, mang đến giá trị quan trọng, đồng thời giao diện cũng phải thân thiện với người sử dụng chúng. Sách điện tử thường được xây dựng riêng cho các trang web, chứa các tài liệu bao gồm những liên kết đến các cuộc phỏng vấn từ video, các cuộc nghiên cứu và liên kết đến những bài viết hữu ích liên quan, tăng độ tin cậy cho khách hàng. Góp phần thúc đẩy nhu cầu của khách hàng và đưa ra những ý định kết nối thông qua sự tương tác.

5. Công cụ và máy tính

Một hình thức phổ biến khác của nội dung tăng tương tác chính là thông qua công cụ tính toán. Bạn có thể xem qua một ví dụ từ Kaufman Rossin là một công ty tư vấn tài chính và CPA. Họ đã sáng tạo ra một máy tính thuế của Mỹ cho các tập đoàn thuộc sở hữu nước ngoài, cho phép người dùng so sánh thuế liên bang và những người ở các bang có vốn đầu tư nước ngoài nặng. Đây có lẽ là một trong những điều giúp các công ty, tập đoàn nắm bắt và nhận được về vấn đề thuế trong kinh doanh. Một công cụ giúp ích tất nhiên sẽ thu hút được sự chú ý, đồng thời gia tăng khả năng tương tác hơn. 

Việc tạo ra nội dung thúc đẩy sự tương tác sẽ góp phần mang lại sự tham gia nhiều hơn từ khách hàng, có được nguồn khách hàng tiềm năng và khách hàng luôn trung thành với sản phẩm của bạn. Họ sẵn sàng chia sẻ thông tin của mình với bạn, sẵn sàng tham gia, tương tác để các nhà tiếp thị có thể thu được dữ liệu cùng với xây dựng chiến lược tiếp thị, kinh doanh một cách tốt nhất, có thể đáp ứng được chính xác nhu cầu của khách hàng. Các ví dụ được Levica nêu trên đây hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được hình thức xây dựng nội dung có tính tương tác phù hợp với định hướng tiếp thị cho công ty, doanh nghiệp của bạn.

Levica lượ dịch từ kapost.com

Skip to toolbar