Tag: Content marketing

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

19 xu hướng content marketing thống trị năm 2020 (Phần 1)

Trong bối cảnh hiện nay của thị trường, yếu tố nội dung được xem là thành phần quan trọng trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp, tổ chức. Theo đánh giá của học viện Content marketing (CMI) cho thấy, việc tạo và định hướng nội dung rõ ràng, phù hợp, có giá trị sẽ góp phần thúc đẩy tạo ra lợi nhuận khi có sự kích thích nhu cầu từ khách hàng.

Hoặc theo một nghiên cứu khác từ Omar Akhtar – Nhà phân tích tiếp thị điện tử tại Altimeter Group chỉ ra rằng, 2018 là năm mà sự thay đổi về content marketing thực sự có ý nghĩa, bởi các công ty sử dụng chiến lược tạo ra các nội dung tiếp thị có hiệu quả thúc đẩy doanh thu nhiều hơn.

Hiện nay việc tiếp thị nội dung được truyền tải dưới nhiều hình thức như blog, video, hình ảnh,… và đây là những công cụ được xem là hiệu quả nhất trong chiến dịch marketing. Bên cạnh đó, việc tiếp thu và tìm ra những xu hướng mới cho các năm tiếp theo cũng là cách để xác định chiến lược marketing hiệu quả. Vì vậy, hãy cùng Levica xem qua 19 xu hướng content marketing dưới đây được dự đoán là sẽ thống trị vào năm 2020 nhé!

1/ Nội dung được nhắm đến mục tiêu cụ thể sẽ làm cho các công ty này trở nên có ích hơn đối với khách hàng

Hiện nay có rất nhiều ý tưởng nội dung được xây dựng, cạnh tranh nhau để thu hút sự chú ý của khách hàng. Vậy làm thế nào để nội dung của bạn trở nên nổi bật hơn, được nhiều khách hàng chú ý? Câu trả lời chính là: hãy làm cho nội dung ấy trở nên hữu ích. Bạn hãy nghiên cứu và tìm ra những điều gì thực sự cần thiết và quan trọng đối với khách hàng, sau đó nhắm mục tiêu, đối tượng cụ thể cho nội dung xung quanh vấn đề đó. Ví dụ, trong một bài đăng trên blog, viết rằng họ đã phân tích hơn 11 tỉ người tìm kiếm trên Google về kiểu tóc, chăm sóc tóc, từ điều này các nhà chiến lược marketing sẽ tạo ra nội dung nhắm mục tiêu cho các kênh video của họ hướng đến vấn đề này.

2/ Các nhóm sẽ được tập hợp để tập trung cụ thể vào nội dung

Trong hầu hết các công ty, doanh nghiệp, việc tạo ra nội dung đều được chỉ định cho nhóm tiếp thị, tuy nhiên sẽ có một số những người trong đó không thực sự có sáng tạo về nội dung. Điều này đã có sự thay đổi khi họ nhận ra rằng, những nội dung tốt sẽ mang lại giá trị cho họ và để làm được điều này chính là phải có sự tập trung giữa các nhóm với nhau để đưa ra các chiến lược tiếp thị và truyền thông. Trong đó, nhóm sáng tạo nội dung chuyên ngành được coi là một phần quan trọng trong bộ phận tiếp thị với những ngân sách đưa ra dành cho họ. 

3/ Content marketing sẽ trở thành nội dung để bán hàng

Việc tạo ra nội dung sẽ trở nên vô ích nếu nó không thúc đẩy doanh số bán hàng. Skyler Moss – Giám đốc marketing của HCSS nói: “Các nhóm nội dung tiếp thị truyền thống đã dần biến mất, ranh giới giữa việc bán hàng và tiếp thị sẽ dần mờ đi cho đến khi cả hai cùng trở thành một. Vậy đến năm 2020, content marketing sẽ là nội dung để bán hàng, nên nếu nội dung của bạn không thực sự thúc đẩy doanh số, thì bạn tạo ra nó để làm gì?”

4/ Trí tuệ nhân tạo sẽ dần thay thế cho một số bộ phận content marketing

Giám đốc điều hành Armet Dietrich chia sẻ rằng: “Một công ty của Vương quốc Anh đã bắt đầu sử dụng Albert – một công cụ tiếp thị dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo), cho việc tìm kiếm thông tin của mình. Công cụ này mang lại tác dụng cao đến mức họ này đã giải tán bộ phận tiếp thị của công ty. Vì vậy khi trí tuệ nhân tạo càng trở nên tiến tiến hơn thì các bộ phận tiếp thị cần suy nghĩ lại về cách vận hành và tạo ra sự đổi mới để có thể cạnh tranh trước các đối thủ này.

5/ Tính ngắn gọn sẽ trở thành một vấn đề lớn được chú trọng

Viết blog đã không còn phổ biến như cách đây vài năm, với một số chuyên gia uy tín thì điều này thậm chí đã dần bị bỏ quên. Với trường hợp này, nếu một số công ty muốn blog của họ vẫn thu hút người đọc thì họ cần phải xây dựng nội dung sao cho ngắn gọn, xúc tích hoặc xét đến việc kết hợp với video vào bài viết của họ. Hiện nay, thuật toán Google cũng dần coi trọng hơn các nội dung có dạng ngắn nhưng vẫn đảm bảo giá trị và các nhà biên tập nội dung sẽ chuyển hướng làm theo như vậy.

6/ Nội dung sẽ được tối ưu hóa cho việc tìm kiếm bằng giọng nói

Một báo cáo gần đây của Anh cho biết, sẽ có đến một nửa số tìm kiếm thông tin bằng giọng nói vào năm 2020. Điều này có nghĩa là các công ty sẽ cần phải tối ưu hóa rất nhiều nội dung của họ để giúp cho việc tìm kiếm bằng giọng nói. Để đảm bảo rằng nội dung của bạn sẽ giống như một trợ lý cho giọng nói, đây sẽ là một trong những khía cạnh quan trọng nhất mà bạn cần phải đưa nội dung của mình trở thành một văn bản đặc trưng và để việc tìm kiếm tìm được đoạn văn nổi bật nhất.

7/ Việc sử dụng các nội dung tương tác sẽ dần tăng lên

Nội dung tương tác là nội dung yêu cầu những người tham gia tích cực hơn dù chỉ đọc hay là xem. Đổi lại cho sự tham gia đó chính là họ sẽ nhận được những kết quả hữu ích từ những vấn đề mà họ quan tâm. Các nội dung này có thể là những câu đố, khảo sát, trò chơi, rút thăm trúng thưởng,… có thể giúp các công ty tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng.

8/ Video trực tiếp sẽ thống trị nội dung

Video trực tiếp đã từng là một trong những hình thức quảng cáo nội dung phổ biến trên internet, nhưng đã ngừng chiếm ưu thế do thiếu sự tham gia. Tuy nhiên, đến năm 2020 Jayson DeMers dự đoán rằng, video trực tiếp sẽ ổn định trở lại như một phương tiện truyền thông sẵn có, ngoài ra nhu cầu tìm kiếm video trực tiếp sẽ cao hơn nữa.

9/ Nội dung sẽ được thực hiện như một trải nghiệm cho người tiêu dùng

Theo báo cáo xu hướng năm 2018 từ Econsultancy và Adobe, chỉ ra rằng việc cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa là cơ hội vô cùng thú vị cho các chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số. Khi content marketing phát triển, biến nội dung thành một trải nghiệm và trở thành một trong những xu hướng lớn nhất. Bên cạnh đó, để cung cấp được một trải nghiệm phù hợp, bạn cần phải nắm rõ các công nghệ tiếp thị đã được chứng minh và sử dụng, tựa như công nghệ AI có thể giúp tạo cá nhân hóa và nâng cao sự trải nghiệm.

10/ Kỹ năng viết sẽ được đặt sang một bên

Kỹ năng viết giỏi từng là điều cần thiết duy nhất để tạo ra nội dung tiếp thị thành công. Tuy nhiên hiện nay, nhu cầu cao hơn đòi hỏi sự cạnh tranh tạo ra các chiến dịch tiếp thị nổi bật, vì vậy cần phải phát triển thêm các bộ công cụ kỹ năng như video, sản xuất âm thanh, thiết kế đồ họa,…

(Xem tiếp phần 2)

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

5 cách lựa chọn dạng nội dung và chủ đề phù hợp với mục tiêu tiếp thị

Là một nhà tiếp thị nội dung, bạn cần hiểu rõ một nội dung bạn tạo ra nằm ở vị trí nào và hỗ trợ được gì cho mục tiêu tiếp thị tổng quát. Bạn phải luôn trả lời được những câu hỏi như “Tại sao bạn lại chọn chủ đề này?” hoặc “Bạn mong đợi kết quả gì từ nội dung này”. Tuy nhiên, việc trả lời các câu hỏi trên lại không đơn giản nếu bạn không nghiên cứu cẩn thận.

Bài viết này sẽ cung cấp các dạng nội dung phù hợp với mục tiêu tiếp thị để bạn có thể tham khảo và ứng dụng.

1. Đặt mục tiêu chi tiết cho từng nội dung tiếp thị

Để tạo ra một nội dung thành công, bạn phải bắt đầu từ mục tiêu đã được vạch ra trước đó. Bạn không thể đi ngay vào việc sáng tạo ra bất cứ nội dung nào nếu không biết mục tiêu nội dung đó là gì.

Vậy làm sao để nhận định được mục tiêu? Hãy nghĩ đến các kết quả mà bạn đang mong đợi. Ngoài ra, việc liệt kê tất cả các mục tiêu nội dung sẽ giúp bạn biết được mình có đang tạo nội dung phù hợp vào đúng thời điểm hay không.

5 cách lựa chọn dạng nội dung và chủ đề phù hợp với mục tiêu tiếp thị

Để dễ dàng thiết lập mục tiêu chi tiết cho những bài blog, video, infographics,…của mình, bạn nên tham khảo mục tiêu tổng quát mà công ty đang muốn hướng tới khi thực hiện tiếp thị nội dung. Các mục tiêu tiếp thị nội dung phổ biến nhất là:

  • Tạo khách hàng tiềm năng
  • Bán hàng
  • Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng
  • Nhận diện thương hiệu
  • Tần suất truy cập
  • Sự trung thành của khách hàng
  • Sự truyền miệng/ phản ứng của công chúng
  • Bán thêm và bán chéo sản phẩm

Với một mục tiêu tiếp thị cụ thể, ta cần tạo ra được những nội dung phù hợp để có hiệu quả truyền thông tốt nhất. Dưới đây là những nội dung bạn có thể sử dụng đối với từng mục tiêu khác nhau và KPIs mẫu để bạn đo lường chúng:

Mục đích công ty: Tạo ra khách hàng tiềm năng | Mục tiêu nội dung: Gửi biểu mẫu, đăng ký dùng thử

Từ số liệu ở biểu đồ trên, có thể thấy rằng việc “tạo ra khách hàng tiềm năng” là một trong số các mục tiêu quan trọng nhất. Nội dung được tạo ra cần hướng đến việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tiếp cận những người có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ của công ty. Nhìn chung, thông qua nội dung mà bạn tạo ra, những người này sẽ biết đến thương hiệu của bạn và phần nào tương tác với nhãn hàng.

Các dạng nội dung thường được sử dụng:

  • Ebook: Việc đưa khách hàng điền thông tin vào một form ngắn để nhận được ebook là một cách làm khá phổ biến. Điều này giúp ta có thể tiếp cận dễ dàng hơn với người dùng thông qua thông tin thu thập được. Đồng thời bạn cũng có thể khuyến khích mọi người chia sẻ ebook của mình bằng các nút “viral”
  • Sách trắng (white papers):  Sách trắng là một báo cáo mang tính thuyết phục, có thẩm quyền, chuyên sâu về một vấn đề nào đó và cung cấp giải pháp cho người đọc. Một nhà tiếp thị nội dung tạo ra các sách trắng để giáo dục khách hàng của họ về một vấn đề cụ thể hoặc thúc đẩy một phương pháp nào đó. Giống như ebook, sách trắng yêu cầu các thông tin từ phía người muốn tải xuống như tên, địa chỉ email, địa chỉ, số điện thoại để tải xuống. Bằng cách này, bạn sẽ có thể thu thập được khách hàng tiềm năng.
  • Case study: CMI báo cáo rằng 63% các Marketer Anh tin rằng sử dụng các case study đem lại hiệu quả cho các chiến dịch tiếp thị.

KPIs mẫu: số lượt tải xuống, phần trăm khách hàng tiềm năng chất lượng.

Mục đích công ty: Nhận diện thương hiệu | Mục tiêu nội dung: Tạo ra các lượng truy cập từ các trang giới thiệu (referral traffic)

Đối với mục tiêu tạo ra referral traffic, nội dung cần tập trung vào tạo dựng backlinks, vì nó sẽ thu hút được rất nhiều lượt truy cập. Có nhiều nơi để giúp bạn kéo được lượng truy cập. Vì vậy việc của bạn là tạo ra nội dung hấp dẫn để tăng Referral Traffic.  Blog, forum, mạng xã hội và Youtube là nơi rất tốt để bạn nghiên cứu kéo Referral Traffic về website của mình.

Các dạng nội dung thường được sử dụng: infographics, các bài viết Roundup, bài viết khách (guest posts), Nội dung skyscraper.

KPIs mẫu: Lượt truy cập, đăng ký bản tin.

Bạn có thể xem lượng truy cập giới thiệu đến từ nguồn nào thông qua Google Analytics, sau đó phân tích và vạch ra kế hoạch mà bạn thấy sẽ đem lại kết quả tối ưu

Mục đích công ty: Nhận diện thương hiệu | Mục tiêu nội dung: tạo ra lượt truy cập tự nhiênCác nội dung được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm đồng nghĩa với việc nó được tạo ra dựa trên việc kết hợp các từ khóa tối ưu. Thông thường những bài viết đó sẽ bao gồm các từ khóa dài và nhắm mục tiêu nằm ở trang đầu của kết quả tìm kiếm.

Các dạng nội dung thường được sử dụng: các bài đăng dài, video được tối ưu hóa trên Youtube

KPIs mẫu: Vị trí trên trang kết quả tìm kiếm, lượng truy cập tự nhiên

Ví dụ: Bài đăng của Brian Dean về “lý do Google ghét trang web của bạn” trên trang Backlinko.com

Bài đăng này xếp ở vị trí đầu tiên khi người nào đó tìm kiếm từ khóa này. Brian muốn đẩy bài viết cho keyword này bởi vì anh ấy nhận ra những thành viên trên các diễn đàn đang tìm kiếm nó rất nhiều. Nhờ vào việc bài viết được hiển thị ở vị trí đầu tiên, trang Backlinko.com sẽ thu hút được nhiều lượng traffic tự nhiên hơn khi người dùng tìm kiếm từ khóa này.

5 cách lựa chọn dạng nội dung và chủ đề phù hợp với mục tiêu tiếp thị

Mục đích công ty: tần suất truy cập | Mục tiêu nội dung: tăng lượt tương tác, lượt chia sẻ, lượt xem.

Với mục tiêu này, bạn chủ yếu nên tạo ra các nội dung nhằm mục đích thu hút những người dùng sẵn có của mình.

Các dạng nội dung thường được sử dụng: Câu chuyện về thương hiệu, Vlogs hai chiều (UGC-style)

KPIs mẫu: Tỷ lệ người đọc trở lại, lượt xem trang, số lượng truy cập mỗi tháng, thời gian sử dụng trang web, lượt chia sẻ trên các kênh xã hội, lượt bình luận và người dùng đăng ký.

Ví dụ: Chuỗi bài “Taking Note” của Evernote

Evernote đã rất thành công với việc xây dựng một cộng đồng người dùng năng động và tích cực. Phần lớn sự tham gia này được thúc đẩy bởi các nội dung chất lượng của Evernote. Evernote hiểu rõ người dùng củamình, vì vậy họ đã tạo ra các chủ đề nội dung, như chuỗi “Taking Note”. Và tất nhiên, người dùng rất yêu thích những nội dung và cách làm này của Evernote.

Mục tiêu công ty: Nhận diện thương hiệu | Mục tiêu nội dung: Tăng lượt chia sẻ trên các phương tiện xã hội

Nội dung được tạo ra để nhận diện thương hiệu không nhất thiết phải gắn chặt với doanh nghiệp. Bằng cách khám phá những chủ đề mang tính chất Viral, nội dung quảng cáo có thể được lan truyền đến nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Các dạng nội dung thường được sử dụng: bài viết viral trên các trang mạng xã hội, bài đăng hữu ích, troll hài hoặc mang tính nhân văn

KPIs mẫu: Lượt chia sẻ trên mạng xã hội, số người theo dõi, lượt xem bài viết.

Ví dụ 1: Bài đăng thú vị dưới đây đã có 310 lượt chia sẻ trên LinkedIn. Một bài đăng mang tính chất hài hước, vui vẻ sẽ kích thích người đọc chia sẻ nhiều hơn trên các trang mạng xã hội của họ.

2. Sử dụng những nội dung phù hợp cho những chặng khác nhau trong chu kì mua hàng

 

66% Các nhà tiếp thị B2B cho rằng “Phát triển nội dung định hướng theo giai đoạn mua hàng/sở thích của người mua” là một trong những thách thức lớn nhất trong việc định hướng, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Chìa khóa để phát triển đúng loại nội dung ở các giai đoạn khác nhau là hiểu rõ các giai đoạn đó. Inbound Marketing xác định 3 giai đoạn trong hành trình mua hàng như sau:

Giai đoạn 1: Nhận thức của khách hàng

Đây là thời điểm khách hàng nhận diện được thương hiệu/công ty của bạn. Trong suốt giai đoạn này, khách hàng sẽ xác định được những vấn đề mà họ cần phải giải quyết và đưa ra nội dung liên quan.

Ví dụ: Nếu công ty của bạn đang có giải pháp về xử lý đơn hàng cho doanh nghiệp nhỏ, thì khách hàng tiềm năng của bạn, trong giai đoạn nhận thức, họ sẽ cần một hệ thống quản lý đơn hàng.

Từ nhu cầu trên, người dùng sẽ thực hiện tìm kiếm các cụm từ như “giải pháp quản lý đơn hàng tốt nhất cho doanh nghiệp nhỏ”.

Khi các khách hàng tiềm năng tìm thấy dịch vụ của bạn, nếu quan tâm, họ sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 2 trong hành trình mua hàng, đó là giai đoạn đánh giá.

Giai đoạn 2: đánh giá

Trong giai đoạn đánh giá, khách hàng sẽ tìm hiểu kĩ hơn về những giải pháp mà bạn có thể làm cho họ, nhưng vẫn muốn biết liệu đó có phải lựa chọn tốt nhất hay không.

Quay trở lại ví dụ về giải pháp quản lý đơn hàng, trong giai đoạn đánh giá, chắc chắn khách hàng sẽ so sánh dịch vụ của bạn với dịch vụ tương tự của các doanh nghiệp khác. Có thể họ sẽ google “nên chọn giải pháp của công ty X hay công ty Y”.

Tiếp theo, nếu khách hàng vẫn cảm thấy thích sản phẩm của bạn, họ sẽ bước vào chặng cuối cùng trong hành trình mua hàng – Giai đoạn mua hàng.

Giai đoạn 3: Mua hàng

Đến bước này, khách hàng đã sẵn sàng để mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Tiếp tục phân tích ví dụ về giải pháp quản lý đơn hàng, những người trong giai đoạn mua hàng sẽ được cho đăng kí bản dùng thử miễn phí hoặc phiên bản demo.

Kết hợp nội dung tiếp thị với từng giai đoạn mua hàng khác nhau sẽ đảm bảo được nội dung của bạn liên quan đến những điều cụ thể mà khách hàng đang quan tâm.

32% các nhà tiếp thị B2B phân đoạn bài viết của mình dựa trên các giai đoạn của chu kỳ mua. Làm như vậy sẽ giúp họ cung cấp đúng loại nội dung cần thiết cho người mua của từng giai đoạn liên quan.

Biểu đồ về hành trình mua hàng của các khách hàng dưới đây cho ta thấy sự khác nhau giữa các nội dung tiếp thị của từng giai đoạn.

5 cách lựa chọn dạng nội dung và chủ đề phù hợp với mục tiêu tiếp thị

Còn dưới đây là “phễu” hành trình người mua cùng các loại nội dung được thể hiện trong từng chặng khác nhau mà bạn có thể tham khảo.

Khi Buzzsumo phân tích những nội dung hoạt động tốt nhất (B2B) từ năm 2015, họ nhận thấy rằng những loại nội dung sau đây có kết quả tương tác tốt nhất trong các giai đoạn mua khác nhau:

5 cách lựa chọn dạng nội dung và chủ đề phù hợp với mục tiêu tiếp thị

3. Chọn chủ đề dựa trên dựa trên nhu cầu của khách hàng

Sự thấu hiểu tâm lý khách hàng và hành trình mua hàng ở trên rất khó để ứng dụng vào nội dung nếu như bạn không chọn đúng chủ đề đi kèm với chúng.

Tiếp tục với ví dụ về giải pháp đơn hàng ở mục 2. Giả sử bạn đã nghiên cứu tất cả mọi thứ: mục tiêu tiếp thị, hành trình mua hàng và chọn được vài nội dung để phát triển. Bạn quyết định sẽ cung cấp sách trắng cho khách hàng ở chặng đầu tiên, một case study cho chặng 2 và tư vấn miễn phí cho khách hàng ở chặng cuối cùng.

Vậy, bạn sẽ cần điều gì tiếp theo?

Hãy chọn các chủ đề phù hợp để tạo ra nội dung tiếp thị! Bạn muốn cung cấp sách trắng cho khách hàng trong giai đoạn nhận diện thương hiệu, nhưng chủ đề bạn cần viết là gì?

Để tìm ra đúng chủ đề, bạn cần suy nghĩ như một khách hàng thực thụ. Sau khi làm điều này, bạn sẽ hiểu được tâm lí khách hàng và xác định nhu cầu thực sự của họ.

63% các nhà tiếp thị B2B sử dụng chân dung khách hàng (buyer personal) để tạo ra nội dung; 40% trong số họ sử dụng chúng trong các phân đoạn tiếp thị; 60% hiệu quả được cải thiện nhờ nội dung phù hợp với chân dung khách hàng.

4. Cân bằng các thể loại nội dung quảng cáo khác nhau

Thay vì chỉ tập trung vào một thể loại nội dung duy nhất, bạn hãy tạo sự mới mẻ cho người đọc bằng cách sử dụng các hình thức nội dung khác nhau. Để đem đến kết quả tuyệt vời hơn, nhà tiếp thị B2B cần có nhiều cách thức truyền tải thông tin như: eBooks, Webinars, Case Studies, Videos,…

Ngoài việc thu hút các phân khúc đối tượng khác nhau, việc kết hợp nhiều loại nội dung trong chiến lược tiếp thị cũng sẽ giúp bạn thu hút thêm một lượng lớn truy cập.

Ví dụ: Nhà tiếp thị nội dung Jay Baer sửa đổi mục tiêu cho tất cả các video dài 5 phút, từ series “Jay today”, thành 8 định dạng khác nhau và sử dụng trên toàn bộ chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội của mình:

“Tôi đã chuyển những video 5 phút trở thành

 

Một video trên Youtube

 

Một video trên trang Facebook của tôi

 

Môt tập âm thanh trên iTunes

 

Một tập video trên iTunes

 

Một tập trên trang video của riêng tôi, JayToday.TV

 

Bài đăng blog (mỗi tuần một lần)

 

Bài đăng trên linkedIn

 

Bài đăng trên Medium

 

Bài đăng trên G+

 

2-3 tweét

 

2 lượt share trên LinkedIn”

5. Định hướng về thể loại nội dung

“Thể loại nội dung” và “Kiểu nội dung” rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên 2 khái niệm này có những điểm khác biệt:

  • Format – thể loại nội dung: Một nội dung có thể được thể hiện dưới nhiều thể loại: ảnh, video, link, bài viết, ebook, event,… Cần cân nhắc kỹ càng các đặc tính của từng thể loại sao cho phù hợp nhất với thông điệp nội dung cần truyền tải.
  • Content type – kiểu nội dung: Riêng yếu tố về câu chữ cũng đã có rất nhiều cách thể hiện. Một thông điệp ở dạng text có thể ở dạng tips, phỏng vấn, quote…

Bảng tuần hoàn về các yếu tố trong Content Marketing sau đây của Chris Lake đưa ra các gợi ý hữu ích về thể loại và kiểu nội dung. (Các khối màu cam biểu thị thể loại nội dung; trong khi các khối màu hồng biểu thị kiểu nội dung).

Dựa trên bảng phân loại trên, các sự kiện (Event – ô thứ 5) sẽ thuộc “thể loại nội dung”, trong khi đó, một cuộc phỏng vấn (Interview – ô thứ 19) thuộc nhóm “kiểu nội dung”

Khi đã nắm bắt được Format (thể loại)mà các đối tượng bạn nhắm đến sử dụng nhiều nhất, bạn sẽ cần nghiên cứu một số kiểu nội dung (Content Type) thuộc thể loại đó. Lưu ý rằng chắc chắn sẽ có một số sự trùng lặp giữa hai khái niệm.

Khi nghiên cứu kĩ càng các thể loại nội dung và phương tiện truyền thông xã hội khác nhau, bạn cũng sẽ tự định hướng lại việc chọn các kiểu nội dung phù hợp.

Trên đây là 5 phương thức để bạn xác định mục tiêu và chủ đề cho nội dung của mình một cách dễ dàng hơn. Hi vọng rằng chúng sẽ giúp bạn tạo ra được các nội dung thu hút và hiệu quả nhất.

Levica tổng hợp & lược dịch từ Neilpatel

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

 

Công cụ Marketing, Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

INFOGRAPHIC: Làm thế nào đo lường hiệu quả Content Marketing?

Content Marketing mang đến hiệu quả to lớn trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Tuy nhiên làm sao để biết nội dung tiếp thị của bạn có hiệu quả hay không? Đây là bài toán hóc búa mà rất nhiều marketer gặp phải khi thực hiện các kế hoạch sản xuất nội dung marketing cho doanh nghiệp. Trên thực tế, chỉ có 21% B2B marketers dám khẳng định họ đã thành công trong việc đo lường hiệu quả của tiếp thị nội dung mang lại. Nhưng liệu chúng ta nên bắt đầu đo lường từ đâu khi hiện còn chưa có một tiêu chuẩn chung thống nhất nào?

Để bắt đầu, trước tiên hãy đặt ra câu hỏi: Mục tiêu của bạn là gì?

Mỗi dạng content marketing trong một giai đoạn nhất định sẽ có mục tiêu riêng. Ví dụ: khi bạn xây dựng content cho giai đoạn nhận biết thì mục tiêu chính đó là thu hút sự chú ý của người dùng đối với thương hiệu. Bạn cần xác định rõ mình đang ở đâu trong các giai đoạn mua hàng, từ đó định hướng được mục tiêu cụ thể trước khi tiến hành đo lường, đánh giá hiệu quả content marketing.

Dưới đây Levica xin giới thiệu và hướng dẫn cho bạn cách đo lường hiệu quả content marketing ứng với từng giai đoạn cụ thể trong quá trình mua hàng.

1. Giai đoạn nhận biết

Ở giai đoạn này, mục tiêu chính mà content marketing cần đạt được là tăng mức độ nhận biết thương hiệu.

Một vài số liệu có thể theo dõi hàng ngày để biết nội dung của bạn có đạt hiệu quả không, chính là lượt view, lượt truy cập, thứ hạng trên bảng kết quả tìm kiếm,… Bạn cũng có thể gán giá trị tiền tệ cho từng hoạt động của mình. Chẳng hạn, khi sử dụng Facebook hay Twitter để quảng bá nội dung, cuối mỗi chiến dịch, hãy tính toán lượng tiếp cận. Đồng thời, sử dụng công cụ quảng cáo để xác định ngân sách tạo ra lượng khách hàng tiềm năng đó là bao nhiêu.

2. Giai đoạn xem xét

Mục tiêu chính của content marketing giai đoạn này là thúc đẩy khách hàng tiềm năng tương tác với nội dung thông qua việc đọc, bình luận, chia sẻ, v.v… Hiệu quả của nội dung tiếp thị lúc này sẽ được đo lường bằng các chỉ số như: tổng số lượt xem trang, time on site, tỷ lệ bỏ trang, số lượt tải nội dung,…

3. Giai đoạn quyết định chuyển đổi

Trong giai đoạn này, mục tiêu mấu chốt mà content marketing của bạn cần đạt được là tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng. Để đo lường hiệu quả, bạn có thể chú ý vào các chỉ số như: số lượng khách hàng đồng ý cung cấp thông tin, điền vào form mẫu, trả lời tin nhắn/email, doanh số bán hàng,… Tùy vào mục đích bạn muốn khách hàng chuyển nổi mà sẽ có những chỉ số tương ứng phù hợp để xem xét, đo lường. Ví dụ, nếu bạn muốn khách hàng cung cấp thông tin cá nhân cho công ty mình thì chỉ số đo lường hiệu quả content marketing tương ứng sẽ là số lượng khách hàng điền vào form mẫu.

*** Mời bạn đọc Infographic bên dưới để hiểu rõ hơn về cách đo lường hiệu quả Content Marketing.

đo lường hiệu quả content marketing

 

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Làm sao để đo lường hiệu quả video content marketing?

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

INFOGRAPHIC – 12 bước sáng tạo Content Marketing

Làm sao để viết được những Content Marketing chất lượng thu hút người đọc là nỗi niềm mà bất cứ copywriter nào cũng trăn trở. Nhưng trước khi học cách viết chuẩn, bạn cần nắm rõ quy trình viết content thế nào cho đúng. Dưới đây, Levica xin giới thiệu “12 bước hướng dẫn để viết content marketing hữu ích, mạch lạc và thu hút độc giả”. Infographic này sẽ giúp bạn biết cách sáng tạo content marketing hấp dẫn và hiệu quả trong thời gian ngắn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

#B1. MỤC TIÊU

#B2. ĐIỀU CHỈNH LẠI

#B3: TÌM HIỂU DỮ LIỆU VÀ VÍ DỤ

#B4: TỔ CHỨC

#B5: VIẾT CHO MỘT NGƯỜI CỤ THỂ

#B6: VIẾT BẢN NHÁP

……

*** Xem chi tiết tại Infographic bên dưới!

 

Nếu bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Content Marketing, Tâm lý Marketing

Sức mạnh của content marketing tích cực

Trong bối cảnh nhộn nhạo của mạng xã hội ngày nay, những nội dung marketing có tính tích cực là cách tốt nhất để marketer gắn kết thương hiệu với người xem và xây dựng thương hiệu.

Con người luôn yêu chuộng những câu chuyện tốt lành. Tuy nhiên trên thực tế tin tốt ngày càng hiếm hoi.

Những tiêu đề giật gân, gây sốc đang chiếm thế thượng phong trên phần lớn các kênh truyền thông đại chúng. Tâm lý cảnh giác và sự tò mò thúc đẩy người đọc nhấp vào các tiêu đề gây cấn, làm lượng truy cập các bài viết có thông tin tiêu cực tăng cao.

Song, theo Rafael Urbina-Quintero – Chủ tịch & CEO của agency xây dựng thương hiệu trên nền tảng kỹ thuật số VIX, thì tâm lý độc giả toàn cầu đang dần đi đến điểm bão hòa.

Cụ thể, ông nhận thấy bạn đọc hiện đại bắt đầu từ chối các quảng cáo có nội dung tiêu cực, gây chia rẽ trong cộng đồng. Họ ưu tiên các quảng cáo có thông điệp tích cực, truyền cảm hứng kết nối con người nhiều hơn.

Trong bài viết trên Mediapost, vị chuyên gia có 20 năm kinh nghiệm truyền thông này đã chia sẻ những nhận định của ông về sức mạnh của sự tích cực trong thông điệp marketing.

1. Tạm biệt những bài viết “công kích”

Trong nhiều năm liền, tính chất sắc bén, công kích trở thành phong cách viết chủ đạo cho các nội dung quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Tương tự như thông tin tiêu cực, phong cách viết có phần gây hấn này dễ dàng thu hút sự chú ý của bạn đọc.

Một ví dụ nổi bật cho phong cách nội dung này là chiến dịch “The Axe Effect” (tạm dịch: Hiệu ứng Axe) của thương hiệu xịt khử mùi dành cho nam giới Axe. Ý tưởng phía sau chiến dịch này là Axe như “chiếc rìu” vô hình, có khả năng giúp những khách hàng nam giới dùng xịt khử mùi của Axe có sức hấp dẫn mạnh mẽ, dễ dàng “đốn ngã” mọi phụ nữ xung quanh.

Ngày nay, cách tiếp cận này của thương hiệu đã không còn phù hợp với người tiêu dùng. Khách hàng không muốn các thương hiệu trở thành chiếc “quạt máy” thổi liên tục các luồng năng lượng tiêu cực, kích thích sự phán xét, chia rẽ vào cuộc sống thường ngày của họ.

Vì vậy, sau nhiều năm gắn với các hình ảnh mang tính “gây hấn”, Axe đã chuyển hướng thương hiệu đến các hình ảnh tốt đẹp hơn. Cụ thể là chiến dịch “Is it OK for guys?” (tạm dịch: Liệu đàn ông có thể thế này không?). Ở chiến dịch này, Axe hướng đến thông điệp phá vỡ những định kiến sai lầm về sự nam tính, thay vì đưa ra những hình ảnh hạ thấp giá trị phụ nữ như các chiến dịch trước.

2. Doanh nghiệp chọn các platform tích cực

Ở góc độ chiến lược, tại Hội nghị Lãnh đạo thường niên IAB diễn ra vào tháng 2/2018, Keith Weed – CMO của Unilever (công ty mẹ của thương hiệu Axe) đã đưa ra một tuyên bố gây “xôn xao” trong giới quảng cáo khi yêu cầu các mạng xã hội phải tạo ra môi trường quảng bá lành mạnh, bền vững cho các thương hiệu cũng như loại bỏ các nội dung có yếu tố chia rẽ lẫn đả kích giữa các cộng đồng.

Hình ảnh chiến dịch “Is it OK for guys?” của thương hiệu Axe

“Unilever sẽ không đầu tư vào những platform không bảo vệ trẻ em, những môi trường tạo ra sự chia rẽ, giận dữ lẫn ganh ghét trong xã hội. Chúng tôi sẽ chỉ ưu tiên đầu tư vào những platforms có trách nhiệm xã hội, cam kết tạo ra những tác động tích cực trong cộng đồng”, Weed nhấn mạnh.

Vào đầu năm 2018, Facebook cũng tiến hành thay đổi thuật toán, ưu tiên hiển thị trên trang chủ tài khoản cá nhân các cập nhật từ người thân, bạn bè của người dùng thay cho các nội dung quảng cáo của doanh nghiệp. Sự thay đổi này đã ảnh hưởng đến doanh số của nhiều doanh nghiệp. Song các đơn vị xuất bản, các trang nội dung phong cách sống lại không bị giảm nhiều lượt theo dõi. Nguyên nhân là vì những nội dung liên quan đến phong cách sống có tính chất thân thiện nhiều hơn nội dung quảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty.

3. Sức mạnh tích cực trong marketing

Sự dịch chuyển thông điệp sang hướng tích cực giữa các thương hiệu đang được dẫn dắt bởi nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, lợi ích của sự dịch chuyển này không phải là điều mới mẻ.

Sức mạnh của các thông điệp tích cực, truyền cảm hứng trong chiến dịch marketing đã từng thể hiện trong nhiều chiến dịch trong quá khứ. Nghiên cứu cũng cho thấy những câu chuyện truyền cảm hứng có thể làm gia tăng cảm giác đồng cảm và oxytocin, một hóoc-môn liên quan đến cảm giác thân thiết của con người.

Trong bối cảnh nhộn nhạo của mạng xã hội ngày nay, sự tích cực là cách tốt nhất để marketer gắn kết với người xem và xây dựng thương hiệu.

Với tư duy này, các quảng cáo có nội dung cảm xúc như “Puppy Love” của Budweiser đã tạo nên sự kết nối người xem đạt mức kỷ lục, đứng đầu danh sách những quảng cáo được yêu thích nhất mọi thời đại của giải đấu Super Bowl.

Trong bối cảnh nhộn nhạo của mạng xã hội ngày nay, sự tích cực là cách tốt nhất để marketer gắn kết với người xem và xây dựng thương hiệu. Những câu chuyện ngọt ngào, nhiều cảm hứng không phải lúc nào cũng được lan tỏa rộng rãi, hay trở thành tin tức được bàn tán nhiều nhất trong ngày. Nhưng các câu chuyện ấy chắc chắn sẽ tồn tại rất lâu trong trí nhớ của người xem. Và đó là lý do nên các nhãn hàng nên ưu tiên tạo ra những content marketing tích cực.

Lâm Nghi
* Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Hướng dẫn cách viết content marketing thu hút

Một bài viết Marketing thu hút sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, hoàn thành mục tiêu bán hàng của mình.

Bạn không cần phải là một tay viết chuyên nghiệp để có thể tạo ra một bài viết tốt, điều quan trọng là bạn cần đảm bảo được tính chặt chẽ, mạch lạc và để lại ấn tượng xuyên suốt. Tránh tạo ra sự đơn điệu, nội dung câu chữ không rõ ràng hay nhàm chán. Bạn có thể đơn giản hóa bằng cách áp dụng các bước hướng dẫn viết content sau để tạo ra một bài viết thu hút

1. Xác định rõ đối tượng khách hàng là ai

Bạn có nghĩ bài viết marketing hấp dẫn của KFC có thể đạt doanh thu cao nếu độc giả là những người ăn chay không? Vẽ ra được bức chân dung khách hàng cụ thể giúp bạn tăng số lượng view và chia sẻ cho bài viết. Điều này giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức đồng thời là mấu chốt cho độ hiệu quả tiếp cận của nội dung.

Vd: Đối tượng khách hàng của KFC là giới trẻ. Họ có nhu cầu thỏa mãn đời sống tinh thần trẻ trung, năng động, muốn tìm kiếm những niềm vui đơn giản. Truyện tranh KFC được xuất hiện trên fanpage  facebook “Truyện cổ remix” hay “Thăng Fly comic” là những kênh có sự tương tác cao với bạn đọc trẻ, lồng ghép với những chi tiết quảng cáo nhẹ nhàng, dễ thương không gây khó chịu cho người đọc

2. Lên ý tưởng về nội dung (ý tưởng chủ đề)

Các copywriter trước thời đại toàn cầu hóa thường tìm kiếm ý tưởng sáng tạo từ bảo tàng, triễn lãm nghệ thuật, hòa nhạc, du lịch….  Công nghệ số bùng nổ đã giúp các tay viết trở nên linh động hơn trong việc tìm kiếm ý tưởng từ nguồn thông tin mạng khổng lồ. Duy nhất điều không thay đổi đó là ý tưởng bạn viết ra phải giải quyết được những vấn đề mà khách hàng đang tìm kiếm. Chọn lấy một đối tượng khách hàng cụ thể, bối cảnh nơi vấn đề phát sinh và đưa ra giải pháp khách hàng tìm kiếm sẽ khiến bài viết của bạn để lại những suy nghĩ trong mắt khách hàng và tránh được sự nhạt nhòa trong môi trường cạnh tranh gay gắt.

Vd: Đối với thương hiệu KFC, khách hàng trẻ thường có nhu cầu giao tiếp xã hội cao, trong khi đó KFC cung cấp chuỗi cửa hàng với vị trí thuận lợi cho những cuộc gặp mặt kèm ưu đãi hấp dẫn khi đi với nhóm đông người, mùa lễ hội hay giới thiệu thành viên mới. Trong quá trình viết content giới thiệu sản phẩm, tập trung xoay quanh lợi thế  có khả năng đáp ứng nhu cầu cao nhất của khách hàng, nhằm thu hút sự quan tâm của người đọc.

3. Tìm kiếm nguồn nội dung

Để viết được một content marketing hay và hiệu quả, không phải chỉ cần “ngồi trong xó nhà” và bắt đầu mơ mộng thế này thế kia. Điều bạn cần làm là tìm kiếm, tham khảo những thông tin liên quan đến bài viết. Và một nguồn tư liệu gần như vô tận mà bất cứ người sáng tạo content nào cũng không thể bỏ qua trong thời đại công nghệ bùng nổ hiện nay đó là Internet. Muốn “điều tra” được thông tin quan trọng, bạn phải bỏ túi vài mẹo nhỏ tìm kiếm sau đây:

 

  • Sử dụng ngoặc kép để kìm tiếm chính xác cụm từ. (vd: “Cách viết content marketing”)
  • Dùng dấu  trừ (-) để loại bỏ tìm kiếm từ một trang nhất định. (vd: -wikipedia)
  • Sử dụng dấu sao (*) cùng cụm từ đặt trong dấu ngoặc kép để tìm kiếm với cụm từ mình không biết rõ. Khi đó dấu * chính là đại diện cho từ còn thiếu. Google sẽ hiển thị trang chứa tất cả các kết quả cùng một từ khả thi, hợp lý. (vd: “cách làm * marketing”)
  • Tìm kiếm từ khóa trong một website nhất định với cú pháp: Keyword site: tên site. (vd: Muốn tìm kiếm những thông tin liên quan đến Content Marketing trên trang levica.vn, hãy sử dụng cú pháp:  content marketing site:levica.vn)
  • Google News có một tùy chọn cho phép người dùng tìm kiếm những bài viết trên các báo trên toàn thế giới trong hơn 100 năm qua và bạn có thể click vào đây để trải nghiệm.
  • Sử dụng cú pháp “filetype:pdf,doc,docx,prc,epub… Keyword” để tìm kiếm một tập tin nhất định. ( Vd: Bạn gõ vào thanh tìm kiếm của Google cụm từ: “filetype:pdf macroeconomics“, kết quả trả về sẽ bao gồm các tệp tin định dạng .pdf liên quan đến chủ đồ kinh tế vĩ mô.

4. Xác định âm điệu riêng của người viết

Biến những nguyên liệu thô ráp viết thành những content riêng mang dấu ấn của bạn. Hãy làm việc như những nhà điêu khắc, sử dụng khối đá thô sơ để khắc lên đường nét cho sản phẩm. Sự khác biệt trong văn phong của bạn nhằm tách biệt bản thân với các đối thủ cạnh tranh khác, khiến bài viết có sức thu hút riêng đối với khách hàng.

 

Vd: những nhân vật truyện tranh tưởng tượng như “rồng pika” “hải cẩu” “cá mập cắn cáp” được xây dựng từ những sự kiện thời sực có thực đã được dùng làm nguyên liệu viết quảng cáo cho gà rán KFC xuất hiện trong “Thăng Fly comic” với lời văn vui nhộn, đôi chỗ sử dụng từ lóng với tần số vừa phải để lại ấn tượng dài lâu. So sánh với những quảng cáo thức ăn dùng diễn viên, người mẫu thật thì những nhân vật tự sáng tạo mang dấu ấn cá nhân sâu đậm hơn hẳn.

 Một ví dụ quảng cáo KFC “có duyên” của “Thăng Fly comic”

5. Đảm bảo chất lượng và độ dài bài đăng

Một bài viết quá ngắn sẽ không đủ câu chữ truyền tải nội dung. Còn một bài viết quá dài sẽ tạo cảm giác mệt mỏi không cần thiết cho người đọc. Tập trung xoay quanh vào cốt lõi của vấn đề, viết bản nháp và trau chuốt cho những câu chữ, lược bỏ thông tin không cần thiết giúp làm rõ nghĩa cho bài viết. Có thể lồng ghép những câu chuyện tạo cảm giác gần gũi cho người đọc, đưa  vị trí của người viết và người đọc đến gần nhau hơn. Quan tâm đến độ hoàn thiện của cuối cùng là điều quan trọng nhất quyết định độ hiệu quả cho bất kỳ sản phẩm marketing nào.

Kết: Một người tạo ra sản phẩm marketing đặc biệt nhất cần hiểu rõ sản phẩm và khách hàng của mình nhất, nội dung content phải luôn xoay quanh và không tách rời hai đối tượng này. Từ đó bạn sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp cho cả đôi bên nhà cung ứng sản phẩm và khách hàng. Thấu hiểu sản phẩm, thấu hiệu khách hàng và thấu hiểu giá trị mang lại sẽ đem đến cho bạn cảm hứng và ý tưởng một cách tự nhiên nhất.

Nếu bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Content marketing: Chiến lược học hỏi từ đối thủ cạnh tranh

Trong quá trình xây dựng chiến lược content marketing, dù đối thủ cạnh tranh đang thành công hay thất bại, bạn vẫn cần biết lý do tại sao và học hỏi từ đó để vượt qua họ.

Những vận động viên giỏi nhất luôn dành nhiều giờ liền để nghiên cứu về các trận đấu trước đó của đối thủ, bởi họ hiểu được tầm quan trọng của việc học hỏi từ đối thủ.

Theo doanh nhân Syed Balkhi – nhà đồng sáng lập các nền tảng trực tuyến WPBeginner, OptinMonster và WPForms, những doanh nhân thông minh cũng áp dụng sách lược này.

“Khi bạn khởi sự một doanh nghiệp và cố gắng thu hút khách hàng tiềm năng, hãy học hỏi từ các đối thủ. Họ sẽ trở thành những “thầy giáo” tuyệt vời nhất. Để công ty vượt trội hơn đối thủ, bạn cũng phải học những chiến lược mà họ sử dụng. Nhờ đó, bạn sẽ làm tốt hơn họ và giành được khách hàng”, ông cho biết trong một bài viết trên Entrepreneur.

Trong lĩnh vực content marketing nói riêng và kinh doanh trực tuyến nói chung, các doanh nhân có thể bắt đầu quá trình này bằng cách thực hiện một số phân tích về đối thủ của mình. Dưới đây là 6 cách hiệu quả để phân tích đối thủ cạnh tranh, theo Syed Balkhi:

1. Học từ các website và các kênh truyền thông xã hội của đối thủ

Hãy bắt đầu phân tích đối thủ bằng cách tiếp cận sâu hơn để hiểu về những thứ họ đang thực hiện tốt và những điều còn cần cải thiện. Đừng ngần ngại áp dụng những ý tưởng của họ và phát triển chúng cho phù hợp với công ty bạn.

Hãy đảm bảo rằng danh sách các đối thủ cạnh tranh của bạn phải cân bằng ở cả 2 nhóm: một nhóm là những đối thủ vượt trội hơn bạn, và nhóm còn lại là những người đang tụt lại phía sau bạn. Trên thực tế, bạn có thể học hỏi rất nhiều từ cả hai, về những điều cần làm và những điều nên tránh.

Vì vậy, hãy ghé thăm trang blog hoặc website của các công ty đối thủ. Hãy khám phá để hiểu những chiến lược của họ, rồi sau đó bắt đầu tổng hợp dữ liệu lại để trả lời các câu hỏi: Họ thường thực hiện những kiểu bài đăng nào? Họ đăng bài với mật độ như thế nào? Những bài đăng nào tạo ra nhiều phản hồi và được chia sẻ nhiều nhất?

2. Tìm những bài đăng thu hút nhiều độc giả nhất

Nếu bạn đang lên kế hoạch tạo ra một chiến lược content marketing vượt trội hơn đối thủ, chiến lược tốt nhất là phân tích các bài đăng của họ, và khám phá xem những bài nào thu hút nhất. Sau đó, bạn có thể tạo ra nội dung tương tự cho trang của công ty mình, và có được nhiều lượt tiếp cận hơn.

Mục đích của việc phân tích đối thủ cạnh tranh là để hiểu cách họ hoạt động và những chiến lược họ sử dụng. Đừng phạm sai lầm là đi theo dấu chân của họ và tạo ra những nội dung hoặc chiến lược marketing y hệt họ.

Hãy rút ra những bài học và áp dụng chúng vào chiến lược marketing của riêng bạn để phục vụ tốt hơn cho độc giả mục tiêu.

Nên tập trung vào việc tạo ra những nội dung chất lượng để thu hút độc giả, để rồi sau đó, các đối thủ sẽ phải bắt đầu phân tích và học hỏi từ bạn.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách sử dụng công cụ Buzzsumo, cho phép bạn phân tích một website hoặc một trang blog để tìm ra những bài đăng nào và những kiểu chủ đề nào có thể mang đến lượt chia sẻ nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Để bắt đầu phân tích, bạn chỉ cần đơn giản là nhập URL của website đối thủ vào ô tìm kiếm. Sử dụng các kết quả phân tích của Buzzsumo, bạn có thể tạo ra một chiến lược nội dung hiệu quả hơn và độc đáo hơn.

Hãy lặp lại quá trình phân tích này đối với tất cả đối thủ cạnh tranh, nhờ đó bạn sẽ có được một danh sách những chủ đề hấp dẫn nhất để thực hiện nhằm thu hút thêm nhiều độc giả.

Xem thêm cách đánh giá nội dung tiếp thị của đối thủ tại đây.

3. Học cách tạo ra nhiều lượt truy cập

Bước tiếp theo là học cách mà các đối thủ thực hiện để tạo ra nhiều lượt truy cập cho website. Họ sử dụng những kênh nào để thu hút khách truy cập? Những nền tảng mạng xã hội nào tạo ra nhiều lượt truy cập nhất cho blog của họ?

Trong trường hợp này, SimilarWeb là một công cụ tuyệt vời để khám phá. Dùng SimilarWeb, bạn có thể biết được rõ hơn về nguồn truy cập phổ biến nhất của một website.

Trên trang kết quả tìm kiếm, bạn sẽ thấy một phần hiển thị các nguồn truy cập của website đối thủ, và có thể sử dụng dữ liệu này để tạo ra nội dung tốt hơn, nhắm đến những kênh truyền thông xã hội nhất định cũng như nhiều kênh truy cập khác.

4. Phân tích sở thích độc giả và sự cạnh tranh giữa các đối thủ

Tất cả chúng ta đều có đối thủ, nghĩa là những đối thủ của chúng ta cũng có những đối thủ của họ. Và trên thực tế, bạn có thể học được rất nhiều thứ từ việc phân tích sự cạnh tranh giữa những đối thủ với nhau.

Để làm được điều này, bạn chỉ cần tìm kiếm một website trên SimilarWeb, sau đó kéo xuống phía dưới trong phần kết quả tìm kiếm. Bạn sẽ thấy một phần hiển thị danh sách các đối thủ cạnh tranh của website đó. Bấm vào đường dẫn để xem các phân tích cụ thể và xem cách mà website đang làm để cạnh tranh với những đối thủ khác.

SimilarWeb còn giúp bạn hiểu được độc giả mục tiêu của mình thích kiểu chủ đề và website nào. Nhấp vào tab “Audience” để thấy được các mục, website và chủ đề có thể thu hút được độc giả của đối thủ. Dựa vào các chủ đề này, bạn có thể tạo ra các bài đăng nhằm thu hút độc giả đang là người đọc của đối thủ.

5. Tìm hiểu các từ khóa hiệu quả

Trong quá trình nghiên cứu đối thủ, bạn sẽ thấy rằng lưu lượng truy cập tự nhiên là nguồn truy cập lớn nhất của hầu hết mọi website. Lượng truy cập này có được là nhờ những nội dung tốt được tạo ra bằng cách nhắm đến những từ khóa cụ thể. Bạn có thể phân tích các đối thủ để tìm ra những từ khóa hiệu quả nhất mà họ sử dụng.

Bạn có thể dùng một số công cụ như SpyFu để tìm hiểu về những từ khóa hàng đầu được sử dụng bởi các đối thủ cạnh tranh, sau đó có thể áp dụng chúng và vượt qua đối thủ bằng cách tạo ra những nội dung với thông tin hay hơn, sâu hơn.

Một cách khác thậm chí có thể hiệu quả hơn, đó là tìm ra các từ khóa liên quan với những từ khóa đó nhưng có tính cạnh tranh thấp hơn và áp dụng chúng vào các bài đăng của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng công cụ KWFinder. Chỉ cần nhập một từ khóa và công cụ này sẽ cung cấp cho bạn một danh sách những từ khóa liên quan, có kèm theo điểm số cụ thể về “độ mạnh” của chúng.

Mục đích của việc phân tích đối thủ cạnh tranh là để hiểu cách họ hoạt động và những chiến lược họ sử dụng. Đừng phạm sai lầm là đi theo dấu chân của họ và tạo ra những nội dung hoặc chiến lược marketing y hệt họ.

Bích Trâm
* Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Xem thêm “Nhóm công cụ phân tích website, phân tích đối thủ” tại đây.

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Content Marketing Plan-P.1: Đánh giá thực trạng và thiết lập mục tiêu

Content Marketing là một thuật ngữ rất phổ biến và thường xuyên được các chuyên gia trong giới Marketing nhắc đến hiện nay. Nó không phải là một xu hướng, một trào lưu nhất thời mà đó là một phương thức tiếp cận khách hàng vô cùng hữu hiệu, đem đếm rất nhiều lợi ích và giá trị cho doanh nghiệp. Muốn làm Content Marketing tốt, bạn cần phải xem xét nó trong kế hoạch phát triển Marketing tổng thể của doanh nghiệp để đảm bảo tính nhất quán trong mọi chiến thuật, chiến lược.

Trong kỳ này, Levica sẽ thực hiện Series nội dung liên quan đến Lập kế hoạch Content Marketing để giúp những nhà Maketer có cái nhìn rõ ràng hơn về tiếp thị nội dung, xem xét vai trò của nó trong kế hoạch Marketing tổng thể và từ đó thực hiện Content Marketing tốt hơn.

Ở Phần 1 này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bước đầu tiên – Đánh giá thực trạng và thiết lập mục tiêu content marketing

 

Sẽ có thời điểm bạn cần chuẩn bị nguồn lực và ngân sách để hiện thực hóa nội dung tiếp thị của mình. Có thể đó là khi bạn mới bắt đầu với nội dung hoặc đang cố gắng mở rộng, đưa nội dung tiếp thị lên một bước phát triển hoàn toàn mới. Dù là như thế nào đi nữa thì những thông tin trong lưu ý này sẽ cung cấp khung sườn giúp bạn tạo ra một  kế hoạch tiếp thị nội dung (Content Marketing) thành công, đảm bảo ngân sách và các nguồn lực để làm cho ý định của bạn trở thành hiện thực.

1. Xác định các khó khăn của bạn

Khi bắt đầu “vào cuộc”, bạn cần nêu rõ những thách thức chính mà bạn đang phải đối mặt. Đừng làm điều này trở nên quá phức tạp. Hãy lập vài biểu đồ để làm nổi bật những thách thức chính mà các ý tưởng về Content Marketing của bạn sẽ nhắm tới.

Ba biểu đồ sau đây cung cấp một bản tóm tắt tuyệt vời về những khó khăn mà nhóm tiếp thị phải đối mặt:

Biểu đồ này đưa ra một cái nhìn tổng quan về vấn đề đầu tiên của nhóm. Cả lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi đều không thay đổi trong năm 2013. Đây rõ ràng là một thách thức chính đối với bất kỳ công ty nào muốn phát triển kinh doanh.

Công ty cũng khá phụ thuộc vào lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi  từ phương tiện truyền thông trả tiền. Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng từ các kênh truyền thông cao hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra cho inbound marketing.

–> Họ cần phải cải thiện tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng. Đây là số khách hàng tiềm năng sẽ trở thành cơ hội bán hàng thực sự cho các nhân viên kinh doanh. Tỷ lệ chuyển đổi hiện tại của họ là 6,5%, thấp so với mức trung bình ngành. Lý do cho tỷ lệ chuyển đổi thấp này là họ không có nội dung phù hợp để nuôi dưỡng đúng khách hàng tiềm năng của họ.

3 biểu đồ này cung cấp một bản tóm tắt tuyệt vời về những thách thức mà nhà tiếp thị đang đối mặt. Sử dụng các biểu đồ sẽ khiến vấn đề trực quan và đơn giản hơn, bạn đừng nên trình bày các khó khăn của mình một cách quá phức tạp và khó hiểu.

2. Sử dụng thước đo kinh doanh thực

Khi bạn cố gắng thuyết phục quản lý cấp cao của mình bao gồm cả Giám đốc điều hành, tốt nhất bạn nên chỉ ra cách giải quyết những khó khăn chính này sẽ có tác động tích cực đến các chỉ số kinh doanh chính.

Đừng phức tạp hóa vấn đề lên. Hãy ghi nhớ các số liệu Giám đốc điều hành của bạn thực sự quan tâm.

Dự kiến mức tăng trưởng vào cuối năm 2014 nhờ vào sự đổi mới về nội dung tiếp thị

Kế hoạch nội dung tiếp thị này sẽ làm tăng sự chuyển đổi lên 55%. Đối với công ty này, sự chuyển đổi là khi có ai đó hoàn thành biểu mẫu trên trang web của họ. Điều này sẽ tạo ra kết quả ở 5 khách hàng mới so với tỉ lệ gần đây nhất, tương ứng 60 nghìn Euro tăng thêm cho doanh nghiệp.

Chi phí dự kiến cho mỗi khách hàng tiềm năng vào cuối năm 2014

Các ý tưởng về nội dung tiếp thị này sẽ làm tăng số lượng khách hàng tiềm năng mà công ty này nhận được từ các kênh inbound marketing (đại diện là organic – nguồn tự thân website trong biểu đồ). Do vậy, tổng chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng sẽ được giảm đáng kể nhờ vào phần chi phí được giảm do tăng sử dụng các kênh inbound marketing.

Một nội dung nuôi dưỡng khách hàng phù hợp sẽ cải thiện đáng kể tỷ lệ chuyển đổi. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm nhiều sự chuyển đổi được đánh dấu trong biểu đồ đầu tiên trở thành khách hàng thực sự. Nhóm tiếp thị dự báo việc tăng tỉ lệ chuyển đổi này sẽ đưa đến thêm 10 khách hàng trị giá 120.000 euro cho doanh nghiệp.

Trong các đồ thị ở trên, nhóm tiếp thị đã cho thấy giá trị kinh doanh thực sự từ việc giải quyết những khó khăn chính của họ.

3. Chiến thuật của bạn

Bây giờ thì bạn đã nhận được sự chú ý của cả phòng. Phần tiếp theo cần đưa ra một cái nhìn tổng thể về cách bạn lên kế hoạch để đạt được những mục tiêu này.

** Để các bạn tiện theo dõi, Levica xin lược dịch nội dung hình ảnh trên như bảng sau:

We are going to create a buyer persona to represent the audience our content is for Tạo ra diện mạo người mua đại diện cho đối tượng khách hàng
+ Professional marketer (VP, Director, Manager)

+ Mid-sized company (25-200 employees)

+ Small marketing team (1-5 people)

+ BComm (BU), MBA (Babson)

+ 42, married, 2 kids (10 and 6)

+ Nhà tiếp thị chuyên nghiệp (VP, Giám đốc, Quản lý)

+ Công ty cỡ trung (25-200 nhân viên)

+ Nhóm tiếp thị nhỏ (1-5 người)

+ 42 tuổi, đã lập gia đình, 2 đứa con (10 và 6 tuổi)

Goals:

+ Support sales with collateral and leads

+ Manage company communications

+ Build awareness

Những mục tiêu:

+ Hỗ trợ bán hàng với kí quỹ và khách hàng tiềm năng

+ Quản lý truyền thông công ty

+ Xây dựng nhận biết

Challenges:

+ Too much to do

+ Not sure how to get there

+ marketing tool and channel mess

Thách thức:

+ Quá nhiều việc để làm

+ Không biết làm thế nào để đạt được mục tiêu

+ Vẫn còn nhầm lẫn giữa công cụ và kênh tiếp thị

Loves Hubspot because:

+ Easy to use tools that make her life easier

+ Learn inbound marketing best practices

+ Easier reporting to sales and CEO

Thích Hubspot bởi vì:

+ Các công cụ dễ sử dụng giúp cuộc sống của cô dễ dàng hơn

+ Học cách tiếp cận inbound marketing tốt nhất

+ Dễ dàng báo cáo cho sales và CEO

 

> > Team marketing sẽ tạo ra các diện mạo người mua để đại diện cho đối tượng khách hàng mà nội dung tiếp thị đang muốn hướng tới. Đây là điểm quan trọng để đảm bảo những nỗ lực Content Marketing thành công. Việc này đảm bảo nội dung được truyền tải đến đúng đối tượng khách hàng của doanh nghiệp.

>> Team sẽ tiến hành mở rộng nỗ lực hoạt động Content Marketing lên 4 bài blog và một đơn chào hàng trong một tuần. Đây là cách tăng cả lưu lượng truy cập và các khách hàng tiềm năng; bằng cách tạo thêm nội dung phù hợp với người mua . Team tiếp thị cũng lưu tâm đến nguồn của nội dung này đến từ đâu để họ có thể biết được họ cần những nguồn lực nào.

>> Tối ưu hóa phần bottom của tất cả các bài đăng trên blog với các lời gọi hành động sẽ dẫn dắt mọi người đến lời chào hàng hàng tuần được tạo ra. Lời chào hàng này sẽ có sẵn để mọi người tải xuống sau khi hoàn thành biểu mẫu. Điều này sẽ giúp tạo ra nhiều chuyển đổi hơn từ tất cả các nội dung đã được xuất bản.

4. Tạo sự cấp bách

Bạn đã trình bày các kế hoạch của mình vào phần trọng tâm và chúng đã có ảnh hưởng ít nhiều với mọi người trong phòng. Mọi thứ đều tốt đẹp, nhưng bạn muốn tạo ra một cảm giác cấp bách. Bạn muốn chắc chắn rằng bạn nhận được tất cả các nguồn lực và ngân sách cần thiết để làm cho những kế hoạch này trở thành hiện thực.

Phần dưới đây sẽ cho thấy cả đối thủ cạnh tranh và thị trường chung của bạn đang tiến triển như thế nào với nội dung và không thể mất thêm thời gian nào để bắt đầu kế hoạch của bạn.

Đối thủ cạnh tranh chính của bạn đang làm gì?

Biểu đồ này cho thấy số bài share trung bình của mỗi bài đăng từ một trong những đối thủ cạnh tranh chính của công ty được truyền qua các mạng xã hội khác nhau. Điều này sẽ cho quản lý thấy cách đối thủ cạnh tranh đang khai thác một người xem thường xuyên chia sẻ nội dung của họ như thế nào. Đối thủ X đã tạo ra một lượng khán giả lớn thông qua các nỗ lực tiếp thị nội dung.

TÓM LẠI

Để tạo báo cáo này cho công ty, bạn cần:

  1. Tạo một tài khoản với SocialCrawlytics
  2. Chọn một đối thủ cạnh tranh trực diện của công ty
  3. Sau khi hoàn tất, bạn có thể xuất tất cả các URL vào một tệp tin .csv
  4. Mở kết quả trong Excel
  5. Tổng cộng tất con số cho các mạng xã hội khác nhau
  6. Tạo một biểu đồ và chọn đúng định dạng cho bài thuyết trình của bạn

Sau đây là một số số liệu thống kê quan trọng để nâng cao quan điểm của bạn:

  • “Các công ty B2B có sử dụng blog tạo ra hơn 67% khách hàng tiềm năng mỗi tháng so với các công ty không viết blog” – nguồn (http://bit.ly/1h79fpQ)
  • “82% các nhà tiếp thị viết blog mỗi ngày nhận được một khách hàng sử dụng blog của họ” – nguồn (http://bit.ly/1h7bcT0)
  • “inbound marketing đưa đến 54% khách hàng tiềm năng hơn so với các nguồn outbound năm 2013” – nguồn (http://bit.ly/1h7bcT0)
  • “Nội dung thú vị là một trong 3 lý do hàng đầu khiến mọi người theo dõi thương hiệu trên phương tiện truyền thông xã hội – nguồn (http://bit.ly/1h79fpQ)
  • “54% các nhà tiếp thị B2B nói rằng họ sẽ tăng chi tiêu Content Marketing trong 12 tháng tới” – nguồn (http://bit.ly/1bIc6Wv)
  • “Số tiền trung bình của ngân sách tiếp thị dành cho Content Marketing B2B là 33% trong năm 2012, tăng lên so với tỉ lệ 26% trong năm 2011” – nguồn (http://bit.ly/1bIc6Wv)

Thông tin trong lưu ý này sẽ giúp bạn tạo ra một kế hoạch tiếp thị nội dung (Content Marketing) thành công, giúp bạn có thể đảm bảo cả tài nguyên và ngân sách để thực hiện kế hoạch của bạn.

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Levica lược dịch từ Evernote

Xem thêm các phần khác của Content Marketing Plan:

Content Marketing Plan-P.1: Đánh giá thực trạng và thiết lập mục tiêu

Content Marketing Plan-P2: Tạo Diện mạo người mua của bạn (Bao gồm template)

Content Marketing Plan-P3: Làm thế nào để tạo ra thật nhiều ý tưởng cho nội dung

Content Marketing Plan-P4: Làm thế nào để tạo lịch biên tập nội dung (Bao gồm Template)

Content Marketing Plan-P5: 10 bí kíp giúp phát triển nội dung

Content Marketing Plan-P6: 54 Checklist quan trọng trong biên tập nội dung (Bao gồm Template)

Content Marketing Plan-P7: 17 mẫu hình ảnh cho mạng xã hội của Hubspot

Content Marketing Plan-P8: 05 mẫu Infographic tuyệt vời của Hubspot

Content Marketing Plan-P9: 05 mẫu Ebook miễn phí của Hubspot

Content Marketing Plan-P10: Download Free mẫu SlideShare của Hubspot

 Content Marketing Plan-P11: Free mẫu kịch bản Video của Hubspot

Content Marketing Plan-P12: Download Free mẫu Blog của Hubspot

Content Marketing Plan-P13: Chiến lược quảng cáo nội dung trên các kênh trả tiền – bởi Simon Penson

Content Marketin Plan-P14: 10 mẹo giúp xúc tiến nội dung hiệu quả – Kieran Flanagan

Content Marketing Plan – P15 (END): Quảng bá nội dung hiệu quả – Kelvin Newman

content-marketing
Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

9 thống kê khiến bạn phải đầu tư vào nội dung tiếp thị (content marketing)

Tiếp thị nội dung (content marketing) đang phát triển với tốc độ ánh sáng trong những năm gần đây. Vì sao?

Người tiêu dùng đã ngán ngẩm với các mẫu quảng cáo và chiêu trò bán hàng rẻ tiền, thiếu trung thực. Thay vào đó, họ bị thu hút bởi sự minh bạch và thân thiện của thương hiệu.

Sự phát triển của internet và mạng xã hội đã có nhiều đóng góp cho kết quả đó. Những kênh truyền thông này giúp người tiêu dùng lựa chọn chính xác thương hiệu họ muốn tương tác. Nếu họ không muốn thấy quảng cáo của bạn, họ sẽ lướt qua hoặc click chọn nội dung khác. Chỉ đơn giản như vậy.

Tương tự, nhà tiếp thị cũng phát hiện ra họ cần tiếp cận khách hàng 1 cách khác đi. Chúng ta không thể kỳ vọng phương thức quảng cáo cũ mang lại hiệu quả như cách đây 30-40 năm trước. Thay vào đó, chúng ta phải tăng thêm giá trị cho người tiêu dùng để họ quyết định dành 1 chút thời gian trong ngày làm việc bận rộn cho thương hiệu của chúng ta.

Do đó, nền tảng cơ bản của tiếp thị nội dung là tương tác, xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu. Cách tiếp cận này, liệu có hiệu quả không?

Hãy để 9 thống kê dưới đây trả lời cho câu hỏi này.

1. So với quảng cáo tìm kiếm, tiếp thị nội dung mang về lượng lead gấp 3 lần trên mỗi đồng đô la chi ra

(Nguồn: sectorlink.com)

Quảng cáo tìm kiếm đã được “chào hàng” như là “tất cả” phương pháp cần thiết để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, 1 nghiên cứu gần đây của Kapost, (phối hợp với Eloqua) chứng minh điều ngược lại. Trong cuộc chiến nuôi dưỡng lead (thông tin khách hàng tiềm năng cung cấp cho nhãn hàng) giữa tiếp thị nội dung và quảng cáo tìm kiếm, tiếp thị nội dung mang về lượng lead gấp 3 lần trên mỗi đồng đô la chi ra.

Không những thế, qua thời gian, tiếp thị nội dung nếu đã đạt được đà phát triển của nó thì không cần 1 đồng đô la nào nữa. Trong khi đó, quảng cáo tìm kiếm cần 1 lượng tiền liên tục để duy trì kết quả mong đợi.

2. Tiếp thị nội dung với chi phí ít hơn 62% nhưng mang lại lượng lead gấp 3 lần so với outbound marketing

Đúng vậy. Tiếp thị nội dung không chỉ rẻ hơn mà còn giúp nuôi dưỡng lead tốt hơn.

Outbound marketing là cách làm kinh doanh cũ, bao gồm các hoạt động khuyến mãi và truyền thông cố gắng thuyết phục người tiêu dùng rằng thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn tốt như thế nào. Những quảng cáo này xuất hiện trước mắt người tiêu dùng cho dù họ muốn hay không. Đây là những quảng cáo gây khó chịu vì “xâm phạm” thời gian và “ép” người tiêu dùng phải nhìn thấy (giống như quảng cáo trên TV làm gián đoạn trong lúc bạn đang xem 1 bộ phim hấp dẫn). Người tiêu dùng ngày nay không thích kiểu nội dung thúc đẩy sản phẩm như vậy nữa (product-pushing) bởi vì có một cách khác tốt hơn để tương tác với thương hiệu đó là: content marketing (tiếp thị nội dung).

3. Năm 1984, 1 người trung bình xem 2,000 quảng cáo/ngày. Năm 2014, họ xem trung bình 5,000 mẫu

Mọi người nghĩ gì về còn số này? Chỉ có 2 từ thôi: quá tải!

Và mọi người đã phản ứng ra sao với tình trạng bị dội bom quảng cáo mỗi ngày? 3 từ thôi: chặn quảng cáo.

Hơn 615 triệu thiết bị có phần mềm chặn quảng cáo theo như báo cáo Global Adblock của PageFair 2017.

Với thực trạng người dùng bị quăng quảng cáo mỗi ngày như vậy, content marketing xuất hiện “như 1 luồng gió mới”. Nó cung cấp những thông tin giá trị , không xâm phạm người dùng và hướng đến mục tiêu mang lại lợi ích hơn là quảng cáo khuyến mãi.

4. Gần 50% người tiêu dùng độ tuổi 18-49 cập nhật tin tức, thông tin online. Và con số này đang tiếp tục tăng trưởng

Báo cáo năm 2016 của Pew Research Center cho thấy mọi người đang dần từ bỏ việc xem tin tức trên TV. Thay vào đó, họ truy cập Internet.

Mạng xã hội, blog và công cụ tìm kiếm là những nơi người dùng ưu tiên tìm kiếm thông tin. Đây cũng là những kênh mà content marketing phát huy sức mạnh một cách thần kỳ.

5. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) có nội dung bài viết trên website (blog) thu về 126% lead hơn các SME không viết blog

(Nguồn: 4contentmedia.com)

Có đến 77% người dùng internet đọc blog – 1 con số cực lớn. Kết hợp con số này với 126% lead thu về cho các SME có viết blog thường xuyên trên website thì bạn biết phương pháp để phát triển kinh doanh rồi đấy. Thường xuyên viết blog chính là chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả!

Hãy viết blog với nội dung thật hay, hữu ích với các tiêu đề ấn tượng, thu hút!

6. 61% người dùng online ở Mỹ quyết định mua hàng sau khi đọc lời khuyên/giới thiệu từ blog

Tiếp thị nội dung (content marketing) xây dựng niềm tin theo cách mà không bất kỳ phương pháp nào khác thay thế được. Có được niềm tin có nghĩa là người dùng thực sự chú ý và lắng nghe tiếng nói thương hiệu của bạn. Thật khó tin và kỳ lạ là tiếp thị nội dung có được quyền lực này. Phải chăng vì nó thuyết phục 1 cách tinh tế, hiệu quả mà không quá thẳng thừng, trực diện và vì nó xây dựng trên sự minh bạch, hợp lý và thực tế.

7. Content marketing mang về tỷ lệ chuyển đổi khách hàng (conversion rate) cao gấp 6 lần so với các phương pháp khác

Content marketing cần nhiều thời gian, kiên nhẫn và nỗ lực lâu dài nhưng phần thưởng thì trên cả tuyệt vời. Ngoài khả năng nuôi dưỡng lead, content marketing còn đem về tỷ lể chuyển đổi khách hàng cao hơn nhiều lần so với các phương pháp khác.

8. Kỹ thuật SEO nào hiệu quả nhất? – Tạo dựng nội dung (content creation)

Những website có blog cập nhật thường xuyên được kết nối (indexed) bởi hệ thống tìm kiếm lên đến 434% so với các website còn lại.

Nội dung càng liên quan đến độc giả của bạn bao nhiêu thì cơ hội để tăng thứ hạng trên hệ thống tìm kiếm và khả năng chuyển đổi càng cao bấy nhiêu.

9. Doanh nghiệp sản xuất trên 16 bài post mỗi tháng có lượt truy cập gấp 3.5 lần so với doanh nghiệp sản xuất từ 0- 4 bài viết

Bạn muốn nuôi dưỡng lead? Bạn cần phải tăng lượng truy cập vào website. Để có nhiều lượt truy cập vào website, bạn cần phải có các bài viết thường xuyên trên site với chiến lược nội dung tiếp thị hiệu quả.

Content marketing là hiện tại và tương lai của marketing. Nó hiệu quả, hấp dẫn, thuyết phục 1 cách tinh tế và còn có thể rẻ hơn so với các phương pháp marketing khác. 9 thống kê này đã chứng minh điều đó.

Tất nhiên, giống bất kỳ chiến lược nào, content marketing cần kỹ năng, kiên trì và nhất quán để đạt được thành công.

– Trích và dịch lược từ bài viết của Julie MacCoy trên contentmarketinginstitute.com –

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

6 tuyệt chiêu viết content marketing dài nhưng vẫn hút hồn độc giả

Đa phần các marketer mới vào nghề thường được khuyên hãy cố gắng viết nội dung càng ngắn càng tốt. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn phải “xóa sổ” hoàn toàn những content marketing dài. Các bài viết với dung lượng chữ lớn cũng sở hữu những lợi thế riêng mà không bất kỳ loại content nào khác thay thế được. Nó giúp bạn có thêm nhiều “đất diễn” để truyền tải ý tưởng, thông tin cần thiết đến độc giả. Vì vậy là một marketer, bạn đừng nên xem nhẹ tầm quan trọng của những content dài.

Tuy nhiên để viết được một content marketing dài nhưng lôi cuốn người đọc và tạo được viral thì không phải là điều đơn giản. Levica xin chia sẻ một vài bí quyết để giúp bạn chinh phục được “đỉnh núi” khó khăn này.

1. Tập trung tạo tiêu đề thu hút

Việc tạo ra một tiêu đề thật sự nổi bật sẽ giúp bạn “mời gọi” được nhiều người đọc hơn. 80% người sẽ đọc tiêu đề của bạn. Nhưng chỉ có 20% trong số những người đó sẽ đọc phần còn lại trong nội dung của bạn (Thống kê Copyblogger). Đó là lý do tại sao bạn cần tập trung trau chuốt cho tiêu đề của mình “mỹ miều” nhất có thể.

Bài viết liên quan:

4 cách viết tiêu đề hay không cưỡng nổi 

content marketing dai van hay_01

2. Cung cấp nhiều thông tin hữu ích, thú vị

Người ta có thể mua một cuốn tiểu thuyết chỉ vì tựa đề của nó trông có vẻ hay ho hoặc trang bìa trình bày bắt mắt. Nhưng cuối cùng, nội dung vẫn là thứ duy nhất có thể “níu giữ” người đọc đến tận cuối truyện. Content marketing cũng vậy. Không có gì quan trọng hơn các giá trị hữu ích mà bài viết mang đến cho người đọc.

Đa số mọi người sẽ thích những gì áp dụng được vào cuộc sống. Vì vậy hãy tạo ra những nội dung có thể giúp người đọc giải quyết được các vấn đề của họ. Một bài hướng dẫn chi tiết hoặc những kinh nghiệm hữu ích sẽ là động lực thôi thúc người dùng click vào xem content của bạn.

Để biết được chủ đề người dùng quan tâm, bạn có thể tiến hành nghiên cứu, phân tích từ khóa, thăm dò các bài viết liên quan của đối thủ cạnh tranh (xem những dạng content nào tương tác tốt).

content marketing dai van hay_02

Quick Sprout đã có một Ebook “Hướng dẫn cách giúp tăng trưởng đột phá (Growth Hacking)” cho doanh nghiệp startup. Cuốn sách đã đưa ra những cái rất sâu sắc về vấn đề khởi nghiệp. Đồng thời nó cũng đề cập đến các chiến thuật kéo/đẩy nhằm lôi kéo và giữ chân khách hàng. Ebook còn có các ví dụ minh họa sinh động, giúp người đọc dễ hình dung và có thể áp dụng vào các tình huống thực tế. Bằng cách chia sẻ các thông tin hữu ích, Quick Sprout đã tạo ra được một lượng lớn fan trung thành đối với website của mình.

3. Phân chia content thành các đoạn nhỏ

Hiện nay, hầu hết các tờ báo đều có xu hướng chia nhỏ nội dung của họ thành những đoạn ngắn. Khi viết content marketing dài, bạn cũng nên học hỏi điều này. Những đoạn văn ngắn sẽ giúp người đọc không bị rối mắt và dễ dàng “tiêu hóa” thông tin hơn. Thêm vào đó, việc phân tách đoạn còn tạo ra rất nhiều không gian trắng. Nhờ những “khoảng lặng” như vậy, người đọc sẽ có thể dừng lại một chút để “thở”.

Việc phân chia này hoàn toàn không dựa trên một quy tắc cứng nhắc nào mà sẽ phụ thuộc vào dụng ý của từng content marketer. Bạn có thể chia đoạn tùy ý nhưng cần sắp xếp sao cho các câu trong đoạn đều cùng hướng đến một topic chung.

4. Tạo điểm nhấn cho nội dung

Trong khi nói, để tạo sự chú ý cho người nghe, chúng ta thường nhấn mạnh một số từ hoặc cụm từ nhất định bằng cách nâng cao hoặc kéo dài giọng. Content marketing cũng tương tự như vậy, đặc biệt là đối với các content dài. Mọi thứ sẽ rất mờ nhạt nếu bạn không biết “nhấn nhá” đúng chỗ.

Vì vậy bất cứ khi nào muốn độc giả chú ý, đừng ngại làm nổi bật những ý đó bằng các font chữ in đậm, nghiêng,… Với phương pháp này, người đọc sẽ nhận ra được đâu là điểm mấu chốt của vấn đề. Đồng thời nó cũng khiến văn bản của bạn trở nên bắt mắt và thu hút hơn.

5. Đưa danh sách vào content marketing

Sử dụng danh sách chính là một “gia vị” mới giúp content của bạn dễ dàng “đi vào lòng người” hơn. Cũng tương tự như cách phân đoạn, việc đưa ra một danh sách các gạch đầu dòng sẽ khiến người đọc nhanh chóng tiếp thu được các ý chính mà bạn muốn cung cấp.

Thông báo về một list “những điều hay ho” ngay trong tiêu đề cũng là một ý tưởng không tồi. Như vậy, dù content của bạn có dài đến 100 “cái gạch đầu dòng” đi chăng nữa thì vẫn có thể lôi cuốn được người đọc. Giống như cách Levica đang làm. Không phải bạn đã bị thu hút và click vào xem bài viết này hay sao?

6. Có chiến lược thúc đẩy tương tác với bài viết

Nếu đã “lao tâm khổ tứ” để tạo ra một content marketing dài thì hãy nghĩ ra một chiến lược thúc đẩy tương tác và quảng bá bài viết thật toàn diện. Chiến lược hợp lý sẽ giúp nội dung của bạn viral nhanh chóng, tiếp cận được với nhiều người dùng hơn.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bên cạnh việc sử dụng các quảng cáo trả tiền (paid ads) bạn cũng nên tạo ra một event, cuộc thi hay trò chơi để tăng tương tác và khuyến khích người dùng chia sẻ bài viết.

content marketing dai van hay_03

Sáng tạo content marketing dài là một đỉnh núi cao mà bất cứ một content marketer nào cũng cần phải vượt qua nếu muốn đạt được thành công. Hy vọng với những chia sẻ từ Levica và sự sáng tạo của bản thân, bạn sẽ có thể cho ra đời những content marketing “ngàn chữ” chất nhất quả đất trong tương lai!

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Skip to toolbar