Fresh from the Press

Content Marketing, Kinh nghiệm marketing, Tâm lý Marketing

Khi nào cần sử dụng sự hài hước trong Content Marketing (P2)

Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách thức sử dụng sự hài hước trong tiếp thị nội dung để đạt được kết quả tốt nhất.

Nếu muốn tìm hiểu về vai trò của sự hài hước của content marketing trong các ngành kinh doanh, mời bạn đọc thêm Phần 1 của bài viết tại đây!

Sự hài hước có hoạt động tốt nhất khi ở giai đoạn đầu chuỗi bán hàng?

Bộ não của chúng ta phản ứng với bất cứ điều gì mới lạ. Để làm cho trải nghiệm tâm lý đó xảy ra, vâng, tốt nhất là sử dụng sự hài hước để thu hút khán giả thật sớm trong mối quan hệ của bạn với họ. Tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng cùng một ngôn ngữ và dữ liệu để tiếp thị cho chính họ, vì vậy bạn có yếu tố bất ngờ đó.

Những gì bạn không muốn làm là nói: “Hãy chờ đấy mọi người, giữa chừng đoạn clip này, bạn sẽ nhận được một bất ngờ đấy!”. Mọi người không muốn sự hồi hộp đó trong nội dung hài hước. Nó hoạt động tốt nhất nếu là một phần của bước đi ban đầu của bạn, và sau đó nếu nó tích hợp hoàn toàn vào thông điệp thương hiệu của bạn từ đó.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể nói đùa về những gì bạn đang bán?

Vẫn còn một vài cách để sử dụng sự hài hước, đặc biệt nếu khán giả của bạn không mong đợi điều đó, nhưng nguy cơ xúc phạm hoặc xa lánh khán giả của bạn ở đây cao hơn đấy. Cho ví dụ về ngành bảo hiểm. Trước khi Geico giới thiệu khẩu hiệu “Dễ dàng đến độ người thượng cổ cũng có thể làm được”, các công ty bảo hiểm có xu hướng tránh sự hài hước một cách hoàn toàn. Mọi người thậm chí không thể tưởng tượng làm thế nào để khiến một điều gì đó buồn cười đến như vậy, vì vậy tất cả nội dung là “Bạn có được chăm sóc kỹ càng hay không? (Are you in good hands)” của Allstate hay “Người hàng xóm tốt bụng (Like a good neighbor)” của State Farm.

Nó còn đi sâu hơn nữa. Không ai nghĩ các công ty bảo hiểm chuyên về chăm sóc bệnh nhân ung thư có thể sử dụng sự hài hước, nhưng bất ngờ Aflac tung quảng cáo với hình chú vịt. Nó bắt đầu nhỏ giọt dần từ đó, và Progressive đã gia nhập vào cách quảng cáo này bằng việc giới thiệu nhân vật Flo.

Nhưng chúng là những chiến dịch quảng cáo, cũng là một loại chiến dịch khác với content marketing, đúng không nào?

Content Marketing thực sự có những lợi thế độc đáo khi nói đến hài hước được định vị. Quay lại khi quảng cáo truyền hình là hình thức nội dung có thể tồn tại duy nhất, một thương hiệu có thể tạo ra một trò đùa và nó chỉ đạt được một lần hoặc một ít lần rời rạc. Trong Content Marketing, liên tục chính là tiêu chuẩn.

Trong Content Marketing, liên tục chính là tiêu chuẩn.

Thực tế là tất cả chúng ta liên tục đưa ra các thông điệp trực tuyến có nghĩa là một thương hiệu có thể làm phức tạp một trò đùa một khi họ đã thu hút sự chú ý của bạn và họ có thể coi đó là một phần của câu chuyện của mình. Nó không chỉ tạo nên một tiếng cười nữa – bạn muốn khán giả của mình cảm thấy như một người trong cuộc bởi vì họ đã hiểu được những gì bạn làm. Họ đã ở với bạn một thời gian.

Giả sử bạn điều hành một thương hiệu chưa bao giờ sử dụng sự hài hước trong Content Marketing trước đây. Làm thế nào để bạn bắt đầu?

Đầu tiên, có những ưu và nhược điểm để thử điều này. Hãy bắt đầu với những ưu điểm. Thế giới của chúng ta tràn ngập rất nhiều tiếng ồn và thương hiệu của bạn có hàng tỷ người theo dõi tiềm năng trên phương tiện truyền thông xã hội. Chúng ta đã xem xét tất cả các nội dung đạt đến chỉ số lan truyền và khoảng 2/3 công việc đó hiệu quả bởi vì nó hài hước. Phần thứ ba còn lại của nội dung lan truyền là đầy cảm hứng, hấp dẫn, đáng kinh ngạc. Những con số cho thấy rằng sử dụng sự hài hước – hay thậm chí thỉnh thoảng chỉ là một giai điệu nhẹ nhàng – đôi khi là một cách chắc chắn duy nhất để nổi bật trong đám đông.

Dĩ nhiên, nhược điểm là một trò đùa thất bại, nhưng đó thậm chí không phải là trường hợp xấu nhất. Mọi người nghe một câu chuyện dở khóc dở cười. Chúng ta chỉ có xu hướng quên chúng đi và tiếp tục. Những gì bạn thực sự không muốn làm là xúc phạm một ai đó với sự hài hước. Đó là loại nhược điểm thường xảy ra.

Vậy rủi ro này có đáng hay không? Làm thế nào để bạn chắc chắn rằng thương hiệu hài hước của mình không gây xúc phạm?

Bằng cách không cố gắng làm lại những trò đùa trước đây. Chẳng có ý nghĩa gì để tạo ra nội dung hài hước nếu bạn đang cố gắng làm điều gì đó mà chưa có thương hiệu nào từng làm trước đây. Có 10 thể loại hài hước được xác định trong nghiên cứu của tác giả và 2 loại nguy hiểm nhất đối với các thương hiệu là:

  1. Chỉ ra sự khác biệt và hình thức rập khuôn
  2. Gián đoạn thái quá

Loại đầu tiên, cho dù nó bắt chước hài hước lại các chuẩn mực xã hội hoặc chế nhạo một ai đó, sẽ trở nên tồi tệ hơn trong các văn hóa đồng nhất. Người Mỹ, ở một mức độ nào đó, đã quen với sự khác biệt được chỉ ra. Nhưng trong các nền văn hóa ở nước ngoài coi trọng sự đồng nhất về tư tưởng, điều đó được cho là gây xúc phạm.

Loại thứ hai hoạt động rất tốt trên trực tuyến, nhưng không ai nhất thiết muốn thấy nó đến từ một thương hiệu mà họ tin tưởng. Sự hài hước không nhất quán, cực kỳ trớ trêu, một sự ngạc nhiên bất ngờ, sự cường điệu thô thiển thu hút sự chú ý của bạn… Đây đều là những yếu tố thu hút sự chú ý rất hiệu quả, nhưng chúng lại gây rủi ro cho các thương hiệu. Những hình ảnh điên rồ như mọi người đột nhiên la hét, trở nên rất giận dữ, có thể những nhân vật quyền lực bỗng nhiên bật lên khiêu vũ, thứ đó sẽ chỉ làm tốt trong ngành kinh doanh màu Vàng, và thậm chí sau đó, nó không phải là một sự đảm bảo.

Vậy bạn sẽ biết ngay nếu bạn gây ra lỗi?

Đúng đấy, và nó rất khó để hồi phục sau khi xúc phạm ai đó. Bạn có thể thấy các công ty viết lại các chiến lược video của họ cho nội dung sẽ xuất hiện trên YouTube, trái ngược với quảng cáo trên TV. Phần bình luận là vô cùng quan trọng, và điều cuối cùng bạn muốn là một video có nhiều “downvotes” (không thích) hơn lượt “upvote” (thích).

Tuy nhiên, hiện tượng bình luận của người dùng là tích cực, bởi vì mọi người có xu hướng thảo luận về nội dung của bạn với nhau. Ở một mức độ nào đó, nó là sự củng cố thương hiệu đó. Nếu một thành viên không hiểu được trò đùa mà bạn đang tạo ra, họ luôn có thể cuộn xuống và tìm hiểu bối cảnh từ những người bình luận, điều này thực sự có thể giúp bạn lâu dài. Chúng ta không bao giờ có phản hồi ngay lập tức như vậy từ khán giả của mình, vì vậy nó sẽ định hình những gì chúng ta thực hiện tiếp theo.

Levica lược dịch từ contently.com

Content Marketing, Kinh nghiệm marketing, Tâm lý Marketing

Khi nào cần sử dụng sự hài hước trong Content Marketing (P1)

Điều gì xảy ra nếu một thương hiệu làm bạn cười nhưng bạn lại bỏ lỡ điểm trọng tâm của nội dung sau khi những trò đùa đã kết thúc?

Thật dễ dàng nhớ lại các chiến dịch tiếp thị hài hước phù hợp. NBA trên ESPN đã hiệu quả với chuỗi RV của nó. “Shaq chơi trò ghép chữ” vẫn là một trong những quảng cáo yêu thích từ trước đến nay. Và bạn có thể thấy mình thích thú với những quảng cáo nháy mắt của OKCupid “DTF” trên tàu điện ngầm. Nhưng việc chia nhỏ nội dung thành các phần nhỏ của nó và phân tích những gì sự hài hước có thể mang đến cho thương hiệu là một vấn đề phức tạp hơn nhiều.

Tiến sĩ James Barry, một nhà văn khôi hài, giáo sư tại Đại học Nova Southeastern, và đồng tác giả của bài nghiên cứu “Một cuộc kiểm tra chính tả về hiệu quả của sự hài hước cho Content Marketing”. Trong khi giảng dạy một khóa học về hài hước trên mạng xã hội, ông nhận ra mình đã vô tình tập hợp một mẫu khá lớn của nội dung thương hiệu trực tuyến trong khi tìm kiếm nội dung để hiển thị cho học sinh của mình. Từ đó, ông thu hẹp trọng tâm để nghiên cứu các thương hiệu khi họ cố gắng trở nên hài hước.

Barry đã nói rằng nội dung truyền tải với sự hài hước có rất nhiều tiềm năng cho các công ty B2C và B2B, miễn là họ tránh tạo ra lại những nội dung đã có từ trước. Ông nói: “Một cách nghiêm túc, hài hước hoạt động rất tốt trong không gian B2B. Miễn là người sáng tạo biết một cách chính xác loại chiến lược hài hước nào mà họ đang sử dụng. Tại sao các CEO lại không muốn được giải trí? Họ chỉ giống như bất cứ ai khác”.

Mặc dù các nhà tiếp thị nội dung có xu hướng phân loại các thương hiệu theo đối tượng mục tiêu của họ, dữ liệu mà Barry thu thập được dẫn đến một bộ phân loại mới. Ông nói: “Sự khác biệt giữa một cá nhân tạo một trò đùa và một thương hiệu tạo một trò đùa là cá nhân chỉ có mục đích giải trí. Một thương hiệu phải giải trí và kết nối trò đùa với hình ảnh thương hiệu của họ. Họ sử dụng tiếng cười để tăng sự quen thuộc của thương hiệu”.

Theo Barry, các thương hiệu được xếp vào 3 loại khi nói đến sự hài hước trong Content Marketing: các ngành công nghiệp đỏ, vàng và trắng. Gần đây ông ấy đã nói về lý do tại sao các thương hiệu B2B nên hài hước, làm thế nào để bắt đầu sử dụng sự hài hước nếu bạn không bao giờ làm điều đó trước đây và khi các công ty có thể đi quá đà.

Vậy điều gì làm nên một thương hiệu đỏ, vàng hay trắng? Làm thế nào tôi có thể biết những thương hiệu nào thuộc về nơi nào và loại nào có thời gian dễ sử dụng nhất?

Những câu chuyện về ngành kinh doanh màu Đỏ (Red industry) rất dễ gây xúc động, và sử dụng sự hài hước có thể gây khó chịu. Đây là những thương hiệu yêu cầu khán giả của họ đưa ra quyết định giá trị lớn đối với các mặt hàng xa xỉ như Lexus hay vòng cổ kim cương. Có thể khán giả của họ đang tìm hiểu một kỳ nghỉ với chi phí cao theo thời gian hoặc họ tưởng tượng những sản phẩm này có mặt trong những khoảnh khắc gia đình thân mật. Nội dung trong không gian này thường đạt đến một cảm giác truyền cảm hứng. Đây là những đoạn quảng cáo gây xúc động đến khóc và mọi người không đánh giá cao cảm giác ngạc nhiên bởi sự hài hước.

Nội dung trong ngành kinh doanh màu Vàng (Yellow industry) thường sẽ rất nhàm chán nếu không có sự hài hước. Số tiền khách hàng dùng để chi trả cho việc mua sản phẩm thấp hơn nhiều so với ngành kinh doanh Đỏ. Nếu thương hiệu của bạn cung cấp thực phẩm ăn nhẹ hoặc bia hoặc kẹo, thì gần như bắt buộc bạn phải sử dụng sự hài hước theo một cách nào đó để lôi kéo người tiêu dùng. Nhiều nhãn hàng đang làm điều đó và rất thành công.

Các mảng kinh doanh màu Trắng là nơi B2B xuất hiện. Các thương hiệu này phải cố gắng kể những câu chuyện kỹ thuật, phức tạp về sản phẩm của họ, và họ thường bán cho chúng ta một phiên bản của một thứ gì đó mà dù sao đi nữa chúng ta cần nó. Các công ty bảo hiểm, thiết bị không xa xỉ, bất cứ thứ gì hữu ích cho cuộc sống hàng ngày của bạn. Quá trình mua các sản phẩm này vẫn thực sự phức tạp và có rất nhiều bước nhỏ, giống như một sản phẩm thuộc ngành kinh doanh Đỏ, nhưng không ai muốn nghe bạn tiếp tục nói về một sản phẩm trong ngành kinh doanh Trắng quá lâu. Đó là nơi mà sự hài hước thực sự có thể có ích.

Vậy sự hài hước trong Content marketing B2B có thực sự là một ý tưởng hay?

Câu trả lời là có. Nếu đơn giản hóa và thu hút khán giả là mục tiêu trong nội dung của bạn, bạn có thể làm điều tệ hơn là cố gắng giải trí. Điều quan trọng là sử dụng sự hài hước ngay tức khắc, và khán giả trong ngành kinh doanh Trắng đặc biệt yêu thích sự hài hước tự tin, hài hước của người trong cuộc. Một cái gì đó giống như “Ôi trời, có phải thật điên rồ về những gì Facebook tạo ra cho chúng ta bây giờ là gì không?” hay “Hầu hết chúng ta đều không thực sự biết mã QR hoạt động như thế nào, phải không?”. Mọi người không chỉ thích nội dung hài hước, họ rất thích cảm giác suy nghĩ đó, “Này, tôi cũng gặp vấn đề đó đấy!”

Nếu bạn thực hiện một trò đùa như vậy từ rất sớm, có thể trong phần nội dung đầu tiên mà khán giả của bạn nhìn thấy, bạn đã biến mình thành một người có quyền. Bạn biết rất rõ về ngành kinh doanh đến mức bạn có thể nói đùa về nó.

Mời bạn xem tiếp Phần 2 tại đây!

Levica lược dịch từ contently.com

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Làm sao đạt 35 ngàn khách hàng tiềm năng trong 20 ngày bằng Facebook Messenger?

35 ngàn khách hàng tiềm năng trong 20 ngày – Bạn có nghĩ việc đó là bất khả thi?

Không! Thực tế thì kết quả này hoàn toàn có thể đạt được thông qua chiến dịch referral trên Facebook Messenger.

Và Levica có 1 case study nhỏ để minh chứng cho điều đó.

Yava là 1 chuỗi phòng tập lớn nhất ở Hy Lạp với 50 chi nhánh trên cả nước. Họ đã sử dụng Facebook Messenger để xây dựng chiến dịch referral marketing khổng lồ và đạt được rất nhiều thành công.

Cụ thể thế nào, hãy cùng Levica tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!

1. Tổng quan về chương trình giveaway của Yava Fitness

Mục tiêu chiến dịch 

Thu thập lượng lớn người dùng đăng ký Facebook Messenger thông qua việc tặng quà giveaway.

Quà tặng

Tặng 20+1 chuyến du lịch miễn phí dành cho 2 người. Cụ thể:

  • Trong thời gian diễn ra chiến dịch, mỗi ngày, Yava Fitness sẽ chọn ra 1 người may mắn để trao thưởng chuyến đi miễn phí. Địa điểm du lịch là một nơi bất kỳ thuộc Hy Lạp. Chương trình giveaway diễn ra trong vòng 20 ngày, nghĩa là sẽ có 20 chuyến đi được tặng. 
  • Ngoài ra, khi chiến dịch giveaway kết thúc, Yava Fitness sẽ chọn ra người may mắn nhất để tặng 1 chuyến đi 5 ngày đến Dubai.

Luật chơi

Luật chơi khá đơn giản. Sau khi đăng ký theo hướng dẫn của Yava Fitness trên messenger, người dùng sẽ có được 1 lần tham gia chương trình bốc thăm hàng ngày (1 entry), tương ứng với 1 cơ hội để trúng thưởng chuyến đi miễn phí.

Để được tham gia bốc thăm nhiều lần hơn, người dùng cần chia sẻ chương trình giveaway cho bạn bè của họ. Cứ mỗi người bạn đăng ký thì người giới thiệu sẽ được nhận thêm 10 lần tham gia bốc thăm.

Để biết bản thân đã có bao nhiêu cơ hội tham gia bốc thăm, người dùng chỉ cần quay lại messenger và gõ cụm từ “Entries”.

Một điều khá tuyệt vời của chiến dịch referral marketing này đó là: Ngay cả khi người dùng không giành chiến thắng trong ngày đầu tiên, thì họ vẫn giữ lại được entries của mình và tiếp tục tham gia chương trình vào những ngày tiếp theo.

Không những thế, vào ngày cuối cùng giveaway, Yava Fitness còn đem đến cho người dùng hy vọng về “một kết thúc có hậu” là chuyến đi miễn phí đến Dubai.

2. Cách Yava Fitness thực thi chiến dịch

Chọn công cụ bot messenger hỗ trợ

Để thực hiện chiến dịch giveaway này, Yava Fitness đã sử dụng công cụ bot messenger trên Manychat nhằm tạo ra các trải nghiệm tiếp thị giới thiệu liền mạch.

Với công cụ này, Yava có thể kiểm soát, theo dõi được tất cả người tham gia, số lượng bạn bè mà người giới thiệu đã mời để cung cấp thêm các entries và tặng quà phù hợp.

Dưới đây là sơ đồ kịch bản trả lời của chatbot messenger được xây dựng trên Manychat:

Hoạt động trước chiến dịch

Trước thời điểm chương trình giveaway thực sự bắt đầu khoảng 8 ngày, Yava Fitness đã thực hiện các hoạt động ngoài lề trên website, fanpage và tại các phòng tập gym. Mục đích của các hoạt động này là để lan truyền thông tin, khơi gợi sự tò mò và “hâm nóng” tinh thần cho người dùng. Ngoài ra, nó cũng cho phép Yava kiểm tra được nhu cầu của mọi người đối với việc tặng quà.

Yava Fitness đã tạo một bài đăng trên Facebook và tích hợp nó với bot messenger của Manychat. Bài viết đưa ra thông báo về chương trình giveaway sắp tới và kêu gọi mọi người bình luận điểm đến yêu thích của bản thân. Nội dung bài viết như hình bên dưới:

 

Bất cứ ai để lại bình luận dưới bài đăng đều sẽ nhận được 1 tin nhắn tới Facebook Messenger, đề nghị người dùng nhận thông tin mới của chương trình giveaway.

 

Và khi chiến dịch giveaway vừa ra mắt, những người dùng này lại tiếp tục nhận được tin nhắn như bên dưới:

Bên cạnh sử dụng Facebook Messenger để làm marketing, Yava Fitness cũng quảng bá chương trình giveaway của mình trên website và tại các phòng tập gym trên toàn quốc với nội dung và cách thức tương tự.

Hoạt động trong chiến dịch

+ Hoạt động trên mạng xã hội

Yava Fitness đã lên lịch các bài đăng để lan truyền thông tin về chiến dịch referral trên Facebook và Instagram. Yava cũng sử dụng quảng cáo trả tiền để thu hút được thêm nhiều lượt xem và tương tác.

Dưới đây là một bài đăng tiêu biểu trên Facebook:

 

+ Hoạt động trên website

Yava Fitness tạo ra một trang đích chuyển đổi để thông báo về chương trình. Nội dung chính của trang bao gồm: nút kêu gọi hành động và đồng hồ đếm ngược để tạo cảm giác cấp bách cho người xem. Bên cạnh đó, trang còn cung cấp thông tin về chương trình, quy tắc tham gia, giải thưởng,… 

Bằng cách click vào nút kêu gọi hành động, người dùng sẽ được tham gia vào chương trình giveaway trên Facebook Messenger.

Ngoài việc xây dựng trang đích, một cửa sổ chatbot cũng được thêm vào trang website của Yava, nhằm mục đích thông báo cho khách truy cập về chương trình giveaway và khuyến khích họ tham gia.

+ Hoạt động offline

Với lợi thế sở hữu chuỗi phòng tập lớn trong khu vực, Yava Fitness biết rằng phải tận dụng những thành viên tập gym của mình để quảng bá chương trình giveaway. Vì lý do đó, công ty đã treo băng rôn trong các phòng tập với mã code messenger và các hướng dẫn rõ ràng để mọi người có thể sử dụng mã quét này tham gia chương trình giveaway.

Kết quả khoảng 8 nghìn người đã quét mã từ các băng rôn.

+ Hoạt động trên các kênh khác

Ngoài ra, để tiếp cận khách hàng hiện tại, Yava Fitness đã sử dụng các chiến dịch gửi newsletter và tin nhắn SMS.

+ Kịch bản trả lời của bot messenger

Để hiểu hơn về chiến dịch referral marketing của Yava, chúng ta hãy cùng xem kịch bản trả lời của bot messenger như thế nào khi chương trình tặng quà chính thức ra mắt.

Tin nhắn đầu tiên: 

Thông báo về giải thưởng và đề nghị người dùng tham gia chương trình.

 

Tin nhắn sau khi người dùng đăng ký tham gia:

Thông báo đăng ký thành công, đồng thời kêu gọi người dùng tiếp tục giới thiệu đến bạn bè để nhận được nhiều cơ hội trúng thưởng hơn.

 

Tin nhắn nhắc nhở lần thứ nhất:

2 ngày sau khi đăng ký tham gia giveaway (đây là một khoảng thời gian trễ hợp lý), người dùng sẽ nhận được thông báo nhắc nhở như sau:

 

Tin nhắn nhắc nhở lần thứ 2:

Tiếp tục, một tin nhắn với nội dung tương tự sẽ được gửi đến người dùng sau 2 ngày nữa để nhắc nhở về chương trình và khuyến khích họ tiếp tục giới thiệu.

3. Kết quả chiến dịch referral marketing

Đây là những gì mà chiến dịch referral marketing của Yava Fitness đã đạt được trong khoảng thời gian 20 ngày:

  • Thu thập được tổng cộng 34.819 người đăng ký Messenger.
  • 1.208 trong tổng số đó đã đăng ký trong thời gian trước khi chương trình chính thức khởi động.
  • 31.515 đồng ý tham gia chương trình giveaway với tỷ lệ chuyển đổi (từ người đăng ký thành người tham gia) là 90%.
  • 15.383 người tham gia đến từ việc giới thiệu (chiếm 48,8% tổng số người tham gia).

4. Bài học rút ra từ chiến dịch referral marketing của Yava

Thành công của chiến dịch referral marketing trên không phải là một sự ngẫu nhiên hay may mắn. Lý do khiến cho chiến dịch này có sức thu hút lớn như vậy có thể gói gọn trong các gạch đầu dòng sau:

  • Thao tác đơn giản: Mọi người chỉ mất 2 lần nhấp chuột để chia sẻ chương trình với bạn bè. Do đó, đã có đến 48,8% người tham gia giới thiệu.
  • Có các phần thưởng hấp dẫn và định kỳ: Người tham gia nhìn thấy người nhận thưởng mỗi ngày. Điều này khiến họ cố gắng tích cực giới thiệu để giành chiến thắng.
  • Sử dụng nhiều kênh truyền thông và phương tiện có sẵn: Băng rôn tại các phòng tập gym, mạng xã hội, website, newsletter,…
  • Các tin nhắn messenger hấp dẫn và vui nhộn: Các thông điệp mà Yava đưa ra trên messenger không chỉ được thể hiện bằng text mà còn kèm theo hình ảnh gif sinh động. Điều này giúp người tham gia cảm thấy hứng thú hơn với chương trình.
  • Nội dung ngắn gọn, súc tích: Các thông báo, tin nhắn mà Yava Fitness đưa rất ngắn gọn nhưng cũng đầy đủ nội dung cần thiết. Việc này giúp người dùng dễ dàng hiểu được cách tham gia và tập trung hơn vào phần trọng tâm của chương trình. 

Hy vọng thông qua case study của Yava Fitness trên đây, bạn đã có thêm kiến thức hữu ích để tự thực hiện chiến dịch referral marketing cho riêng mình trong tương lai. Chúc bạn thành công!

Để tìm hiểu kỹ hơn về Facebook Messenger và cách sử dụng công cụ này cho chiến dịch tiếp thị giới thiệu, bạn có thể tham khảo thêm những bài viết tiếp theo của Levica về chủ đề này:

Cách sử dụng Facebook Messenger cho chiến dịch referral marketing

5 phần thưởng nên sử dụng cho chiến dịch referral marketing trên Facebook Messenger

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

7 chiến lược thu hút khách hàng trên website

Việc phải luôn tìm cách thu hút nguồn khách hàng mới đến với các trang web của công ty, doanh nghiệp sẽ là điều tốn khá nhiều thời gian, công sức và chi phí. Tuy nhiên, mọi thứ có lẽ sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu như bạn có khả năng làm cho những khách hàng hiện tại của mình luôn cảm thấy hài lòng, tin tưởng đến mức họ luôn tìm đến bạn và tiếp tục ủng hộ bạn.

Vậy bạn cần phải làm như thế nào mới làm được điều tuyệt vời này? Hãy cùng Levica tham khảo 7 chiến lược thu hút khách hàng luôn lựa chọn website của bạn, thúc đẩy khả năng tương tác và tăng doanh thu.

1/ Tổ chức chương trình tri ân khách hàng thân thiết

Muốn tạo dựng được lòng tin và sự yêu mến bền vững từ các khách hàng hiện tại, trước hết bạn phải thể hiện được sự tận tâm từ phía bạn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tổ chức chương trình tri ân dành cho   khách hàng thân thiết. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo dựng và giữ cho thương hiệu thêm vững mạnh.

Sẽ có rất nhiều cách cũng như kế hoạch khác nhau để bạn tổ chức cho chương trình này, có thể là dành tặng những phần quà hay phần thưởng, tùy vào từng mức mua hàng với số lượng khác nhau của mỗi khách hàng. Hay cung cấp các mức giảm giá khi mua hàng với hóa đơn trên bao nhiêu chi phí,… Dưới đây là một số ví dụ về chiến lược tiếp cận khách hàng với chương trình này:

– Xây dựng hệ thống điểm: Theo cách này, website của bạn sẽ xây dựng nên một hệ thống điểm mà ở đó, nếu khi khách hàng mua bất kỳ sản phẩm nào, thì sẽ được cộng một số điểm nhất định. Mua càng nhiều, số điểm sẽ càng lớn và điều này sẽ kích thích tâm lý mua hàng của họ nhiều hơn.

– Xây dựng hệ thống cấp bậc: Trang web của bạn đưa ra các cấp bậc dành cho các khách hàng, mỗi khách hàng khi mua sản phẩm đạt được mức độ bao nhiêu sẽ được phân vào cấp bậc ấy và chắc chắn tại cấp bậc cao nhất thì phần thưởng đạt được luôn có giá trị lớn nhất, điều này cũng trở nên hấp dẫn và gia tăng khả năng mua hàng.

– Giới thiệu bạn bè: Bất kỳ một khách hàng nào cũng sẽ được nhận một phần thưởng đầy giá trị nếu như có thể giới thiệu bạn bè, người quen biết đến trang web của bạn.

2/ Tìm cách khuyến khích khách hàng sẽ quay lại mua sản phẩm lần thứ hai sau lần đầu tiên

Nếu có thể khiến khách hàng quay lại tiếp tục mua sản phẩm lần thứ hai từ trang web của bạn thì điều này dường như có nghĩa rằng, đây sẽ là một vị khách hàng trung thành, bởi vì chỉ khi đã tin tưởng thì họ sẽ quay lại tiếp tục mua hàng vào lần thứ hai sau lần đầu tiên đó. Tuy nhiên, để đạt được điều này bạn cần phải nỗ lực rất nhiều, trước hết bạn cần phải thể hiện thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng, bằng cách thay vì gửi những bức email cảm ơn chung chung, thì bạn hãy xây dựng nội dung email được cá nhân hóa, thể hiện rõ sự quan tâm đến khách hàng nhiều hơn. Điều này chắc chắn sẽ khiến họ đánh giá cao hơn về sự chuyên nghiệp cũng như sự tận tâm của bạn. Bên cạnh đó, kèm theo việc giới hạn về thời gian dành cho đợt mua hàng tiếp theo, sẽ được hưởng các ưu đãi,… Thúc đẩy khả năng quyết định mua sản phẩm ngay lúc đó từ khách hàng, để được sở hữu sản phẩm và hưởng ưu đãi tốt nhất. Đây là một trong những cách thu hút khách hàng quay lại website của bạn và mua sản phẩm không chỉ vào lần thứ hai mà còn rất nhiều lần tiếp theo, trở thành một trong những vị khách hàng thân thiết nhất.

3/ Xây dựng mối quan hệ bền vững

Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với khách hàng là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Vậy để có được điều đó, bạn cần phải có ngay chiến lược tốt nhất cho mình, cụ thể đó là:

– Thể hiện sự cảm kích từ bạn thông qua hành động thiết thực: có rất nhiều cách để giúp bạn làm điều này, ví dụ như gửi những phần quà giá trị dành cho các vị khách hàng là những người có phần lớn “tác động” đến doanh số của bạn, hay gửi email cảm ơn mỗi tháng… Đây là một trong những hành động đầy thiện chí và giữ chân khách hàng.

– Lắng nghe và tiếp thu ý kiến, đánh giá từ khách hàng: Bạn hãy gửi yêu cầu phản hồi đến khách hàng và thực sự lắng nghe, tiếp thu những phản hồi đó từ khách hàng. Dù là đánh giá tốt hay xấu cũng sẽ là những ý kiến giúp cho bạn cải thiện dịch vụ cũng như sản phẩm của mình trở nên tốt hơn nữa. Thông qua điều này, bạn cũng có thể biết được nhu cầu hay cái mà khách hàng thực sự cần. Sau đó, bạn cũng cần phải phản hồi lại ý kiến của khách hàng, tất nhiên phải có những câu trả lời phù hợp, không được có thái độ tức giận mà phải luôn bình tĩnh, thể hiện được cho họ thấy là bạn có một thái độ hết sức thiện chí, sẽ thay đổi để mang đến những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất đến cho khách hàng.

4/ Trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa

Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn luôn nắm bắt được chính xác những gì khách hàng cần, khách hàng muốn mua và luôn tiếp nhận những điều bạn đưa ra, thì chắc chắn con đường kinh doanh của bạn sẽ trở nên dễ dàng vô cùng. 

Theo một nghiên cứu cho thấy, 69% khách hàng muốn được tự trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa, có nghĩa rằng, họ muốn có được một trải nghiệm cũng như nhu cầu và mong muốn của họ. Mà cá nhân hóa chính là việc bạn có thể làm bằng cách kiểm tra tất cả dữ liệu  mà lịch sử của trang web luôn lưu lại để giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm những sản phẩm liên quan mà không mất quá nhiều thời gian. Hay mang đến cho khách hàng nhiều hơn những gì họ muốn và ít hơn những gì họ không muốn, điều này cũng là một chiến lược thu hút khách hàng cho website của bạn.

5/ Tránh tình trạng giỏ hàng bị bỏ lại

Những giỏ hàng bị bỏ lại là điều thực sự không tốt vì đồng nghĩa với việc bạn đang mất đi cơ hội có được một vị khách hàng trung thành. Theo một thống kê cho thấy, 56% các vị khách bỏ lại giỏ hàng vì một số nguyên nhân không mong muốn, ví dụ như chi phí vận chuyển quá cao, hay quá trình thực hiện giao dịch tốn nhiều thời gian,…

Rời bỏ giỏ hàng

Để cải thiện điều này bạn cần phải loại bỏ tất cả các chi phí không cần thiết, thiết kế giao diện web dễ sử dụng và thêm các chứng nhận SSL để gia tăng độ tin cậy cho khách hàng. Dưới đây sẽ là một số cách giải quyết khi khách hàng từ bỏ giỏ hàng, đó là:

– Sử dụng email: Nếu bạn có được địa chỉ email của vị khách hàng đó thì bạn nên gửi cho họ một bức email ngay khi họ từ bỏ giỏ hàng, bạn có thể thiết lập một email tự động cho việc này. Sau 24 giờ, nếu khách hàng chưa quay lại với giỏ hàng thì bạn hãy gửi bức email tiếp theo. Hãy hiển thị các nội dung cũng như lời kêu gọi hành động, hướng họ quay trở lại với trang web của bạn.

– Tiếp cận trực tiếp từng cá nhân: Hãy xem xét đến việc chủ động tiếp cận trực tiếp với cá nhân khách hàng, hỏi họ nguyên nhân từ bỏ giỏ hàng hay vấn đề họ đang gặp phải là gì. Bất kỳ câu trả lời nào cũng là ý kiến đáng giá giúp bạn giúp bạn nắm được lý do thực sự khiến họ bỏ giỏ hàng đã lựa chọn. Sau đó, bạn sẽ dễ dàng đưa ra phương án giải quyết mà không cần phải tốn thời gian quá nhiều để suy đoán vấn đề thực sự là gì.

6/ Thực hiện các thông báo chuyển mục tiêu trên web

Đây cũng là một trong những chiến lược thu hút khách hàng cho các website của bạn. Bởi việc chuyển các mục tiêu trên web sẽ tạo cơ hội để khách hàng quay trở lại website của bạn vào các lần tiếp theo. Các thông báo này sẽ được gửi trực tiếp đến khách hàng và khách hàng sẽ xác nhận nếu thực sự thấy được nhu cầu của họ ngay lúc đó. Bên cạnh đó, ngoài việc đưa những sản phẩm khác, bạn còn nên cung cấp thêm những thông tin về sản phẩm mới đó, chương trình giảm giá,… là những điều mà bạn biết chắc là khách hàng sẽ quan tâm.

7/ Hỗ trợ cho các khách hàng đặc biệt

Không chỉ tổ chức các chương trình tri ân mà bạn còn cần phải có sự hỗ trợ “đặc biệt” đối với các vị khách hàng “đặc biệt”. Theo một số liệu thống kê cho thấy nếu  bạn bị đánh giá là quá tệ sau 4 lần hỗ trợ thì chắc chắn khách hàng sẽ từ bỏ bạn và chuyển sang các đối thủ cạnh tranh khác. Để tránh xảy ra điều này, bạn cần phải đưa ra những chính sách cụ thể để giúp khách hàng dễ dàng liên hệ, đồng thời chuẩn bị sẵn các phản hồi phù hợp.

Nói chung việc giữ chân khách hàng ở lại và luôn tin tưởng trang web của bạn, chính là đòi hỏi việc bạn phải có sự nỗ lực không ngừng. Đưa ra được những chiến lược thu hút khách hàng một cách tối ưu nhất cho mỗi website mà Levica đã cùng bạn tham khảo những gợi ý trên đây. Hy vọng sự nỗ lực cộng với chiến lược hoàn hảo sẽ mang đến bạn khả năng vượt qua mọi đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Levica lược dịch từ liveagent.com

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Ý tưởng Marketing

5 phần thưởng nên sử dụng cho chiến dịch referral marketing

Phần thưởng là một yếu tố rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự thành công của chiến dịch tiếp thị giới thiệu. Nếu bạn không “trao thưởng” xứng đáng cho người dùng, thì họ sẽ thiếu động lực để giới thiệu thương hiệu của bạn. 

Vậy phần thưởng cho chiến dịch referral marketing trên Facebook Messenger thế nào là phù hợp? Nếu vẫn đang băn khoăn thì hãy tham khảo các gợi ý dưới đây của Levica!

I. Thế nào là 1 phần thưởng phù hợp cho chiến dịch referral marketing?

Nói về phần thưởng cho chiến dịch referral marketing thì có rất nhiều cách để lựa chọn. Tuy nhiên, một trong những lựa chọn tồi tệ nhất mà bạn có thể làm đó là: tặng những món quà không hề liên quan đến bản sắc thương hiệu. 

Tại sao lại như vậy?

Hãy suy nghĩ lại mục đích khi thực hiện chiến dịch referral marketing! Có phải bạn muốn sản phẩm/dịch vụ của mình sẽ được nhiều người biết đến và sử dụng thông qua các lượt chia sẻ, giới thiệu? Vậy mà bạn lại tặng thưởng một món quà chẳng hề “ăn nhập” gì với thương hiệu. Đó chẳng phải là sai lầm cực kỳ ngớ ngẩn hay sao?

Bài học cần khắc cốt ghi tâm là: “Đừng bao giờ tặng iPhone cho người giới thiệu nếu bạn là một doanh nghiệp kinh doanh giày dép. Bởi vì chẳng có mối liên hệ nào giữa phần thưởng và công ty của bạn cả.” Người tham gia có thể sẽ giới thiệu thương hiệu của bạn vì phần thưởng đắt giá nhưng điều đó không giúp bạn có thêm khách hàng tiềm năng và nâng cao doanh số.

Khi thực hiện một chiến dịch tiếp thị giới thiệu, đừng cố gắng “hối lộ” mọi người bằng những món quà hấp dẫn trong khi họ không hề quan tâm đến công ty bạn. Thay vào đó, hãy tặng những gì gần gũi và phù hợp với thương hiệu. Ví dụ, nếu kinh doanh thuốc điều trị bệnh tim, bạn có thể tặng các thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ tim mạch cho người tham gia chương trình referral marketing. Phần thưởng mang giá trị thương hiệu sẽ là yếu tố giúp thúc đẩy sự kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Đọc đến đây, có lẽ nhiều bạn vẫn sẽ thắc mắc: “Phần thưởng liên quan đến thương hiệu cụ thể là phần thưởng như thế nào?” Hãy cứ bình tĩnh! Để giúp bạn trả lời câu hỏi trên, trong phần tiếp theo, Levica sẽ đưa ra 5 gợi ý phần thưởng cho chiến dịch referral marketing trên Facebook Messenger. Cùng tham khảo nhé!

II. 5 phần thưởng nên chọn cho chiến dịch referral marketing trên Facebook Messenger

1. Sản phẩm miễn phí

Đây là sự lựa chọn khá phổ biến của các doanh nghiệp khi thực hiện chiến dịch tiếp thị giới thiệu. Có rất nhiều sản phẩm của công ty mà bạn có thể chọn làm quà tặng. Nhưng hãy bảo đảm rằng sản phẩm đó thật sự chất lượng và có giá trị tương xứng với những việc người tham gia phải thực hiện để được nhận quà.

Ví dụ, công ty dao cạo râu Harry đã thực hiện chương trình tiếp thị giới thiệu tặng quà theo 4 cột mốc quan trọng:

  • Giới thiệu 5 người bạn = nhận được kem cạo râu miễn phí
  • Giới thiệu 10 người bạn = nhận dao cạo râu miễn phí
  • Giới thiệu 25 người bạn = nhận dao cạo râu cao cấp miễn phí
  • Giới thiệu 50 người bạn = nhận dao cạo râu miễn phí trong vòng 1 năm

Harry's milestone Referral Viral Loops

 

Lưu ý, khi tặng quà cho chiến dịch referral marketing, bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách thức:

+ Chạy chiến dịch viral tặng quà giveaway

+ Chạy chiến dịch referral với các “cột mốc” quà tặng

Để hiểu rõ hơn về 2 phương pháp tặng quà tiếp thị giới thiệu này, bạn có thể xem thêm bài viết:

Cách sử dụng Facebook Messenger cho chiến dịch referral marketing

2. Giảm giá

Rất nhiều công ty thương mại điện tử đã lựa chọn hình thức giảm giá sản phẩm để làm quà tặng cho chương trình tiếp thị giới thiệu. 

Muốn đạt được hiệu quả viral tối ưu, Levica khuyên bạn nên tặng mã giảm giá cho cả người giới thiệu và người được giới thiệu. Đây chính xác là những gì mà Airbnb đã làm. Công ty này tặng cho người giới thiệu và những ai chấp nhận lời mời ưu đãi giảm giá 25USD/lần đặt chỗ.

airbnb Referral Viral Loops

 

3. Nội dung/sản phẩm độc quyền

Quà tặng đắt tiền sẽ tạo ra động lực lớn, kích thích mọi người chia sẻ, giới thiệu. Điều đó là không thể phủ nhận. Nhưng giá trị của phần thưởng đôi khi lại không nằm ở trị giá của nó. Có những thứ mà dù có tiền thì khách hàng cũng không thể mua được. 

Phải, thứ mà Levica muốn nói đến ở đây chính là các nội dung/sản phẩm độc quyền. 

Những sản phẩm/nội dung số lượng có hạn như vậy chắc chắn sẽ là “mồi câu” cực tốt, giúp doanh nghiệp dẫn dụ người dùng tích cực tham gia chương trình referral marketing.

Tại sao lại thế?

Đơn giản vì những tặng phẩm đó là “hàng độc”, không được bày bán đại trà. Và mọi người đa số ai cũng bị thu hút bởi những thứ độc đáo, hạn chế về số lượng.

Bạn muốn mua ư?

Công ty chúng tôi không bán.

Cách duy nhất để bạn có được tặng phẩm đặc biệt này là tham gia chương trình giới thiệu!

4. Quyền được sử dụng sớm sản phẩm/dịch vụ

Hầu hết chúng ta đều muốn cạnh tranh và vượt trội hơn người khác. Cảm giác là người đầu tiên bao giờ cũng tạo hưng phấn cho khách hàng. Do đó, việc cho phép người tham gia chương trình referral marketing được sử dụng sớm sản phẩm/dịch vụ chưa chính thức ra mắt là một chiêu thức tặng quà cực kỳ hấp dẫn.

Bạn có thể tặng khách hàng quyền sử dụng sớm sản phẩm/dịch thông qua chiến dịch bảng xếp hạng. Đây cũng là phương pháp mà Robinhood – một công ty cung cấp ứng dụng giao dịch cổ phiếu đã thực hiện và thành công. Bạn có thể xem hình ảnh bên dưới để hiểu hơn về cách Robinhood thực hiện chiến dịch referral của mình.

Robinhood Referral Viral Loops

Thể lệ chiến dịch bảng xếp hạng khá đơn giản:

  • Đầu tiên, kêu gọi mọi người tham gia bằng cách đăng ký tên, địa chỉ email, số điện thoại,…
  • Sau đó, đưa ra bảng đánh giá xếp hạng. Để lên hạng, người chơi phải chia sẻ, giới thiệu bạn bè của mình.
  • Những người thuộc top cao nhất sẽ chiến thắng và giành được phần thưởng.

5. Vật phẩm mang dấu ấn thương hiệu

Những chiếc áo phông, đôi giày đầy màu sắc, cốc thủy tinh in hình logo công ty,… là món quà giúp bạn quảng bá thương hiệu vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, ngày nay, mọi người thường không thích những gì trông giống quảng cáo. Vì vậy, nếu muốn tặng phần thưởng dạng này, bạn cần thiết kế sao cho món quà trông thật thời trang, hợp mốt và đắt giá.

Ngay bên dưới đây, hãy nhìn qua tặng phẩm mà Hustle (một công ty truyền thông và báo chí tại Mỹ) đã trao cho những người tham gia chương trình referral marketing, bạn sẽ biết được nên tạo ra những phần thưởng mang dấu ấn thương hiệu như thế nào.

Hustle milestone Referral Viral Loops

 

III. Thời gian thực hiện chiến dịch

Thời gian thực hiện sẽ tùy thuộc vào mục đích của chiến dịch referral marketing. Cụ thể như sau:

1. Chiến dịch giới thiệu, tìm người đại sứ thương hiệu

Đây là chiến dịch dài hạn, được thực hiện để tìm kiếm khách hàng mới liên tục dựa trên lượng khách hàng cũ. Do đó, chiến dịch này cần được thực thiện trong thời gian dài với lịch trình và kế hoạch cụ thể. Ví dụ, chương trình giới thiệu của Dropbox đã tồn tại từ những ngày đầu thành lập và vẫn đang là một trong những kênh thu hút khách hàng chính của công ty.

2. Chiến dịch giới thiệu, tặng quà ngắn hạn 

Có 2 lý do để các công ty thực hiện chiến dịch này, đó là: 

  • Phát triển đối tượng khách hàng mục tiêu và thu thập email từ người dùng
  • Thu hút khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng và biến họ trở thành những người tiếp thị cho công ty

Thường thì chiến dịch tặng quà ngắn hạn như vậy sẽ kéo dài trong khoảng từ 2-4 tuần, tùy thuộc vào quy mô của chiến dịch và số lượng phần thưởng. Lý tưởng nhất, một thương hiệu nên tổ chức các chương trình tiếp thị giới thiệu 2 tháng/lần (tức là khoảng 6 lần/năm).

3. Chiến dịch Prelaunch

Các công ty thường sẽ chạy chiến dịch referral marketing để tạo tiếng vang và thu thập khách hàng tiềm năng trước khi ra mắt sản phẩm mới. Một chiến dịch như vậy không chỉ giúp công ty có lợi thế tăng trưởng doanh thu vào ngày đầu tiên sản phẩm trình làng, mà còn cung cấp các phản hồi cần thiết để doanh nghiệp xây dựng sản phẩm tốt hơn.

Levica khuyên bạn nên chạy các chiến dịch prelaunch của mình trong ít nhất 2 tháng để đạt được hiệu quả. Nếu có đủ ngân sách và thật sự cần thiết thì bạn có thể prelaunch lâu hơn. Ví dụ, ứng dụng giao dịch chứng khoán miễn phí Robinhood đã chạy chiến dịch prelaunch trong hơn 1 năm. Kết quả là Robinhood thu thập được một triệu người dùng trước khi ra mắt.

Như đã đề cập ban đầu, phần thưởng là một yếu tố rất quan trọng, quyết định đến “sinh tử” của cả chiến dịch referral marketing. Với những gì mà Levica đã chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thêm ý tưởng quà tặng hấp dẫn cho chương trình tiếp thị giới thiệu của mình. Chúc bạn thành công!

Để chạy chiến dịch referral marketing hiệu quả, bạn có thể đọc thêm các bài viết:

5 cách thúc đẩy chiến dịch referral marketing hiệu quả

Case study – 35K khách hàng tiềm năng trong 20 ngày với chiến dịch referral trên Facebook Messenger

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Làm thế nào để tăng lượng người xem livestream của bạn

Trong thời đại marketing ngày nay, truyền phát video hay hình thức livestream là kênh thông tin đang dần chiếm vị trí then chốt khi kích thích được lượng tương tác cao đối với người dùng. Các nhà tiếp thị, doanh nghiệp ngày nay trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng nhiều thì đang muốn tìm cách tăng lượng người xem livestream lên một mức độ lớn hơn, có thể tiếp cận nhiều người xem và lượng tương tác nhiều nhất. Vậy làm cách nào để đạt được điều này? Hãy cùng Levica tìm hiểu qua một số ý dưới đây nhé, chắc chắn sẽ giúp bạn nắm rõ hơn một số kỹ năng cũng như kiến thức cụ thể để tạo video truyền phát trực tiếp hiệu quả nhất! 

Khi bạn đã tạo được nội dung, xác định địa điểm, bạn cần đảm bảo rằng mọi người sẽ bắt đầu xem và tương tác với video, đó chính là mục tiêu chính giúp tăng lượt xem livestream này. Các chuyên gia tiếp thị luôn tìm hiểu và nắm bắt điều này như theo Troy Evans tại Moz: “Hiện tại, chúng tôi biết rằng một chương trình được phát sóng trực tiếp, thường sẽ tạo ra sự gia tăng đáng kể về lượng người xem”. Ví dụ, bắt đầu từ năm 2014, Superbowl đã đạt được mức tăng trưởng 1000% trong phát trực tiếp video so với năm trước. Đó chỉ là một dấu hiệu cho thấy khán giả đã dần hướng sang theo dõi các video livestream. 

Tuy nhiên, việc truyền phát video chỉ là khởi đầu, còn cái mà mọi người cần là các công cụ và phương pháp bổ sung để cải thiện hơn lượng người xem livestream này. 

Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả nhất:

1. Thông báo thông tin trước khi phát sóng

Trước khi bắt đầu livestream, bạn nên gửi hoặc đăng thông báo về hoạt động livestream sắp tới trên blog, phương tiện truyền thông xã hội hay các trang khác của bạn. Hãy thông báo cho bạn bè, đối tác của bạn và cả những “người lạ thân quen” khác. Như vậy, bạn có thể phần nào mở rộng quy mô, số lượng người xem nhiều hơn.

Bạn có thể khuyến khích mọi người đăng ký trước cho video livestream của mình như một cách để thu hút khách hàng tiềm năng, chiến lược này cũng có thể khuyến khích mọi người xuất hiện nhiều hơn. Bạn cũng có thể gửi lời nhắc trước khi bạn phát trực tiếp. Hầu hết mọi người đăng ký cho các sự kiện trực tiếp 1-2 tuần trước khi sự kiện bắt đầu, chọn một hashtag cho video của bạn. Điều này sẽ cho phép cả bạn và người xem tham gia vào các cuộc trò chuyện trên phương tiện truyền thông về video lần này.

2. Viết tiêu đề và mô tả hấp dẫn 

Các tiêu đề và mô tả có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến video của bạn. Nó có thể giúp tăng lượng người xem nhưng ngược lại, nếu tiêu đề, mô tả không đủ hấp dẫn, nhiều người sẽ dễ dàng bỏ qua. Trước khi chọn một tiêu đề hay nhất, bạn cần đưa ra các ý tưởng mà bạn có thể nghĩ đến, phù hợp với nội dung livestream, sau đó chọn ra 5 ý tưởng ấn tượng nhất, bắt đầu rút ra những từ hoặc cụm từ mà bạn yêu thích rồi kết hợp lại thành tiêu đề hot nhất. 

Bên cạnh đó, có một điểm bạn cần lưu ý, là chỉ có khoảng 50-60 ký tự của tiêu đề của bạn sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm, điều đó có nghĩa là, bạn cần phải nghĩ ra tiêu đề đặt trọng tâm ở những ký tự đầu tiên, để người xem dễ dàng nhìn thấy hơn. Phần mô tả thì bạn có thể đi vào chi tiết hơn một chút, bao gồm các từ khóa và cụm từ liên quan đến video livestream của bạn.

Mỗi mô tả video nên bao gồm một bản gồm 200-500 từ của nội dung chính. Điều này cho phép các công cụ tìm kiếm mục video và hướng nhiều người xem đến nội dung của bạn chứ không phải chỉ tập trung vào video. Ngoài ra, bạn còn có thể thực hiện những điều sau, có thể tạo độ tin cậy hơn nữa, đó là: 

– Kêu gọi hành động (chẳng hạn như đăng ký danh sách email) 

– Một liên kết đến trang web của bạn 

– Liên kết đến các kênh truyền thông xã hội khác của bạn

3. Nội dung “kích thích” 

Một trong những cách tốt nhất để tăng lượng người xem livestream đó là tạo sự kích thích, hứng thú trong phần nội dung của bạn. Đó là lý do tại sao các chương trình truyền hình và phim ảnh đều sử dụng các lời nói đánh vào tâm lý khách hàng. Hãy tạo những nội dung thực sự có giá trị, thú vị, như thế mới có cơ hội truyền cảm hứng cao hơn. 

4. Phần thưởng cho người xem livestream của bạn

Xét về video livestream thì theo một cách khác để có được lượng người xem nhiều hơn, đó là ngoài việc cung cấp những điều có giá trị đến người xem, bạn cũng nên đặt ra phần thưởng trong mỗi cuộc livestream. Vừa tăng sự hứng thú, vừa tạo ra các đối tượng khách hàng có tương tác ngày càng cao, điều này sẽ được thể hiện dưới nhiều hình thức. 

Ví dụ, một người nổi tiếng xã hội ở Nepal đã đề nghị gọi điện thoại cho một vài người hâm mộ được chọn ngẫu nhiên để nhận xét về video trực tiếp của anh ấy. Cuối cùng, ưu đãi này đã tạo ra hơn 1500 ý kiến. Mỗi phần thưởng sẽ khác nhau, đó có thể là phiếu giảm giá, quà hay phần thưởng có thể mang tính chất xã hội và giá trị từ thông tin quan trọng nào đó. Bởi việc có được phần thông tin có giá trị cũng được xem như một phần thưởng dành cho người xem.

Tóm lại, bí mật và mẹo chia sẻ là một cách tuyệt vời để tạo buzz, thu hút nhiều người là cách tăng lượng xem livestream hơn. Hãy luôn chắc chắn rằng nội dung của bạn có giá trị, kêu gọi hành động, giải quyết vấn đề hoặc tác động đến cảm xúc, vì vậy rất bạn đừng quên điểm này nhé!

5. Kéo dài thời lượng phát sóng trực tiếp của bạn 

Thông thường, một lượt xem được tính là khi có ai đó đăng nhập vào livestream và chương trình phát cũng có thể kết thúc bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, ngay cả một người xem thoáng qua cũng có thể xem một phần đáng kể của video này. Mặc dù thời lượng cần tăng lên nhưng bạn cũng cần phải đảm bảo nội dung không được tạo cảm giác dễ chán, hay không có chút thú vị, bởi điều này sẽ khẳng định giá trị của lượng xem video phát trực tiếp. Bạn cần phải trung hòa giữa thời lượng và nội dung không được phát đi phát lại chỉ có một ý. Thường thì, bạn không muốn bỏ qua tất cả nội dung có giá trị của mình trong 15 phút đầu tiên, vì vậy hãy xây dựng nội dung một cách ấn tượng và thời gian hợp lý nhé! Nói chung, bạn phát trực tiếp càng dài, mọi người sẽ càng có nhiều cơ hội tham gia vào video livestream. Bên cạnh đó, nhiều người xem tương đương với việc xuất hiện nhiều bình luận hơn, tham gia nhiều hơn, và gia tăng lưu lượng thành công hơn. 

6. Hình thức quảng bá 

Có thể nói một cách đơn giản về hình thức này, chính là bạn muốn sử dụng tất cả các kênh mạng xã hội của mình để quảng bá cuộc livestream này. Đẩy mạnh quá trình tìm đến nguồn chính phát video và việc chia sẻ các liên kết, bao gồm cả phần mô tả hấp dẫn, ấn tượng mà bạn đã viết. Và khi bắt đầu phát trực tiếp, bạn có thể kêu gọi ngay hành động tương tác với những câu nói khơi gợi sự hứng thú và mang đến giá trị thực cho người xem. 

Với các lời khuyên và chiến lược kể trên, việc đưa mọi thứ của livestream lên mức cao hơn nữa về chất lượng là hoàn toàn có thể. Ví dụ, dịch vụ lưu trữ video chuyên nghiệp OVPs, còn được gọi là Nền tảng cho video trực tuyến, giúp bạn dễ dàng quản lý và thực hiện chiến lược video. Các dịch vụ này sẽ giúp kết hợp các gói công cụ lại với nhau thành một tổng thể toàn diện, điều này bao gồm phát video trực tiếp, lưu trữ video, phân tích, tải lên video, hạn chế bảo mật và truy cập, nhúng, v.v. 

Ngoài ra, có sự kết hợp với dụng cụ hỗ trợ như máy ảnh, micro có thể làm cho chương trình livestream đó trở nên chuyên nghiệp hơn hẳn. Góp phần thúc đẩy lượt xem và tương tác nhiều hơn. Nói chung để các video livestream trở nên hiệu quả, nhiều người xem, thì cũng cần phải xây dựng nội dung và đánh giá đối tượng khách hàng để khoanh vùng và quan trọng chính là xây dựng nguồn khán giả đông đảo. 

Để tăng lượng người xem livestream của bạn, thì bạn cần phải làm rất nhiều công việc như quảng bá, tạo nội dung tốt, sử dụng SEO để tạo lợi thế của bạn và hơn thế nữa. Mỗi một hành động đều mang mục đích, nội dung cụ thể, livestream cũng vậy thường bao hàm từ nội dung, các hoạt động chủ đạo trong video mà quan trọng chính là tạo ra sức hút lớn từ hoạt động này. Vì thế, để livestream trở nên thành công với hiệu quả cao, lượt xem tăng và tương tác cao thì hãy lưu ngay những kiến thức trên cho mình nhé! 

Levica lược dịch từ dacast.com

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

9 chiến lược digital marketing để tăng doanh thu cho ngành mỹ phẩm

Mỹ phẩm, làm đẹp là một trong những nhu cầu ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện nay, không chỉ riêng về các dòng mỹ phẩm dành riêng cho nữ giới mà còn những thương hiệu nổi tiếng dành cho cả nam giới. Trở nên đẹp hơn, tự tin nhưng quan trọng, một người tiêu dùng sẽ lựa chọn dòng mỹ phẩm nào dành cho bản thân, trong khi hiện tại có rất nhiều công ty, thương hiệu tung ra vô vàn sản phẩm đa dạng. Điều này đồng nghĩa với việc, thị trường cạnh tranh và một câu hỏi đặt ra dành cho bạn đó là, làm thế nào để đưa ra những chiến lược tiếp thị một cách đúng đắn nhất? Ngày nay việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số đã không còn xa lạ, đặc biệt trong bối cảnh sử dụng internet phổ biến như hiện nay. Vì vậy, hãy cùng Levica tìm hiểu qua 9 chiến lược Digital Marketing – tiếp thị kỹ thuật số, giúp tăng doanh thu cho công ty/thương hiệu mỹ phẩm của bạn nhé!

1/ Tạo một nhóm/trang để xây dựng cho thương hiệu mỹ phẩm của bạn

Các công ty mỹ phẩm luôn phải tìm cách kết nối, chia sẻ thương hiệu của mình đến với nhiều người hơn nữa. Đó là lý do họ cần phải thành lập một nhóm cộng đồng hay một trang trên các phương tiện truyền thông xã hội hay các diễn đàn trực tuyến, đây cũng là cách để người tiêu dùng dễ dàng biết đến thương hiệu của bạn một cách nhanh nhất. Ở trong nhóm này, bạn không chỉ giới thiệu các sản phẩm từ chất lượng, thương hiệu, phản hồi mà còn qua đó giúp bạn có thể tạo dựng lòng tin từ phía khách hàng. Bên cạnh đó, chia sẻ những kinh nghiệm, tin tức hay những tin khuyến mãi, chương trình ưu đãi cũng không thể thiếu khi đề cập trong nhóm này. Dù với bất kỳ thông tin gì bạn cung cấp cho người tiêu dùng, hãy luôn nhớ rằng mục tiêu chính của bạn đó là giữ được chân khách hàng, xây dựng, gìn giữ mối quan hệ lâu dài, thúc đẩy thương hiệu phát triển. Đây chính là một trong những chiến lược tiếp thị ngành mỹ phẩm phổ biến hiện nay.

2/ Bổ sung những chứng nhận, phản hồi, đánh giá tích cực vào trang web của bạn

Khách hàng đã trở nên thích thú với trang web của bạn nhưng không đồng nghĩa với việc họ sẽ mua các sản phẩm. Vì vậy, để tạo độ tin cậy và kích thích khả năng mua hàng của người tiêu dùng thì đừng ngại ngần mà không bổ sung thêm các lời chứng nhận uy tín, được nhiều người biết đến, hay cung cấp cho họ các thông tin và liên kết đến các trang liên quan đến sản phẩm của bạn bằng digital marketing. Ngoài ra, nếu có những phản hồi, đánh giá tích cực từ những người mua hàng trước đó thì bạn hãy show ra cùng với hình ảnh của sản phẩm đó nhé!

3/ Nhấn vào điểm khác biệt

Công ty bạn có gì khác biệt để chứng minh bạn là một thương hiệu nổi tiếng, được nhiều người biết đến và tin dùng? Trong bối cảnh cạnh tranh nhiều như hiện nay, ngoài việc cung cấp các thông tin cần thiết cho khách hàng, bạn cũng phải tạo nên đặc trưng riêng cho chính mình dựa trên chiến lược digital marketing, ví dụ như logo, hình ảnh tự thiết kế, ảnh sản phẩm đẹp mắt… Đồng thời, một bài giới thiệu giống như một câu chuyện dành riêng cho nguồn gốc, xuất xứ và quá trình hình thành nên thương hiệu cũng là điểm khác biệt đầy độc đáo, có thể cuốn hút sự chú ý của khách hàng.

4/ Phát huy tiềm năng của tiếp thị nội dung

Tiếp thị nội dung là một trong những chiến lược tiếp thị kỹ thuật số quan trọng khi quảng bá thương hiệu. Đó là tất cả những nội dung có liên quan về thông tin, câu từ có giá trị thu hút mạnh mẽ để có thể thu hút đối tượng một cách nhanh chóng. Cùng Levica tham khảo một số ý tưởng cho tiếp thị nội dung sau đây:

– Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn mọi người chăm sóc da tại spa hay tại nhà.

– Tạo danh sách những người đăng ký để gửi thông tin khuyến mãi đặc biệt và thu hút khách hàng tiềm năng.

– Xây dựng nội dung hấp dẫn cho video phát trực tiếp trên các phương tiện truyền thông, giúp gia tăng lượt tiếp cận.

– Những cuộc phỏng vấn từ những người danh tiếng trong giới làm đẹp, mỹ phẩm.

5/ Người thực sự tạo ra được tầm ảnh hưởng chính là chìa khóa mở ra trái tim khách hàng, đón nhận, tin tưởng thương hiệu của bạn.

Có một sự thực chính là mặc dù liên hệ qua các phương tiện truyền thông, kỹ thuật số nhưng khách hàng vẫn luôn mong muốn được tương tác với người thật và có thể thấu hiểu những khó khăn hay suy nghĩ của khách hàng đang gặp phải. Đây là lý do mà một người cần phải xây dựng được lòng tin, tạo dựng lòng trung thành và thu hút sự chú ý của khách hàng. Khi đó, bạn thực sự trở thành người có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi về việc nhìn nhận, quyết định đến lựa chọn của khách hàng. 

6/ Tìm kiếm khách hàng thông qua việc “lắng nghe xã hội”

“Lắng nghe xã hội” thực chất là thực hiện theo dõi, tìm kiếm và phân tích các cuộc trò chuyện trực tuyến được gửi về công ty, các sản phẩm hay từ các đối thủ cạnh tranh… Bạn có thể sử dụng phần mềm “lắng nghe xã hội” như Brand24 hoặc Mention sẽ giúp bạn thực hiện quá trình này. Thông qua việc này, bạn có thể nắm bắt được nhu cầu và tìm kiếm được nguồn khách hàng tiềm năng, bạn hoàn toàn có thể đáp ứng được các nhu cầu của họ một cách nhanh chóng.

7/ Hợp tác với các khách sạn và spa

Bạn có thể tìm ra một cách tiếp cận toàn diện mà trên quy mô lớn hơn như việc hợp tác với các khách sạn có dịch vụ làm đẹp hay các spa nổi tiếng và nhiều công ty liên quan đến ngành làm đẹp, thời trang khác. Những đối tác này không chỉ giúp bạn xây dựng niềm tin, tạo dựng thương hiệu mà còn góp phần mở ra những kênh phân phối mới. 

8/ Xây dựng thương hiệu cá nhân như một “Beautypreneur”

Thương hiệu cá nhân có thể góp phần thúc đẩy tính xác thực của doanh nghiệp, công ty của bạn. Hơn nữa nó cũng chứa đựng nguồn tài nguyên, nội dung tiếp thị cho chiến lược. Bắt đầu bằng việc bạn có thể tạo nên một câu chuyện độc đáo, dựa trên những mong muốn và ước mơ mà bạn thực sự muốn khi phát triển thương hiệu và đừng quên chia sẻ, truyền bá cho câu chuyện đó trên các trang xã hội truyền thông khác nhau. 

Duy trì mối quan hệ hợp tác với các tờ báo, tạp chí về lĩnh vực làm đẹp, chuyên đưa tin tức về ngành mỹ phẩm cũng như các phẩm ấy được đánh giá ra sao, thêm một chút sự cường điệu nhưng theo hướng tích cực, tính công khai này sẽ được nhiều người biết đến hơn nữa.

9/ Chủ động với khách hàng

Để giữ được mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng, bạn luôn phải có sự phản hồi nhanh chóng đến khách hàng. Một trong những phương pháp cụ thể chính là tiếp thị kỹ thuật số ngành mỹ phẩm bằng cách thiết lập thời gian cho việc chăm sóc khách hàng, hỏi thăm những đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, từ đó giúp cho bạn tiếp thu kinh nghiệm, xây dựng và phát triển để nâng tầm thương hiệu trở nên tốt đẹp hơn nữa. Đây cũng là cách gia tăng sự tương tác dành cho trang web hay các phương tiện kỹ thuật số khác của bạn đấy!

Trên đây là một số chiến lược digital marketing mà Levica xin gửi đến bạn, hy vọng sẽ giúp bạn có được những gợi ý tốt nhất dành cho chiến lược sắp tới của công ty/thương hiệu của bạn. Như vậy, có thể thấy trong tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc sử dụng các phương tiện tiếp thị kỹ thuật số sẽ là một trong những “tuyệt chiêu” giúp bạn đi đúng hướng, phù hợp với bối cảnh cũng như gia tăng doanh thu cao hơn nhiều nếu đưa ra được các chiến lược tốt nhất!

Để tạo ưu thế cạnh tranh, ghi dấu trong lòng khách hàng, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về marketing ngành mỹ phẩm trên website của Levica:

5 ý tưởng Marketing “đắt giá” cho ngành mỹ phẩm

Campaign: Make Over Image – Có gì đáng học hỏi?

Levica lược dịch từ outbrain.com

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

4 mẹo hay để tạo nội dung tương tác cao trên Linkedin

Linkedin là một nền tảng cho bất kỳ hoạt động nào liên quan đến kinh doanh. Bạn muốn xây dựng thương hiệu cho công ty của bạn? Thì Linkedin sẽ là một nơi tốt để bạn có thể bắt đầu. Bạn muốn quảng bá một số nội dung và tham gia vào các cuộc thảo luận về các chiến lược tiếp thị mới nhất? Có thể nói, hầu hết nội dung LinkedIn đều nhàm chán hoặc luôn đặt ra những nỗ lực hết sức để trở thành nhà triệu phú như Tai Lopez, nhưng không ai trong số họ muốn tiêu thụ trên nền tảng này. Vì thế, nếu bạn muốn Linkedin khơi gợi được sự chú ý, tức là tạo ra tương tác cao từ phía người dùng, thu hút sự tham gia cao trên Linkedin. Hãy cùng Levica tham khảo qua 4 mẹo hay dưới đây để giúp bạn tạo ra nội dung tương tác cao cho Linkedin nhé!

1. Video nhanh chóng + thông tin thu hút được sự chú ý trên LinkedIn 

Khi nói đến số giờ dành cho phương tiện truyền thông xã hội, hầu hết mọi người đang dành rất nhiều thời gian cho các mạng xã hội. Mỗi ngày, mọi người dành gần một giờ cho YouTube, hơn 30 phút trên Facebook và lượng thời gian tương đương trên cả Snapchat và Instagram. Nhưng Linkedin lại không giống như vậy..

Mọi người hầu như không sử dụng Linkedin khi được so sánh với các phương tiện truyền thông xã hội khác. Phần lớn đang sử dụng ít hơn hai giờ một tuần, với thời gian là 0 phút. Chỉ trừ trường hợp rằng có 24 phút mỗi ngày trong một tuần làm việc chỉ 5 ngày với một tính toán mức nào đó, thì mọi người sẽ được duyệt nhanh và hiệu quả trên Linkedin, vì vậy hãy đăng một bài đăng blog mới nhất của bạn và chờ đợi 100 lần nhấp vào liên kết đó và hàng tá lượt chia sẻ. Tuy nhiên, sẽ không ai quan tâm đến nội dung blog của bạn nếu nó chỉ gắn liền với một hình ảnh nổi bật. Do đó, hiện nay nội dung video đang thống trị Linkedin vì nó thường ngắn gọn và súc tích.

Ví dụ, Allen Gannett, Giám đốc điều hành tại TrackMaven, sử dụng video gốc để kết nối với khán giả của mình trong thời lượng ngắn:

Các video ngắn, nếu nội dung dễ hiểu thì rất tốt để truyền tải nhiều thông tin và ít công sức hơn so với việc đọc một bài viết quá dài hoặc nhấp vào blog. Video gốc trên LinkedIn có thể kéo dài bất cứ nơi nào từ ba giây đến 10 phút, tùy thuộc vào nội dung bạn muốn chia sẻ. Khi phỏng vấn những nhà quản lý cấp cao trong ngành marketing, bạn sẽ hỏi họ một câu hỏi duy nhất để có được cái nhìn sâu sắc mà không chiếm quá nhiều thời gian từ người xem. 

Được đánh giá bằng sự tham gia, tương tác mà người ấy nhận được trên mỗi bài đăng và bạn có thể sẽ nhận được những điểm cộng đầy thú vị như: sự hài hước, kiến ​​thức trọn gói, video ngắn còn thu hút sự chú ý trên LinkedIn bởi người dùng luôn mong muốn sẽ sở hữu được những thông tin có ích nhất nhưng cũng không cần quá dài dòng, hay thời lượng quá lâu, mà cần có một lượng thời gian nhất định để tạo ra một video mang nội dung tương tác trên Linkedin thu hút mọi khách hàng. 

2. Để cho nội dung trở nên đơn giản: Văn bản “hay” bằng một bàn thắng lớn

Giống như Linkedin, Twitter là một trong những mạng xã hội ít được mọi người sử dụng. Khi bạn hỏi ai đó mạng xã hội yêu thích của họ là gì, Twitter luôn luôn đứng đầu danh sách, bởi phải có một cái gì đó đúng về suy nghĩ, quan niệm của họ: việc này khá đơn giản, chủ yếu là đăng bài dựa trên văn bản đã có sẵn. Và đến hiện nay, dưới sự phát triển rầm rộ của nhiều hình thức quảng cáo, nội dung, thì Twitter dường như bị mắc kẹt lại trong việc chưa có sự đổi mới, chưa tạo được sự dí dỏm hài hước. Thực ra nói một cách đơn giản, Twitter đã làm đúng với các bài viết văn bản ở dạng cơ bản, những bài đăng cơ bản này hầu hết dựa trên các nền tảng không còn là quy tắc hệ thống, điều này cũng khá tốt nếu bạn không muốn các nội dung bị trùng nhau.

Trong tiếp thị, có nơi dạy chúng tôi rằng hình ảnh hay bất cứ thứ gì ngoại trừ đó là văn bản cơ bản chính là chìa khóa để người dùng tham gia, tương tác. Nhưng điều đó vẫn có nguy cơ dẫn đến việc bão hòa nội dung, trong khi các bài đăng văn bản cơ bản đang tạo ra nhiều lượt thích, bình luận và lượt xem hơn bất kỳ hình thức nội dung nào khác trên Linkedin. Đây cũng là một yếu tố góp phần vào các nghiên cứu mới nhất cho thấy sự tham gia xã hội đã giảm 50% chỉ trong vài năm qua. Chẳng hạn, John Espirian thống trị nội dung Linkedin bằng cách sử dụng các biểu tượng cảm xúc thú vị và nội dung chủ yếu dựa trên văn bản: 

Nó khiến mọi người thực sự dừng lại và đọc, sau đó như một phần thưởng kích thích họ tham gia trong một cuộc thảo luận, tạo ra nhiều bình luận hơn và góp phần mở rộng phạm vi của bạn. Vì vậy, nếu bạn có ý định sử dụng LinkedIn, thì hãy cố gắng tạo content tương tác đơn giản thôi nhé! 

3. Ngừng sử dụng LinkedIn như một con đường một chiều 

Phương tiện truyền thông xã hội có thể xem như là một công cụ ngày nay trong không gian marketing. Tại sao? Bởi vì mỗi nhà marketing sẽ luôn có cùng một chiến lược để tiếp cận và tương tác dễ dàng hơn giữa với các công ty, doanh nghiệp với người dùng. Ví dụ như đề ra các chương trình khuyến mãi, kêu gọi hành động tiêu thụ,…

Mặt khác, phương tiện truyền thông xã hội là công cụ để tiếp cận đến công chúng với nội dung tương tác của bạn. Chắc chắn, mọi người sẽ tham gia với nó, nhưng một điều cơ bản rằng bạn sẽ không thể tham gia trở lại. Có thể các công ty, doanh nghiệp chỉ cho rằng mọi người sẽ nhấp chuột vào, bình luận, tham gia tương tác và quá trình này diễn ra đối với hầu hết các nhà tiếp thị.

Spark thảo luận về một bài viết trên blog khi hỏi ý kiến ​​phản hồi. Thực tế các câu trả lời ý kiến chỉ nổi bật với việc chỉ đăng bài rồi rời đi và mong đợi lưu lượng không giới hạn. Bên cạnh đó, bạn có thể thực sự yêu cầu mọi người đưa ra ý kiến ​​của họ về các chủ đề mà bạn muốn được tìm hiểu thêm, sau đó mở rộng tìm kiếm ý tưởng khác và thêm các cuộc thảo luận với bất kỳ ai. 

Việc đăng những bài viết với các chiến thuật khác nhau, sẽ nhận được những phản hồi, ý kiến, quan điểm khác nhau và có được nhiều thông tin từ nhiều nguồn hơn. Từ đây có thể thấy, việc giao tiếp với Linkedin tựa như cuộc nói chuyện với người bạn đồng hành, khám phá được những suy nghĩ, ý tưởng thích hợp cho chiến thuật của bạn là cách tạo ra nội dung có tương tác cao. Bởi con người luôn thích có những cuộc trò chuyện thực sự và tin cậy.

4. Viết nội dung tốt trực tiếp trên Linkedin 

Hầu hết mọi người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội vì một lý do chủ yếu đó là: để hướng lượng truy cập đến một nơi nào đó. Nhưng khi nói đến Linkedin, việc giữ được mọi người ở lại dựa trên nền tảng sẵn có thường tạo ra sự tham gia tương tác tốt hơn. Mặc dù chỉ có một số lần nhấp vào bài đăng mới nhất của bạn, nhưng rất có thể đó là chiến thuật tối ưu của bạn. 

Ngoài ra, hãy tận dụng hệ thống nội dung gốc tuyệt vời của Linkedin và tạo ra những câu chuyện ngắn thú vị để thu hút khán giả của bạn mà không khiến họ rời khỏi trang hoặc làm gián đoạn quá trình truy cập của họ. Khi điều này giành được lưu lượng truy cập trực tiếp vào trang web của bạn, thì bạn sẽ tập trung vào những chiến thuật dài hơn, có thể kết nối mọi người và xây dựng thương hiệu cho mình cùng một lúc. Nội dung tốt thường sẽ dành phần thắng qua từng thời điểm chứ không phải chỉ mỗi giây phút ban đầu. 

Sử dụng các bài viết vừa xen kẽ các tính năng hữu hiệu, vừa xen kẽ thương hiệu của chính mình bằng cách kể chuyện và phải tạo ra được sự chú ý, từ đây có thể tạo ra hàng trăm lượt thích, xuất hiện các bình luận và gia tăng chia sẻ. 

Các content tương tác trên Linkedin phải là những bài đăng tiêu biểu trên dòng thời gian LinkedIn của bạn có thể có ít sự tham gia hơn trừ khi nó đến trực tiếp từ một công ty có hàng triệu người theo dõi. Sử dụng tính năng bài viết gốc trên LinkedIn, mỗi khi bạn xuất bản một đoạn, các kết nối của bạn sẽ nhận được thông báo và cho bạn thêm một cơ hội để có được nhiều lượt tham gia tương tác hơn là đăng một cách tự động trên nguồn cấp dữ liệu của bạn. Họ luôn muốn một bài đọc ngắn, thú vị để phá vỡ sự đơn điệu, dễ tiếp thu dễ nhớ, vì vậy hãy xây dựng nội dung ngắn gọn, súc tích và quan trọng là đăng trực tiếp trên Linkedin. 

Linkedin là một trang xã hội quan trọng đối với lĩnh vực kinh doanh, vì vậy nếu bạn đang sử dụng Linkedin thì hãy thực sự tìm cách tạo ra sự tương tác cao trên các bài viết của bạn nhé! Hãy tạo các video gốc có các cuộc thảo luận trong các bình luận bên dưới, viết các bài đăng dựa trên văn bản nhanh chóng, thu hút sự chú ý và thu hút sự tham gia. Đăng và sau đó có sự phản hồi và tham gia với những người khác khi thích bài đăng hay bình luận của họ. Cuối cùng, hãy tận dụng các khả năng nội dung gốc của Linkedin để viết các đoạn văn ngắn trên blog của mình. Từ đây có thể thấy được mức độ gắn kết vô cùng bền vững, thậm chí cao hơn nhiều. Trên đây là một số gợi ý từ Levica mà bạn có thể sử dụng để cải thiện nội dung tương tác cao trên Linkedin, một trang xã hội góp phần rất lớn vào việc phát huy các chiến lược marketing sắp tới. Vì vậy, đừng bỏ qua bất kỳ gợi ý nào để hoàn thiện tốt nhất phần nội dung bài đăng trên Linkedin nhé!

Levica lược dịch từ searchenginejournal.com

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Cách sử dụng Facebook Messenger cho chiến dịch referral marketing

Chạy chương trình giveaway/khuyến mãi trên Facebook Messenger là phương pháp hàng đầu dành cho những ai muốn thực hiện chiến dịch referral marketing. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời là bởi vì nó đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao.

Tất cả những gì bạn cần làm đó là:

  • Đưa ra phần thưởng/quà tặng hấp dẫn 
  • Lập kế hoạch cho chiến dịch, sản xuất nội dung quảng bá
  • Sử dụng công cụ messenger bot phù hợp để hỗ trợ
  • Quảng cáo và đo lường kết quả

Nhưng liệt kê các công việc như vậy có lẽ chưa được cụ thể lắm. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng Facebook Messenger cho chiến dịch referral marketing, mời bạn hãy đọc bài viết hướng dẫn chi tiết của Levica ngay sau đây.

1. Chọn phần thưởng/quà tặng hấp dẫn

Nếu không có giải thưởng phù hợp, tất cả chiến dịch referral marketing trên Facebook Messenger của bạn chắc chắn sẽ đi vào ngõ cụt. 

Phần thưởng hấp dẫn là yếu tố cốt lõi mà một chiến dịch tiếp thị giới thiệu cần có. Nó có thể khiến The Hustle thu hút 300 nghìn độc giả cuồng nhiệt và thúc đẩy Dropbox tăng trưởng lên đến 3900% .

Dưới đây là một vài phần thưởng hấp dẫn mà bạn có thể suy nghĩ để sử dụng cho chiến dịch tiếp thị giới thiệu trên Facebook Messenger của mình:

  • Sản phẩm miễn phí
  • Voucher giảm giá
  • Quà tặng độc quyền (ví dụ: sách/tạp chí xuất bản số lượng giới hạn, sản phẩm dành riêng cho khách hàng VIP,…)
  • Được dùng sản phẩm sớm nhất (áp dụng cho các sản phẩm sắp ra mắt thị trường)
  • Tiền trong tài khoản

Levica khuyên bạn nên trao phần thưởng/quà tặng cho cả người giới thiệu và người được giới thiệu. Đó là một phương pháp đã được MoMo sử dụng. Công ty đưa ra chiến dịch tặng thẻ quà 100.000đ cho những ai mời bạn bè đăng ký MoMo và tặng 200.000đ cho người chấp nhận lời mời.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về cách lựa chọn quà tặng cho chiến dịch referral marketing, bạn có thể đọc thêm bài viết:

5 phần thưởng nên sử dụng cho chiến dịch referral marketing trên Facebook Messenger

2. Xây dựng chiến dịch referral marketing trên Facebook Messenger

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến dịch tiếp thị giới thiệu trên Facebook Messenger thông qua 1 trong 2 cách thức sau:

+ Chạy chiến dịch viral tặng quà giveaway

+ Chạy chiến dịch referral với các “cột mốc” quà tặng

    * Chiến dịch viral tặng quà giveaway

Điều kiện để nhận quà: Để nhận được giải thưởng/phần quà, người dùng phải chia sẻ thông tin chương trình/giới thiệu nhãn hàng cho bạn bè (thường là 1-5 người) thông qua Facebook Messenger.

Mục đích của chiến dịch: Chiến dịch này được tạo ra với mục đích chính là tạo độ lan truyền, quảng bá thương hiệu và có thêm lượng khách hàng tiềm năng mới thông qua việc giới thiệu. Ngoài ra, với chiến dịch viral tặng quà giveaway, bạn cũng có thể thu thập được các thông tin cá nhân của người dùng (nick Facebook, số điện thoại,…) để thực hiện những chiến dịch tiếp thị giới thiệu hoặc truyền thông, quảng bá sau này.

    * Chiến dịch referral với các “cột mốc” quà tặng

Điều kiện để nhận quà: Tương tự như chiến dịch giveaway, người dùng cũng cần chia sẻ thông tin về chương trình/nhãn hàng cho bạn bè để nhận quà. Nhưng với chiến dịch referral – “cột mốc” quà tặng, chương trình sẽ có nhiều phần thưởng và mỗi phần thưởng lại ứng với một lượng giới thiệu nhất định. Điều này có nghĩa là người dùng khi đạt được một lượng giới thiệu cụ thể (cột mốc), họ sẽ được tặng một phần thưởng tương ứng.

Ví dụ:

  • Để được miễn phí vận chuyển, hãy mời 1 người bạn.
  • Để được giảm giá 20%, hãy mời 3 người bạn.
  • Để được 1 sản phẩm miễn phí, mời 10 người bạn.
  • Để được dùng sản phẩm miễn phí trong vòng 1 năm, mời 50 người bạn.

Mục đích của chiến dịch: Chiến dịch được xây dựng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng mới thông qua việc giới thiệu, từ đó thúc đẩy lượng doanh số bán hiệu quả.

Điểm tuyệt vời nhất của chiến dịch referral theo “cột mốc” quà tặng là: giá trị phần thưởng bạn nhận được sẽ tỷ lệ thuận với số lượng người mà bạn giới thiệu. Vì vậy, với tâm lý muốn nhận được nhiều quà, người tham gia sẽ giới thiệu rất nhiều bạn bè để đạt được “cột mốc” phần thưởng.

3. Sử dụng công cụ messenger bot phù hợp để hỗ trợ

Để thực hiện chiến dịch viral tặng quà giveaway trên Facebook Messenger, bạn cần có một công cụ messenger bot phù hợp. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, hiện nay trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều nền tảng cho phép bạn tạo chatbot messenger dễ dàng chỉ với một vài thao tác đơn giản như: chatfuel, manychat, harafunnel,…

Sau khi lựa chọn được nền tảng chatbot phù hợp cho Facebook Messenger, bạn sẽ cần tiến hành các bước thiết lập sau:

  • Tạo tài khoản trên nền tảng chatbot messenger mà bạn đã lựa chọn
  • Tích hợp chatbot messenger với trang Facebook của bạn
  • Soạn thảo kịch bản cho chiến dịch
  • Chọn mẫu messenger có sẵn trên hệ thống và tùy chỉnh theo ý thích của bạn
  • Thiết lập các tiêu chí để tìm ra người nhận quà tặng (dựa vào các tiêu chí này, messenger bot sẽ tự động tìm ra người chiến thắng cho bạn)
  • Kết nối công cụ messenger bot với bài đăng về chiến dịch referral marketing trên Facebook 
  • Kích hoạt chiến dịch

Lưu ý, tùy thuộc vào nền tảng chatbot messenger bạn sử dụng mà các bước thiết lập có thể sẽ khác nhau ít nhiều.

4. Quảng cáo và đo lường kết quả

    * Quảng cáo

Chọn giải thưởng phù hợp, xây dựng kịch bản và thiết lập chiến dịch tiếp thị giới thiệu trên Facebook Messenger tuy rất quan trọng nhưng chỉ là một nửa câu chuyện của thành công. Để thật sự đạt được hiệu quả, bạn cần chuẩn bị ngân sách và nguồn lực cho hoạt động quảng cáo trên Facebook và Messenger.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một vài công cụ hỗ trợ seeding, tăng lượng comment,… để tăng tương tác, độ viral cho chiến dịch.

    * Đo lường kết quả

Đa số các nền tảng tạo Facebook Messenger bot đều cung cấp tính năng đo lường hiệu quả chiến dịch với các số liệu và biểu đồ cụ thể theo ngày/tuần/tháng. Khi kiểm tra, theo dõi kết quả, hãy chú ý đến những thông số quan trọng sau: 

  • Tỉ lệ mở
  • Tỷ lệ nhấp chuột
  • Tỷ lệ tham gia

Trong trường hợp chiến dịch tiếp thị giới thiệu trên facebook messenger của bạn sẽ hướng đến một trang đích thì bạn cần kiểm tra thêm một vài số liệu trên Google Analytics như:

  • Số lượng người dùng mới đến từ việc giới thiệu
  • Tỷ lệ thoát
  • Tỷ lệ nhấp chuột
  • Tỷ lệ chuyển đổi từ người truy cập thành khách hàng/người đăng ký

Trên đây là một số hướng dẫn để giúp bạn xây dựng chiến dịch referral marketing trên messenger hiệu quả. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn những kiến thức hữu ích về messenger bot và tiếp thị giới thiệu. Chúc bạn thành công!

Bên cạnh Facebook Messenger, vẫn còn rất nhiều phương pháp khác giúp referral marketing hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:

5 cách thúc đẩy chiến dịch referral marketing hiệu quả

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

5 cách thúc đẩy chiến dịch referral marketing hiệu quả

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng referral marketing (tiếp thị giới thiệu) là một trong những phương pháp tiếp thị tốt nhất giúp doanh nghiệp biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. 

Nhưng để thực hiện thành công chiến dịch referral marketing thì không phải là điều đơn giản. Trong bài viết này, Levica xin chia sẻ với bạn về các cách thức giúp thúc đẩy tiếp thị giới thiệu một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

1. Tận dụng nguồn khách hàng hiện tại để thúc đẩy chiến dịch referral marketing

Tiếp thị giới thiệu là một dạng marketing dựa trên lòng tin. Do đó, có một sự thật hiển nhiên mà bạn cần ghi nhớ: “Khi bạn làm cho khách hàng của mình cảm thấy hài lòng thì xác suất họ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn cho người thân/bạn bè sẽ cao hơn.”

Để lấy lòng khách hàng hiện tại và kích thích họ chia sẻ, giới thiệu sản phẩm, có 2 điều bạn có thể làm, đó là:

Xây dựng email marketing tự động

Hãy gửi email cho khách hàng, đề nghị tặng quà, voucher, mã giảm giá,… nếu họ đồng ý giới thiệu bạn bè đăng ký account/mua hàng trên website của bạn. Đây là 1 trong những cách nhanh nhất để gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng.

Một lời khuyên dành cho bạn là nên xây dựng email cá nhân hóa dựa trên lịch sử mua sắm của khách hàng. Ví dụ, trước đây, khách hàng đã từng xem một sản phẩm trên website nhưng vẫn chưa mua. Bạn có thể thêm voucher giảm giá cho sản phẩm này vào email để kích thích khách hàng tham gia chương trình referral marketing của công ty.

Thời điểm tốt nhất để gửi email referral marketing chính là khi khách hàng vừa hoàn thành việc mua sắm hoặc vừa nhận được hàng. 

Ngoài việc gửi email, bạn có thể thêm tên những khách hàng này vào danh sách đối tượng cần retargeting và gửi cho họ một vài lời nhắc nhở “nên chia sẻ để nhận phần thưởng”.

Quảng cáo đeo bám (retargeting)

Ngoài khách hàng đã mua sản phẩm, bạn cũng có thể thúc đẩy referral marketing thông qua những người đã vào website nhưng lại không mua hàng. Với các đối tượng như vậy, retargeting (quảng cáo đeo bám) là một lựa chọn hợp lý. Dù khách hàng có ở bất cứ đâu trong môi trường trực tuyến thì cũng sẽ bắt gặp các quảng cáo về sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Mục đích chính của retargeting là tăng mức độ, tần suất tiếp cận, từ đó tăng sự quan tâm đến thương hiệu/sản phẩm và khuyến khích người dùng tham gia chương trình referral để đổi lấy mã giảm giá cho sản phẩm.

2. Giúp người truy cập web dễ dàng để lại lời giới thiệu

Nếu muốn chiến dịch referral marketing thành công, hãy đảm bảo rằng người truy cập website có thể chia sẻ, giới thiệu thương hiệu của bạn một cách thuận tiện và dễ dàng nhất. Có khá nhiều cách để bạn có thể làm được điều này. Trong đó, cách đơn giản và hiệu quả nhất là thêm một mục referral riêng trên thanh menu của website. 

Hãy tham khảo cách MeUndies Underwear đã làm dưới đây.

Khi nhấn vào mục “Referral” trên thanh menu của trang MeUndies Underwear, hệ thống sẻ hiển thị một cửa sổ nhỏ để bạn viết giới thiệu trên Email, Twitter hoặc Facebook.

3. Tận dụng mạng xã hội

Với số lượng người dùng đông đảo, các mạng xã hội như Facebook, Instagram sẽ là nơi tuyệt vời để bạn kích hoạt chiến dịch tiếp thị giới thiệu của mình. Tuy nhiên nếu chỉ đăng một bài post để quảng cáo cho chương trình referral marketing thì hiệu quả đạt được sẽ không cao.

Thay vào đó, bạn nên xây dựng các bài đăng với nội dung hấp dẫn liên quan đến thương hiệu của mình trước để kích thích tương tác, sau đó mới đưa ra chương trình referral.

Ví dụ, bạn có thể chạy một chiến dịch giveaway trên Facebook, đề nghị mọi người like và comment địa chỉ email, sau đó dẫn họ đến một trang đích để nhận quà. Đây là một mũi tên bắn trúng hai đích: vừa khiến bài viết có được lượt tương tác cao, tăng nhận biết thương hiệu; vừa giúp bạn thu thập được email khách hàng để sử dụng cho mục đích “truyền phát” chương trình tiếp thị giới thiệu của mình.

4. Bao bì sản phẩm cũng là 1 cách tiếp thị giới thiệu hiệu quả

Mọi người thường thích chia sẻ những thứ trông độc đáo và thu hút. Hiểu được điều này, Trunk Club đã tạo ra các mẫu bao bì sản phẩm ấn tượng, phù hợp với phong cách của thương hiệu. Các tấm hình sản phẩm được chia sẻ rộng rãi trên Instagram và clip đập hộp của khách hàng trên Youtube đã thể hiện được mức độ thành công của Trunk Club qua tiếp thị giới thiệu.

Everland cũng là một ví dụ điển hình khác trong việc sử dụng bao bì để làm referral marketing. Các sản phẩm của Everland được đóng gói cẩn thận trong giấy thủ công, kèm theo đó là sticker của hãng và một lá thư cảm ơn, khuyến khích khách hàng chia sẻ sản phẩm lên mạng xã hội.

5. Sử dụng Facebook Messenger

Sử dụng Facebook Messenger để chạy chiến dịch tiếp thị giới thiệu là một trong những giải pháp marketing hàng đầu được đề xuất cho doanh nghiệp.

Tại sao lại như vậy? Đơn giản là vì nó thật sự hiệu quả. Chỉ cần đưa ra phần thưởng/quà tặng hấp dẫn, nội dung thú vị và một công cụ messenger bot phù hợp để hỗ trợ, bạn sẽ dễ dàng đạt được thành công. Kết quả thực tế từ một số nhãn hàng cho thấy nếu biết phân bổ ngân sách quảng bá chiến dịch hợp lý thì bạn có thể nhận về 35 nghìn khách hàng tiềm năng trong 20 ngày.

Ưu điểm lớn nhất của việc referral marketing bằng Facebook Messenger là có thể giữ sự riêng tư cho người dùng và tất cả các thông điệp tiếp thị đều được truyền tải dễ dàng với tỷ lệ tương tác cao, thời gian phản hồi nhanh.

Cách chạy marketing trên Facebook Messenger khá đơn giản: 

  • Đầu tiên, bạn cần đăng một bài viết về chiến dịch tiếp thị giới thiệu trên Fanpage, sau đó kết nối nó với công cụ Facebook Messenger bot (nên quảng cáo bài post để đạt độ viral cao). 
  • Khi click vào biểu tượng “Send Messenger” trong bài viết, người dùng sẽ có thể tham gia vào chiến dịch referral trong Facebook Messenger và trực tiếp mời các liên hệ của họ.

Để tìm hiểu kỹ hơn về Facebook Messenger và cách sử dụng công cụ này cho chiến dịch tiếp thị giới thiệu, bạn có thể tham khảo thêm những bài viết tiếp theo của Levica về chủ đề này:

Cách sử dụng Facebook Messenger cho chiến dịch referral marketing

Case study – 35K khách hàng tiềm năng trong 20 ngày với chiến dịch referral trên Facebook Messenger

5 phần thưởng nên sử dụng cho chiến dịch referral marketing trên Facebook Messenger

Referral marketing tuy là giải pháp tiếp thị rất tốt nhưng không có nghĩa rằng nó sẽ luôn luôn hiệu quả và giúp bạn thu được lợi nhuận khủng. Muốn thực hiện chiến dịch tiếp thị giới thiệu thành công, bạn phải tối ưu nó trên nhiều kênh, kiểm tra, rà soát và tương tác với khách hàng thường xuyên.

Skip to toolbar