Fresh from the Press

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

INFOGRAPHIC – Làm sao kích thích sự sáng tạo trong bạn?

Trong Marketing, yếu tố sáng tạo luôn được đặt lên hàng đầu. Có sáng tạo bạn mới có thể  xây dựng nên những ý tưởng chất lượng, gây được sức hút mạnh mẽ cho khách hàng. Vậy làm sao để tăng khả năng sáng tạo? Đó có phải là điều bất khả thi nếu bạn không có sẵn một đầu óc nhạy bén? Đừng quá lo lắng! Thật ra nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sáng tạo hoàn toàn có thể học tập, rèn luyện và phát triển giống như mọi kỹ năng khác. Infographic dưới đây của Levica sẽ đưa ra 7 cách rèn luyện sáng tạo hiệu quả cho bản thân. Hãy cùng tham khảo nhé!

Hãy bắt đầu triển khai 7 bài tập giúp sáng tạo đơn giản trên để rèn luyện cho mình óc tưởng tượng phong phú và xây dựng được những chiến dịch Marketing đột phá.

Nếu vẫn chưa biết cách áp dụng thế nào, liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Công cụ Marketing, Content Marketing

Content Marketing Plan – P15 (END): Quảng bá nội dung hiệu quả – Kelvin Newman

** Bài viết được thực hiện bởi Kelvin Newman

*** Kelvin Newman là Giám đốc Chiến lược tại SiteVisibility. Ông chịu trách nhiệm về R & D và duy trì sự hiện diện của website SiteVisibility, bao gồm cả Podcast và Blog được xếp hạng số 1.

Kelvin cũng làm việc cho phương tiện truyền thông tiêu dùng của Emap thông qua các tạp chí cao cấp và trang web, bao gồm Zoo, Arena và Empire.

———–

Kế hoạch tiếp cận là một trong những khía cạnh quan trọng nhất khi nói đến xây dựng liên kết và tiếp thị nội dung. Việc trước tiên là bạn phải sản xuất ra nội dung tuyệt vời, hoặc là bạn sẽ không bao giờ thành công với tiếp thị nội dung. Nhưng ngay cả khi bạn đã có một nội dung tuyệt vời, bạn vẫn sẽ cần phải có một số chiến lược hiệu quả để đảm bảo đúng người sẽ tiếp cận được nội dung của bạn.

 

Có rất nhiều công cụ để giúp tăng hiệu quả của các nỗ lực tiếp cận của bạn. Nếu bạn đã tạo đúng nội dung phản ánh những gì thị trường đang quan tâm, đồng thời bạn đã lập kế hoạch để đạt được mục tiêu tiếp thị của mình, thì thách thức hiện tại chính là quy mô.

 

Trong ghi chú này, tôi sẽ giới thiệu các công cụ giúp bạn:

  1. Tìm đúng nhóm đối tượng đang muốn xem nội dung của bạn.
  2. Tìm đúng người, và quản lý quy trình tiếp cận.
  3. Mua lượng tiếp cận – (Có rất nhiều phiền toái xung quanh chủ đề này với các đường link mua hàng trái với hướng dẫn của Google, tuy nhiên có nhiều cách để đổi tiền cho các liên kết nằm trong các nguyên tắc của Google, điều này sẽ giúp bạn thực hiện mục tiêu tiếp thị của mình, đồng thời cũng có ảnh hưởng lên khả năng SEO của bạn một cách gián tiếp.)

1. Tìm đúng nhóm đối tượng

Công cụ: Help a reporter out (HARO)

Công cụ này sẽ gửi cho bạn 2 email mỗi ngày từ các nhà báo, hoặc các nhà tiếp thị digital marketing đang tìm kiếm nguồn tin. Công cụ này chủ yếu hoạt động tại Mỹ, vì vậy bạn có thể nhìn thấy ít lời yêu cầu đến từ các marketer châu Âu hơn.

Bạn sẽ cần phải có một người phát ngôn đứng đầu và sẵn sàng để làm việc vào thời điểm thông báo, cũng như một kế hoạch thực sự tốt để cho họ biết tại sao họ nên nói chuyện với bạn, vì các phóng viên này thường bị “ngập mặt” trong các yêu cầu.

*** Levica chú thích: Help a reporter out (HARO) là công cụ giúp bạn kết nối với các phóng viên khác nhau đang tìm kiếm nguồn tin. Bạn có thể dùng HARO để tạo ra backlink chất lượng từ các trang tin tức uy tín như WSJ, Mashable, FastCompany,… Cách thực hiện như sau:

  • Đăng nhập vào HARO
  • Bạn sẽ nhận được 2 email mỗi ngày đến từ các phóng viên hoặc digital marketer đang đi tìm tin.Hãy lựa chọn những yêu cầu nguồn bài có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và thị trường bạn muốn nhắm đến.
  • Phản hồi lại bằng những thông tin hữu ích.

Công cụ: Twitter

Bạn có thể dễ dàng sử dụng Twitter để tìm được các nhà báo đang tìm kiếm nguồn hoặc ý tưởng cho câu chuyện. Một cách mà nhiều người hay sử dụng là dùng hashtag #journorequest.

Cách này sẽ giúp bạn tìm thấy tất cả các nhà báo đang tìm kiếm những mẩu chuyện. Bạn có thể chọn lọc trong số những người này bằng một / nhiều từ khóa liên quan đến doanh nghiệp của mình. Bạn có thể sử dụng Hootsuite, Tweetdeck, Ift hoặc HubSpot để lọc.

Công cụ: IFTTT

(If this then that) – IFTTT là một công cụ tiện dụng cho phép bạn hiển thị trực quan các tình huống nhất định trên web.

Ví dụ, tôi có thể tạo một truy vấn lệnh cho chương trình rằng nếu tôi xuất bản một bài đăng blog, tôi muốn chương trình tự động tweet bài viết cho tôi. Hoặc, nếu tôi tải một video lên Facebook, IFTTT sẽ tự động lưu video đó vào Dropbox. Nó rất dễ dàng để thiết lập các yêu cầu phức tạp hơn nếu bạn muốn.

Đối với mục đích tiếp thị nội dung, bạn có thể thiết lập để chọn lọc thông qua #journorequest tweets cho nhiều từ khóa và sau đó gửi email cho bạn danh sách đó một lần hoặc hai lần một ngày hoặc thêm các tweet đó vào danh sách yêu thích của bạn trên Twitter.


2. Tìm đúng người

Công cụ: LinkedIn

Mục tìm kiếm nâng cao của LinkedIn là công cụ cực kỳ mạnh mẽ trong việc tìm kiếm những người muốn quảng cáo nội dung của bạn, đặc biệt nếu bạn có mạng lưới rộng. Ví dụ: nếu bạn biết tên của trang web hoặc blog của nhà xuất bản và tên công việc của người mà bạn muốn nói chuyện (biên tập viên, nhà văn), thì bạn sẽ rất dễ dàng để tìm được đúng người đó trên LinkedIn.

Sau đó, bạn có thể chọn một tài khoản đặc biệt cho phép bạn liên hệ với những người không nằm trong mạng lưới của bạn, hoặc bạn chỉ có thể thử gửi cho họ yêu cầu kết nối. Tôi nhận ra rằng rất nhiều người sẽ phản hồi yêu cầu nếu bạn cá nhân hóa thông báo yêu cầu kết nối để cho họ biết bạn là ai và tại sao họ phải chấp nhận lời mời của bạn.

Công cụ: The Email Guesser

Một lựa chọn khác cho bạn là công cụ email guesser, cách này có thể hơi táo bạo, nhưng lại khá thông minh. Bạn chỉ cần nhập họ và tên của người bạn đang tìm kiếm với tên miền của công ty, công cụ này sẽ tạo ra các biến thể địa chỉ email dựa trên những thông tin đó. Sau đó, nó sẽ truy vấn các địa chỉ email này thông qua Gravatar (một công cụ cho phép bạn kết hợp một avatar với một địa chỉ email nào đó) và rằng nếu bạn có tất cả những điều trên, có khả năng rất cao là bạn sẽ tìm được địa chỉ email thực của người đó. Hãy cẩn thận với điều này, và đừng rời đi khi một người không quan tâm đến bạn hoặc nội dung của bạn.

Công cụ: Followerwonk

Followerwonk là một công cụ tìm kiếm tiểu sử trên Twitter. Giá trị của công cụ này là khi bạn sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao để tìm và tiếp cận được những người cụ thể để chia sẻ nội dung của bạn. Ví dụ: nếu bạn có url của blog hoặc website mà bạn cảm thấy nội dung phù hợp và muốn tìm những người đã viết bài ở đó, bạn có thể tìm kiếm bất kỳ ai trên Twitter có url đó trong tiểu sử của họ. Do đó, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến người mà bạn muốn nói chuyện thay vì xem qua bí danh email chung mà có thể không bao giờ thực sự tiếp cận được đúng người, như info@xxx.com.

Công cụ: Facebook Graph Search

Facebook Graph Search cho phép bạn tìm được những người làm việc tại một công ty cụ thể, với một tiêu đề cụ thể, cộng với việc bạn có thể nghiên cứu sở thích của họ là gì. Biết được sở thích của họ cho phép bạn làm một số điều thực sự thú vị, chẳng hạn như gây ảnh hưởng đến một nhà báo bằng thứ họ muốn, như tặng họ vé tham dự sự kiện thể thao hoặc âm nhạc. Nếu bạn tìm hiểu nhóm nào họ đang hỗ trợ, bạn có thể đề cập đến điều đó trong tin nhắn giới thiệu để bạn trở nên nổi bật. Điều cảnh báo dành cho bạn: Facebook là một nơi bất thường để liên lạc với mọi người trong lần đầu tiên, vì vậy có thể thích hợp hơn khi liên hệ với họ trên LinkedIn, gọi điện đến văn phòng hoặc trên Twitter, v.v. nhưng hãy sử dụng Facebook để tìm hiểu tên của họ.

Công cụ: Followup.cc

Followup.cc cho phép bạn bcc trong một địa chỉ email cụ thể và công cụ này sẽ gửi lại một email nhắc nhở vào một ngày nào đó sau này. Ví dụ: nếu bạn bcc ’12hours@followup.cc’, bạn sẽ nhận lại email gốc sau 12 giờ nữa. Điều này thực sự hữu ích khi bạn nhận được phản hồi ngoài văn phòng từ khách hàng tiềm năng và bạn phải nhớ gửi email lại cho họ sau 2 tuần nữa. Bạn rõ ràng có thể sử dụng một hệ thống CRM cho điều này, nhưng followup.cc thực sự nhanh nhẹn để làm điều đó mà bạn không cần tốn nhiều tiền vào một hệ thống CRM.

Công cụ: Contactually

Contactually là một công cụ tuyệt vời cho những người đang sử dụng Google mail hoặc ứng dụng Google, nơi bạn đang sử dụng gmail để quản lý danh bạ của mình. Nó hoạt động gần giống một CRM, nhưng không phức tạp như Salesforce hay Nimble. Nó quét hộp thư đến của bạn để xem ai đã liên lạc với bạn và tần suất liên lạc. Sau đó, nó sẽ thiết lập các nhóm, ví dụ: bạn có thể tạo nhóm cho khách hàng, gia đình, bạn bè, những người trong mạng lưới của bạn, v.v. Hãy tùy chỉnh contactually để nhắc bạn liên hệ với họ mỗi X tuần. Điều này giúp duy trì cho các mối quan hệ quan trọng của bạn luôn luôn mới mẻ.


3. Mua lượng tiếp cận

Nếu bạn đã đầu tư vào nội dung của mình, nhưng nó vẫn không hoạt động quá tốt, bạn nên đầu tư một chút ngân sách của mình vào các phương thức phân phối trả phí để tăng phạm vi tiếp cận nội dung của bạn. Dưới đây là hai công cụ bạn nên thử cho việc này:

Công cụ: StumbleUpon

StumbleUpon cung cấp một cơ hội để tạo nguồn lan tỏa cho nội dung của bạn. Nó hoạt động trên một hệ thống bỏ phiếu – nội dung của bạn càng nhận được nhiều lượt thích, thì nó sẽ càng được chia sẻ rộng rãi hơn. Sử dụng Paid Discovery, (phí chuẩn là khoảng 10c cho mỗi khách truy cập), bạn có thể bắt đầu lượt xem trên nội dung của mình. Ví dụ: bạn có thể chạy một chiến dịch có giá trị một trăm euro để có một khởi đầu tốt, và sau đó lượt xem sẽ tự tăng lên theo cơ chế bỏ phiếu trong StumbleUpon mà bạn không phải trả tiền.

Công cụ: Outbrain

Outbrain xuất hiện dưới dạng các liên kết có liên quan mà bạn thấy ở cuối bài viết trên các trang web khác. Ví dụ: nếu bạn không thể đưa bài viết của mình lên Thời báo New York, bạn có thể sử dụng Outbrain để có được bài viết của bạn được liệt kê ở cuối một phần khác. Bạn sẽ không thấy bất kỳ giá trị SEO nào trong việc thực hiện điều này, nhưng bạn sẽ nhận được lưu lượng truy cập, do đó, nó phụ thuộc vào lưu lượng truy cập đó có ý nghĩa gì đối với bạn. Nó có thể kích hoạt các liên kết tiếp theo và chia sẻ trên mạng xã hội mà bạn không phải trả tiền.


Có một số công cụ tuyệt vời để cải thiện nỗ lực tiếp cận của bạn. Bạn cần phải có nội dung phù hợp, nhưng bạn cũng cần phải đưa họ đến đúng người vào đúng thời điểm và tìm cách phân phối nội dung đó.

Levica lược dịch từ Evernote

Xem thêm các phần khác của Content Marketing Plan:

Content Marketing Plan-P.1: Đánh giá thực trạng và thiết lập mục tiêu

Content Marketing Plan-P2: Tạo Diện mạo người mua của bạn (Bao gồm template)

Content Marketing Plan-P3: Làm thế nào để tạo ra thật nhiều ý tưởng cho nội dung

Content Marketing Plan-P4: Làm thế nào để tạo lịch biên tập nội dung (Bao gồm Template)

Content Marketing Plan-P5: 10 bí kíp giúp phát triển nội dung

Content Marketing Plan-P6: 54 Checklist quan trọng trong biên tập nội dung (Bao gồm Template)

Content Marketing Plan-P7: 17 mẫu hình ảnh cho mạng xã hội của Hubspot

Content Marketing Plan-P8: 05 mẫu Infographic tuyệt vời của Hubspot

Content Marketing Plan-P9: 05 mẫu Ebook miễn phí của Hubspot

Content Marketing Plan-P10: Download Free mẫu SlideShare của Hubspot

 Content Marketing Plan-P11: Free mẫu kịch bản Video của Hubspot

Content Marketing Plan-P12: Download Free mẫu Blog của Hubspot

Content Marketing Plan-P13: Chiến lược quảng cáo nội dung trên các kênh trả tiền – bởi Simon Penson

Content Marketin Plan-P14: 10 mẹo giúp xúc tiến nội dung hiệu quả – Kieran Flanagan

Content Marketing, Digital Marketing, Ý tưởng Marketing

5 ý tưởng marketing ngành du lịch không thể bỏ qua trong năm nay

Du lịch là một lĩnh vực có rất nhiều sự cạnh tranh gay gắt. Để tồn tại và thúc đẩy việc kinh doanh của mình phát triển, bạn cần có những ý tưởng tiếp thị mang tính đột phá, sáng tạo. Dưới đây, Levica xin đưa ra 5 gợi ý hay để làm marketing du lịch hiệu quả. Hãy cùng tham khảo nhé!

A. Marketing ngành du lịch là gì?

Marketing ngành du lịch là một khái niệm khá rộng, bao gồm tất cả các hoạt động tiếp thị nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các du khách. Nếu tiến hành phân chia hoạt động marketing theo đối tượng cung cấp dịch vụ thì chúng ta có 5 loại, gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ cung cấp tư vấn thông tin và dịch vụ tại các địa điểm vui chơi giải trí.

Mỗi một lĩnh vực dịch vụ sẽ có những dạng content, chiến lược marketing phù hợp riêng. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, Levica sẽ đưa các gợi ý có thể dùng được cho tất cả các loại hình dịch vụ của ngành du lịch nói trên.

B. Ý tưởng marketing ngành du lịch

1. Tạo các blog hướng dẫn, review địa điểm

Trước khi đến một địa điểm nào đó, khách du lịch sẽ rất quan tâm đến các bài viết hướng dẫn, review, mô tả chi tiết cách thức di chuyển, vị trí, địa chỉ ăn uống, vui chơi, tổng kinh phí cho toàn bộ chuyến đi,… Do đó, hãy sản xuất các blog dạng cẩm nang, chia sẻ kinh nghiệm du lịch với một thái độ khách quan, trung lập nhất có thể. Nếu những nội dung của bạn đủ thuyết phục và đem lại giá trị cho người đọc thì chắc chắn lượng traffic đến website sẽ tăng lên vùn vụt. Ý tưởng này có thể áp dụng cho cả dịch vụ lưu trú, vận chuyển nhưng sẽ đặc biệt có hiệu quả đối với các công ty lữ hành.

2. Khuyến khích du khách check-in địa điểm

Thói quen của những du khách hiện nay là thường dựa vào các thông tin họ nhìn thấy trên mạng xã hội để đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm du lịch, book phòng, đặt vé máy bay, chọn công ty lữ hành,…. 52% người dùng Facebook cho biết hình ảnh đi chơi của bạn bè là động lực để họ lên kế hoạch du lịch. Vậy tại sao không biến những “vị khách cũ” trở thành những người “phát ngôn miễn phí” cho thương hiệu của bạn? Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh một khách sạn, hãy tạo ra những không gian  selfie đậm chất “ngôn tình” để khuyến khích du khách chụp ảnh check-in. Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa ra các chương trình như: tặng miễn phí 1 thức uống nếu du khách chụp ảnh check-in và để hashtag là tên khách sạn.

3. Kể lại câu chuyện về những chuyến đi

Nếu mô hình kinh doanh cho phép bạn có thể đi cùng du khách, hãy tận dụng cơ hội để nắm bắt những hình ảnh, video về chuyến đi, sau đó chia sẻ nó lên website và các kênh xã hội khác.

Các bức ảnh về điểm đến với sự trải nghiệm của du khách là một trong những ý tưởng tiếp thị nội dung tốt nhất cho công ty du lịch. WOW Club – một công ty du lịch tại Ấn Độ đã đăng tải nhiều bài viết được cá nhân hóa với hình ảnh từ các nhóm khách du lịch đã từng sử dụng dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó, WOW Club cũng đưa rất nhiều hình ảnh thực tế về chuyến đi, chia sẻ kinh nghiệm trên trang Facebook của mình. Điều này nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía người dùng và khiến cho WOW Club ngày càng trở nên nổi tiếng hơn với 252,783 lượt like.

4. Sử dụng nội dung do khách hàng tạo ra

Có rất nhiều người thích đi du lịch và ghi lại hành trình của họ dưới dạng hình ảnh/video để đăng lên các trang mạng xã hội. Bạn có thể đề nghị những du khách đã từng sử dụng dịch vụ của bạn chia sẻ lại các trải nghiệm này, sau đó giới thiệu chúng trên website và các kênh mạng xã hội của mình cùng với lời xác nhận, chứng thực của “chính chủ”.

Những hình ảnh thực tế và lời xác thực này rất có giá trị. Số liệu sau sẽ chứng minh điều đó: 71% khách du lịch châu Á cho rằng lời giới thiệu, đánh giá của các du khách trước đó rất quan trọng đối với quyết định du lịch của họ. 56% người được khảo sát thích xem các bài review về địa điểm từ những khách du lịch trước đó.

 

Nguồn video: Khang Nguyễn Bình

5. Tạo nội dung theo sự thay đổi của thời tiết

Du lịch luôn gắn liền với điều kiện thời tiết. Hãy đưa ra các lời khuyên cho người dùng trên mạng xã hội xem với thời tiết này nên đi đâu. Sử dụng các thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, gió,… để kích thích độc giả theo dõi và tương tác với bài viết của bạn. Ví dụ, nếu trời đang rất nóng, hãy hướng người dùng đến một địa điểm tránh nóng tuyệt vời như Đà Lạt, Sapa, biển Nha Trang,…

Content cho trời lạnh

 

Content cho một ngày đẹp trời

 

Content cho một ngày trời nóng

Đọc xong 5 gợi ý trên đây liệu bạn đã lóe lên trong đầu ý tưởng marketing ngành du lịch nào chưa?

Nếu vẫn chưa biết cách áp dụng thế nào, liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

INFOGRAPHIC – 31 thống kê về Video Marketing

Nếu có tìm hiểu về Digital Marketing hay thậm chỉ chỉ sử dụng mạng xã hội thì bạn sẽ hiểu rằng video luôn là một kênh nội dung đáng quan tâm.

Video là một công cụ tuyệt vời để các công ty kể câu chuyện của họ và truyền tải giá trị thương hiệu một cách rõ ràng và hiệu quả nhất. Các số liệu thống kê chỉ ra rằng video tăng mức độ tương tác và tỷ lệ chuyển đổi một cách đáng kể.

Theo đó, mạng xã hội ngày càng phát triển các tính năng chia sẻ video, ví dụ như Instagram Stories và Facebook Live. Năm 2017 được xem là năm của video marketing và chắc chắn xu hướng sẽ còn tiếp tục phát triển trong năm 2018 này.

31 số liệu thống kê về video marketing dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc phát triển chiến thuật marketing trong tương lai!

 

Tham khảo thêm dịch vụ Video Marketing của Levica!

Content Marketing, Kinh nghiệm marketing

Content Marketing Plan-P14: 10 mẹo giúp xúc tiến nội dung hiệu quả – Kieran Flanagan

** Bài viết được thực hiện bởi Kieran Flanagan – Phó Giám Đốc Marketing của Hubspot

—–

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 10 mẹo giúp bạn quảng bá nội dung của mình tốt hơn. Tất cả đều khá đơn giản và mang tính chiến thuật, vì vậy bạn có thể áp dụng ngay để có thêm nhiều người xem nội dung của bạn.

Tận dụng “Độc giả có sẵn”

Những mẹo đầu tiên được đưa ra đều tập trung vào cách làm thế nào để chúng ta có thể quảng cáo tốt hơn nội dung cho độc giả sẵn có của mình. Mỗi công ty đều có một đối tượng có sẵn để có thể quảng cáo nội dung của họ. Đối tượng có sẵn của một công ty có thể bao gồm:

a. Một blog có mức trung bình 10.000 lượt xem cho mỗi bài đăng.

b. Một danh sách email gồm 10.000 người

c. Trang Facebook với 8.000 người hâm mộ

d. Tài khoản Twitter với 1.000 người theo dõi

“Khi tôi tạo ra một ebook mới, tôi có thể quảng bá nó qua những kênh khác nhau như đưa ra một lời kêu gọi hành động trong các bài đăng trên blog của mình, gửi email tới danh sách đối tượng khách hàng hay đăng nó lên trang Facebook và Twitter của tôi.

Là một nhà tiếp thị, tôi muốn phát triển đối tượng có sẵn; chính là số người đọc blog của tôi, đăng ký vào email của tôi, nhấn like fanpage của tôi trên Facebook, theo dõi tôi trên Twitter. Tôi cũng muốn cải thiện số người nhấp vào link từ các kênh này để đi đến nội dung mà tôi muốn quảng bá (Đối tượng tương tác)”

Dưới đây là 10 mẹo giúp bạn quảng bá nội dung của mình tốt hơn và thu hút nhiều người hơn.

Mẹo 1: Thêm biểu tượng chia sẻ nhanh chóng vào email của bạn

Khi gửi một email về nội dung mới nhất của bạn, hãy thêm một biểu tượng chia sẻ trên mạng xã hội trong thư. Ví dụ: khi gửi email tới danh sách email về một trong những cuốn sách điện tử mới nhất được xuất bản, Hubspot kèm thêm một biểu tượng chia sẻ vào trong email đó để việc chia sẻ nội dung này trên Twitter trở nên dễ dàng hơn.

Việc bổ sung đơn giản này làm tăng lượng retweets một cách đột biến và sau đó tạo ra các khách hàng tiềm năng mới từ những người đã chia sẻ nội dung này với mạng lưới của họ.

Mẹo 2: Tối ưu hóa việc chia sẻ trên trang cảm ơn (thank-you page) của bạn

Khi ai đó tải xuống một nội dung nào đó từ bạn thì đó là thời điểm hoàn hảo để đề nghị họ có muốn chia sẻ nội dung đó với các mối quan hệ của họ hay không. HubSpot tối ưu hóa tất cả các trang cảm ơn của mình về việc chia sẻ nội dung đó với mạng lưới liên hệ của người nhận thông qua email. Giống như kết quả mà Hubspot thu được từ biểu tượng chia sẻ ở Tip 1, điều này tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng mới mỗi khi Hubspot gửi một email.

Mẹo 3: Làm mới lại nội dung trên mạng xã hội

Làm mới lại nội dung đã đăng trên Twitter và Facebook là một cách tuyệt vời để quảng cáo thêm cho nội dung của bạn. Bạn có thể lấy các đoạn trích thú vị từ các bài đăng trên blog, sách điện tử hoặc SlideShares và sử dụng chúng để tạo ra một loạt các tweet hoặc post dẫn người xem trở lại trang chứa nội dung gốc của bạn.

Trên cả Twitter và Facebook, bạn nên tạo ra các hình ảnh tùy chỉnh để đi kèm cùng với những bài đăng. Chúng tôi nhận thấy rằng nội dung hiển thị bằng hình ảnh trên Twitter và Facebook sẽ khiến bài đăng hoạt động tốt hơn nhiều so với các cập nhật chỉ dùng văn bản.

Mẹo 4: Tái sử dụng nội dung cho những phương tiện khác

Tái sử dụng lại nội dung cho những phương tiện khác là một cách tuyệt vời để có thêm lưu lượng truy cập cho nội dung của bạn. Bạn có thể lấy một trong những sách điện tử của bạn và tổ chức một hội thảo trực tuyến về nó. Sau đó, bạn có thể biến hội thảo đó thành một bài trình chiếu. Ví dụ như bài viết mà bạn đang đọc này là một phần của kế hoạch tiếp thị nội dung được tạo ra bởi Evernote. Chúng tôi đã lấy bài gốc và biến nó thành một loạt các bài viết trên blog, một bản trình chiếu và một hội thảo trực tuyến. Tất cả các định dạng nội dung khác nhau sẽ giúp chúng tôi thu hút nhiều người hơn đến kế hoạch tiếp thị nội dung của mình.

Một cách tuyệt vời khác để tái sử dụng nội dung của bạn là đăng lại nó trên diễn đàn. Bạn có thể lấy một bài blog, nghĩ cho nó một tiêu đề mới, cô đọng các thông tin để bài viết chỉ còn lại những ý chính và đăng nó lên một diễn đàn phổ biến trong thị trường của bạn. Chiến thuật này cũng sẽ hoạt động tốt cho các nhóm LinkedIn liên quan đến thị trường của bạn.


Tìm đúng người để chia sẻ nội dung của bạn

Các mẹo tiếp theo sau đây sẽ tập trung vào cách làm thế nào để bạn có thể tìm được những người phù hợp trong thị trường của mình để chia sẻ nội dung. Những người phù hợp đối với hầu hết các công ty là những người có khả năng ảnh hưởng đến các đối tượng khách hàng tiềm năng của công ty bạn. Đây là những người mà bạn đang cố gắng để tiếp cận họ bằng nội dung của mình.

Mẹo 5: Tạo nội dung hấp dẫn các chuyên gia

Việc bạn biết được những chuyên gia có ảnh hưởng trong ngành đang quan tâm và thường xuyên chia sẻ những gì trên mạng xã hội của họ có thể giúp bạn tạo ra các nội dung hấp dẫn những người này. Một trong những cách dễ dàng nhất để làm điều này là sử dụng Klout.com để biết được những người có ảnh hưởng trong bất kì lĩnh vực nào mà bạn muốn biết.

Tiếp theo, bạn có thể vào favstar.fm và xem những nội dung tốt nhất dành cho họ trên Twitter (retweets và yêu thích). Điều này sẽ cho bạn ý tưởng về nội dung họ muốn chia sẻ và phổ biến với khán giả của họ.

Bây giờ, việc bạn cần làm là hãy chọn một số chủ đề mà bạn tìm thấy, tạo ra nội dung hay ho liên quan đến những chủ đề đó, và nhắn tin đến chuyên gia để họ biết về nội dung của bạn.

Có độc giả nào của Levica biết công ty nào tại Việt Nam cung cấp dịch vụ tương tự như klout.com hay favstar.fm để sử dụng cho thị trường Việt Nam không?

Mẹo 6: Lưu trữ các trích dẫn của các chuyên gia

Một cách tuyệt vời khác để thu hút sự chú ý của các chuyên gia trong thị trường của bạn là đưa họ vào trong nội dung của bạn. Bất cứ khi nào bạn tìm thấy một trích dẫn tuyệt vời từ một chuyên gia trong một bài báo hoặc trên Twitter/facebook, bạn chỉ cần thêm nó vào nội dung của bạn.

Sau đó, bạn có thể sử dụng những trích dẫn này trong nội dung của bạn khi có liên quan, cho họ biết bạn đã sử dụng chúng và cảm ơn họ về điều đó.

Mẹo 7: Sử dụng email luôn là sự lựa chọn tốt nhất

Khi bạn muốn kết nối với một chuyên gia để cho họ biết về nội dung tuyệt vời của bạn (bao gồm trích dẫn hoặc bất kỳ điều gì khác từ họ mà bạn có thể đã sử dụng), tốt nhất bạn nên gửi email (nếu có thể). Tweet bài đến họ là sự lựa chọn khả quan thứ 2, nhưng rất có thể họ nhận được rất nhiều tweets, vì vậy nếu bạn có thể gửi một email cá nhân thì đó sẽ một cơ hội tốt hơn để họ xem nội dung của bạn.

Mẹo 8: Đừng tập trung quá nhiều vào lợi ích của bạn

Mối quan hệ của bạn với các chuyên gia không nên chỉ tập trung vào những gì họ có thể làm cho bạn. Thay vào đó là một mối quan hệ mà bạn góp phần nuôi dưỡng và tạo giá trị lại cho họ. Chia sẻ nội dung của họ, tương tác với họ trên mạng xã hội và tìm cách giúp họ là cách để tạo ra mối quan hệ lâu dài với các chuyên gia.


Khai thác các đối tượng mới

Hai mẹo cuối cùng trong lưu ý của chúng tôi tập trung vào việc làm cách nào để bạn có thể tiếp cận đối tượng mới. Bạn càng có nhiều cơ hội tiếp cận khán giả mới càng tốt.

Mẹo 9: Cung cấp nội dung tuyệt vời cho các trang web khác

Guest blogging đã trở thành một hình thức tạo dựng liên kết bị lạm dụng bởi cộng đồng SEO, nhưng nó vẫn là một cách thực sự có giá trị để tăng khả năng hiển thị thương hiệu của bạn. Nếu bạn không tin chúng tôi, chỉ cần đọc bài viết này của Leo Widrich từ BufferApp về cách họ sử dụng guest posting để tăng từ 0 đến 100.000 khách hàng.

Để thành công với guest posting, bạn không nên tập trung vào việc nâng cao lượng truy cập một liên kết nào cả. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc truyền tải giá trị trong mỗi bài viết mà bạn đăng. Nếu bạn mới bắt đầu làm quen với guest posting, hãy bắt đầu viết vài bài mỗi tháng bằng cách sử dụng các trang web như MyBlogGuest và BloggerLinkup để tìm cơ hội. Một khi bạn đã xây dựng được một danh mục các bài viết khá tốt thì bạn có thể bắt đầu tiếp cận các trang web lớn hơn trong thị trường của bạn để tìm kiếm cơ hội viết bài cho họ. Sử dụng một công cụ như Followerwonk, bạn có thể tìm thấy ai là người phụ trách nội dung cho các trang web đó và tiếp cận trực tiếp với họ. Nếu bạn muốn viết cho eConsultancy, bạn nên biết giám đốc nội dung của họ là ai.

Mẹo 10: Đừng ngại các kênh phân phối trả tiền

Trong bài ghi chú đầu tiên của series Kế hoạch tiếp thị nội dung (ghi chú “Tạo Nội dung Tiếp thị hoàn hảo”), chúng tôi đã nói về việc ngày càng nhiều công ty sẽ tăng cường tập trung vào tiếp thị nội dung. Điều này có nghĩa là việc xây dựng nội dung sẽ khó khăn hơn nhiều để nổi bật giữa rất nhiều những nội dung khác nhau. Sử dụng kênh trả phí để phân phối nội dung là một cách để tăng số người xem. Yếu tố quan trọng trong việc sử dụng các kênh phân phối trả tiền cho nội dung là nội dung của bạn cần phải thực sự tốt. Bạn sẽ không muốn lãng phí tiền quảng cáo nội dung mà nó không gây được ấn tượng với những người xem.

Trên Facebook, bạn có thể dùng tính năng “Đối tượng Tương tự” (LookAlike Audiences) để quảng bá nội dung của bạn tới những người có nhiều khả năng sẽ quan tâm đến nó. Để tùy chọn này hoạt động, bạn cần phải theo dõi thông tin về các nội dung mà các độc giả của bạn đang tải xuống từ trang web của bạn. Sau đó, bạn có thể xuất danh sách địa chỉ liên hệ này và sử dụng tùy chọn LookAlike, Facebook sẽ lấy danh sách của bạn và tìm kiếm những người có cùng sở thích mà bạn có thể sẽ nhắm mục tiêu cho nội dung mới của bạn.

Facebook cũng sẽ cho phép bạn nhắm mục tiêu bằng các mối quan tâm. Đây là một cách khác để quảng bá nội dung của bạn tới những người quan tâm đến nó.

Twitter cũng có một số tùy chọn nhắm mục tiêu tuyệt vời để giúp quảng bá nội dung của bạn. Cũng giống như Facebook, bạn có thể nhắm mục tiêu theo sở thích của đối tượng. Bên cạnh đó, một tùy chọn tuyệt vời khác cho phép bạn tạo các phân đoạn tùy chỉnh dựa trên @usernames, hướng đến những người có sở thích tương tự với những người bạn muốn nhắm mục tiêu. Bạn không có quyền truy cập vào những người theo dõi họ, Twitter chỉ hiển thị quảng cáo của bạn trong khung thời gian quảng cáo cho những người có cùng sở thích với @usernames mà bạn đã sử dụng. Ví dụ: nếu bạn muốn hiển thị quảng cáo cho những người quan tâm đến inbound marketing, thì CMO và CEO Hubspot sẽ là những lựa chọn tốt cho bạn khi sử dụng @usernames. (Levica chú thích: Hubspot tiên phong trong việc xây dựng và quảng bá loại hình tiếp thị inbound marketing).

Levica lược dịch từ Evernote

Xem thêm các phần khác của Content Marketing Plan:

Content Marketing Plan-P.1: Đánh giá thực trạng và thiết lập mục tiêu

Content Marketing Plan-P2: Tạo Diện mạo người mua của bạn (Bao gồm template)

Content Marketing Plan-P3: Làm thế nào để tạo ra thật nhiều ý tưởng cho nội dung

Content Marketing Plan-P4: Làm thế nào để tạo lịch biên tập nội dung (Bao gồm Template)

Content Marketing Plan-P5: 10 bí kíp giúp phát triển nội dung

Content Marketing Plan-P6: 54 Checklist quan trọng trong biên tập nội dung (Bao gồm Template)

Content Marketing Plan-P7: 17 mẫu hình ảnh cho mạng xã hội của Hubspot

Content Marketing Plan-P8: 05 mẫu Infographic tuyệt vời của Hubspot

Content Marketing Plan-P9: 05 mẫu Ebook miễn phí của Hubspot

Content Marketing Plan-P10: Download Free mẫu SlideShare của Hubspot

 Content Marketing Plan-P11: Free mẫu kịch bản Video của Hubspot

Content Marketing Plan-P12: Download Free mẫu Blog của Hubspot

Content Marketing Plan-P13: Chiến lược quảng cáo nội dung trên các kênh trả tiền – bởi Simon Penson

Content Marketing Plan-P14: 10 mẹo giúp xúc tiến nội dung hiệu quả – Kieran Flanagan

Content Marketing Plan – P15 (END): Quảng bá nội dung hiệu quả – Kelvin Newman

 

Content Marketing, Digital Marketing, Ý tưởng Marketing

6 ý tưởng Marketing thành công cho ngành giáo dục

Ngườ Việt ngày càng quan tâm hơn đến môi trường giáo dục và sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn để đầu tư vào việc học. Nhu cầu thực tế này đã đẩy mạnh làn sóng đầu tư của nhiều tổ chức, doanh nghiệp vào thị trường giáo dục và tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt. Thế nên, để tồn tại và phát triển được trong môi trường khắc nghiệt đó, bạn cần có những ý tưởng Marketing chất lượng và hiệu quả.

Nếu vẫn chưa nghĩ ra, dưới đây là 6 ý tưởng Marketing ngành giáo dục “cực chất” dành cho bạn!

1. Cập nhật hình ảnh thực tế

Hãy nhớ rằng 1 hình ảnh thực tế có sức thuyết phục hơn hàng ngàn lơi quảng cáo!

Cách để khiến trung tâm giáo dục của bạn trông có vẻ đáng tin cậy hơn đó là thường xuyên ghi nhận lại các sự kiện, hoạt động,… của trung tâm và các công tác chuẩn bị cho công việc đó. Những thông tin này có thể được đăng tải trên website hoặc trang mạng xã hội cua bạn. Các hình ảnh, video thực tế về tiết học, buổi ngoại khóa, cuộc thi,… sẽ giúp khách hàng biết được những giá trị mà học viên sẽ nhận được khi học tập tại trường/trung tâm giáo dục của bạn.

Bên cạnh đó, nếu tổ chức giáo dục của bạn có một cơ sở khang trang, khuôn viên đẹp với nhiều góc chụp lý tưởng, hãy biết tận dụng và tạo ra những shot hình thật nghệ thuật, ấn tượng. Những hình ảnh này sẽ khiến người dùng thêm yêu quý trường học/trung tâm giáo dục của bạn.

Ảnh Đại học Melbourne với hơn 6K Like trên Fanpage của trường

2. Tổ chức cuộc thi, câu đố tương tác

Tổ chức trò chơi, cuộc thi, câu đố tương tác nghe có thể được thực hiện cho bất kỳ lĩnh vực nào và đặc biệt hiệu quả trong ngành giáo dục. Bạn có thể đưa ra một mini game trên Facebook để tăng tương tác cho Fanpage của mình với các chủ đề liên quan đến học tập. Ví dụ, nếu là một trung tâm Anh ngữ, bạn có thể đặt câu hỏi về tiếng Anh (crossword, điền từ vào chỗ trống đuổi hình bắt chữ,…).

Ngoài ra, bạn cũng có thể tổ chức cuộc thi để nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp mình. Một cuộc thi hùng biện hoặc viết luận với giải thưởng là các suất học tại trường/trung tâm của bạn là gợi ý tuyệt vời để bạn tạo tiếng vang, đồng thời có được những học viên xuất sắc, nâng cao chất lượng mặt bằng chung của trung tâm.

3. Chia sẻ kiến thức miễn phí

Đây là “chiêu thức” được rất nhiều trung tâm ngoại ngữ, trường quốc tế, trung tâm đào tạo Marketing, kế toán,… thực hiện và thật sự rất thành công. Trong bất kỳ trường hợp nào thì những kiến thức hữu ích luôn thu hút được sự chú ý và lượng tương tác mạnh mẽ từ người dùng.

Bên cạnh các hình ảnh, bài viết, Infographic cung cấp kiến thức học tập cho người dùng, bạn cũng có thể chia sẻ ebook và nhân tiện thu thập luôn địa chỉ email để phục vụ cho chiến dịch email marketing sau này của mình.

4. Tạo hiệu ứng đám đông thông qua hashtag

Instagram, Twitter, Facebook chính là nơi tuyệt vời để bạn tạo nên những xu hướng thông qua các hashtag. Vào thời điểm tốt nghiệp (tháng 6), Đại học UF (University of Florida) đã quảng bá hình ảnh ngôi trường của mình trên mạng xã hội bằng cách khuyến khích sinh viên tốt nghiệp chia sẻ hình ảnh, bài đăng với hashtag #ufgrad. Bruce Floyd, chuyên gia truyền thông xã hội của trường cho biết ngay khi vừa đưa ra thông báo, họ đã lập tức nhận được hàng trăm bức ảnh với hashtag #ufgrad.

Bạn cũng có thể làm điều tương tự khi trường/trung tâm giáo dục của bạn sắp có một sự kiện hoặc lễ kỷ niệm nào đó.  Sức mạnh của các hashtag sẽ đưa thương hiệu của bạn đi xa hơn và được chia sẻ nhiều hơn.

5. Giới thiệu trường/trung tâm giáo dục thông qua Infographic

Đối với một trung tâm, tổ chức giáo dục thì uy tín và chất lượng là những vấn đề được đặt lên hàng đầu. Do đó, bạn cần cung cấp cho học sinh và các bậc phụ huynh những thông tin cụ thể nhất về trường/trung tâm của mình. Nhưng nếu chỉ là những bài đăng với số liệu dài lê thê với tiểu sử, thành tích, bằng khen,… người đọc sẽ không mấy hứng thú với chúng. Thay vào đó, hãy thu hút sự chú ý của độc giả bằng những Infographic sinh động (nội dung có thể là: lịch sử phát triển, thành tích, văn hóa, chương trình học, chương trình tuyển sinh,…). Bên cạnh việc dễ đọc, dễ tiếp thu, các Infographic như vậy còn dễ dàng để chia sẻ.

Infographic của trường Rose State dưới đây là 1 ví dụ:

6. Thực hiện chiến dịch email marketing nhỏ giọt

Học sinh/sinh viên và các bậc phụ huynh sẽ nhận được rất nhiều email từ các trung tâm, trường học khác nhau. Đừng để email của bạn trở thành spam đối với các khách hàng tiềm năng. Hãy tạo ra chiến dịch email marketing nhỏ giọt để giải quyết các câu hỏi, nhu cầu, mối quan tâm của các học sinh/sinh viên cũng như phụ huynh.

Bạn nên bắt đầu chiến dịch email của mình bằng cách trả lời các câu hỏi thường gặp nhất. Sau đó, khi người dùng đã làm quen với những điều cơ bản, hãy cung cấp thêm thông tin về văn hóa, các hoạt động trong trường/trung tâm giáo dục của bạn. Cuối cùng, bắt đầu gửi những gợi ý để hướng dẫn, giúp khách hàng đăng ký, nộp hồ sơ. Tóm lại, hãy sử dụng email để trả lời các câu hỏi, kể câu chuyện của trường bạn và cung cấp những giá trị.

Với 6 ý tưởng marketing ngành giáo dục trên đây, hy vọng bạn sẽ tạo ra được chiến dịch tiếp thị tuyệt vời cho riêng mình.

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Content Marketing, Digital Marketing, Ý tưởng Marketing

World Cup 2018 – Cách tạo ra nội dung Marketing hiệu quả từ bóng đá

Tại Việt Nam, Bóng đá là môn “Thể thao vua”, thu hút sự quan tâm với số lượng người hâm mộ nhiều nhất so với các môn thể thao khác. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, các thảo luận về bóng đá ngày càng tạo ra nhiều tương tác hơn bao giờ hết và “Bóng đá” cũng trở thành một Brand communication platform lớn trên mạng xã hội cho nhiều thương hiệu cùng khai thác.

Năm nay, với sự diễn ra của ngày hội bóng đá Thế giới – World Cup,  thời điểm tháng 6&7 chính là Mùa cao điểm của mối quan tâm về “Bóng đá”. Đây cũng chính là cơ hội cho các thương hiệu chọn Brand communication platform “Bóng đá” hoặc thậm chí bất cứ thương hiệu nào muốn tạo sự gắn kết với nhóm đối tượng mục tiêu của sự kiện này.

Đối với các mùa cao điểm theo mối quan tâm khác, biến động lượng thảo luận trên mạng xã hội (Buzztrend) sẽ có xu hướng tăng liên lục, sau đó giảm dần trong mùa cao điểm. Tuy nhiên, với mùa cao điểm Bóng đá, biến động thảo luận sẽ thay đổi liên tục trên từng trận đấu. Mỗi trận đấu sẽ là một sự kiện/ sự kiện nóng để góp phần tạo nên Buzztrend cho cả mùa cao điểm Bóng đá. Vì thế, khi nghiên cứu mùa cao điểm của Bóng đá, cần thiết phải hiểu về Bối cảnh và Insight của người tiêu dùng ở từng trận đấu riêng lẻ.

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên Dữ liệu được thu thập từ 30 trận đấu trong khuôn khổ giải đấu UEFA Champions League (viết tắt: Cúp C1) mùa giải 2017/2018 trong khoảng thời gian từ tháng 11/2017 tới tháng 4/2018. Chúng ta có thể cân nhắc sử dụng kết quả này để thực hiện các hoạt động Marketing mùa World Cup sắp tới

 1. Cơ hội áp dụng Bóng đá trong cho hoạt động Marketing của các thương hiệu

Nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi là những người quan tâm nhiều nhất đến “Bóng đá”.

Nếu đây chính là khách hàng mục tiêu của thương hiệu của bạn, thì Bóng đá sẽ là một platform đáng cân nhắc. Hơn thế nữa, World Cup cùng với mùa cao điểm theo mối quan tâm “Bóng đá” trong năm nay dự báo sẽ kéo dài khoảng 1.5-2 tháng – là khoảng thời gian đủ dài để thương hiệu muốn xây dựng một câu chuyện hay có đủ thời gian để thay đổi một nhận thức, thói quen, hành vi tiêu dùng đã có sẵn, mà điều này không dễ được điều chỉnh trong 1 thời gian ngắn. Từ đó, giúp thương hiệu đạt được mục tiêu truyền thông và mục tiêu kinh doanh

Marketing mùa world cup - demographic

 

Hơn 73,7% lượng thảo luận của người dùng tập trung vào các Trang cộng đồng và nhóm (Facebook group) liên quan đến bóng đá nhiều hơn so với chỉ 26,3% lượng thảo luận do người dùng tự tạo ra trên trang cá nhân.

Bên cạnh các Page riêng của người hâm mộ các CLB, các cộng đồng về bóng đá trên mạng xã hội có thể kể đến hiện nay như: Troll Bóng Đá, Ghiền Bóng đá, Trên đường Pitch, Thức khuya xem bóng đá, kenhthethao.vn.

Vì thế, nếu thương hiệu muốn thành công trong chiến lược Marketing mùa World Cup lần này, ngoài việc tận dụng được loại nội dung phù hợp và thời điểm chính xác, các thương hiệu có thể tận dụng việc liên kết hoặc hợp tác với các Cộng đồng về bóng đá lớn và các Fanpage của các CLB nổi tiếng tại Việt Nam để tạo ra nội dung hoặc kết hợp tổ chức cái MinigameEvent liên quan.

Marketing mùa World cup - source

 

2. Làm cách nào để kết nối với nhóm người xem mục tiêu của Bóng đá vào đúng thời điểm với đúng loại nội dung thảo luận?

A. Những trận đấu đặc biệt tạo lượng thảo luận đột biến

Trung bình, mỗi trận đấu tạo ra trung bình 15,500 lượng thảo luận (buzz volume).

Đặc biệt, những trận đấu lớn có thể tạo ra hơn 135,000 thảo luận. Những trận đấu lớn hoàn toàn có khả năng  trở thành một sự kiện nóng (Hot topic) hoặc thâm chí một Fad topic.

Vì thế, điều cần thiết là thương hiệu có thể Dự đoán trước các trận bóng có khả năng trở thành Sự kiện nóng để có kế hoạch tiếp cận và tận dụng phù hợp. Theo quan sát của Buzzmetrics trong giải đấu UEFA Champions League (viết tắt: Cúp C1), những trận đấu có lượng thảo luận lớn thường có các đặc điểm:

  • Đội bóng tham dự vào trận đấu đó có lượng người hâm mộ và danh tiếng lớn
  • Có sự tham gia của các cầu thủ nổi tiếng
  • 2 đội bóng có bề dày lịch sử tại giải đấu hoặc đã vô địch những mùa giải trước đó
  • Tính chất quan trọng của trận đấu, kết quả trận đấu có ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện của giải đấu

Dĩ nhiên, không chỉ riêng các trận đấu  lớn, các thương hiệu hoàn toàn có thể kết nối với người tiêu dùng ở tất cả các trận đấu để tận dụng được hết lợi ích và có được sự gắn kết tối đa trong suốt mùa Bóng đá.

B. Lựa chọn đúng thời điểm

Trung bình, các thảo luận được bắt đầu từ 3-5 ngày trước khi trận đấu diễn ra và kéo dài từ 7-8 ngày sau khi trận đấu kết thúc.

Tổng lượng thảo luận cao nhất trong khoảng thời gian Trước trận đấu 1 ngày đến Sau trận đấu 3 ngày. Đây là khoảng thời gian vàng, tập trung hơn 70% lượng thảo luận của người tiêu dùng.

 

Cụ thể hơn, thời điểm sau trận đấu, thảo luận tăng mạnh trong thời gian từ 7 – 9 tiếng tiếp theo. (Tương ứng với các trận đấu bóng đá có thời gian bắt đầu vào lúc 1h45 sáng hoặc 2h45 sáng) 

Thông thường, đối với các Sự kiện nóng, khoảng thời gian diễn ra sự kiện sẽ là lúc lượng thảo luận lên cao nhất. Tuy nhiên, đối với các trận đấu bóng đá, thời điểm sau trận đấu mới là khoảng thời gian vàng cho các thương hiệu tận dụng. Theo thống kê của Buzzmetrics, thảo luận ở thời điểm sau trận đấu có tổng lượng thảo luận trung bình lớn gấp đôi so với thời điểm trước trận đấu và trong trận đấu.

C. Chọn đúng loại nội dung mà người dùng quan tâm 

  • Trước trận đấu:

Vào thời điểm trước khi trận đấu diễn ra, người dùng sẽ có xu hướng quan tâm thảo luận những loại nội dung như:

  • Đoán chiến thuật, tình huống trong chận đấu
  • Dự đoán tỷ số ( Minigame/Event)
  • Nhận định phong độ cầu thủ

Các thương hiệu có thể sử dụng các loại nội dung để gây chú ý, tạo thảo luận và kết nối sớm với người tiêu dùng.

marketing mùa world cup - trước trận đấu

 

  • Trong trận đấu:

Ngoài ra, mặc dù lượng thảo luận trong thời gian diễn ra trận đấu không cao, nhưng các thương hiệu vẫn có thể tận dụng khoảng thời gian này để cùng với người xem Cập nhật diễn biến trận đấu (tỷ số, tình huống trong trận đấu, các pha ghi bàn nổi bật…).

marketing mùa world cup - trong trận đấu

 

  • Sau trận đấu:

Ở thời điểm sau khi trận đấu, lượng thảo luận tăng mạnh. Các loại nội dung thảo luận xoay quanh Các kết quả của trận đấu, những tình huống nổi bật tạo nên tính chất đặc biệt của trận bóng cũng như nhắc đến những cầu thủ có sức ảnh hưởng lớn đến cục diện trận đấu và ngược lại chính là những cầu thủ với màn trình diễn nhạt nhòa.

marketing mùa world cup - sau trận đấu

 

Nếu mục tiêu của thương hiệu là muốn tăng độ nhận diện, tương tác và độ viral, thương hiệu có thể khuyến khích người dùng chia sẻ (share) bằng cách cung cấp các loại nội dung như:

  • Bài viết (post) có nội dung có liên quan đến diễn biếnkết quả của các trận đấu vừa diễn ra hoặc là các trận đấu trước đó, hoặc về cầu thủ, quan điểm về cầu thủ hoặc đội bóng trong mùa giải.
  • Video chế hoặc tổng hợp các kết quả của các trận đấu vừa kết thúc hoặc của các mùa giải trước.

Marketing mùa World cup - Nội dung chia sẻ

 

D. Các loại nội dung khác bên cạnh thảo luận về Trận đấu

  • Thảo luận về cầu thủ và đội bóng

Mỗi đội bóng, cầu thủ sẽ có một lượng người hâm mộ và người quan tâm nhất định. Vì thế, ngoài cách thu hút những người hâm mộ bóng đá nói chung, thương hiệu có thể kết nối chặt chẽ hơn với người tiêu dùng bằng cách thu hút fan của các đội bóng lớn hoặc các cầu thủ nổi tiếng.

  • Về cầu thủ

Chủ đề đánh giá hoặc so sánh các cầu thủ luôn là nội dung thu hút thảo luận của nhiều người hâm mộ. Theo thống kê, 2 cầu thủ được người dùng nhắc đến nhiều trên social media ở thời điểm hiện tại là Cristiano Ronaldo và Leo Messi – hiện tại đang là 2 cầu thủ thu hút nhiều lượng thảo luận nhất.

Marketing mùa World cup - cầu thủ

 

  • Về đội bóng

Về đội bóng, các loại nội dung được người dùng thảo luận nhiều, đó là:

  • Các kết quả các trận đấu gần nhất của CLB.
  • Đội hình trong mùa giải.
  • Thành tích.

Real Madrid và Barcelona là các đội bóng được nhắc đến nhiều trong mua giải C1 17/18 năm nay. Ngoài ra, JuventusChelsea và Manchester United cũng được nhắc đến.

Các đội bóng được nhắc đến nhiều đa số là những đội bóng nổi tiếng, lượng fan hâm mộ đông và có bề dày lịch sử. Người dùng sẽ quan tâm đến nội dung phân tích đánh giá các đội bóng này. Ngoài ra, nếu đội bóng tạo được bất ngờ hoặc gây thất vọng lớn cũng sẽ tạo được nhiều sự chú ý.

Marketing mùa World cup - ĐỘI BÓNG

3. Tóm lại

Từ cơn sốt U23 và case study của các thương hiệu thành công sau Fad Topic U23, có thể thấy Bóng đá thực sự là một Platform đầy tiềm năng, hoàn toàn đủ khả năng để ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng trên mạng xã hội.

Mùa cao điểm theo mối quan tâm “Bóng đá” sắp đến, để có sự chuẩn bị từ trước và thành công trong chiến lược Marketing mùa World Cup, các thương hiệu cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

  • Hiểu về bóng đá: Nếu thương hiệu chỉ thực hiện các hoạt động chung chung (khuyến mãi, giảm giá, tặng quà…), thiếu sự đồng điệu và gắn kết chặt chẽ với mối quan tâm chung của người tiêu dùng, thì chắc hẳn thương hiệu cũng chỉ tạo được hình ảnh nhạt nhòa, không ấn tượng với người tiêu dùng. Điều này làm thương hiệu rất khó chiếm được Brand-communication platform bóng đá một cách trọn vẹn và thành công. Việc nắm rõ được các thông tin liên quan đến mùa giải, chuẩn bị các kế hoạch cần thiết và dự đoán được đâu là những nội dung/ cầu thủ/ đội bóng/ trận đấu được quan tâm là vô cùng quan trọng đối với các thương hiệu. Điều này giúp thương hiệu tránh trường hợp đăng tải những nội dung thảo luận không kém hấp dẫn, kém liên quan tới mối quan tâm chung của người tiêu dùng.
  • Xác định trận đấu đặc biệt: Việc xác định được các yêu tố đặc biệt ở các trận đấu nổi bật sẽ giúp thương hiệu dự đoán trước đâu sẽ là trận cao điểm, thu hút nhiều sự chú ý và xác định được loại nội dung phù hợp nhất cho các trận đấu.
  • Tận dụng đúng thời điểm và nội dung phù hợp: trước, trong và sau trận đấu đều có những thời điểm nhạy cảm cùng với những nội dung được quan tâm khác nhau. Thương hiệu đừng nên bỏ qua thời điểm đầy tiềm năng này để tạo và lựa chọn loại nội dung thảo luận phù hợp.
  • Lựa chọn liên kết với các Cộng đồng bóng đá lớn: việc liên kết với các Cộng đồng về bóng đá lớn trên Social media hoặc với các Fanpage của CLB lớn và nổi tiếng tại Việt Nam cũng là một cách để thương hiệu có thể dễ dàng thu hút sự quan tâm của cộng đồng người hâm mộ bóng đá, truyền tải được nội dung cũng như triển khai các hoạt động Minigame/Event của mình một cách hấp dẫn nhất.

Nguồn: Buzzmetric

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

INFOGRAPHIC: 10 bước để thực hiện Inbound Marketing trong vòng 3 tháng

Trong bài viết: “Inbound Marketing là gì? Tại sao doanh nghiệp cần làm Inbound Marketing?” Levica đã cung cấp cho bạn những kiến thức, khái niệm cơ bản của Inbound Marketing và những lợi ích của nó. Giờ đã đến lúc bạn tìm kiếm phương pháp thực tế để xây dựng chiến lược Inbound Marketing hiệu quả!

Đó là lý do tại sao Levica đem đến cho bạn Infographic về “Quy trình thực hiện Inbound Marketing trong 3 tháng” với 10 bước đơn giản. Hãy cùng tham khảo và tạo ra chiến lược Inbound Marketing sáng tạo cho riêng mình.

Muốn đầu tư vào Inbound Marketing nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Hãy để Levica giúp bạn một tay!

Tham khảo thêm dịch vụ Inbound Marketing của Levica!

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Content Marketing Plan-P13: Chiến lược quảng cáo nội dung trên các kênh trả tiền – bởi Simon Penson

** Bài viết được thực hiện bởi Simon Penson – người sáng lập và MD của Zazzle Media, một agency về digital marketing giúp các thương hiệu hiểu được cách tối đa hóa ROI từ việc tạo và phân phối digital content (nội dung số).

———

Nội dung – thậm chí là một nội dung xuất sắc, bay bổng đến thế nào chăng nữa – cũng không thể tìm thấy khán giả của riêng nó. Rất nhiều các bài viết đã nói về cách bạn có thể sử dụng hiển thị tìm kiếm và hoạt động tự thân để nâng cao nhận thức và thu hút lượt chia sẻ cho nội dung của bạn – nhưng đối với tôi, đó chỉ là một nửa câu chuyện. Các cơ hội chính tồn tại trong các kênh phân phối trả tiền và các kênh có ảnh hưởng.

Mạng xã hội là kênh tôi nhắm đến, cung cấp cho bạn khả năng thu thập thông tin chi tiết hơn về khán giả của bạn ở nhiều mặt khác nhau – họ có thể thích thương hiệu của bạn nhưng bên cạnh đó cũng có thể cực kỳ thích đạp xe, nếm rượu hoặc bất kỳ sở thích nào khác mà bạn có thể nghĩ đến. Có được khả năng để khai thác điều này sẽ giúp bạn mở rộng chiến lược phân phối trả tiền và khiến chi phí mỗi lần nhấp chuột thấp hơn, vì bạn sẽ có thể nhắm mục tiêu đến cùng một đối tượng nhưng ở những nơi ít cạnh tranh hơn.

Sự phát triển của các kênh phân phối trả tiền

Facebook và Twitter là cơ hội lớn cho các nhà tiếp thị tham gia vào năm tới. Họ không chỉ mở các nền tảng này và để phần đông các đối tượng tương tác mà còn đặt ra một tiêu chuẩn trên toàn bộ không gian xã hội. Kết quả là Pinterest, Instagram, và nhiều nền tảng khác đã công bố kế hoạch cuối cùng để ra mắt các giải pháp trả tiền.

Kết hợp điều đó với lượng khán giả đang phát triển thông qua các dịch vụ khám phá nội dung như Outbrain và Taboola, không gian mạng xã hội bắt đầu trở nên rất thú vị. Câu hỏi khó đặt ra sau đó là: Làm thế nào để bạn tận dụng điều này một cách hiệu quả nhất có thể? Tôi đã chia nhỏ từng nền tảng cho bạn bên dưới với những ưu điểm và nhược điểm mà tôi nhận thấy trong mỗi nền tảng.


Twitter

 

Ưu điểm: Là công cụ tuyệt vời để khuếch đại nội dung tương đối rẻ hiện nay (nhờ vào quảng cáo tự phục vụ), đặc biệt là thông qua tùy chọn Promoted Tweets. Quảng cáo Twitter cho phép bạn nhắm mục tiêu đến đối tượng cụ thể tương đối chặt chẽ. Nó chưa được nâng cấp như quảng cáo của Facebook, nhưng hệ thống cho phép bạn đẩy nội dung đến nhóm đối tượng tương đối lớn một cách dễ dàng.

Nhược điểm: Vì nó (tương đối) mới, thời gian thử nghiệm là khá ngắn. Thử thách đặt ra là quảng cáo có đi sâu đến đối tượng của bạn đủ tốt hay không, vì trong thực tế, chúng tôi chưa thấy những người theo dõi hoặc tương tác mới được nhắm mục tiêu nhiều nhất từ nền tảng này.


Facebook

Ưu điểm: Khán giả của Facebook rất lớn và hệ thống phân phối quảng cáo của nó được lặp lại và cải thiện mọi lúc. Đối với người dùng facebook, chúng tôi thấy rằng quảng cáo thanh bên (sidebar) tạo ROI tốt nhất, trong khi đó các bài đăng được tài trợ chạy trên newfeed tạo ra tác động và sự tương tác tốt nhất. (Lưu ý: đây là kết quả ở thị trường Mỹ, không phải ở thị trường Việt Nam)

Nhược điểm: Nếu bạn không quảng cáo đúng phân khúc khách hàng, bạn có thể sẽ sớm lãng phí nhiều tiền và biến nó thành một chiến dịch thất bại ngay cả trước khi nó thực sự bắt đầu. Điều quan trọng là bạn phải chú tâm vào việc nhắm mục tiêu. Bản chất thay đổi liên tục của nền tảng tự phục vụ cũng có thể làm cho việc này trở nên khá rối rắm.


Instagram và Pinterest

Ưu điểm: Đây là hai nền tảng cung cấp tiềm năng to lớn cho những ai có thế mạnh về hình ảnh. Vào cuối tháng 11, một nghiên cứu về hành vi mua hàng đã chứng minh chất lượng không phải bàn cãi của lưu lượng truy cập từ 2 nền tảng này, với tuyên bố rằng nó đã giúp cho các nhà bán lẻ kiếm tiền nhiều hơn Facebook trong Ngày thứ 2 điện tử (Cyber Monday).

Trong khi tự phục vụ có 1 vài nhược điểm nhỏ, các tùy chọn quản lý tài khoản sắp ra mắt, và cả hai loại tùy chọn này sẽ rất quan trọng đối với những ai tập trung chủ yếu vào thị trường ngách trong năm 2014.

Nhược điểm: Chúng tôi không biết bạn sẽ có thể nhắm mục tiêu đến mức nào và CPC sẽ xem xét điều gì, nhưng với hoạt động này, Facebook và Twitter là khá giống nhau, nên bạn có thể kỳ vọng sự tương tự ở đây.


Nền tảng khám phá nội dung (Outbrain, Taboola, v.v.)

Ưu điểm: Nền tảng khám phá nội dung không rẻ, nhưng Outbrain có xu hướng gửi tới những lưu lượng truy cập chất lượng tốt nhất/được nhắm mục tiêu nhất trong số những nền tảng khám phá nội dung khác mà chúng tôi đã thử nghiệm cho đến nay (chúng tôi đã sử dụng Taboola, nRelate và Outbrain). Điều cốt yếu, một lần nữa, đó là quản lý được chi phí và tỷ lệ chuyển đổi, vì việc nhắm mục tiêu nhiều khả năng không tồn tại ở đây. Nếu nó không hoạt động, tắt nó là lựa chọn thực sự duy nhất của bạn.

Nhược điểm: Đáng buồn thay, việc thiếu các tùy chọn nhắm mục tiêu khiến chi tiêu cho các loại nền tảng này có tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn tổng thể. Hy vọng rằng, điều này sẽ thay đổi trong năm 2014!


Hiển thị và nhắm lại mục tiêu của Google

Ưu điểm: Chiến lược nhắm mục tiêu lại có thể sẽ rất hữu ích khi bạn tìm kiếm những khách hàng có xu hướng mua cao. Những người này không phải luôn luôn có liên quan đến ngữ cảnh nội dung, nhưng nếu có, thì đây là một lựa chọn tuyệt vời.

Nhược điểm: Nếu bạn không thành thạo trong chiến dịch hiển thị và tiếp thị lại, bạn có thể sẽ lãng phí tiền bạc theo đuổi sai đối tượng, nhưng bằng cách giữ cho nội dung được nhắm mục tiêu, nó có thể có giá trị, đặc biệt đối với nội dung như sách điện tử, vì nó có thể dùng để thu thập dữ liệu.


Tìm kiếm có trả tiền (Bing và Google)

Ưu điểm: Tìm kiếm có trả tiền mang lại nhiều cơ hội giao dịch cho công ty bạn thì không có lý do nào bạn không nhắm đến các từ khóa dài (long tail keyword) cho quảng cáo nội dung. Nó cũng hoạt động rất tốt. Khán giả có ở đó và đang thể hiện ý định mua hàng!

Nhược điểm: Một lần nữa, nếu bạn không biết mình đang làm gì, bạn có thể lãng phí tiền với quảng cáo hiển thị ở những nơi không mong muốn nhưng vẫn nhận được nhấp chuột.


Các công cụ trả tiền (StumbleUpon và Reddit)

Ưu điểm: Đây có thể là các nền tảng khác nhau, nhưng chúng đều là những công cụ tuyệt vời để tiếp cận những người dùng đầu tiên và những người có ảnh hưởng xã hội, vì vậy đây có thể là nơi tối ưu để có được sự lan truyền ban đầu.

Nhược điểm: Có rất nhiều lưu lượng truy cập ở đây, nhưng thông thường, nó có thể có chất lượng thấp hơn, xét về cả mục tiêu và ý định.

Levica lược dịch từ Evernote

Xem thêm các phần khác của Content Marketing Plan:

Content Marketing Plan-P.1: Đánh giá thực trạng và thiết lập mục tiêu

Content Marketing Plan-P2: Tạo Diện mạo người mua của bạn (Bao gồm template)

Content Marketing Plan-P3: Làm thế nào để tạo ra thật nhiều ý tưởng cho nội dung

Content Marketing Plan-P4: Làm thế nào để tạo lịch biên tập nội dung (Bao gồm Template)

Content Marketing Plan-P5: 10 bí kíp giúp phát triển nội dung

Content Marketing Plan-P6: 54 Checklist quan trọng trong biên tập nội dung (Bao gồm Template)

Content Marketing Plan-P7: 17 mẫu hình ảnh cho mạng xã hội của Hubspot

Content Marketing Plan-P8: 05 mẫu Infographic tuyệt vời của Hubspot

Content Marketing Plan-P9: 05 mẫu Ebook miễn phí của Hubspot

Content Marketing Plan-P10: Download Free mẫu SlideShare của Hubspot

 Content Marketing Plan-P11: Free mẫu kịch bản Video của Hubspot

Content Marketing Plan-P12: Download Free mẫu Blog của Hubspot

Content Marketing Plan-P13: Chiến lược quảng cáo nội dung trên các kênh trả tiền – bởi Simon Penson

Content Marketin Plan-P14: 10 mẹo giúp xúc tiến nội dung hiệu quả – Kieran Flanagan

Content Marketing Plan – P15 (END): Quảng bá nội dung hiệu quả – Kelvin Newman

 

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

[INFOGRAPHIC] – 5 công thức tạo ra bài viết bán hàng lôi cuốn

Để có được một bài viết bán hàng hấp dẫn, “vạn người mê” là điều mà tất cả những nhà marketer đều mong mỏi đạt được. Rất nhiều bạn cho rằng cần sở hữu những bí kíp tuyệt kỹ siêu phàm thì mới có thể tạo ra một bài viết bán hàng lôi cuốn, hút người xem. Nhưng thực tế không hẳn là vậy. Dù không phải là “thánh nhân” nhưng nếu biết áp dụng chính xác 1 trong 5 công thức dưới đây bạn vẫn có thể viết bài viết quảng cáo hay, để thu hút người đọc và đạt dộ viral cao.

1. Công thức Before – After – Bridge (BAB)

(Before): Thực trạng chung của vấn đề đang tồn tại

(After): Viễn cảnh sau khi vấn đề được giải quyết

(Bridge): Nêu phương pháp giải quyết thực trạng.

2. Công thức Problem – Agitate – Solve (PAS)

(Problem): Nêu lên vấn đề,  khơi gợi nỗi đau của khách hàng

(Agitate): Khuấy động, làm cho nó đau đớn hơn bằng cách gia tăng cảm xúc

(Solve): Tiết lộ giải pháp, đưa ra cách hoá giải vấn đề

3. Công thức Features – Advantages – Benefits (FAB)

(Features): Các tính năng của sản phẩm

(Advantages): Các lợi thế, điểm khác biệt của sản phẩm

(Benefits): Những lợi ích thiết thực mà sản phẩm đem lại cho khách hàng

4. Công thức Attention – Interest – Desire – Action (AIDA)

(Attention): Gây sự chú ý với người đọc

(Interest): Tạo ra thông tin thú vịtươi mới

(Desire): Làm cho lời mời chào trở nên không thể cưỡng lại

(Action): Đưa ra lời kêu gọi hành động rõ ràng

5. Công thức Star- Story- Solution ( SSS)

(Star) – Nhân vật cụ thể trong câu chuyện

(Story) – Kể câu chuyện của nhân vật đó với những khó khăn, biến cố,…

(Solution) – Nêu giải pháp mà nhân vật đã làm để vượt qua khó khăn. Đúc kết lại kinh nghiệm, lời khuyên,… thông qua                 câu chuyện

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Skip to toolbar